Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/2003/NQ-HĐND | Bến Tre, ngày 16 tháng 12 năm 2003 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
- Căn cứ vào Điều 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – khóa XI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002;
- Căn cứ vào Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003;
- Sau khi nghe Q. Giám đốc Sở Tài chính được sự ủy nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh đọc Tờ trình số 1385/TTr-UB và 1386/TTr-UB ngày 07/10/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh về định mức phân bổ ngân sách cho các cơ quan cấp tỉnh, huyện, thị xã, từng lĩnh vực và việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương;
- Sau khi nghe báo cáo thẩm định của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
I. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí thông qua:
1- Định mức phân bổ ngân sách cho các cơ quan cấp tỉnh, huyện, thị xã, từng lĩnh vực trên nguyên tắc cơ bản là theo dân số như Quyết định 139/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ. Các lĩnh vực: sự nghiệp giáo dục, đào tạo; sự nghiệp y tế tíếp tục thực hiện theo định mức thực tế những năm qua còn phù hợp với điều kiện của tỉnh, nhưng đảm bảo tăng chi so với mức chi năm trước có lợi cho đơn vị, cấp cơ sở thụ hưởng ngân sách. (Có biểu đính kèm).
2- Nguyên tắc, mục đích và quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương (có biểu đính kèm).
Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa ngân sách tỉnh, huyện:
- Thị xã: các khoản thu điều tiết cho ngân sách thị xã 69% gồm:
+ Thuế giá trị gia tăng.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Thuế tài nguyên.
Các khoản thu điều tiết cho ngân sách thị xã 100% gồm:
+ Thuế môn bài.
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
+ Tiền cấp quyền sử dụng đất.
+ Thuế nhà đất.
+ Lệ phí trước bạ, nhà, đất.
+ Các khoản thu khác từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
- Các khoản thu điều tiết cho ngân sách các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày, Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú 100%.
Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương áp dụng ổn định ngân sách từ năm 2004 đến hết năm 2006.
II- Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm giúp Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được kỳ họp thứ 12 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2003./.
| TM. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH |
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2004 CHO CÁC CƠ QUAN CẤP TỈNH, CÁC HUYỆN THỊ VÀ TỪNG LĨNH VỰC
(Kèm theo Nghị quyết số 79/2003/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2003)
Từ năm 2004, sự nghiệp giáo dục không phân cấp cho ngân sách cấp huyện quản lý và từ trước đến nay địa phương vẫn tính chi cho sự nghiệp giáo dục trên cơ sở Công văn số 37/TC-GD ngày 10/8/1992 của liên Sở Tài chánh - Vật giá và Sở Giáo dục – đào tạo về hướng dẫn thực hiện định mức chi cho các trường phổ thông và Công văn số 38/TC-GD ngày 10/8/1992 của liên Sở Tài chánh - Vật giá và Sở Giáo dục – đào tạo về hướng dẫn thực hiện định mức chi cho các trường mẫu giáo, nhà trẻ, trường mầm non. Vì vậy định mức phân bổ năm 2004 vẫn áp dụng theo 2 công văn nêu trên. Cụ thể:
- Căn cứ vào hệ thống lương cơ bản và phụ cấp lương (phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thêm giờ thêm buổi…) của giáo viên cũng như các chỉ tiêu bình quân về số học sinh/lớp, số giáo viên/lớp và khả năng thu học phí mang lại.
- Chi hỗ trợ sự nghiệp giáo dục xã: định mức phân bổ: 800đồng/người dân/năm.
Định mức phân bổ nêu trên bao gồm: các cấp giáo dục, các loại hình giáo dục.
II - Sự nghiệp đào tạo địa phương:
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế ở địa phương trong những năm qua khả năng ngân sách Nhà nước dành cho sự nghiệp đào tạo năm 2004, phương án chi đào tạo năm 2004 như sau:
Chi sự nghiệp đào tạo được phân bổ theo đầu học sinh có chia ra theo ngành nghề và cấp học chỉ tiêu đào tạo hàng năm của địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và khả năng thu học phí mang lại.
Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo, dạy nghề bao gồm các loại hình đào tạo, dạy nghề (chính quy, tại chức, đào tạo lại, các loại hình đào tạo dạy nghề khác), dạy nghề, Trường chính trị tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, thị.
- Đối với phòng bệnh: phân bổ theo dân số.
- Đối với khám chữa bệnh: phân bổ theo giường bệnh.
* Định mức phân bổ năm 2004:
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế ở địa phương trong những năm qua, khả năng ngân sách Nhà nước dành cho chi sự nghiệp y tế năm 2004 định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế năm 2004 như sau:
- Đối với cấp xã:
+ Chi sự nghiệp y tế xã: 10.000.000đồng/trạm
+ Khám chữa bệnh:: 11.500.000đồng/giường bệnh.
Tiêu chí phân bổ: định mức phân bổ theo dân số.
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế tại địa phương, định mức phân bổ năm 2004 như sau:
- Bình quân các huyện, thị: 2.200 đồng/người dân/năm.
Trong đó:
+ Đối với cấp xã: 800.000đồng/người dân/năm.
+ Đối với cấp huyện: 1.400đồng/người/năm.
V. Định mức phân bổ chi sự nghiệp phát thanh truyền hình:
Tiêu chí phân bổ: định mức phân bổ theo dân số.
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế tại địa phương, định mức phân bổ năm 2004 như sau:
- Bình quân các huyện, thị: 800đồng/người dân/năm.
Trong đó:
+ Đối với cấp xã: 200 đồng/người dân/năm.
+ Đối với cấp huyện: 1.000đồng/ người dân/năm.
VI. Định mức phân bổ chi sự nghiệp thể dục thể thao:
Tiêu chí phân bổ: định mức phân bổ theo dân số.
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế tại địa phương, định mức phân bổ năm 2004:
- Bình quân các huyện, thị: 1.400 đồng/người dân/năm.
Trong đó:
+ Đối với cấp xã: 400 đồng/người dân/năm.
+ Đối với cấp huyện: 1.000 đồng/người dân/năm.
VIII. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đảm bảo xã hội:
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế tại địa phương, định mức phân bổ năm 2004 như sau:
- Bình quân các huyện, thị: 2.900 đồng/người dân/năm.
Trong đó:
- Đối với cấp xã: 2.000 đồng/người dân/năm.
- Đối với cấp huyện: 900đồng/người dân/năm.
VIII. Định mức phân bổ chi an ninh - quốc phòng:
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế tại địa phương qua các năm.
IX. Định mức phân bổ chi sự nghiệp kinh tế:
Tiêu chí phân bổ: định mức phân bổ theo dân số.
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế tại địa phương định mức phân bổ năm 2004 như sau:
- Đối với cấp xã: 3.000 đồng/người dân/năm.
- Đối với cấp huyện: 6.500 đồng/người dân/năm.
- Riêng đối với thị xã: 26.000 đồng/người dân/năm, ngoài ra chưa kể chi trả tiền đèn đường đô thị.
X. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính Nhà nước, Đảng, đoàn thể:
Tiêu chí phân bổ: định mức phân bổ theo biên chế được duyệt.
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế tại địa phương định mức phân bổ theo biên chế.
Để tiếp tục thực hiện Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, định mức phân bổ năm 2004 đối với cấp huyện và tỉnh như sau:
- Đối với cấp huyện: 19.000.000 đồng/biên chế.
- Đối với cấp tỉnh: 21.000.000 đồng/ biên chế.
Nhằm đảm bảo được nguồn chi trả tiền lương mới từ 210.000đồng nâng lên 290.000 đồng theo quy định của Trung ương, năm 2004 vẫn tiếp tục thực hiện như sau:
- Trừ 10% tiết kiệm từ chi công việc để hỗ trợ chi lương.
- Trích 40% nguồn thu từ phí, lệ phí qua quản lý Nhà nước để hỗ trợ chi lương.
- Đối với cấp xã:
+ Chi hoạt động: 150.000.000 đồng/xã.
+ Chi cho con người tính theo thực tế:
* Xã loại A: 190.000.000đồng/xã
* Xã loại B: 187.000.000đồng/xã
* Phường: 164.000.000đồng/phường.
(Không kể HĐND xã, Bí thư, Trưởng ấp, Công an ấp, phụ cấp tái cử)
VỀ PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI GIỮA NGÂN SÁCH CÁC CẤP TỈNH, HUYỆN, XÃ ÁP DỤNG TỪ NĂM 2004
(Kèm theo Nghị quyết số: 79/2003-NQ-HĐND ngày 16/12/2003)
Căn cứ khoản 8 Điều 25 Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH XI ngày 16/12/2002 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh về việc quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương.
Căn cứ Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách các cấp tỉnh, huyện, xã áp dụng từ năm 2004.
Mục đích phân cấp:
- Nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý, điều hành ngân sách.
- Tăng cường nguồn lực cho ngân sách cấp huyện, xã nhằm nâng cao hơn nữa khả năng tự cân đối ngân sách, giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Nguyên tắc phân cấp:
- Thực hiện phân cấp ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương phải đảm bảo phù hợp với các quy định phân cấp quản lý kinh tế xã hội hiện hành của tỉnh. Riêng đối với cấp xã chú trọng tăng nguồn lực tài chính tại chỗ, phân cấp tối đa nguồn thu nếu có, tạo cơ sở vật chất cho cấp xã trên cơ sở năng lực, trình độ quản lý của cấp xã và khả năng ngân sách.
- Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp, bổ sung cân đối và có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới vừa đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các khu vực để chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao vừa đảm bảo tính tập trung điều hành của ngân sách cấp tỉnh trên phạm vi toàn tỉnh theo quy định của Luật NSNN, đặc biệt trong việc thực hiện chi ngân sách theo dự toán được giao đầu năm.
- Việc thực hiện phân cấp giữa các cấp ngân sách chính quyền địa phương đảm bảo thuận tiện cho việc theo dõi hạch toán, quản lý giữa các cấp ngân sách; hạn chế bổ sung chi thường xuyên từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, những nguồn thu nhỏ không dùng để phân cấp cho nhiều cấp ngân sách.
- Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ổn định trong 3 năm (2004-2006).
- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương trước hết phải bảo đảm đúng Luật NSNN, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính và đúng các chế độ, chính sách, định mức do trung ương và địa phương ban hành.
1 - Nguồn thu:
- Theo quy định hiện hành thì 5 khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương được điều tiết cho ngân sách địa phương hưởng 100%. Gồm:
+ Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu).
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán ngành);
+ Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
+ Phí xăng, dầu.
- Nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng 100% (22 khoản) gồm:
+ Thuế nhà, đất;
+ Thuế tài nguyên (không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu, khí);
+ Thuế môn bài;
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
+ Tiền sử dụng đất;
+ Tiền cho thuế đất, thuê mặt nước, không kể tiền thuê mặt nước từ hoạt động dầu, khí);
+ Tiền đền bù thiệt hại đất;
+ Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;
+ Lệ phí trước bạ;
+ Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
+ Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương, tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu thanh lý tài sản và các khoản thu khác của doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; thu từ quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh theo quy định tại Điều 58 của Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ;
+ Các khoản phí, lệ phí nộp ngân sách theo quy định của pháp luật do các cơ quan đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng dầu và lệ phí trước bạ;
+ Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
+ Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của các đơn vị do địa phương quản lý;
+ Huy động tự các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật;
+ Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
+ Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách Nhà nước;
+ Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu;
+ Thu kết dư ngân sách địa phương;
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương.
Như vậy, ngân sách địa phương được hưởng 100% đối với 27 khoản thu (5 khoản thu quy định tại khoản 2 Điều 30 và 22 khoản thu quy định tại khoản 1 Điều 32). Trên cơ sở 27 khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% này để dự kiến phân định nguồn thu cụ thể của các cấp tỉnh, huyện, xã.
2- Nhiệm vụ chi:
- Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương:
+ Chi đầu tư phát triển về:
a. Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý.
b. Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
c. Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;
d. Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
+ Chi thường xuyên về:
a. Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường và các sự nghiệp khác do các cơ quan địa phương quản lý.
b. Các hoạt động kinh tế do địa phương quản lý.
c. Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa phương đảm bảo.
d. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở địa phương;
đ. Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
e. Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở địa phương theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ;
g. Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý;
h. Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;
i. Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
k. Các khoản chi thường khác.
+ Chi trả nợ gốc và lãi tiền huy động cho đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN.
+ Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh.
+ Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách các cấp tỉnh, huyện, xã áp dụng từ năm 2004:
1. Nguồn thu của ngân sách tỉnh bao gồm:
1.1. Các khoản thu ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%:
a) Tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước;
b) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
c) Thu nhập từ vốn góp của ngân sách cấp tỉnh, tiền thu hồi vốn của ngân sách cấp tỉnh tại các cơ sở kinh tế;
d) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
đ) Các khoản phí, lệ phí phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh tổ chức;
e) thu sự nghiệp phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của các đơn vị do cơ quan thuộc tỉnh quản lý;
g) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
h) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
i) Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách Nhà nước;
k) Thu kết dư ngân sách tỉnh;
l) Thu từ quỹ dự trữ tài chính trong trường hợp đặc biệt;
m) thu phạt xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực phần nộp ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh tổ chức thu, thu từ các hoạt động chống buôn lậu và kinh doanh trái pháp luật.
n) các khoản thu khác của ngân sách cấp tỉnh theo quy định.
o) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
p) Thu chuyển nguồn ngân sách tỉnh.
1.2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật Ngân sách, ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%.
a/ Thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp Nhà nước;
b/ Thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý;
c/ Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
d/ Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước của các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý;
e/ Phí xăng, dầu.
1.3 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật Ngân sách, phân chia giữa ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã, thị trấn. Riêng khoản c để lại 100% cho xã, phường, thị trấn.
a/ Thuế tài nguyên;
b/ Thuế môn bài;
c/ Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
d/ Tiền sử dụng đất;
đ/ Tiền cho thuê đất;
e/ Lệ phí trước bạ;
g/ Các khoản thu khác từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
2. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh bao gồm:
2.1 Chi đầu tư phát triển:
a/ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do cấp tỉnh quản lý.
b/ Đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c/ Các khoản chi khác về đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật;
2.2 Chi thường xuyên:
a/ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường:
- Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác;
- Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác;
- Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác;
- Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác;
- Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác;
- Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác;
- Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;
- Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh; các giải thi đấu cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ khác;
- Các sự nghiệp khác do tỉnh quản lý;
b/ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do tỉnh quản lý:
- Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo và biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường;
- Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp: duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thủy lợi, các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác;
- Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính;
- Điều tra cơ bản;
- Các hoạt động về môi trường;
- Các sự nghiệp kinh tế khác.
c/ Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa phương thực hiện theo quy định của Chính phủ;
d/ Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh;
đ/ Hoạt động của các cơ quan cấp tỉnh của Đảng Cộng sản Việt Nam;
e/ Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân;
g/ Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
h/ Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do tỉnh quản lý;
i/ Các Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho tỉnh quản lý;
k/ Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
l/ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
2.3 Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách Nhà nước;
2.4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của tỉnh;
2.5 Chi bổ sung cho ngân sách cấp huyện, thị xã;
2.6 Chi chuyển nguồn ngân sách tỉnh.
3. Nguồn thu của ngân sách cấp huyện, thị xã bao gồm:
3.1 Các khoản thu ngân sách cấp huyện, thị xã hưởng 100%:
a/ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện theo quy định của pháp luật;
b/ Các khoản phí, lệ phí phần nộp ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc huyện tổ chức thu;
c/ Thu sự nghiệp phần nộp ngân sách của các đơn vị do cơ quan đơn vị thuộc huyện quản lý;
d/ Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
đ/ Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
k/ Thu kết dư ngân sách huyện;
m/ Các khoản thu khác của ngân sách cấp huyện theo quy định;
n/ Thu bổ sung từ nguồn ngân sách cấp trên;
o/ Thu chuyển nguồn ngân sách huyện;
3.2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách cấp tỉnh, huyện, thị xã, xã, thị trấn, phường theo quy định của điểm 1.3 và 1.4 phần VI.
3.3 Ngoài ra, đối với ngân sách thị xã tỷ lệ phân chia khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất được hưởng tối thiểu 50% số thu được phân cấp, thuế nhà đất được phân chia giữa ngân sách thị xã và ngân sách phường.
4. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, thị xã bao gồm:
4.1 Chi đầu tư phát triển:
Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh. Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp.
4.2 Chi thường xuyên:
a/ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, dạy nghề của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề, chi cho đào tạo lại…
b/ Các hoạt động sự nghiệp văn hóa, thông tin, phát thanh, truyền hình và các hoạt động văn hóa thông tin khác;
c/ Các hoạt động sự nghiệp thể dục, thể thao;
d/ Chi đảm bảo xã hội và các sự nghiệp khác do cơ quan cấp huyện quản lý;
đ/ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cơ quan cấp huyện quản lý;
- Nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi;
- Giao thông
- Sự nghiệp thị chính (đối với ngân sách thị xã): duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các công trình phúc lợi công cộng khác. Trường hợp huyện đảm nhận các nhiệm vụ này trên địa bàn thị trấn thì cũng được đảm bảo bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế.
e/ Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội:
- Quốc phòng:
+ Công tác giáo dục quốc phòng toàn dân
+ Công tác tuyển quân và đón tiếp quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về
+ Đăng ký quân nhân dự bị
+ Tổ chức huấn luyện cán bộ dân quân tự vệ
- An ninh và trật tự an toàn xã hội
+ Hỗ trợ các chiến dịch giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội
+ Hỗ trợ sơ kết, tổng kết phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc
+ Hỗ trợ hoạt động an ninh trật tự ở cơ sở.
g/ Hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện;
h/ Hoạt động của các cơ quan cấp huyện của Đảng Cộng sản Việt Nam;
i/ Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân;
k/ Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
l/ Các Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho tỉnh ủy quyền cho huyện quản lý;
m/ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
4.3 Chi bổ sung cho ngân sách cấp xã, phường, thị trấn;
4.4 Chi chuyển nguồn ngân sách huyện;
5. Nguồn thu của ngân sách cấp xã, thị trấn bao gồm:
5.1 Các khoản thu ngân sách cấp xã, thị trấn hưởng 100%:
a/ Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
b/ Thuế nhà, đất;
c/ Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
d/ Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước không kể của các doanh nghiệp Nhà nước, phân cấp cho huyện, thị xã quản lý thu;
đ/ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp xã;
e/ Các khoản phí, lệ phí phần nộp ngân sách xã;
g/ Chênh lệch thu lớn hơn chi từ các hoạt động sự nghiệp có thu do xã trực tiếp quản lý;
h/ Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
i/ Các khoản nhân dân đóng góp tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của HĐND các cấp quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý (không áp dụng đối với thu nhân dân đóng góp của HĐND xã quyết định không đưa vào ngân sách xã;
k/ Thu lao động công ích theo pháp lệnh hiện hành
l/ Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác do xã quản lý;
m/ Thu kết dư ngân sách xã;
n/ Các khoản thu khác (phạt vi phạm hành chính các lĩnh vực, thanh lý, nhượng bán tài sản, thu hồi các khoản chi năm trước,…)
o/ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
p/ Thu chuyển nguồn ngân sách xã;
5.2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã, thị trấn, phường theo quy định của điểm 1.3 và 1.4 phần VI.
5.3 Ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% đối với các khoản thu như sau:
a/ Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
b/ Lệ phí trước bạ nhà, đất;
6. Nguồn thu của ngân sách các phường bao gồm:
6.1 Các khoản thu ngân sách cấp phường hưởng 100%:
a/ Thuế sử dụng đất nông nghiệp
b/ Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa, dịch vụ trong nước không kể cả doanh nghiệp Nhà nước, phân cấp cho huyện, thị xã quản lý thu;
c/ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp phường;
d/ Các khoản phí, lệ phí phần nộp ngân sách phường;
đ/ Chênh lệch thu lớn hơn chi từ các hoạt động sự nghiệp có thu do phường trực tiếp quản lý;
e/ Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
g/ Các khoản nhân dân đóng góp tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của HĐND các cấp quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý (không áp dụng đối với thu nhân dân đóng góp của HĐND phường quyết định không đưa vào ngân sách phường;
h/ Thu lao động công ích theo pháp lệnh hiện hành;
i/ Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác do phường quản lý;
k/ Thu kết dự ngân sách phường;
l/ Các khoản thu khác (phạt vi phạm hành chính các lĩnh vực, thanh lý, nhượng bán tài sản, thu hồi các khoản chi năm trước,…)
m/ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
6.2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã, thị trấn, phường theo quy định của điểm 1.3 và 1.4 phần VI.
6.3 Thuế nhà đất phân chia giữa ngân sách thị xã và ngân sách phường theo quy định tại điểm 3.3 phần I.
7. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã, phường, thị trấn bao gồm:
7.1 Chi đầu tư phát triển:
Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh như: giao thông, cơ sở hạ tầng trong nội ô xã …từ nguồn thu lao động công ích, huy động nhân dân đóng góp tự nguyện, kết dư ngân sách và nguồn tăng thu ngân sách sau khi đảm bảo cân đối chi thường xuyên.
7.2 Chi thường xuyên:
a/ Chi công tác xã hội và hoạt động văn hóa, thông tin, phát thanh, thể dục, thể thao do xã phường, thị trấn quản lý;
b/ Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động y tế xã, phường, thị trấn;
c/ Quản lý, sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình hạ tầng cơ sở như: nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hóa, đài tưởng niệm, cầu, đường giao thông, công trình cấp thoát nước công cộng…Riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi quản lý sửa chữa, cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng…
đ/ Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách xã, phường, thị trấn;
e/ Hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp xã, phường, thị trấn;
g/ Hoạt động của các cơ quan Đảng, đoàn thể gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân;
h/ Công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:
+ Huấn luyện dân quân tự vệ
+ Đăng ký nghĩa vụ quân sự
+ Tuyên truyền vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn;
i/ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
k/ Chi chuyển nguồn ngân sách xã;
8. Các khoản huy động và đóng góp tự nguyện:
a/ Ủy ban nhân dân tỉnh lập phương án huy động và sử dụng các nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
b/ Khi có nhu cầu huy động sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, Ủy ban nhân dân lập phương án báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
c/ Nguồn thu từ các khoản huy động đóng góp tự nguyện được hạch toán thu ngân sách địa phương, được quản lý công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật./.
- 1Quyết định 55/2010/QĐ-UBND về quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Nghị quyết 21/2010/NQ-HĐND về Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015
- 3Quyết định 32/2010/QĐ-UBND quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương tỉnh Quảng Nam năm 2011
- 4Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 1Nghị quyết 85/2006/NQ-HĐND phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bến Tre kể từ năm 2007
- 2Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Quyết định 192/2001/QĐ-TTg về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 5Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 139/2003/QĐ-TTg ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2004 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 55/2010/QĐ-UBND về quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 8Nghị quyết 21/2010/NQ-HĐND về Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015
- 9Quyết định 32/2010/QĐ-UBND quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương tỉnh Quảng Nam năm 2011
Nghị quyết 79/2003/NQ-HĐND phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 79/2003/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 16/12/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Trần Văn Cồn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/12/2003
- Ngày hết hiệu lực: 10/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra