Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 126/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 23 tháng 12 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2043/QĐ-TTG NGÀY 05/11/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông"; Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ; Kế hoạch số 38/KH-TU ngày 29 tháng 01 năm 2013 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 18/CT/TW của Ban Bí thư Trung ương; Quyết định số 2043/QĐ-TTg ngày 05 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Tuyên truyền An toàn giao thông giai đoạn 2013 - 2015; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện “Tuyên truyền về An toàn giao thông giai đoạn 2013 - 2015” trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm:
a) Tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông là nhiệm vụ cần thực hiện thường xuyên, liên tục, trong một thời gian dài nhằm xây dựng văn hóa giao thông, nâng cao ý thức trách nhiệm của người thi hành công vụ và người tham gia giao thông;
b) Tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông; bảo đảm hệ thống giao thông vận tải hoạt động thông suốt phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế;
c) Tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông cho người tham gia giao thông, đồng thời kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
d) Huy động mọi nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo và các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp cùng tham gia vào công tác tuyên truyền. Kết hợp có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và thu hút các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hỗ trợ tài chính cho các hoạt động tuyên truyền.
2. Mục tiêu:
a) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của các đối tượng trực tiếp tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông vận tải. Xây dựng và hình thành nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông;
b) Đến hết năm 2015, 95% người tham gia giao thông được phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn giao thông, 100% học sinh, sinh viên các bậc học được giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, 100% đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô được tuyên truyền kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho các lái xe, 100% lãnh đạo các cấp chính quyền được tuyên truyền về an toàn giao thông, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
II. ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Đối tượng tuyên truyền:
a) Các đơn vị kinh doanh vận tải;
b) Học sinh, sinh viên;
c) Người điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt là đội ngũ lái xe khách, lái xe tải nặng, xe siêu trường, siêu trọng và người điều khiển mô tô, xe gắn máy;
d) Cán bộ, lãnh đạo, công nhân viên và người lao động tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp;
đ) Các cấp chính quyền từ cấp huyện đến cấp xã;
e) Các đối tượng tham gia giao thông khác.
2. Nguyên tắc tuyên truyền:
a) Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt từ trung ương đến cơ sở trong việc thực hiện tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông, thường xuyên tổng hợp cung cấp thông tin có định hướng;
b) Xác định rõ về nội dung cho phù hợp với từng nhóm đối tượng và thời điểm để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền trên cơ sở tiết kiệm, hiệu quả, tránh dàn trải, chồng chéo khi triển khai hoạt động truyền thông;
c) Tiến hành các hoạt động tuyên truyền một cách chủ động, tích cực và thường xuyên, liên tục; coi trọng việc đổi mới nội dung, tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền. Tập trung tuyên truyền trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
3. Nội dung tuyên truyền:
a) Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông trên các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không;
b) Tuyên truyền về tình hình tai nạn giao thông để cảnh báo, nhắc nhở người tham gia giao thông;
c) Trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ: Tuyên truyền mạnh và thường xuyên về quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân; tuyên truyền tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và an toàn xã hội; phổ biến tuyên truyền về những hậu quả sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, di chứng do tai nạn giao thông gây ra;
d) Trong lĩnh vực an toàn giao thông đường thủy: Tuyên truyền mạnh và thường xuyên về các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy, trong hoạt động chở khách du lịch, chở khách trên sông; vận động người đi đò mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân;
đ) Trong lĩnh vực an toàn giao thông đường sắt: Tuyên truyền mạnh và thường xuyên về quy tắc an toàn đường sắt, an toàn khi vượt qua đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt;
e) Tuyên truyền các giải pháp chống ùn tắc giao thông.
III. CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH
Nhiệm vụ 1: Tổ chức phổ biến, đưa thông tin, tài liệu tuyên truyền về các quy định đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đến mọi đối tượng người tham gia giao thông và các đơn vị kinh doanh vận tải; tập trung đẩy mạnh tuyên truyền theo các chủ đề như: việc lạm dụng rượu bia khi lái xe; tuyên truyền đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; những hậu quả thiệt hại về tài sản, về sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, di chứng do tai nạn giao thông gây ra; về thực trạng tai nạn giao thông; nguyên nhân, các biện pháp phòng tránh, giảm tai nạn giao thông; các quy tắc giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng cho đến hệ thống đài truyền thanh xã, phường để tuyên truyền cho người dân.
Nhiệm vụ 2: Củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, tăng thời lượng, mở các chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng về pháp luật, quy định của pháp luật, pháp chế, cơ chế, chính sách đã ban hành của Đảng, Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông giúp người dân nhận thức được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đồng thời, giúp người dân nhận thấy quyền và nghĩa vụ của mình khi trực tiếp tham gia giao thông;
- Tổ chức thực hiện, xây dựng các phóng sự, tin bài, clip phản ánh tình trạng vi phạm trật tự, an toàn giao thông, hình ảnh tai nạn giao thông, gương người tốt việc tốt trong việc chấp hành pháp luật giao thông trên hệ thống phát thanh, truyền hình theo các chủ đề nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật an toàn giao thông của người dân; xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng xã hội.
Nhiệm vụ 3: Thông tin tuyên truyền đến cơ sở, khu vực dân cư:
a) Tập trung tuyên truyền trên các trục quốc lộ, đường đô thị có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao. Các tụ điểm phức tạp về an toàn giao thông, các tuyến đường thường xảy ra tai nạn giao thông, các khu công nghiệp, trường học;
b) Tuyên truyền theo đối tượng: Tập trung vào các đối tượng có độ tuổi từ 16 đến 35 tuổi, nhất là nam giới. Đây là độ tuổi dễ vi phạm an toàn giao thông và thường gây tai nạn giao thông;
c) Tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông bằng các phương tiện như loa phát thanh, các pa nô, áp phích, các biểu ngữ; tổ chức các cuộc ra quân, phát động hưởng ứng theo chủ đề về an toàn giao thông;
d) Xây dựng các đội tuyên truyền văn hóa lưu động ở cấp huyện nhằm cung cấp trực tiếp cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn hiểu biết những thông tin cơ bản về trật tự, an toàn giao thông và văn hóa giao thông bằng các phương pháp và hình thức dễ hiểu như văn nghệ, tiểu phẩm sân khấu, tấu hài... trong thời gian thích hợp.
Nhiệm vụ 4: Xây dựng hệ thống truyền thông qua các phương thức khác:
a) Tuyên truyền trực quan, sử dụng pa nô, áp phích, băng rôn trên các trục đường chính, thông tin về quy định xử phạt hành chính trên các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa để người dân hiểu.
b) Tuyên truyền bằng tờ rơi in các nội dung: quy định tốc độ xe cơ giới tham gia giao thông, các nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông và kèm theo hình ảnh; việc lạm dụng rượu bia khi lái xe; tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; những hậu quả thiệt hại về tài sản, về sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, di chứng do tai nạn giao thông gây ra
c) Tuyên truyền tại các nơi công cộng nhà ga, bến xe; tổ chức các buổi tọa đàm nói chuyện về an toàn giao thông, mở các diễn đàn, tạo dư luận xã hội lên án các hành vi vi phạm giao thông;
d) Tuyên truyền qua cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện về an toàn giao thông: Đưa hình ảnh, bài viết về các vụ tai nạn giao thông và các gương người tốt, việc tốt để người dân nâng cao ý thức chấp hành khi tham gia giao thông; giải đáp các thắc mắc của người dân về pháp luật giao thông qua các hình thức giao lưu trực tuyến.
Nhiệm vụ 5: Tổ chức hoạt động tuyên truyền:
a) Tổ chức các cuộc thi về an toàn giao thông: Đối tượng là học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên và người lao động;
b) Thực hiện thường xuyên “Năm an toàn giao thông”, “Tháng an toàn giao thông”, “Tuần an toàn giao thông” theo nhiều chủ đề khác nhau;
c) Tổ chức các cuộc thi về đề tài an toàn giao thông bằng các hình thức: Phim phóng sự, chuyên đề, tài liệu; báo chí, bài viết; thi ảnh hằng năm.
IV. KINH PHÍ TRIỂN KHAI
1. Kinh phí thực hiện Đề án từ các nguồn: Ngân sách địa phương, nguồn đóng góp từ các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị.
2. Cơ chế tài chính: Căn cứ nhiệm vụ được phân công, các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị mình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thực hiện.
V. TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP THỰC HIỆN
1. Ban An toàn giao thông tỉnh
a) Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan khác, kiểm tra, đánh giá, tổng kết và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Nhiệm vụ 1; điểm b Nhiệm vụ 5 của Kế hoạch;
c) Phối hợp, hướng dẫn các đơn vị liên quan để triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch;
d) Hằng năm, xây dựng dự toán kinh phí tổng hợp để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chỉ đạo các cơ quan báo chí TW đóng trên địa bàn tỉnh và địa phương thực hiện Nhiệm vụ 2 của Kế hoạch;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện nội dung Điểm c, Nhiệm vụ 5 của Kế hoạch;
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính
a) Bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để triển khai các nhiệm vụ của Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
b) Phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ trong Kế hoạch, phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tổ chức thực hiện các nội dung tại Điểm a, d, Nhiệm vụ 3 và Điểm a, c, Nhiệm vụ 4 của Kế hoạch.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo; Đại học Huế
a) Rà soát chương trình, nội dung, thời lượng giảng dạy giáo dục an toàn giao thông lồng ghép vào môn học, chuyên đề phù hợp với từng lớp học, bậc học (kể cả các trường mầm non);
b) Triển khai thực hiện đưa giáo dục an toàn giao thông vào chương trình chính khóa cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa như: Tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu về pháp luật giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
6. Sở Giao thông vận tải
a) Đẩy mạnh tuyên truyền về việc đội mũ bảo hiểm, không sử dụng chất uống có cồn khi điều khiển phương tiện, chấp hành các quy định khi tham gia giao thông.
b) Phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan để đưa ra các biện pháp xử phạt, cưỡng chế để nâng cao tính tuyên truyền, răn đe cho các đối tượng và triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch.
7. Công an tỉnh
a) Tổ chức lực lượng, phương tiện tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa;
b) Xây dựng các kế hoạch tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa theo chức năng nhiệm vụ được giao và có hiệu quả. Thông qua các hoạt động công tác nghiệp vụ phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trong đó tập trung tuyên truyền các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông và những hành vi dễ gây ra thương vong khi xảy ra tai nạn giao thông (lạm dụng rượu, bia vượt quá nồng độ quy định, như không đội mũ bảo hiểm, không mặc áo phao).
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai Nhiệm vụ 3, Nhiệm vụ 4 của Kế hoạch;
b) Phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan để triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch;
c) Hằng năm, bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương.
9. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế (VTV Huế), Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (TRT), Báo Thừa Thiên Huế và các cơ quan báo chí khác
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Nhiệm vụ 2 của Kế hoạch phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình;
b) Bố trí chuyên mục, thời gian để phát sóng chương trình an toàn giao thông thích hợp, chú trọng vào các giờ cao điểm để thu hút được sự quan tâm theo dõi của nhiều người để người dân thấy được quyền và nghĩa vụ của mình khi trực tiếp tham gia giao thông;
c) Phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan để triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch.
10. Tỉnh Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
a) Chỉ đạo các cơ sở Đoàn đưa nội dung phổ biến pháp luật về giao thông và xây dựng văn hóa giao thông vào các kỳ sinh hoạt định kỳ hàng tháng, quý và năm. Xác định nội dung Đoàn tham gia đảm bảo an toàn giao thông là tiêu chí thi đua hàng năm của các cấp bộ Đoàn; hành vi vi phạm an toàn giao thông của Đoàn viên được đưa vào đánh giá phân loại Đoàn viên hàng năm;
b) Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo chuyên đề, giao lưu để thanh thiếu niên phản ánh, đề xuất những tiêu chí văn hóa của thanh thiếu niên khi tham gia giao thông;
c) Phối hợp với Ban An toàn Giao thông các địa phương hình thành các mạng lưới tuyên truyền viên trên khắp địa bàn để đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn giao thông;
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Nhiệm vụ 3; Điểm c, Nhiệm vụ 4; Nhiệm vụ 5 của Kế hoạch.
11. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, sản xuất ô tô, xe máy, xe máy điện
a) Tổ chức các khóa đào tạo cho chủ sở hữu phương tiện về thực hành các kỹ năng lái xe như phanh khẩn cấp, thăng bằng trên ván hẹp, cua vòng và tập phản xạ với các tình huống gây nguy hiểm bất ngờ;
b) Tập huấn kiến thức pháp luật giao thông, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho các lái xe ở các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trong công tác này.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ kế hoạch này, triển khai, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động của cơ quan, đơn vị mình để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất. Định kỳ trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm, yêu cầu báo cáo kết quả thực hiện về Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
2. Ban An toàn giao thông tỉnh có trách nhiệm đôn đốc việc triển khai thực hiện của các cơ quan thành viên Ban ATGT tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố Huế.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Tài chính căn cứ kết quả thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động phong trào và những công việc liên quan Kế hoạch này để hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan lập dự toán kinh phí hàng năm thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp với Thường trực Ban ATGT tỉnh để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 641/QĐ-UBND năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch 38-KH/TU, Chỉ thị 18-CT/TW về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2013 thực hiện Nghị quyết 30/NQ-CP, Chương trình 74-CTR/TU về thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông" do tỉnh Hà Giang ban hành
- 3Kế hoạch 10553/KH-UBND năm 2013 đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phục vụ vận chuyển khách trong dịp tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Nghị quyết 69/2013/NQ-HĐND về biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018
- 5Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2014 tuyên truyền về an toàn giao thông giai đoạn 2014-2015 theo Quyết định 2043/QĐ-TTg do tỉnh Thái Bình ban hành
- 6Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2014 tăng cường thực hiện Đề án tuyên truyền về An toàn giao thông giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Chỉ thị 18-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Bí thư ban hành
- 3Nghị quyết 30/NQ-CP năm 2013 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 641/QĐ-UBND năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch 38-KH/TU, Chỉ thị 18-CT/TW về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2013 thực hiện Nghị quyết 30/NQ-CP, Chương trình 74-CTR/TU về thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông" do tỉnh Hà Giang ban hành
- 6Quyết định 2043/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án Tuyên truyền về An toàn giao thông giai đoạn 2013 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 10553/KH-UBND năm 2013 đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phục vụ vận chuyển khách trong dịp tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 8Nghị quyết 69/2013/NQ-HĐND về biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018
- 9Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2014 tuyên truyền về an toàn giao thông giai đoạn 2014-2015 theo Quyết định 2043/QĐ-TTg do tỉnh Thái Bình ban hành
- 10Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2014 tăng cường thực hiện Đề án tuyên truyền về An toàn giao thông giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Cần Thơ ban hành
Kế hoạch 126/KH-UBND thực hiện Quyết định 2043/QĐ-TTg về tuyên truyền An toàn giao thông giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 126/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 23/12/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Lê Trường Lưu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra