Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2000/PL-UBTVQH10 | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2000 |
Để nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân trong nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 6 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2000;
Pháp lệnh này quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
Bảo vệ bí mật nhà nước là nhiệm vụ rất quan trọng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và mọi công dân đều có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước.
Việc tiếp xúc, bảo quản, cung cấp và xử lý bí mật nhà nước phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Bí mật nhà nước trong phạm vi sau đây thuộc độ Tuyệt mật:
1. Chiến lược an ninh quốc gia; kế hoạch phòng thủ đất nước; kế hoạch động viên đối phó với chiến tranh; các loại vũ khí, phương tiện có ý nghĩa quyết định khả năng phòng thủ đất nước;
2. Các chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không công bố hoặc chưa công bố.
Những tin của nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam mà Chính phủ xác định thuộc độ Tuyệt mật;
3. Tổ chức và hoạt động tình báo, phản gián do Chính phủ quy định;
4. Mật mã quốc gia;
5. Dự trữ chiến lược quốc gia; các số liệu dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước về những lĩnh vực chưa công bố; kế hoạch phát hành tiền, khoá an toàn của từng mẫu tiền và các loại giấy tờ có giá trị như tiền; phương án, kế hoạch thu đổi tiền chưa công bố;
6. Khu vực, địa điểm cấm; tin, tài liệu khác mà Chính phủ xác định thuộc độ Tuyệt mật.
Bí mật nhà nước trong phạm vi sau đây thuộc độ Tối mật:
1. Các cuộc đàm phán và tiếp xúc cấp cao giữa nước ta với nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế về chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác chưa công bố.
Những tin của nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam mà Chính phủ xác định thuộc độ Tối mật;
2. Tổ chức hoạt động, trang bị, phương án tác chiến của các đơn vị vũ trang nhân dân, trừ tổ chức và hoạt động được quy định tại
3. Bản đồ quân sự; toạ độ điểm hạng I, hạng II nhà nước của mạng lưới quốc gia hoàn chỉnh cùng với các ghi chú điểm kèm theo.
Vị trí và trị số độ cao các mốc chính của các trạm khí tượng, thuỷ văn, hải văn; số liệu độ cao và số không tuyệt đối của các mốc hải văn;
4. Số lượng tiền in, phát hành; tiền dự trữ bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; các số liệu về bội chi, lạm phát tiền mặt chưa công bố; phương án giá các mặt hàng chiến lược thuộc Nhà nước quản lý chưa công bố;
5. Nơi lưu giữ và số lượng kim loại quý hiếm, đá quý, ngoại hối và vật quý hiếm khác của Nhà nước;
6. Công trình khoa học, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết nghề nghiệp đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ mà Nhà nước chưa công bố;
7. Kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng đặc biệt giữ vị trí trọng yếu trong việc phát triển và bảo vệ đất nước không công bố hoặc chưa công bố;
8. Tin, tài liệu khác mà Chính phủ xác định thuộc độ Tối mật.
Bí mật nhà nước ngoài phạm vi quy định tại
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC; TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÔNG DÂN VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước gồm:
1. Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
2. Quyết định và giải mật bí mật nhà nước; quy định việc công bố danh mục bí mật nhà nước;
3. Quyết định kinh phí và bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
4. Quy định chế độ, chính sách đối với người trực tiếp làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước;
6. Sơ kết, tổng kết công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Hướng dẫn cơ quan, tổ chức lập danh mục bí mật nhà nước và thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
d) Quyết định và giải mật danh mục bí mật nhà nước thuộc độ Mật sau khi thống nhất với người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của cơ quan, tổ chức có liên quan;
đ) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ bí mật nhà nước;
e) Giúp Chính phủ sơ kết, tổng kết công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Pháp lệnh này và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện nội quy bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ;
3. Lập danh mục, thay đổi độ mật, giải mật bí mật nhà nước gửi cấp có thẩm quyền quyết định;
4. Bố trí cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ;
5. Tuyên truyền, giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao trách nhiệm, cảnh giác và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
6. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ.
Người được giao nhiệm vụ tiếp xúc với bí mật nhà nước phải cam kết bảo vệ bí mật nhà nước.
Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2001.
Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1991.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Nông Đức Mạnh (Đã ký) |
- 1Quyết định 410/2004/QĐ-BCA(A11) về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành Lao động - thương binh và xã hội do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 2Quyết định 71/2006/QĐ-TTg về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật của Kiểm toán Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 749/2004/QĐ-BCA (A11) về Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 4Quyết định 738/2004/QĐ-NHNN về mã khoá bảo mật của các nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu, trái phiếu và nghiệp vụ thị trường mở do Thống đốc Ngân hàng Nhà nứơc ban hành
- 5Pháp lệnh Bảo vệ Bí mật Nhà nước năm 1991 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 6Thông tư 12/2002/TT-BCA(A11) hướng dẫn Nghị định 33/2002/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước do Bộ Công an ban hành
- 7Lệnh công bố Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000
- 8Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018
- 1Quyết định 410/2004/QĐ-BCA(A11) về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành Lao động - thương binh và xã hội do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 2Quyết định 71/2006/QĐ-TTg về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật của Kiểm toán Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 749/2004/QĐ-BCA (A11) về Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 4Quyết định 738/2004/QĐ-NHNN về mã khoá bảo mật của các nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu, trái phiếu và nghiệp vụ thị trường mở do Thống đốc Ngân hàng Nhà nứơc ban hành
- 5Hiến pháp năm 1992
- 6Nghị định 33/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước
- 7Thông tư 12/2002/TT-BCA(A11) hướng dẫn Nghị định 33/2002/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước do Bộ Công an ban hành
- 8Quyết định 15/2003/QĐ-TTg về danh mục bí mật Nhà nước độ tuyệt mật và tối mật trong ngành ngân hàng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 237/2003/QĐ-TTg về danh mục bí mật Nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật trong ngành tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Lệnh công bố Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000
- 11Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
- 12Thông tư 56/2013/TT-BCA-A81 quy định danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 13Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2016/BQP về Mã hóa dữ liệu sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng
- 14Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2016/BQP về Chữ ký số sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng
- 15Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6:2016/BQP về Quản lý khóa sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng