Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 70/2007/NQ-HĐND

Hải Dương, ngày 17 tháng 7 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỘC NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2008-2010

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHOÁ XIV, KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước năm 2002 và Luật đầu tư năm 2005;
Căn cứ Quy chế hoạt động của HĐND ngày 02 tháng 04 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 210/2006/QĐ - TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Sau khi xem xét tờ trình số 33/TTr - UBND ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách địa phương giai đoạn 2008 -2010; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách địa phương giai đoạn 2008 - 2010 do Uỷ ban nhân dân tỉnh trình.

Điều 2. Các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách địa phương quy định tại Điều 1 của nghị quyết này là cơ sở để phân bổ dự toán vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương cho các công trình, dự án thuộc tỉnh; công trình, dự án thuộc cấp huyện quản lý.

Các tiêu chí này cơ bản ổn định trong giai đoạn 2008 - 2010. Khi có thay đổi lớn về tiêu chí tính điểm, Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Điều 3. Hàng năm, căn cứ vào khối lượng vốn đầu tư phát triển của tỉnh được Chính phủ thông báo, Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch phân bổ vốn cho các công trình thuộc tỉnh và khối lượng vốn phân bổ cho cấp huyện, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định vào kỳ họp cuối năm.

Hội đồng nhân dân cấp huyện, căn cứ khối lượng vốn được tỉnh phân bổ, xem xét quyết định phân bổ cho các công trình, dự án thuộc cấp mình quản lý vào kỳ họp cuối năm.

Điều 4. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quy định việc chuyển giao các công trình, dự án chuyển tiếp, đã hoàn thành còn nợ thanh toán thuộc cấp huyện đang là chủ đầu tư, để tiếp tục đầu tư và thanh quyết toán; đồng thời xác định nhóm, cấp, loại công trình để phân cấp cho cấp huyện quyết định đầu tư.

Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn thống nhất công tác quản lý dự án đầu tư phù hợp với phân cấp mới.

Điều 5. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khoá XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua./.

 

 

 

CHỦ TỊCH




Bùi Thanh Quyến

 

CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỘC NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
(Kèm theo Nghị quyết số 70/2007/NQ - HĐND, ngày 17 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

I- NGUYÊN TẮC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1. Các công trình, dự án do các ban quản lý dự án của tỉnh; các công trình, dự án do các sở, ngành, đơn vị thuộc tỉnh quản lý; Nguồn vốn chương trình mục tiêu địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh trực tiếp phân bổ. Nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia do Chính phủ phân bổ thực hiện theo các danh mục được thông báo.

Nguồn vốn đầu tư phát triển để phân bổ cho cấp huyện là nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung sau khi phân bổ cho các công trình trọng điểm, các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội chung của tỉnh.

2. Đối với các khoản đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Phần được hưởng từ khoản thu này của ngân sách tỉnh và huyện được cộng chung vào vốn đầu tư phát triển của cấp mình để phân bổ đầu tư xây dựng các công trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc cấp mình.

3. Thực hiện đúng theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước. Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước chỉ bố trí cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. Các công trình dự án phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo kế hoạch đề ra.

4. Các công trình, dự án được bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt, có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng.

5. Bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Ưu tiên bố trí cho các dự án trọng điểm, các công trình, dự án hoàn thành trong kỳ kế hoạch, vốn đối ứng cho các dự án ODA; đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không quá 4 năm, dự án nhóm C không quá 2 năm; không bố trí vốn cho các dự án khi chưa xác định rõ nguồn vốn.

6. Phải dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trước năm kế hoạch.

7. Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các công trình, dự án do Sở, ngành quản lý trên địa bàn các huyện, thành phố.

II. NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN

1. Nguyên tắc xác định các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư trong cân đối cho cấp huyện:

1.1. Thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, cân đối ngân sách địa phương, các tiêu chí và định mức chi đầu tư phát triển được xây dựng cho năm 2008, là cơ sở để xác định tỷ lệ điều tiết và số bổ sung cân đối của ngân sách nhà nước cho ngân sách huyện, thành phố, được tính tương đối ổn định trong 3 năm (2008 - 2010);

1.2. Đầu tư bảo đảm tương quan hợp lý để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo kế hoạch 5 năm 2006-2010 và các mục tiêu đề ra trong định hướng phát triển và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương đã được phê duyệt. Ưu tiên hỗ trợ các địa bàn thuộc miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng có khó khăn để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng trong toàn tỉnh;

1.3. Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất nguồn vốn cho đầu tư phát triển;

1.4. Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư phát triển.

2. Tiêu chí để làm căn cứ tính điểm cho các huyện, thành phố:

2.1. Tiêu chí dân số, gồm:

- Tổng số dân trung bình năm căn cứ theo số liệu Niên giám thống kê tỉnh năm 2006. Số dân của các huyện, thành phố để tính toán tính điểm sẽ được xác định căn cứ vào số liệu công bố năm 2006 của Cục Thống kê năm 2006, nhân với tốc độ tăng dân số trung bình cả tỉnh năm 2006.

- Số người dân tộc thiểu số là số liệu Cục thống kê công bố, được sở Nội vụ kiểm tra, xác nhận.

2.2. Tiêu chí về trình độ phát triển, gồm:

- Tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn mới) theo số liệu điều tra, tổng hợp hàng năm của sở Lao động - Thương binh và xã hội;

- Thu ngân sách huyện, thành phố (là số thu nội địa, không bao gồm số thu sử dụng đất): căn cứ theo số liệu giao kế hoạch năm 2007 tại Biểu: “Tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách năm 2007” và tiêu chí này tính ổn định cho các năm 2008 - 2010;

- Tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh được tính theo số liệu giao kế hoạch tại Biểu: “Tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách năm 2007” cho các huyện, thành phố và tiêu chí này tính ổn định cho các năm 2008 - 2010.

2.3. Tiêu chí diện tích tự nhiên:

Diện tích tự nhiên được tính trên cơ sở số liệu Niên giám thống kê tỉnh năm 2006. (Trường hợp điều chỉnh địa giới hành chính căn cứ theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tăng giảm khi chưa có số liệu điều tra, đo đạc chính thức).

2.4. Tiêu chí đơn vị hành chính, gồm:

- Số đơn vị xã, phường, thị trấn;

- Số xã miền núi (theo Quyết định của Chính phủ).

2.5. Tiêu chí bổ sung theo cấp đô thị: Thành phố Hải Dương, cộng thêm 6 điểm.

2.6. Tiêu chí đặc thù, gồm:

- Thực trạng giao thông đường bộ (quốc lộ và tỉnh lộ) trên địa bàn huyện, được xếp thành 3 nhóm: nhóm 1 (cơ bản thuận lợi); Nhóm 2 (trung bình); nhóm 3 (kém ).

- Tình hình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của trung tâm huyện, được xếp thành 3 nhóm: nhóm 1 (cơ sở vật chất tốt), nhóm 2 (trung bình), nhóm 3 (kém).

3. Xác định điểm của từng tiêu chí

TT

Tiêu chí tính điểm

Điểm

I- Dân số:

1

- Tổng dân số: cứ 10.000 người được tính

1

2

- Dân tộc: cứ 500 người dân tộc thiểu số tính thêm

0,1

II- Trình độ phát triển

- Điểm của tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới):

3

Tỷ lệ hộ nghèo 10% được tính

(Tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% không tính điểm).

1

4

Tỷ lệ hộ nghèo từ 10% trở lên, cứ tăng thêm 1% tính thêm

0,2

- Điểm của tiêu chí thu ngân sách huyện, thành phố:

5

 Số thu dưới 3 tỷ đồng được tính

0,2

6

Từ 3 tỷ đồng đến dưới 7 tỷ đồng, cứ tăng thêm 1 tỷ đồng tính thêm

0,2

7

Từ 7 tỷ đồng đến dưới 11 tỷ đồng, cứ tăng thêm 1 tỷ đồng tính thêm

0,3

8

Từ 11 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng, cứ tăng thêm 1 tỷ đồng tính thêm

0,4

9

Từ 15 tỷ đồng đến dưới 19 tỷ đồng, cứ tăng thêm 1 tỷ đồng tính thêm

0,5

10

Từ 19 tỷ đồng đến dưới 23 tỷ đồng, cứ tăng thêm 1 tỷ đồng tính thêm

0,7

11

Từ 23 tỷ trở lên, cứ 1 tỷ đồng tăng thêm tính thêm

1

- Điểm của tiêu chí tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh:

12

Số tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh dưới 5%, cứ 1% tính

1

13

 Số tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh từ 5% trở lên cứ 1% tính

1,5

III - Diện tích tự nhiên:

14

 Dưới 10 nghìn ha, được tính

3

15

Từ 10 nghìn ha đến dưới 15 nghìn ha, cứ tăng thêm 1 nghìn ha, tính thêm

0,06

16

Từ 15 nghìn ha đến dưới 20 nghìn ha, cứ tăng thêm 1 nghìn ha, tính thêm

0,04

17

 Từ 20 nghìn ha trở lên, cứ tăng thêm 1 nghìn ha, tính thêm

0,02

IV- Đơn vị hành chính cấp xã

- Điểm tiêu chí số đơn vị hành chính cấp xã:

18

 Dưới 10 đơn vị xã, phường, thị trấn được tính

3

19

Từ 10 đơn vị trở lên, cứ mỗi đơn vị tăng thêm được tính

0,1

20- Tiêu chí xã miền núi: Có 01 xã miền núi được cộng thêm

0,2

V- Tiêu chí bổ sung theo cấp đô thị

21

Thành phố Hải Dương tính thêm

6

VI- Tiêu chí đặc thù (được tỉnh đánh giá, xem xét quyết định sau)

22 Điều kiện về giao thông

 

Nhóm 1 (cơ bản thuận lợi)

1

 

Nhóm 2 (trung bình)

2

 

Nhóm 3 (kém)

3

23 Tình hình cơ sở vật chất các cơ quan hành chính

 

Nhóm 1 (cơ sở vật chất tốt)

1

 

Nhóm 2 (trung bình)

2

 

Nhóm 3 (kém )

3

III. XÁC ĐỊNH MỨC VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÂN ĐỐI CHO CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ

1. Xác định tổng số điểm của 12 huyện, thành phố

Tính điểm cho từng tiêu chí được áp dụng theo phương pháp trên.

Tổng số điểm của 12 huyện, thành phố là tổng các điểm được xác định theo 6 tiêu chí đã nêu ở trên.

2. Xác định vốn định mức cho 1 điểm

Lấy số vốn đầu tư phát triển được phép cân đối cho 12 huyện, thành phố theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh hàng năm chia cho tổng số điểm của 12 huyện, thành phố để xác định được mức vốn định mức cho 1 điểm.

Số vốn định mức tính cho 1 điểm phân bổ vốn đầu tư

=

Tổng số vốn cân đối cho 12 huyện, TP

Tổng số điểm của 12 huyện, TP

3. Xác định mức vốn đầu tư phát triển từng huyện, thành phố

Cơ sở để xác định mức vốn đầu tư phân bổ cho từng địa phương dựa trên các yếu tố nguồn vốn cân đối ngân sách cho đầu tư phát triển, số điểm phân bổ vốn đầu tư theo 6 tiêu chí nêu trên.

Tổng số vốn cân đối cho từng huyện, TP

=

Số vốn định mức tính cho 1 điểm phân bổ vốn đầu tư

x

Tổng điểm phân bổ vốn đầu tư của từng huyện, TP

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 70/2007/NQ-HĐND ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách địa phương giai đoạn 2008 - 2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XIV, kỳ họp thứ 9 ban hành

  • Số hiệu: 70/2007/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 17/07/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
  • Người ký: Bùi Thanh Quyến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/07/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản