Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53 /NQ-HĐBCQG | Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2016 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ SỐ ĐƠN VỊ BẦU CỬ, DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ BẦU CỬ VÀ SỐ LƯỢNG ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐƯỢC BẦU Ở MỖI ĐƠN VỊ BẦU CỬ CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA
Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13;
Xét đề nghị của Ủy ban bầu cử các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Xét đề nghị của Trưởng Tiểu ban nhân sự và giải quyết khiếu nại, tố cáo,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Tổng số đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV trong cả nước là 184.
Điều 2.
Số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được ấn định như sau:
1- Thành phố Hà Nội
Số đơn vị bầu cử là mười.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba mươi.
Đơn vị số 1:
Gồm các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các quận: Đống Đa và Hai Bà Trưng.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm các quận: Hà Đông, Thanh Xuân và Cầu Giấy.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 4:
Gồm quận Hoàng Mai và các huyện: Thanh Trì, Gia Lâm.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 5:
Gồm các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện: Đan Phượng, Hoài Đức.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 6:
Gồm các huyện: Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và Thường Tín.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 7:
Gồm các huyện: Quốc Oai, Chương Mỹ và Thanh Oai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 8:
Gồm thị xã Sơn Tây và các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 9:
Gồm quận Long Biên và huyện Đông Anh.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 10:
Gồm các huyện: Sóc Sơn và Mê Linh.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
2- Thành phố Hồ Chí Minh
Số đơn vị bầu cử là mười.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba mươi.
Đơn vị số 1:
Gồm quận 1, quận 3 và quận 4.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm quận 7 và các huyện: Nhà Bè, Cần Giờ.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm quận 6 và quận Bình Tân.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 4:
Gồm quận 5, quận 10 và quận 11.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 5:
Gồm quận Tân Bình và quận Tân Phú.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 6:
Gồm quận Bình Thạnh và quận Phú Nhuận.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 7:
Gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 8:
Gồm quận 12 và quận Gò Vấp.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 9:
Gồm các huyện: Củ Chi và Hóc Môn.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 10:
Gồm quận 8 và huyện Bình Chánh.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
3- Thành phố Hải Phòng
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là chín.
Đơn vị số 1:
Gồm các quận: Hồng Bàng, Lê Chân và các huyện: Thủy Nguyên, Cát Hải, Bạch Long Vỹ.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các quận: Ngô Quyền, Hải An, Dương Kinh và các huyện: An Dương, Kiến Thụy.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm các quận: Kiến An, Đồ Sơn và các huyện: An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
4- Thành phố Đà Nẵng
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm các quận: Hải Châu, Thanh Khê và Cẩm Lệ
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các quận: Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu và các huyện: Hoàng Sa, Hòa Vang.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
5- Thành phố Cần Thơ
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy.
Đơn vị số 1:
Gồm các quận: Ninh Kiều, Cái Răng và huyện Phong Điền.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các quận: Bình Thủy, Ô Môn và huyện Thới Lai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 3:
Gồm quận Thốt Nốt và các huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
6 - Tỉnh An Giang
Số đơn vị bầu cử là bốn.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là mười.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Long Xuyên và huyện Thoại Sơn.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Châu Phú và Châu Thành.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 3:
Gồm các huyện: Chợ Mới và Phú Tân.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 4:
Gồm thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu và các huyện: An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
7- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Vũng Tàu và các huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Côn Đảo.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Bà Rịa và các huyện: Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
8- Tỉnh Bạc Liêu
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Bạc Liêu và các huyện: Vĩnh Lợi, Hoà Bình.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thị xã Giá Rai và các huyện: Phước Long, Hồng Dân, Đông Hải.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
9- Tỉnh Bắc Kạn
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm các huyện: Ba Bể, Ngân Sơn, Na Rì và Pác Nặm.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Bắc Kạn và các huyện: Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
10- Tỉnh Bắc Giang
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là tám.
Đơn vị số 1:
Gồm các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Tân Yên, Hiệp Hòa và Việt Yên.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm thành phố Bắc Giang và các huyện: Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
11- Tỉnh Bắc Ninh
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 2:
Gồm thị xã Từ Sơn và các huyện: Tiên Du, Yên Phong.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm các huyện: Lương Tài, Gia Bình, Thuận Thành.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
12- Tỉnh Bến Tre
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Bến Tre và các huyện: Châu Thành, Bình Đại.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Giồng Trôm và Ba Tri.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 3:
Gồm các huyện: Thạnh Phú, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
13- Tỉnh Bình Dương
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là chín.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Dĩ An.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thị xã Thuận An và thị xã Tân Uyên.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm thị xã Bến Cát và các huyện: Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
14- Tỉnh Bình Định
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là tám.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Quy Nhơn và các huyện: Tuy Phước, Vân Canh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thị xã An Nhơn và các huyện: Phù Cát, Phù Mỹ.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm các huyện: Hoài Nhơn, Hoài Ân và An Lão.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
15- Tỉnh Bình Phước
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thị xã Bình Long và các huyện: Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các thị xã: Đồng Xoài, Phước Long và các huyện: Đồng Phú, Phú Riềng, Bù Đăng.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
16- Tỉnh Bình Thuận
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy.
Đơn vị số 1:
Gồm các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình và Phú Quý.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Phan Thiết và các huyện: Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm thị xã La Gi và các huyện: Đức Linh, Tánh Linh.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
17- Tỉnh Cà Mau
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Cà Mau và các huyện: Thới Bình, U Minh.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Cái Nước, Phú Tân và Trần Văn Thời.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 3:
Gồm các huyện: Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
18- Tỉnh Cao Bằng
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm các huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình, Hà Quảng, Trà Lĩnh và Hòa An.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Cao Bằng và các huyện: Thông Nông, Quảng Uyên, Phục Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
19- Tỉnh Đăk Lăk
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là chín.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện: Buôn Đôn, Ea Súp, Cư M'Gar.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Krông Bông, Krông Pắc, Lắk, M'Drắk, Cư Kuin và Krông Ana.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm thị xã Buôn Hồ và các huyện: Ea H'Leo, Krông Búk, Krông Năng, Ea Kar.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
20- Tỉnh Đăk Nông
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thị xã Gia Nghĩa và các huyện: Đắk Glong, Đắk R'Lấp, Tuy Đức, Đắk Song.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Đắk Mil, Cư Jút và Krông Nô.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
21- Tỉnh Điện Biên
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Điện Biên Phủ và các huyện: Điện Biên Đông, Mường Ảng, Điện Biên.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thị xã Mường Lay và các huyện: Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé, Tuần Giáo, Tủa Chùa.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
22- Tỉnh Đồng Nai
Số đơn vị bầu cử là bốn.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là mười hai.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Biên Hòa và các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Vĩnh Cửu, Trảng Bom và Thống Nhất.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm thị xã Long Khánh và các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 4:
Gồm các huyện: Định Quán và Tân Phú.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
23- Tỉnh Đồng Tháp
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là tám.
Đơn vị số 1:
Gồm thị xã Hồng Ngự và các huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Cao Lãnh và các huyện: Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm thành phố Sa Đéc và các huyện: Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
24- Tỉnh Gia Lai
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Pleiku và các huyện: Chư Păh, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thị xã An Khê và các huyện: KBang, Kông Chro, Đăk Pơ, Mang Yang, Đăk Đoa.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 3:
Gồm thị xã Ayun Pa và các huyện: Krông Pa, Ia Pa, Phú Thiện, Chư Sê, Chư Pưh.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
25- Tỉnh Hà Giang
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Hà Giang và các huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì và Xín Mần.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
26- Tỉnh Hà Nam
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Phủ Lý và các huyện: Thanh Liêm, Bình Lục.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Kim Bảng, Duy Tiên và Lý Nhân.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
27- Tỉnh Hà Tĩnh
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh và các huyện: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Hương Khê.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân và Lộc Hà.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 3:
Gồm thị xã Hồng Lĩnh và các huyện: Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
28- Tỉnh Hải Dương
Số đơn vị bầu cử là bốn.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là chín.
Đơn vị số 1:
Gồm thị xã Chí Linh và các huyện: Kinh Môn, Kim Thành.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Hải Dương và các huyện: Nam Sách, Thanh Hà.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm các huyện: Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 4:
Gồm các huyện: Bình Giang, Thanh Miện và Ninh Giang.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
29- Tỉnh Hậu Giang
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Vị Thanh và các huyện: Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thị xã Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ và các huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
30- Tỉnh Hoà Bình
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Hòa Bình và các huyện: Đà Bắc, Lương Sơn, Kim Bôi, Kỳ Sơn.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Cao Phong, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu, Tân Lạc và Yên Thủy.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
31- Tỉnh Hưng Yên
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Hưng Yên và các huyện: Kim Động, Khoái Châu, Yên Mỹ.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Tiên Lữ, Phù Cừ và Ân Thi.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 3:
Gồm các huyện: Văn Giang, Văn Lâm và Mỹ Hào.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
32- Tỉnh Khánh Hòa
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy.
Đơn vị số 1:
Gồm thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Nha Trang.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 3:
Gồm thành phố Cam Ranh và các huyện: Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, Trường Sa.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
33- Tỉnh Kiên Giang
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là tám.
Đơn vị số 1:
Gồm các huyện: Tân Hiệp, Kiên Hải, Giồng Riềng và Gò Quao.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng và Châu Thành.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và các huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Phú Quốc, Giang Thành.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
34- Tỉnh Kon Tum
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Kon Tum và các huyện: Kon Plông, Kon Rẫy, Sa Thầy, Ia H’Drai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Đắk Hà, Đắk Tô, Tu Mơ Rông, Ngọc Hồi và Đắk Glei.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
35- Tỉnh Lai Châu
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Lai Châu và các huyện: Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Phong Thổ, Mường Tè, Sìn Hồ và Nậm Nhùn.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
36- Tỉnh Lạng Sơn
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm các huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng và Hữu Lũng.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Lạng Sơn và các huyện: Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
37- Tỉnh Lào Cai
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Lào Cai và các huyện: Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương và Si Ma Cai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
38- Tỉnh Lâm Đồng
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Đà Lạt và các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Lâm Hà, Đam Rông và Di Linh.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 3:
Gồm thành phố Bảo Lộc và các huyện: Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
39- Tỉnh Long An
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là tám.
Đơn vị số 1:
Gồm các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức và Thủ Thừa.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Tân An và các huyện: Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm thị xã Kiến Tường và các huyện: Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
40- Tỉnh Nam Định
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là chín.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Nam Định và các huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Nam Trực, Nghĩa Hưng và Trực Ninh.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm các huyện: Xuân Trường, Giao Thủy và Hải Hậu.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
41- Tỉnh Nghệ An
Số đơn vị bầu cử là năm.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là mười ba.
Đơn vị số 1:
Gồm các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn và Đô Lương.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 2:
Gồm thị xã Thái Hoà và các huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm thị xã Hoàng Mai và các huyện: Yên Thành và Quỳnh Lưu
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 4:
Gồm thành phố Vinh và các huyện: Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 5:
Gồm thị xã Cửa Lò và các huyện: Diễn Châu, Nghi Lộc.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
42- Tỉnh Ninh Bình
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Ninh Bình và các huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Tam Điệp và các huyện: Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
43- Tỉnh Ninh Thuận
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và các huyện: Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Bắc.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Ninh Hải, Thuận Nam, Ninh Phước.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
44- Tỉnh Phú Thọ
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Việt Trì và các huyện: Tam Nông, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thị xã Phú Thọ và các huyện: Phù Ninh, Lâm Thao, Đoan Hùng.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 3:
Gồm các huyện: Thanh Ba, Hạ Hòa, Cẩm Khê.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
45- Tỉnh Phú Yên
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm các huyện: Phú Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa, Sơn Hòa và Sông Hinh.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu và các huyện: Đồng Xuân, Tuy An.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
46- Tỉnh Quảng Bình
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thị xã Ba Đồn và các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Đồng Hới và các huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
47- Tỉnh Quảng Nam
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là tám.
Đơn vị số 1:
Gồm thị xã Điện Bàn và các huyện: Đại Lộc, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Hội An và các huyện: Duy Xuyên, Quế Sơn, Nông Sơn, Thăng Bình, Hiệp Đức.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm thành phố Tam Kỳ và các huyện: Núi Thành, Tiên Phước, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phú Ninh.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
48- Tỉnh Quảng Ngãi
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy.
Đơn vị số 1:
Gồm các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tây và Sơn Hà.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Quảng Ngãi và các huyện: Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Lý Sơ n.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm các huyện: Mộ Đức, Đức Phổ, Ba Tơ, Minh Long.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
49- Tỉnh Quảng Ninh
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Uông Bí và các thị xã: Đông Triều, Quảng Yên.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 3:
Gồm thành phố Móng Cái và các huyện: Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
50- Tỉnh Quảng Trị
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, ĐaKrông, Hướng Hóa và huyện đảo Cồn Cỏ.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và các huyện: Triệu Phong, Hải Lăng.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
51- Tỉnh Sóc Trăng
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Sóc Trăng, thị xã Ngã Năm và các huyện: Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh Trị.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 3:
Gồm thị xã Vĩnh Châu và các huyện: Mỹ Xuyên, Trần Đề.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
52- Tỉnh Sơn La
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Sơn La và các huyện: Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Mường La, Sông Mã, Sốp Cộp và Quỳnh Nhai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 3:
Gồm các huyện: Mộc Châu, Vân Hồ, Phù Yên, Bắc Yên.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
53- Tỉnh Tây Ninh
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm các huyện: Bến Cầu, Trảng Bàng, Gò Dầu và Châu Thành.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Tây Ninh và các huyện: Hòa Thành, Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
54- Tỉnh Thái Bình
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là chín.
Đơn vị số 1:
Gồm các huyện: Vũ Thư, Hưng Hà và Quỳnh Phụ.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Đông Hưng và Thái Thụy.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm thành phố Thái Bình và các huyện: Tiền Hải, Kiến Xương.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
55- Tỉnh Thái Nguyên
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy.
Đơn vị số 1:
Gồm các huyện: Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Thái Nguyên và các huyện: Đồng Hỷ, Võ Nhai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
56- Tỉnh Thanh Hóa
Số đơn vị bầu cử là năm.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là mười bốn.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn và các huyện: Hoằng Hóa, Đông Sơn.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thị xã Bỉm Sơn và các huyện: Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Thạch Thành.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm các huyện: Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia, Như Xuân và Như Thanh.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 4:
Gồm các huyện: Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Yên Định và Thọ Xuân.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 5:
Gồm các huyện: Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Lang Chánh, Bá Thước, Ngọc Lặc, Thường Xuân và Cẩm Thủy.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
57- Tỉnh Thừa Thiên Huế
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là bảy.
Đơn vị số 1:
Gồm thị xã Hương Trà và các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, A Lưới.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Huế và thị xã Hương Thuỷ.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 3:
Gồm các huyện: Phú Vang, Phú Lộc và Nam Đông.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
58- Tỉnh Tiền Giang
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là tám.
Đơn vị số 1:
Gồm thị xã Cai Lậy và các huyện: Cái Bè, Cai Lậy.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thành phố Mỹ Tho và các huyện: Tân Phước, Châu Thành.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 3:
Gồm thị xã Gò Công và các huyện: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
59- Tỉnh Trà Vinh
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Trà Vinh và các huyện: Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thị xã Duyên Hải và các huyện: Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
60- Tỉnh Tuyên Quang
Số đơn vị bầu cử là ba.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm các huyện: Na Hang, Lâm Bình và Chiêm Hóa.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 2:
Gồm các huyện: Hàm Yên và Yên Sơn.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
Đơn vị số 3:
Gồm thành phố Tuyên Quang và huyện Sơn Dương.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là hai.
61- Tỉnh Vĩnh Long
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Vĩnh Long và các huyện: Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thị xã Bình Minh và các huyện: Bình Tân, Trà Ôn, Vũng Liêm.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
62- Tỉnh Vĩnh Phúc
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Vĩnh Yên và các huyện: Vĩnh Tường, Tam Dương, Lập Thạch.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thị xã Phúc Yên và các huyện: Sông Lô, Tam Đảo, Bình Xuyên, Yên Lạc.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
63- Tỉnh Yên Bái
Số đơn vị bầu cử là hai.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là sáu.
Đơn vị số 1:
Gồm thành phố Yên Bái và các huyện: Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2:
Gồm thị xã Nghĩa Lộ và các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên.
Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Điều 3.
Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nơi nhận: | TM. HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA |
- 1Thông tư 02/2016/TT-BNV hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2Nghị quyết liên tịch 11/2016/NQLT/UBTVQH-CP-ĐCTUBTWMTTQVN hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệu kỳ 2016-2021 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Chính phủ - Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 3Văn bản 04/PC-HĐBCQG năm 2015 về phân công nhiệm vụ chỉ đạo và kiểm tra, giám sát công tác bầu cử do Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành
- 4Quyết định 120/QĐ-BNV năm 2016 Kế hoạch tổng thể của Bộ Nội vụ về thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021
- 5Công văn 137-CV/BTGTW năm 2016 đính chính khẩu hiệu số 4 tại Hướng dẫn 169-HD/BTGTW về tuyên truyền bầu cử do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 6Công văn 3068/BTC-HCSN về tạm cấp kinh phí bầu cử năm 2016 do Bộ Tài chính ban hành
- 7Kế hoạch 1054/KH-UBTVQH13 năm 2016 giám sát, kiểm tra công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 8Nghị quyết 115/2016/QH13 năm 2016 bầu Chủ tịch Quốc hội khóa XIII và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội ban hành
- 9Công văn 346/VPHĐBCQG-TT năm 2016 về chế độ báo cáo trong ngày bầu cử và nộp Biên bản kết quả bầu cử do Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành
- 1Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
- 2Thông tư 02/2016/TT-BNV hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3Nghị quyết liên tịch 11/2016/NQLT/UBTVQH-CP-ĐCTUBTWMTTQVN hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệu kỳ 2016-2021 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Chính phủ - Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 4Văn bản 04/PC-HĐBCQG năm 2015 về phân công nhiệm vụ chỉ đạo và kiểm tra, giám sát công tác bầu cử do Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành
- 5Quyết định 120/QĐ-BNV năm 2016 Kế hoạch tổng thể của Bộ Nội vụ về thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021
- 6Công văn 54/HD9BCQG-CTĐB năm 2016 về số đơn vị bầu cử, danh sách đơn vị bầu cử, số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử do Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành
- 7Công văn 137-CV/BTGTW năm 2016 đính chính khẩu hiệu số 4 tại Hướng dẫn 169-HD/BTGTW về tuyên truyền bầu cử do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 8Công văn 3068/BTC-HCSN về tạm cấp kinh phí bầu cử năm 2016 do Bộ Tài chính ban hành
- 9Kế hoạch 1054/KH-UBTVQH13 năm 2016 giám sát, kiểm tra công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 10Nghị quyết 115/2016/QH13 năm 2016 bầu Chủ tịch Quốc hội khóa XIII và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội ban hành
- 11Công văn 346/VPHĐBCQG-TT năm 2016 về chế độ báo cáo trong ngày bầu cử và nộp Biên bản kết quả bầu cử do Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành
Nghị quyết 53/NQ-HĐBCQG năm 2016 về số đơn vị bầu cử, danh sách đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Hội đồng bầu cử Quốc gia ban hành
- Số hiệu: 53/NQ-HĐBCQG
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 03/03/2016
- Nơi ban hành: Hội đồng bầu cử
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/03/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra