Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 99/NQ-HĐND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 10 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ BA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ về việc tiếp tục triển khai Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1);
Căn cứ Công văn số 419/TTg-KTTH ngày 02 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các Công văn số 2279/BKHĐT-TH ngày 22 tháng 4 năm 2021, Công văn số 2710/BKHĐT-HTX ngày 12 tháng 5 năm 2021, Công văn số 2870/BKHĐT-KTĐPLT ngày 17 tháng 5 năm 2021;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 25 tháng 6 năm 2021 của Hội đồng nhân dân thành phố về cho ý kiến đối với dự kiến kế hoạch và phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Thành phố Hồ Chí Minh;
Xét Tờ trình số 3436/TTr-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn ngân sách địa phương của Thành phố Hồ Chí Minh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố số 637/BC-HĐND ngày 17 tháng 10 năm 2021; ý kiến thảo luận thống nhất của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Mục tiêu, định hướng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025:
1. Mục tiêu:
a) Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại đầu tư công và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giảm tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, phát huy vai trò dẫn dắt của đầu tư công, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước.
b) Tạo chuyển biến rõ nét trong đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội; góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
2. Định hướng:
a) Việc phân bổ vốn phải bảo đảm tuân thủ các quy định, nguyên tắc, thứ tự ưu tiên của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025, Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan.
b) Đầu tư công phải bám sát và phục vụ cho việc thực hiện tốt các mục tiêu, định hướng phát kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt huy động các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước, đẩy mạnh hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng chiến lược.
c) Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, hiện đại, sớm hoàn thành đưa các công trình đi vào sử dụng, phát huy hiệu quả thực tế. Tập trung đầu tư cho các dự án trọng điểm, có sức lan tỏa cao, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo đột phá thu hút vốn đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kéo dài; giảm tối đa số lượng các dự án khởi công mới.
d) Quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý đầu tư công, tập trung đầu tư các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc ngành, lĩnh vực ưu tiên; tuân thủ thứ tự bố trí vốn theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan; kiên quyết xóa bỏ “cơ chế xin cho”, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm và thực hiện phương châm lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư.
Điều 2. Tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025
1. Tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 là 142.557 tỷ đồng, bao gồm:
a) Vốn từ nguồn bội chi ngân sách thành phố: 14.873,1 tỷ đồng.
b) Vốn cân đối ngân sách thành phố: 127.683,9 tỷ đồng.
2. Phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư trung hạn với tổng số vốn là 121.868,631 tỷ đồng, cụ thể:
a) Đối với nguồn vốn từ bội chi ngân sách thành phố: bố trí kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 12.555,005 tỷ đồng, Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch vay, trả nợ giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, quyết định để làm cơ sở lập phương án bổ sung bố trí kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho các năm 2022 -2025 theo quy định.
(Chi tiết theo Biểu số 1 đính kèm)
b) Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách thành phố: bố trí kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 109.313,626 tỷ đồng, gồm:
- Vốn cho các dự án sử dụng vốn đối ứng ODA là 7.175,216 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Biểu số 2 đính kèm)
- Vốn góp ngân sách thành phố tham gia thực hiện dự án PPP cho các dự án chuyển tiếp là 11.726,058 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Biểu số 3 đính kèm)
- Vốn cho các dự án xây dựng trường mầm non thực hiện chương trình huy động vốn, cho vay theo Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 26/11/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố là 1.302,955 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Biểu số 4 đính kèm)
- Vốn cho các dự án chuyển tiếp trong Chương trình kích cầu đầu tư là 1.888,942 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Biểu số 5 đính kèm)
- Vốn cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là 2.055,266 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Biểu số 6 đính kèm)
- Vốn ngân sách thành phố đối ứng cho các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn ngân sách trung ương tại Quyết định số 1535/QĐ-TTg với tổng số vốn là 7.138,200 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Biểu số 7 đính kèm)
- Vốn cho các dự án chuyển tiếp đang thực hiện chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020 sang giai đoạn 2021 - 2025 là 70.287,968 tỷ đồng.
(Biểu số 8.1, Biểu số 8.2, Biểu số 8.3 đính kèm)
- Vốn để thực hiện các dự án chuẩn bị đầu tư là 7.739,021 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Biểu số 9.1, 9.2 đính kèm)
3. Dự phòng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách địa phương là 20.688,369 tỷ đồng để dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, trong đó dự phòng từ nguồn vốn bội chi ngân sách thành phố là 2.318,095 tỷ đồng (Chương trình DPO-2) và dự phòng từ nguồn vốn cân đối ngân sách thành phố là 18.370,274 tỷ đồng. Nguồn vốn dự phòng kế hoạch trung hạn này được sử dụng để ưu tiên sử dụng bố trí như sau:
a) Đối với dự phòng từ nguồn vốn bội chi ngân sách thành phố: Bố trí cho 15 dự án theo Quyết định số 1408/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố sau khi Hiệp định tài trợ Chương trình DPO-2 được ký kết.
b) Đối với dự phòng từ nguồn vốn cân đối ngân sách thành phố:
- Bố trí phần tổng mức đầu tư tăng thêm cho các dự án chuyển tiếp trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 sau khi các dự án này đã thực hiện hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định (dự kiến khoảng 10.500,290 tỷ đồng).
- Bố trí cho các dự án chuyển tiếp chưa thực hiện công tác bồi thường, chưa thi công, đang thực hiện lựa chọn nhà thầu hoặc chưa tổ chức lựa chọn nhà thầu và các dự án chuyển tiếp chưa triển khai đầu tư xây dựng, chưa có khả năng tiếp tục triển khai thực hiện trên cơ sở rà soát tính cấp thiết, tính khả thi của việc tiếp tục triển khai các dự án này.
- Vốn thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (hiện đang ở bước xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, sau khi Thủ tướng Chính phủ thông qua nhiệm vụ lập quy hoạch và dự toán mới đủ cơ sở để trình bổ sung vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm) và các công tác lập quy hoạch khác thuộc đối tượng của Luật Đầu tư công năm 2019.
- Vốn thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư cho các chương trình, dự án cần thiết, dự kiến triển khai trong giai đoạn 2026 - 2030 (dự kiến khoảng 200 tỷ đồng) theo các tiêu chí sau:
+ Các dự án sử dụng vốn đầu tư công có thể dự kiến được nguồn vốn để đầu tư dự án sau khi thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.
+ Các dự án có thể nghiên cứu để phục vụ mời gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư phù hợp với quy định của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Các chương trình, dự án, đối tượng đầu tư công cấp bách thuộc các dự án đã có chủ trương đầu tư, các chương trình, dự án đề xuất chủ trương đầu tư mới, các đối tượng đầu tư công khác dự kiến triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019 phục vụ mục tiêu, định hướng phát triển trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch của thành phố theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
1. Việc phân bổ kế hoạch vốn phải tuân thủ Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, phù hợp với khả năng tài chính; bảo đảm cân đối vĩ mô, giữ vững an toàn nợ công.
3. Tuân thủ thứ tự ưu tiên bố trí vốn theo quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch trong phân bổ vốn đầu tư công, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
4. Đối với nguồn vốn nước ngoài, phải tính toán, cân đối giữa nhu cầu vay và khả năng trả nợ của các dự án đã triển khai và các dự án mới.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan; kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.
1. Phân bổ đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 của Luật Đầu tư công.
2. Phân bổ đủ vốn để hoàn trả số vốn ứng trước nhưng chưa bố trí đủ vốn để hoàn trả.
3. Phân bổ vốn cho dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài (bao gồm cả vốn đối ứng); vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư; dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch.
4. Phân bổ vốn để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch.
5. Phân bổ vốn chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án.
6. Phân bổ vốn cho dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật Đầu tư công.
Điều 5. Các giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025
1. Tăng cường tổ chức thực hiện Luật Đầu tư công, đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, kiên quyết cắt giảm thủ tục không cần thiết, giao dự toán, giải ngân vốn đầu tư công gắn với trách nhiệm giải trình của tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu.
2. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công, phân nhiệm, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phối hợp, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh. Kiên quyết cắt giảm số lượng dự án đầu tư mới để tập trung đầu tư hoàn thành dứt điểm các dự án, công trình đã được phê duyệt, đang triển khai dở dang; kiểm soát chặt chẽ số dự án và thời gian bố trí vốn hoàn thành dự án theo quy định của Luật Đầu tư công, bảo đảm mục tiêu, hiệu quả, tính liên tục trong đầu tư công.
3. Tập trung rà soát, kiên quyết loại bỏ những dự án kém hiệu quả, dự án chưa thật sự cần thiết, cấp bách, ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách, tạo động lực cho phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện dự án, hạn chế phải điều chỉnh trong quá trình triển khai, bảo đảm hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô, tổng mức đầu tư của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực và quy định của pháp luật. Kiên quyết siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát, hậu kiểm, xử lý nghiêm vi phạm; kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm.
4. Thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư công; tăng cường thực hiện cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả thực hiện chủ trương xã hội hóa đối với các đơn vị sự nghiệp công, sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước, tiết giảm chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển.
1. Chấp thuận kéo dài thời gian bố trí vốn các chương trình, dự án chuyển tiếp cả giai đoạn 2016 - 2020 đã quá thời hạn bố trí vốn theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Luật Đầu tư công được phân bổ vào kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 tại Điều 1 Quyết định này đến hết giai đoạn kế hoạch trung hạn 2021 - 2025. Trường hợp đến hết giai đoạn trung hạn 2021 - 2025 mà các dự án này vẫn chưa hoàn thành và các trường hợp khác phát sinh đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố có tờ trình riêng, làm rõ nguyên nhân, sự cần thiết và khả năng cân đối vốn để thực hiện và hoàn thành của từng dự án.
2. Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm rà soát, thực hiện các thủ tục đầu tư liên quan điều chỉnh thời gian thực hiện chương trình, dự án theo quy định để làm cơ sở trình Hội đồng nhân dân thành phố bố trí vốn hằng năm cho các dự án; đồng thời có biện pháp hiệu quả hạn chế việc trình kéo dài thời gian thực hiện dự án trong thời gian tới.
Điều 7. Giao Ủy ban nhân dân thành phố
1. Đối với danh mục dự án chi tiết nêu tại 19 biểu phụ lục đính kèm Tờ trình 3436/TTr-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố và tại 13 biểu phụ lục đính kèm Nghị quyết này, Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của từng số liệu, số vốn bố trí của từng dự án; đảm bảo đúng quy định pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan; đúng các nguyên tắc bố trí vốn nêu tại tờ trình; có giải pháp hỗ trợ chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án đảm bảo đúng thời gian đã được cơ quan có thẩm quyền quy định tại quyết định chủ trương đầu tư của từng dự án, hạn chế việc dàn trải, kéo dài.
2. Chỉ đạo các sở ngành liên quan tăng cường rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện đối với các dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA để đảm bảo tỷ lệ giải ngân vốn trên 95%; hạn chế việc vi phạm đối với các hiệp định đã ký kết và có biện pháp đủ mạnh để tăng hiệu quả sử dụng vốn vay ODA, tránh phát sinh chi phí do kéo dài thời gian thực hiện dự án; bị phạt theo các quy định đã cam kết.
3. Thông báo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn ngân sách địa phương cho các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công chi tiết danh mục dự án và mức vốn ngân sách cho từng dự án, nhiệm vụ theo quy định bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật về đầu tư công.
4. Căn cứ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch của thành phố theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và khả năng cân đối nguồn vốn của thành phố hằng năm, Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm rà soát, trình Hội đồng nhân dân thành phố bố trí vốn cho các dự án trong phạm vi danh mục và mức vốn được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua tại Điều 2 nêu trên trong đó ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp; chỉ bố trí vốn cho các dự án khởi công mới sau khi đã bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp đã quá thời hạn bố trí vốn theo quy định nhằm hoàn thành sớm các dự án này, phát huy hiệu quả đầu tư, hạn chế tối đa việc kéo dài thời gian bố trí vốn của dự án.
5. Chỉ đạo các Sở, ban, ngành, các cơ quan chủ quản, các chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục điều chỉnh dự án có tăng tổng mức đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và trình Hội đồng nhân dân thành phố bổ sung kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định.
6. Đối với việc bố trí vốn điều lệ cho các Quỹ tài chính ngoài ngân sách do thành phố quản lý: Trước khi bố trí vốn, đề nghị rà soát kỹ pháp lý đảm bảo thực hiện đúng quy định tại khoản 11 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015: “Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước”.
7. Rà soát, đề xuất sử dụng nguồn dự phòng chung để trình Hội đồng nhân dân thành phố bố trí vốn cho các chương trình, dự án và các đối tượng khác theo Luật Đầu tư công năm 2019 có tính chất trọng điểm, cấp bách, có tính chất lan tỏa, bền vững. Chỉ sử dụng nguồn dự phòng chung cho các dự án đã được dự kiến bố trí theo thứ tự ưu tiên nêu tại Khoản 3 Điều 2 Nghị quyết này, không trình bổ sung dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 khi không đảm bảo có nguồn vốn mới bổ sung.
8. Thường xuyên rà soát tiến độ đầu tư, tiến độ giải ngân kế hoạch vốn của các dự án, tăng cường kiểm tra tính kỷ luật ngân sách trong lĩnh vực chi đầu tư công để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh lãng phí.
9. Tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án khởi công mới dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến theo quy định tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội.
10. Rà soát các nguồn vốn thành phố có thể huy động thêm theo ý kiến của Quốc hội, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để báo cáo cấp có thẩm quyền chấp thuận bổ sung nguồn vốn đầu tư công cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho thành phố làm cơ sở trình Hội đồng nhân dân thành phố bổ sung nguồn vốn của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của thành phố sau khi đã bố trí xong toàn bộ số vốn theo mức vốn ngân sách địa phương của thành phố được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ thông qua và trên cơ sở tiến độ giải ngân vốn đầu tư công thực tế của thành phố.
11. Căn cứ vào mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố, tình hình cân đối ngân sách địa phương và theo thay đổi nhu cầu sử dụng hoặc khả năng triển khai thực hiện vốn kế hoạch hằng năm giữa các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm rà soát trình Hội đồng nhân dân thành phố điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm theo quy định tại khoản 7 Điều 67 Luật Đầu tư công năm 2019.
12. Trên cơ sở rà soát tính cấp thiết, tính khả thi của (i) các dự án chuyển tiếp chưa thực hiện công tác bồi thường, chưa thi công, đang thực hiện lựa chọn nhà thầu hoặc chưa tổ chức lựa chọn nhà thầu và (ii) các dự án chuyển tiếp chưa triển khai đầu tư xây dựng, chưa có khả năng tiếp tục triển khai, báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố bổ sung lại các dự án này vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trong các kỳ họp tiếp theo hoặc thực hiện thanh quyết toán để ưu tiên vốn cho các dự án quan trọng, cấp bách khác.
13. Đối với các dự án bố trí vốn góp ngân sách thành phố tham gia các dự án chuyển tiếp theo hình thức đối tác công tư (danh mục dự án nêu tại Biểu 3[1] đính kèm Nghị quyết này): Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trong quá trình tổ chức, thực hiện, hoàn thành Dự án theo đúng quy định của pháp luật có liên quan; đảm bảo mục tiêu, hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn công trình, tiến độ dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí ngân sách và tài sản của nhà nước. Đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thực hiện đề xuất bố trí Kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm và giải ngân phần vốn góp ngân sách thành phố cho dự án sau khi đã tổ chức rà soát, đảm bảo sự phù hợp với các quy định hiện hành và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương. Đối với các dự án bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư[2], chỉ trình Hội đồng nhân dân thành phố bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm khi hoàn thành việc kiểm toán và quyết toán theo đúng quy định pháp luật.
Trong đó, đối với Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 (viết tắt là Dự án), đây là Dự án quan trọng, cấp bách của thành phố, đã triển khai thực hiện được trên 90% khối lượng để đáp ứng nhu cầu giải quyết tình hình ngập lụt đang rất cấp bách của thành phố[3]. Tại Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ về việc tiếp tục triển khai Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1), “Cho phép được tiếp tục triển khai thực hiện Dự án theo cơ chế đặc thù được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Thông báo số 285/TB-VPCP ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ và các thủ tục đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhằm đảm bảo lợi ích về kinh tế - xã hội, tránh lãng phí nguồn lực đã đầu tư”. Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 3500/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2021 về điều chỉnh (lần 2) Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) theo hình thức PPP (Hợp đồng BT), theo đó Dự án đã điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ 2016-2020 thành 2016-2023 và đang tổ chức thực hiện Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ. Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm đảm bảo đúng các quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan. Khẩn trương tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ tất cả các nội dung đã được quy định tại Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ nêu trên. Không trình Hội đồng nhân dân thành phố bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm cho Dự án khi chưa thực hiện xong và đầy đủ các yêu cầu nêu tại Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 01/4/2021[4].
14. Đối với các dự án có ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp kiến nghị đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nhưng chưa có trong danh mục đính kèm Nghị quyết này, gồm: Dự án giải phóng mặt bằng và trồng cây xanh cách ly khu xử lý chất thải rắn khu vực xung quanh Công ty Tâm Sinh Nghĩa, huyện Củ Chi; Dự án Bờ hữu sông Sài Gòn và dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng nghĩa trang Bình Hưng Hòa (giai đoạn 3); cùng một số dự án khác các quận, huyện, các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng của thành phố có kiến nghị; Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan, hướng dẫn, xem xét, rà soát pháp lý và đảm bảo tính khả thi của Dự án, khi đảm bảo đúng theo quy định pháp luật sớm trình Hội đồng nhân dân thành phố bổ sung các dự án này vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
1. Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Ban, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa X, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 19 tháng 10 năm 2021./.
| CHỦ TỊCH |
[1] Biểu 3: Vốn đầu tư nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP và dự án phục vụ dự án PPP.
[2] Điển hình như dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng để xây dựng cầu Phú Mỹ.
[3] Được đánh giá tại Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ.
[4] Khi Dự án đủ điều kiện để trình Hội đồng nhân dân thành phố bố trí vốn kế hoạch Đầu tư công hằng năm theo đúng quy định pháp luật và Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố phải báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy cụ thể về Dự án và số vốn cần bố trí trước khi trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
- 1Nghị quyết 139/NQ-HĐND năm 2022 về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2Nghị quyết 22/NQ-HĐND năm 2022 về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tỉnh Cà Mau
- 3Nghị quyết 31/NQ-HĐND năm 2022 về điều chỉnh và phân khai Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (Đợt 4) do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1Quyết định 41/2014/QĐ-UBND quy định Chương trình huy động vốn, cho vay đầu tư xây dựng trường mầm non công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Thông báo 285/TB-VPCP năm 2015 thực hiện các Quy hoạch thoát nước và chống ngập úng thành phố Hồ Chí Minh do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Luật Đầu tư công 2019
- 6Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh do Quốc hội ban hành
- 7Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công
- 10Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 11Quyết định 26/2020/QĐ-TTg về hướng dẫn Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị quyết 40/NQ-CP năm 2021 về tiếp tục triển khai Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) do Chính phủ ban hành
- 13Công văn 419/TTg-KTTH năm 2021 dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Công văn 2279/BKHĐT-TH năm 2021 đôn đốc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 15Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2021 về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Nghị quyết 29/2021/QH15 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do Quốc hội ban hành
- 17Quyết định 1535/QĐ-TTg năm 2021 về giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Nghị quyết 139/NQ-HĐND năm 2022 về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 19Nghị quyết 22/NQ-HĐND năm 2022 về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tỉnh Cà Mau
- 20Nghị quyết 31/NQ-HĐND năm 2022 về điều chỉnh và phân khai Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 (Đợt 4) do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
Nghị quyết 99/NQ-HĐND năm 2021 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách địa phương của Thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 99/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 19/10/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Thị Lệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra