- 1Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành.
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 4Luật giao thông đường bộ 2008
- 5Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2011 về tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Chính phủ ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/2013/NQ-HĐND | Tiền Giang, ngày 12 tháng 12 năm 2013 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG, GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2018
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
Qua xem xét dự thảo Nghị quyết kèm theo Tờ trình số 169/TTr-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018; Báo cáo thẩm tra số 89/BC-HĐND ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 gồm các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu
a) Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về giao thông của người tham gia giao thông, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
c) Nâng cao ý thức, trách nhiệm thực thi công vụ của công chức làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông, có tinh thần trách nhiệm cao, hoạt động có hiệu quả, hoàn thành tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.
2. Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm
a) Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông của các ngành chức năng và chính quyền các cấp, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông.
b) Xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong sạch, vững mạnh, có tinh thần trách nhiệm cao, hoạt động có hiệu quả, hoàn thành tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.
c) Tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến mọi tầng lớp nhân dân, hình thức tuyên truyền phải phù hợp với từng đối tượng; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục tại nơi cư trú, nhất là đối với các đối tượng có nguy cơ gây tai nạn giao thông. Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên phải gương mẫu và có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi người và người thân trong gia đình chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
d) Tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình “Tự quản về an toàn giao thông” ở ấp, khu phố, khu dân cư nhằm thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại cơ sở. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của các thành viên trong gia đình, cộng đồng dân cư trong ấp, khu phố, khu dân cư, xem đây là một trong các tiêu chí để xét công nhận gia đình văn hoá, ấp, khu phố an toàn về an ninh trật tự. Phát huy, nhân rộng các sáng kiến của nhân dân về các mô hình quần chúng tham gia công tác an toàn giao thông.
đ) Đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường bộ, đường thủy, tập trung vào các địa bàn trọng điểm và những giờ cao điểm, ở những nơi thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông; bảo đảm trật tự an toàn giao thông được thông suốt, không để tình trạng ách tắc giao thông xảy ra. Khen thưởng, động viên kịp thời cho tập thể, cá nhân chấp hành tốt pháp luật về trật tự an toàn giao thông; xử lý nghiêm đúng quy định của pháp luật những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông và xem đây là một kênh tuyên truyền về pháp luật an toàn giao thông có hiệu quả.
e) Rà soát, bổ sung quy hoạch giao thông vận tải của tỉnh có tầm nhìn lâu dài. Từng bước xây dựng, mở rộng, nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đi lại của nhân dân và giảm thiểu tai nạn giao thông. Mở thêm các tuyến xe buýt, quản lý chặt chẽ vận tải hành khách, hàng hóa. Hàng năm, tăng cường nguồn kinh phí ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, xã nhằm tập trung xóa điểm đen, nơi có nguy cơ thường xảy ra tai nạn giao thông, kịp thời duy tu, bảo dưỡng hệ thống giao thông hiện hữu nhằm nâng cao thời gian sử dụng, tiết kiệm chi phí. Kinh phí dành cho duy tu, bảo dưỡng hệ thống giao thông phải cân đối đồng bộ với kinh phí đầu tư xây dựng mới.
g) Tiến hành rà soát những quy định của pháp luật về lĩnh vực an toàn giao thông chưa phù hợp để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế; cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông; quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp chính quyền và cá nhân người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông.
h) Quản lý chặt chẽ đăng ký, đăng kiểm phương tiện, bảo đảm các phương tiện khi tham gia giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật; tăng cường công tác quản lý các bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
i) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ, bằng thuyền trưởng, máy trưởng; xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, sách nhiễu; các phương tiện tham gia giao thông phải được đăng ký, đăng kiểm đúng quy định; 100% phương tiện ô tô trong tỉnh có lắp đặt hệ thống thiết bị hành trình theo quy định, kiên quyết loại bỏ, đình chỉ các phương tiện không đảm bảo an toàn giao thông.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ hàng năm sơ kết việc tổ chức thực hiện.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động theo hội, theo giới nhằm góp phần đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa VIII, kỳ họp thứ 10 thông qua và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2013 tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Ngọ và năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Kế hoạch 2952/KH-UBND năm 2013 tổ chức đợt hoạt động cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông Tết Dương lịch 2014 và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ và Lễ hội xuân 2014 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Kế hoạch 126/KH-UBND thực hiện Quyết định 2043/QĐ-TTg về tuyên truyền An toàn giao thông giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Chỉ thị 16/2006/CT-UBND tăng cường thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi thành phố Cần Thơ
- 5Quyết định 2714/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Chiến lược bảo đảm an toàn giao thông đường bộ tỉnh Nam Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 6Quyết định 473/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kỳ 2014-2018
- 1Nghị quyết 23/2017/NQ-HĐND về sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 69/2013/NQ-HĐND về biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018
- 2Quyết định 473/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kỳ 2014-2018
- 1Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành.
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 4Luật giao thông đường bộ 2008
- 5Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2011 về tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2013 tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Ngọ và năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7Kế hoạch 2952/KH-UBND năm 2013 tổ chức đợt hoạt động cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông Tết Dương lịch 2014 và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ và Lễ hội xuân 2014 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 8Kế hoạch 126/KH-UBND thực hiện Quyết định 2043/QĐ-TTg về tuyên truyền An toàn giao thông giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Chỉ thị 16/2006/CT-UBND tăng cường thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi thành phố Cần Thơ
- 10Quyết định 2714/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Chiến lược bảo đảm an toàn giao thông đường bộ tỉnh Nam Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Nghị quyết 69/2013/NQ-HĐND về biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018
- Số hiệu: 69/2013/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 12/12/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Danh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/12/2013
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực