Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 85/2016/NQ-HĐND

Đồng Tháp, ngày 08 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ SA ĐÉC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Xét Tờ trình số 127/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Tỉnh; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân Tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua nội dung phát triển kinh tế - xã hội thành phố Sa Đéc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với một số nội dung như sau:

1. Mục đích

- Xây dựng thành phố Sa Đéc trở thành thành phố văn minh, hiện đại, sáng tạo, kết nối với thành phố Cao Lãnh và các huyện, thị xã khác trong Tỉnh; là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp đô thị công nghệ cao, trong đó, chú trọng phát triển du lịch gắn với phát triển đô thị và ứng phó có hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu.

- Đến năm 2020, xây dựng thành phố Sa Đéc là đô thị mang bản sắc Hoa, đạt đô thị loại II và là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch phía Nam Sông Tiền; tạo vòng cung kết nối kinh tế ven sông Tiền giữa thành phố Sa Đéc và thành phố Cao Lãnh với các địa phương lân cận như: huyện Cao Lãnh, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò và huyện Châu Thành.

- Đến năm 2030, phấn đấu Sa Đéc trở thành đô thị loại I, trung tâm triển lãm và Hội nghị khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với khả năng kết nối các thành phố trong khu vực và là Trung tâm sáng tạo hỗ trợ cho nông nghiệp - thực phẩm, thủy sản, hoa kiểng; hương dược liệu - nước hoa.

2. Nhiệm vụ, giải pháp

a) Về công tác quy hoạch, phát triển đô thị

Hoàn thiện quy hoạch và từng bước xây dựng thành phố Sa Đéc văn minh, hiện đại với 05 trục đặc trưng đô thị: hoa kiểng, hương dược phẩm, tiện ích đô thị, sản phẩm sau gạo và làng bột; gắn với xây dựng, đổi mới hình ảnh cửa ngõ ra, vào thành phố cả về đường bộ lẫn đường thủy, tạo được nét nổi bật, đặc trưng của thành phố hoa. Ưu tiên đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhất là các tuyến giao thông kết nối liên vùng, phối hợp với thành phố Cao Lãnh quy hoạch, xây dựng một số kết cấu hạ tầng tiện ích kết nối sử dụng chung cho cả hai đô thị.

Tập trung hoàn thành Dự án Điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào cuối năm 2017. Lập Quy chế quản lý phát triển không gian kiến trúc đô thị để hình thành đô thị đặc trưng của Tỉnh, chú trọng bảo tồn, tôn tạo các công trình cổ, xây dựng các công trình trong làng hoa, các khu phố đi bộ kết hợp với phương tiện giao thông thân thiện với môi trường; hoàn thiện hệ thống thoát nước các trục chính và cải tạo hạ tầng thông tin liên lạc một số tuyến đường nội ô thành phố.

b) Về phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng du lịch đặc trưng, gắn với thúc đẩy khởi nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp

- Tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, mời gọi đầu tư siêu thị, khu trung tâm thương mại - tài chính và trung tâm triển lãm, hội nghị trong không gian hoa kiểng và thực vật Mekong, phát triển những ngành công nghiệp mới, có trình độ công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, như hương dược liệu - nước hoa.

- Liên kết phát triển, nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng gạo và các sản phẩm sau gạo. Phát triển nông nghiệp đô thị, hình thành Trung tâm nghiên cứu, sáng tạo hỗ trợ cho nông nghiệp - thực phẩm, thủy sản và hoa kiểng trên nền tảng phát triển từ Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của Tỉnh.

- Đầu tư nâng cấp, phát triển kết cấu hạ tầng du lịch. Định hướng phát triển cù lao Đông Giang thành trung tâm du lịch, dịch vụ chiến lược, kết nối với các điểm du lịch khác trong Tỉnh và hình thành các điểm, tuyến du lịch hoàn chỉnh, phấn đấu trở thành điểm dừng chân hấp dẫn đối với tàu du lịch quốc tế. Kết hợp đầu tư xây dựng Công viên hoa Sa Đéc từ nguồn vốn Nhà nước và xã hội hóa, trở thành Trung tâm tổ chức các sự kiện lớn về hoa, giới thiệu văn hóa hoa, văn hóa lúa gạo của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

- Chỉnh trang và khai thác các giá trị của quần thể nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, chùa Kiến An Cung và các điểm di tích văn hóa, lịch sử, tâm linh của thành phố. Khuyến khích phát triển theo quy hoạch loại hình du lịch cộng đồng hòa vào không gian sống và sinh hoạt của người dân (homestay). Bảo tồn, phát huy văn hóa hoa kiểng độc đáo được trồng trên giàn và nét đẹp làng hoa vào mùa nước nổi; nâng cấp làng nghề lúa gạo, đặc biệt là làng nghề bột, kết hợp với quảng bá hoạt động ẩm thực đa dạng từ bột.

- Xây dựng Chương trình khởi nghiệp của thành phố, khơi dậy và hun đúc tinh thần khởi nghiệp, tinh thần doanh nhân trong mọi người dân; khuyến khích các ý tưởng tốt mạnh dạn khởi nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các chính sách về xúc tiến thương mại, hỗ trợ pháp lý, đào tạo lao động,...Phát huy hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công - tư để phát triển thành phố.

c) Phát triển văn hóa - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chương trình, kế hoạch phát triển văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Sa Đéc, đảm bảo cho thành phố Sa Đéc hoàn thành sớm các chỉ tiêu chung của Tỉnh về phát triển văn hóa, xã hội. Xây dựng con người Sa Đéc có nếp sống văn minh của đô thị du lịch, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ứng xử lịch sự, hiền hòa, thân thiện, tham gia tích cực giữ gìn môi trường.

Tăng cường thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố.

d) Về thu hút đầu tư, huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển

- Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo ngành nghề, lĩnh vực thu hút đầu tư, các công trình theo cấp đô thị thành phố với các hình thức đầu tư thích hợp nhất. Chú trọng công tác kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các dự án quan trọng về hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

- Thu hút nguồn vốn xã hội hóa, vốn hỗ trợ của Trung ương để đầu tư xây dựng hoàn thiện các tuyến giao thông kết nối liên vùng, kè chống sạt lở bảo vệ bờ sông, kết hợp phát triển các bến thủy nội địa phục vụ tàu du lịch, khai thác Cảng Sa Đéc, dịch vụ logistics.

- Ưu tiên các nguồn vốn của Tỉnh để đầu tư vào các dự án trọng điểm tạo động lực phát triển thành phố, nhất là các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng, liên huyện, các dự án kè chống sạt lở bảo vệ bờ sông Sa Đéc. Đầu tư xây dựng 02 đường vành đai Tây Bắc để mở rộng không gian đô thị, phát triển hoa kiểng và du lịch.

3. Nguồn lực thực hiện

Nguồn lực thực hiện trên cơ sở nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn ngân sách Tỉnh hỗ trợ, nguồn lực xã hội hóa. Trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách Tỉnh hỗ trợ giai đoạn 2016-2020 cho thành phố Sa Đéc khoảng 700 tỷ đồng để bố trí thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, các công trình, dự án trọng điểm để mở rộng đô thị, xây dựng hạ tầng giao thông, đô thị, du lịch tạo sự kết nối và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư (kèm theo phụ lục).

- Đối với các dự án, công trình đầu tư chưa cân đối được nguồn vốn, nhưng do yêu cầu phát triển cần phải đầu tư, Ủy ban nhân dân Thành phố, các sở, ngành liên quan đến dự án, công trình đầu tư cần có giải pháp thu hút đầu tư, tranh thủ các nguồn vốn khác, vốn xã hội hóa để cân đối thực hiện, trong đó chú trọng tranh thủ các chương trình hỗ trợ đầu tư của Trung ương, vốn ODA, PPP...

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể hóa triển khai thực hiện Nghị quyết, sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân Tỉnh.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp Khóa IX, Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.

 


Nơi nhận:
- VPQH, VPCP (I, II); Ban Công tác Đại biểu;
- Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- TT/TU, UBND Tỉnh, UBMTTQ VN Tỉnh;
- Đoàn ĐBQH Tỉnh; Đại biểu HĐND Tỉnh;
- Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh;
- TT/HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Công báo Tỉnh;
- Lưu: VT, TH, (T).

CHỦ TỊCH




Phan Văn Thắng

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị quyết số 85/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

ĐVT: Tỷ đồng

STT

Danh mục đầu tư

Chủ đầu tư

Tổng mức đầu tư

Nhu cầu vốn 2016-2020

Dự kiến kế hoạch 2016- 2020

Ngân sách Trung ương

Ngân sách Tỉnh

Ngân sách thành phố Sa Đéc

Ghi chú

Tổng số

Trong đó:

NSTT

XSKT

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

 

Tổng số

 

930

820

803

88

700

28

672

14

 

I

Danh mục chưa cân đối trong kế hoạch trung hạn theo QĐ số 444/QĐ-UBND.HC ngày 15/4/2016 của UBND Tỉnh

 

720

627

610

-

607

10

597

3

 

1

Tuyến đường nối từ vòng xoay khu công nghiệp C Sa Đéc đến bến phà Sa Đéc

UBND TPSĐ

147

128

111

 

111

 

111

 

Mặt đường rộng: 9m; vỉa hè rộng: 4m x 2 bên. Đầu tư theo 2 phương án:

Phương án 01: hướng tuyến từ nút giao Khu C vào Cảng Khu C cặp sông Tiền đến đường vào bến phà Sa Đéc. Dài 1,913km; Diện tích đền bù 1,91 ha, bao gồm: nhà 5.334 m2, đất thổ cư 7.621 m2, Đất nông nghiệp 6.145 m2. TMĐT khoảng 147,42 tỷ đồng, bao gồm: chi phí XD 109,98 tỷ, chi phí đền bù 12,88 tỷ, chi phí khác 5,4 tỷ, dự phòng 19,17 tỷ.

Phương án 02: hướng tuyến từ nút giao Khu C đi thẳng đến đường vào bến phà Sa Đéc. Chiều dài tuyến đường: 1,484km. Diện tích đền bù 2,52 ha, bao gồm: nhà 3.978 m2, đất thổ cư 5.684 m2, Đất nông nghiệp 15.538 m2. TMĐT khoảng 126,89 tỷ đồng, bao gồm: chi phí XD 89,76 tỷ, chi phí đền bù 16,67 tỷ, chi phí khác 4,75 tỷ, dự phòng 15,7 tỷ.

2

Đường ĐT 852B giai đoạn 2 (đường vành đai Tây Bắc)

Sở GTVT

250

210

210

 

210

 

210

 

Tỉnh đăng ký vốn TPCP nhưng khó có khả năng cân đối được nên kiến nghị sử dụng nguồn vốn này.

Sở GTVT khái toán kinh phí: chiều dài đường 4,4km (khoảng 90 tỷ) + 4 cầu (khoảng 80 tỷ), đền bù 40 tỷ, dự phòng 40 tỷ.

3

Cầu bắc qua sông Sa Đéc

Sở GTVT

188

171

171

 

171

 

171

 

Tổng chiều dài 640m (phần cầu dài 350m), mặt cầu rộng 12m, không có lề bộ hành, tải trọng thiết kế HL

4

Đường Trần Thị Nhượng (giai đoạn 4)

UBND TPSĐ

120

105

105

 

105

 

105

 

Chiều dài đường thiết kế L=2.298m, nền đường rộng 37m (6-7-11-7-6) kết nối với trục đường vành đai

5

Xây dựng hội trường thành phố Sa Đéc

VP Thành ủy SĐ

15

13

13

 

10

10

 

3

Căn cứ CV số 500/VPUBND-KTN ngày 21/3/2016 của VPUBND Tỉnh; theo đó, Thường trực Tỉnh ủy đã họp, xem xét và thống nhất đầu tư xây dựng công trình này

II

Danh mục đã cân đối trong kế hoạch trung hạn theo QĐ số 444/QĐ-UBND.HC ngày 15/4/2016 của UBND Tỉnh

 

210

193

193

88

93

18

75

11

 

1

Dự án đường vào khu du lịch làng hoa kiểng thành phố Sa Đéc, tỉnh

UBND TPSĐ

80

73

73

48

25

 

25

 

 

2

Hạ tầng phát triển du lịch thành phố Sa Đéc

UBND TPSĐ

30

30

30

 

18

18

 

11

Hỗ trợ có mục tiêu cho NS.TPSĐ 18,5 tỷ đồng đầu tư 02 hạng mục: Đường Lê Lợi và đường Ông Thung - Cai Dao theo CV số 647/UBND-KTN ngày 28/10/2015 Của UBND Tỉnh

3

Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học (giai đoạn năm 2016-2020)

UBND TPSĐ

100

90

90

40

50

 

50

 

Tổng số 09 điểm trường, gồm: 03 trường mầm non, 03 trường tiểu học, 03 trường trung học cơ sở

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 85/2016/NQ-HĐND về phát triển kinh tế - xã hội thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 85/2016/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 08/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Phan Văn Thắng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản