Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 61/NQ-HĐND

Kon Tum, ngày 10 tháng 12 năm 2023

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2024

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Xét Tờ trình số 166/TTr-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Nghị quyết phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2024; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo số 450/BC-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2023 và Báo cáo số 454/BC-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Năm 2023, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà phấn đấu hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định, phát triển và đạt được nhiều kết quả (trong số 47 chỉ tiêu chủ yếu (bao gồm cả diện tích mía và cà phê xứ lạnh mới giao bổ sung trong năm) được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 78/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022, đến nay đã có 09 chỉ tiêu đạt kế hoạch và vượt kế hoạch, dự kiến đến cuối năm có thêm 33 chỉ tiêu đạt kế hoạch và vượt kế hoạch và có 05 chỉ tiêu dự kiến khó đạt): Tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, nhiều chỉ tiêu quan trọng của tỉnh tăng cao so với cùng kỳ như: Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp, tổng lượng khách du lịch, kim ngạch xuất nhập khẩu, số hợp tác xã thành lập mới, diện tích trồng mới cây ăn quả, cây Mắc ca, cây dược liệu đảm bảo, chăn nuôi phát triển ổn định; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; kết quả xét công nhận tốt nghiệp Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 đạt tỷ lệ cao; tình hình dịch bệnh được kiểm soát; chất lượng khám, chữa bệnh được cải thiện; giảm nghèo chuyển biến tích cực; các chế độ chính sách an sinh xã hội đảm bảo;... Cải cách thủ tục hành chính đạt được nhiều kết quả tích cực, kinh tế số, xã hội số được chú trọng phát triển; công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp được triển khai quyết liệt, vi phạm về lâm luật giảm so với cùng kỳ; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; đối ngoại được mở rộng.

Tuy nhiên, thu ngân sách nhà nước chưa đảm bảo theo tiến độ; công tác đấu giá, khai thác quỹ đất, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn khó khăn. Việc ban hành giá đất cụ thể, đơn giá cây trồng, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm. Công tác quản lý nhà nước về đất đai có mặt còn hạn chế. Nông nghiệp chưa phát huy được yếu tố lợi thế và gắn với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ; việc hình thành các vùng sản xuất tập trung để tạo vùng nguyên liệu lớn đối với một số loại cây ăn quả, dược liệu chưa nhiều. Động đất, mưa dông, gió lốc gây thiệt hại và ảnh hưởng đáng kể đến đời sống, sản xuất của người dân; nhiều địa bàn có nguy cơ sạt lở cao trước tình hình mưa lớn kéo dài. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu do nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp; việc chủ động đăng ký chỉ tiêu đào tạo nguồn tuyển dụng viên chức giáo dục tại một số địa phương còn hạn chế. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm còn khó khăn, chưa ban hành danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo cho từng nghề trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới ba tháng cho các nghề khi chưa có quy định định mức kinh tế - kỹ thuật. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu về chuyển đổi số còn chậm; việc ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng gây hoang mang cho người dân; việc buôn bán hàng lậu, hàng không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ còn xảy ra. Tình trạng xây dựng công trình trái phép, tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường một số nơi vẫn còn diễn ra. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tại một số địa phương cấp huyện, cấp xã còn thấp. Tai nạn giao thông còn cao.

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nói trên chủ yếu là: Địa bàn rộng, chia cắt, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, nguồn lực còn hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do ảnh hưởng từ thị trường bất động sản nên các dự án sử dụng từ nguồn thu tiền sử dụng đất chậm triển khai. Quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của Luật Lâm nghiệp còn phức tạp làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Tình hình thiên tai không thuận lợi; giá cả một số mặt hàng vật tư nông nghiệp và chi phí đầu vào tại một số thời điểm tăng cao, gây ảnh hưởng bất lợi cho việc đầu tư thâm canh vào sản xuất trồng trọt. Các dự án trọng điểm có quy mô thu hồi đất lớn, đối tượng phải thu hồi đất nhiều, tính chất phức tạp; đơn giá bồi thường, giải phóng mặt bằng còn bất cập, chưa tạo được sự đồng thuận của người dân vùng bị ảnh hưởng. Một số sở, ban ngành, địa phương chưa thật sự chủ động, quyết liệt, sâu sát trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Tính năng động, tiên phong của lãnh đạo các sở, ngành, địa phương chưa được phát huy. Các dự án khai thác quỹ đất, xử lý, sắp xếp các cơ sở nhà đất hiện đang triển khai các bước lập hồ sơ, thủ tục, do đó chưa phát sinh nguồn thu, bên cạnh đó thực hiện cơ chế, chính sách miễn, giảm thuế của Quốc hội, Chính phủ đã ảnh hưởng đến số thu nộp ngân sách năm 2023. Công tác nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành còn chậm; năng lực, kinh nghiệm của một số đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công và chủ đầu tư có mặt còn hạn chế. Mặc dù được tuyên truyền rộng rãi và bằng nhiều hình thức, nhưng một số người dân vẫn nghe theo các lời dụ dỗ trên mạng nên đã dẫn đến bị lừa và mất tài sản. Ý thức chấp hành pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng, an toàn giao thông, giữ gìn trật tự trị an,... của một bộ phận người dân còn hạn chế.

Điều 2. Về mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2024

1. Mục tiêu tổng quát

Huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh; đẩy mạnh phát triển dược liệu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến; đầu tư phát triển đô thị, du lịch, dịch vụ và tăng cường cải cách hành chính; đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh; quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ tài nguyên môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 10% trở lên, với cơ cấu hợp lý. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và mức sống của Nhân dân; bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn; bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo. Giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh; mở rộng quan hệ đối ngoại.

2. Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2024

a) Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt từ 10% trở lên.

- GRDP bình quân đầu người trên 63,7 triệu đồng.

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ 4.600 tỷ đồng trở lên.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 30.000 tỷ đồng trở lên (trong đó vốn đầu tư khu vực tư nhân 22.500 tỷ đồng).

- Trồng mới ít nhất: 2.000 ha cây ăn quả (trong đó, 500 ha sầu riêng, chanh dây 1000 ha, chuối 100 ha, cây có múi 80 ha, dứa 50 ha, cây ăn quả khác 270 ha); 500 ha cây Mắc ca; 500 ha Sâm Ngọc Linh; 1.560 ha cây dược liệu khác.

- Tổng đàn bò 100.000 con; tổng đàn trâu 25.000 con.

- Trồng mới trên 3.000 ha rừng.

- Phấn đấu có thêm 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Phấn đấu có 1.700.000 lượt khách du lịch đến tỉnh.

b) Về văn hóa - xã hội và môi trường

- Dân số trung bình năm 2024 khoảng 601.000 người.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm ít nhất 3-4%/năm.

- Tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số có đất ở đạt 99,03%.

- Tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số có đất sản xuất đạt 98,97%.

c) Về quốc phòng, an ninh: Tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đạt 90% trở lên; tội phạm về trật tự xã hội giảm 5%.

(Chi tiết các chỉ tiêu tại Phụ lục kèm theo)

Điều 3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2024, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021- 2025, Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu sau đây:

1. Triển khai thực hiện kịp thời và hiệu quả các quy hoạch sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt (cụ thể: Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông đến năm 2045; Quy hoạch chung thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông đến năm 2035; Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Kon Tum đến năm 2040;...). Triển khai khai thực hiện tốt Thông báo số 376/TB-VPCP ngày 13 tháng 9 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum; trong đó, tập trung hoàn thành việc trình cấp có thẩm quyền xem xét thông qua Đề án phát triển tỉnh Kon Tum nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị.

2. Tập trung huy động, khai thác nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt đối với các dự án có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế, nhất là các vùng kinh tế động lực của tỉnh. Có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, sớm khắc phục các tồi tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2024. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và tập trung nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, đặc biệt các dự án trọng điểm của tỉnh. Kiên quyết loại bỏ những dự án không thật sự cần thiết, không để tình trạng đầu tư dàn trải, gây lãng phí, kém hiệu quả.

3. Tổ chức thực hiện tốt thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất để tạo nguồn thu. Đẩy nhanh tiến độ đấu giá các trụ sở nhà đất để tạo nguồn thu đầu tư kết cấu hạ tầng. Triển khai quyết liệt các giải pháp về quản lý, xử lý thu hồi nợ đọng thuế. Cơ cấu, sắp xếp lại nhiệm vụ chi cho phù hợp, ưu tiên những nhiệm vụ cấp thiết, mang tính đột phá. Điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, theo hướng tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính.

4. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Tỉnh ủy "về phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030". Mở rộng và phát triển bền vững các loại cây trồng chủ lực như cây ăn quả, Mắc ca, Sâm Ngọc Linh và các cây dược liệu khác; khôi phục và phát triển cà phê xứ lạnh. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xây dựng sản phẩm OCOP đạt chuẩn. Thực hiện quyết liệt, đảm bảo tiến độ trồng mới diện tích rừng và cây phân tán trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch.

5. Cơ cấu lại thực chất ngành công nghiệp theo hướng tập trung vào một số ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng nhanh, bền vững gắn kết với bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh xuất khẩu, tập trung phát triển, nâng cao năng lực xuất khẩu những sản phẩm thế mạnh của địa phương. Tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà máy chế biến: Gỗ; trái cây; sâm Ngọc Linh và dược liệu khác; sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp;...

6. Tập trung phát triển, khai thác các ngành dịch vụ có lợi thế. Nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ du lịch. Khai thác tối đa tiềm năng lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa, di tích lịch sử, di sản vật thể và phi vật thể... để thu hút du khách. Chuẩn bị chu đáo để tổ chức Festival Sâm Ngọc Linh - Kon Tum lần thứ I - Năm 2024, Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 5 năm 2024 đảm bảo thành công và gây ấn tượng trong lòng du khách.

7. Tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tăng cường năng lực và đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, thúc đẩy khởi nghiệp. Phấn đấu duy trì chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); nâng cao chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) và chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS).

8. Thực hiện rà soát, sắp xếp, củng cố mạng lưới trường lớp học, huy động có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường thiết bị dạy học đảm bảo chuẩn hóa, đồng bộ. Củng cố và duy trì kết quả phổ cập giáo dục các cấp học và xây dựng xã hội học tập. Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông.

9. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng y tế, nhất là tuyến cơ sở. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Nâng cao năng lực dự báo, giám sát và phát hiện sớm, chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

10. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc; Kết luận số 76-KL/TW ngày 04 tháng 6 năm 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên địa bàn tỉnh, coi trọng phát triển văn hóa, xã hội ngang tầm với phát triển kinh tế; tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

11. Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tập trung phát triển và có giải pháp mở rộng, phân luồng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu việc làm; tạo chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng; bảo trợ xã hội, các chính sách an sinh xã hội. Thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm mục tiêu giảm nghèo. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách dân tộc, nhất là hỗ trợ định canh, định cư, đất ở, đất sản xuất, nhà ở đối với dân tộc thiểu số và hộ nghèo.

12. Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên các lĩnh vực gắn với việc xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh; đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng của các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực báo chí, xuất bản, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở, phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh.

13. Nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về đất đai; chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo tác động môi trường. Không tham mưu cấp phép các dự án tiêu tốn nhiều năng lượng, khai thác khoáng sản không gắn với chế biến sâu, lãng phí tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ cao về gây ô nhiễm môi trường. Tích cực phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

14. Thực hiện sắp xếp, kiện toàn các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo theo đúng Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ; sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Đẩy mạnh, tạo bước đột phá mới trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ khi phát sinh. Tăng cường đối thoại trực tiếp để giải quyết có hiệu quả những bức xúc của Nhân dân phù hợp với quy định của pháp luật.

15. Triển khai thực hiện tốt các kế hoạch, phương án về đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Quản lý chặt chẽ đoàn ra, đoàn vào, các dự án phi Chính phủ nước ngoài.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh; đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể, vận động quần chúng, đoàn viên và hội viên tích cực thực hiện và giám sát việc thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khoá XII Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2023./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu quốc hội;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Kon Tum;
- Đài PT-TH tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐ.

CHỦ TỊCH




Dương Văn Trang

PHỤ LỤC

CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG AN NINH NĂM 2024
(Kèm theo Nghị quyết số 61/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2022

Kế hoạch năm 2023

Ước thực hiện năm 2023

So sánh (%)

Kế hoạch năm 2024

So với cùng kỳ năm 2022

So với Kế hoạch năm 2023

1

2

3

4

5

6

7=6/4

8=6/5

9

I

CHỈ TIÊU KINH TẾ

1

Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP)

-

Theo giá so sánh năm 2010

Tỷ đồng

17.647

19.400

18.939

107,32%

97,62%

20.840

Nông, lâm, thủy sản

Tỷ đồng

3.755

3.990

3.975

105,84%

99,61%

4.230

Công nghiệp, xây dựng

Tỷ đồng

4.967

5.610

5.496

110,66%

97,97%

6.190

Thương mại, dịch vụ

Tỷ đồng

7.448

8.200

7.948

106,71%

96,93%

8.800

Thuế NK, thuế SP trừ trợ cấp SP

Tỷ đồng

1.478

1.600

1.520

102,89%

95,02%

1.620

-

Theo giá hiện hành

Tỷ đồng

30.483

34.100

34.540

113,31%

101,29%

38.300

Nông, lâm, thủy sản

Tỷ đồng

5.919

6.500

6.623

111,90%

101,90%

7.200

Công nghiệp, xây dựng

Tỷ đồng

9.456

10.660

11.182

118,26%

104,90%

12.400

Thương mại, dịch vụ

Tỷ đồng

12.557

14.150

13.962

111,19%

98,67%

15.700

Thuế NK, thuế SP trừ trợ cấp SP

Tỷ đồng

2.552

2.790

2.772

108,64%

99,37%

3.000

2

GRDP bình quân đầu người

Tr.đồng

52,6

>57

58,42

111,13%

102,49%

63,7

3

Tốc độ tăng trưởng GRDP

%

9,90

>=10

7,32

73,94%

73,20%

10

4

Cơ cấu tổng sản phẩm theo nhóm ngành

%

100

100

100

100

-

Nông, lâm, thủy sản

%

19,42

19-20

19,18

18-19

-

Công nghiệp, xây dựng

%

31,02

31-32

32,37

32-33

-

Thương mại, dịch vụ

%

41,19

41-42

40,42

41-42

-

Thuế NK, thuế SP trừ trợ cấp SP

%

8,37

8-9

8,03

7-8

5

Nông nghiệp

5.1

Trồng trọt

a.

Diện tích

- Lúa

Ha

22.881

22.648

22.730

99,34%

100,36%

22.540

- Cà phê

Ha

29.127

28.934

29.813

102,35%

103,04%

30.549

Trong đó cà phê xứ lạnh

Ha

3.381

3.581

3.581,0

105,92%

100,00%

4.331

- Cao su

Ha

77.541

76.982

79.018

101,91%

102,65%

79.173

- Sắn

Ha

40.209

38.009

39.284

97,70%

103,35%

38.247

- Mía

Ha

961

2.000

1.219

126,90%

60,97%

2.000

- Ngô

Ha

5.257

5.035

5.037

95,81%

100,03%

4.850

- Cây ăn quả

Ha

9.595

10.475

10.565

110,11%

100,86%

12.565

Trong đó, trồng mới:

Ha

3.307

1.100

2.058

62,23%

187,09%

2.000

+ Sầu riêng

Ha

676

680

100,59%

500

+ Chanh dây

Ha

164

295

1.000

+ Chuối

Ha

381

358

100

+ Cây có múi (cam, chanh, bưởi)

Ha

173

43,7

80

+ Dứa

Ha

9

15

50

+ Cây ăn quả khác

Ha

1.904

666,3

270

- Cây Mắc ca

Ha

2.314

3.363

3.466

149,79%

103,07%

3.966

Trong đó, trồng mới

Ha

1.113

1.000

1.159

104,15%

115,92%

500

b.

Sản lượng sản phẩm chủ yếu

- Sản lượng lương thực có hạt

Tấn

119.270

121.672

121.917

102,22%

100,20%

120.857

- Cà phê nhân

Tấn

62.445

69.552

66.300

106,17%

95,32%

69.644

- Cao su mủ tươi

"

86.431

100.635

91.900

106,33%

91,32%

97.889

- Sắn

"

612.136

604.621

617.438

100,87%

102,12%

608.903

- Mía cây

"

53.158

54.515

67.632

127,23%

124,06%

111.524

5.2

Cây dược liệu

- Sâm Ngọc linh

Ha

1.784

2.241

2.385

133,7%

106,42%

2.922

Trong đó, trồng mới

872

500

638

73,2%

127,60%

500

- Cây dược liệu khác

Ha

5.102

5.407

7.717

151,2%

142,72%

9.277

Trong đó, trồng mới

3.235

900

2.723

84,2%

302,58%

1.560

5.3

Chăn nuôi

a.

Tổng đàn

265.805

277.280

284.255

106,94%

102,52%

317.600

- Đàn trâu

Con

23.953

24.100

24.100

100,61%

100,00%

25.000

- Đàn bò

"

84.017

85.000

85.120

101,31%

100,14%

100.000

- Đàn lợn

"

157.835

168.180

175.035

110,90%

104,08%

192.600

b.

Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

- Thịt hơi các loại

Tấn

33.775

36.750

35.520

105,2%

96,7%

37.300

Trong đó: Thịt lợn

Tấn

21.844

23.100

23.100

105,7%

100,0%

24.250

5.4

Lâm nghiệp

- Trồng mới rừng

Ha

5.350

4.000

4.929

92,1%

123,2%

3.000

- Tỷ lệ độ che phủ rừng (có tính cây cao su)

%

63,05

63,12

63,12

100,1%

100,0%

63,85

5.5

Thủy sản

- Diện tích nuôi trồng

Ha

841

850

934

111,1%

109,9%

934

- Sản lượng khai thác

Tấn

2.161

1.868

2.136

98,9%

114,3%

1.690

- Sản lượng nuôi trồng

Tấn

4.966

6.470

6.022

121,3%

93,1%

6.589

6

Công nghiệp

- Khai thác đá

m3

430.000

500.000

475.370

110,55%

95,07%

485.000

- Tinh bột sắn

Tấn

263.360

320.000

285.745

108,50%

89,30%

270.000

- Đường

Tấn

8.538

13.000

12.250

143,48%

94,23%

12.500

- Gỗ cưa hoặc xẻ (trừ gỗ xẻ tà vẹt)

m3

30.360

43.350

33.645

110,82%

77,61%

34.000

- Điện sản xuất

Triệu Kw/h

3.300

4.254

3.313

100,39%

77,88%

3.650

- Điện thương phẩm

Triệu Kw/h

469

478

506

107,89%

105,86%

500

- Nước máy

1000 m3

3.643

4.000

3.837

105,33%

95,93%

4.100

7

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

Tỷ đồng

29.149

31.481

34.184

117,27%

108,59%

34.818

8

Du lịch

-

Tổng lượt khách

L/khách

1.067.750

1.500.000

1.300.000

121,75%

86,67%

1.700.000

+ Khách quốc tế

"

265

8.500

5.000

1887%

58,82%

6.500

+ Khách nội địa

"

1.067.485

1.491.500

1.295.000

121,31%

86,83%

1.693.500

-

Tổng doanh thu

Tỷ đồng

323,0

320

520,0

160,99%

162,50%

605

9

Tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới

42

48

48

114,3%

100,0%

53

Trong đó số xã đạt chuẩn NTM trong năm

6

5

6

100,00%

120,00%

5

10

Sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm quốc gia

Sản phẩm

1

3

3

300,0%

100,0%

1

11

Thu NSNN

Tỷ đồng

4.045

4.500

4.200

103,8%

93,33%

4.600

12

Chi NSNN (bao gồm nguồn năm trước chuyển sang)

Tỷ đồng

9.347

14.304

11.967

128,0%

83,66%

10.702

13

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

320,8

290

359,5

112,1%

123,97%

320,0

14

Kim ngạch nhập khẩu

Triệu USD

6,6

6,9

6,90

104,5%

100,00%

7,20

15

Thứ hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Thứ hạng

37

Tăng 05 bậc so với năm 2022

37

37

16

Thứ hạng Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI)

Thứ hạng

40

40

Tăng 05 bậc so với năm 2023

17

Thứ hạng Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX)

Thứ hạng

55/63

50/63

18

Thứ hạng Chỉ hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS)

Thứ hạng

42/63

19

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn

Tỷ đồng

23.405

27.000

27.035

115,51%

100,13%

30.000

Trong đó vốn đầu tư khu vực tư nhân

17.127

20.400

20.429

119,28%

100,14%

22.500

20

Phát triển doanh nghiệp

-

Thành lập mới doanh nghiệp

Doanh nghiệp

334

360

300

89,82%

83,33%

360

-

Tổng số vốn đăng ký thành lập mới

Tỷ đồng

5.893

7.300

3.300

56,00%

45,21%

4.000

21

Hợp tác xã

-

Tổng số hợp tác xã

Hợp tác xã

232

250

285

122,84%

114,00%

300

+ Số hợp tác xã thành lập mới

Hợp tác xã

48

30

61

127,08%

203,33%

30

-

Tổng số lao động trong hợp tác xã

Người

1.053

1.500

1.600

151,95%

106,67%

2.000

-

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số tham gia vào hợp tác xã

%

17,0

17,5

17,3

101,76%

98,86%

17,6

22

Tổ hợp tác

-

Tổng số tổ hợp tác

Tổ hợp tác

226

250

273

120,8%

109,2%

300

-

Tổng số thành viên tổ hợp tác

Thành viên

2.384

2.500

2.557

107,3%

102,3%

3.000

II

CHỈ TIÊU VĂN HÓA - XÃ HỘI

1

Dân số

-

Dân số trung bình

Người

579.914

593.000

591.266

102,0%

99,71%

601.000

-

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

1,36

<1,2

1,32

97,1%

110,00%

1,29

-

Tuổi thọ trung bình

Tuổi

68,0

68,3

68,2

100,3%

99,85%

68,3

-

Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh

Số bé trai/100 bé gái

105,8

108

108,0

102,1%

100,00%

<108,0

2

Lao động và việc làm

-

Số người được giải quyết việc làm (tăng thêm trong năm)

Người

7.019

6.000

7.053

100,48%

117,55%

6.500

-

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

55,7

57,2

57,2

102,7%

100,00%

58,5

Trong đó, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề

%

41,7

41

42,0

100,8%

102,44%

43

3

Giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều

-

Số hộ nghèo

Hộ

15.940

10.225

10.247

64,3%

100,22%

6.510

-

Tỷ lệ hộ nghèo

%

10,86

6,82

6,85

63,1%

100,44%

giảm 3-4%

-

Số hộ cận nghèo

Hộ

8.857

11.645

11.645

131,5%

100,00%

13.545

-

Tỷ lệ hộ cận nghèo

%

6,03

7,70

7,7

127,7%

100,00%

8,80

4

Giáo dục và Đào tạo

-

Tổng số học sinh đầu năm học

Học sinh

166.769

168.000

168.500

101,0%

100,3%

171.000

-

Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi

"

+ Tiểu học

"

99,9

99,9

99,98

100,1%

100,08%

99,98

+ Trung học cơ sở

"

97,7

97,9

97,9

100,2%

100,0%

98,1

+ Trung học phổ thông

"

57,0

58

58,0

101,8%

100,0%

60,0

-

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông chuyển sang học nghề

%

21,9

25

25,36

115,8%

101,4%

35,0

-

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia

%

+ Mầm non

%

44

46

47,0

105,9%

102,2%

48,0

+ Tiểu học

%

73

74

75,6

104,3%

102,2%

76,0

+ Trung học Cơ sở

%

46

47

48,1

105,7%

102,3%

49,0

+ Trung học phổ thông

%

50

50

52

104,0%

104,0%

54,0

5

Y tế

-

Tỷ lệ bao phủ BHYT

%

92,89

93,35

93,35

100,50%

100,00%

94,15

-

Tỷ lệ bao phủ BHXH so với lực lượng lao động

%

19,58

19,75

19,75

100,87%

100,00%

20,15

-

Tỷ lệ bao phủ BHTN so với lực lượng lao động

%

11,85

11,85

11,85

100,00%

100,00%

12,1

-

Số giường bệnh/10.000 dân (không tính giường trạm y tế xã)

Giường

40,3

39,3

40,0

99,26%

101,78%

39,3

-

Số bác sỹ/10.000 dân

Bác sỹ

10,8

10,5

10,5

97,22%

100,00%

10,5

-

Tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã

%

99

100

99,0

100,00%

99,00%

99,0

-

Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ làm việc

%

100

100

100

100,00%

100,00%

100

-

Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi

%

30,0

29,8

29

96,67%

97,32%

28,8

6

Văn hóa, thể thao, thông tin

-

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa

%

56,8

56,9

57,8

101,76%

101,58%

59,0

-

Tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa

%

91,0

91

95,0

104,40%

104,40%

96

7

Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện

%

99,80

99,91

99,91

100,1%

100,00%

99,91

8

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có đất ở

%

97,99

98,55

98,56

100,58%

100,01%

99,03

9

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có đất sản xuất

%

97,75

98,45

98,60

100,87%

100,15%

98,97

III

Các chỉ tiêu về môi trường

1

Tỷ lệ rác thải sinh hoạt (ở đô thị và nông thôn) được thu gom và xử lý

%

86,0

86,5

87

100,9%

100,35%

87,00

2

Tỷ lệ hộ gia đình ở đô thị sử dụng nước sạch

%

90,0

91

91,0

101,1%

100,0%

92,00

3

Tỷ lệ hộ gia đình ở khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh

%

92,1

93

93,0

101,0%

100,00%

94,00

4

Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

%

100,0

100

100

100,0%

100,0%

100

5

Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường

%

84,6

85

88,9

105,1%

104,58%

85,00

6

Tỷ lệ xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

%

66,7

70

77,77

116,6%

111,10%

80,00

VI

CHỈ TIÊU QUỐC PHÒNG, AN NINH

1

Tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

%

90

>=90

>90

100,00%

100,00%

>=90

2

Tỷ lệ điều tra, khám phá án

%

82

>=82

>82

100,00%

100,00%

>82

Trong đó, án đặc biệt nghiêm trọng

%

97

100

>90

92,8%

90,0%

>90

3

Tỷ lệ giao quân

%

100

100

100

100,0%

100,0%

100

4

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn mạnh về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

%

71

>=71

>75

105,6%

105,6%

75

5

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn, khu dân cư, cơ quan, trường học đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự

%

82

>=80

>80

97,6%

100,0%

85

6

Tỷ lệ tội phạm về trật tự xã hội

Giảm 11,9%

Giảm 5%

Giảm 5%

Giảm 5%

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 61/NQ-HĐND năm 2023 phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2024 do tỉnh Kon Tum ban hành

  • Số hiệu: 61/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 10/12/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Dương Văn Trang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản