Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 523/NQ-HĐND | Quảng Ninh, ngày 27 tháng 9 năm 2022 |
THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 22 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 629/2019/NQ-UBTVQH14 ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn một số hoạt động của Hội đồng nhân dân;
Căn cứ Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này quy định tiếp nhận, phân loại, chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đôn đốc và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri qua hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Thường trực, các ban, các tổ, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.
| TM. THƯỜNG TRỰC HĐND |
TIẾP NHẬN, PHÂN LOẠI, CHUYỂN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT, ĐÔN ĐỐC VÀ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI QUA HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH KHÓA XIV, NHIỆM KỲ 2021 - 2026
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 523/NQ-HĐND ngày 27 tháng 9 năm 2022 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về công tác tiếp nhận, phân loại, chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đôn đốc và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri qua hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh (sau đây viết tắt là HĐND tỉnh).
2. Quy định này áp dụng đối với Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu của HĐND tỉnh, các vị đại biểu HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh trong việc tiếp nhận, giải quyết và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
1. Kiến nghị của cử tri phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác, rõ ràng, phân loại, chuyển đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, theo dõi, đôn đốc và giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri.
2. Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; báo cáo tại kỳ họp tiếp theo của HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri ở địa phương đã được gửi đến HĐND tỉnh tại kỳ họp trước đó.
3. Ngoài việc theo dõi, đôn đốc xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý thì hoạt động giám sát còn xem xét ý kiến đóng góp của cử tri, nhân dân để ban hành cơ chế, chính sách, kiến nghị ban hành cơ chế, chính sách hoặc điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp.
Điều 3. Phân loại kiến nghị của cử tri
1. Phân loại theo thẩm quyền giải quyết
a) Kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết, trả lời của các cơ quan Trung ương là kiến nghị có nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan ở Trung ương.
b) Kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết, trả lời của các cơ quan cấp tỉnh là kiến nghị có nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh.
c) Kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết, trả lời của các các cơ quan cấp huyện là kiến nghị có nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố.
2. Phân loại theo kết quả giải quyết
a) Kiến nghị đã được giải quyết xong là những kiến nghị đã được các cơ quan, tổ chức, đơn vị giải quyết dứt điểm trên thực tế hoặc đã ban hành văn bản giải quyết, trả lời theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật.
b) Kiến nghị đang giải quyết là những kiến nghị mà các cơ quan, tổ chức, đơn vị đang trong quá trình xem xét, giải quyết
c) Kiến nghị sẽ giải quyết là những kiến nghị dự kiến sẽ được giải quyết trên cơ sở đã có kế hoạch ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ chính sách, pháp luật hoặc đã có kế hoạch bố trí nguồn lực thực hiện.
d) Kiến nghị chưa giải quyết là những kiến nghị mà các cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa có văn bản triển khai hoặc chưa có hoạt động xem xét, giải quyết.
đ) Kiến nghị giải trình, thông tin lại với cử tri là những kiến nghị có nội dung đã được các cơ quan, đơn vị giải quyết, trả lời hoặc nội dung có liên quan cơ chế, chính sách, pháp luật đã được quy định trong các văn bản pháp luật và quy định của các cơ quan có thẩm quyền; các kiến nghị chưa thể giải quyết được do chưa có quy định hoặc không phù hợp với các quy định của pháp luật hoặc của cơ quan có thẩm quyền hoặc do chưa có nguồn lực, khả năng để thực hiện, chưa xác định được thời gian cụ thể.
3. Phân loại theo lĩnh vực
a) Kiến nghị thuộc lĩnh vực xây dựng chính quyền.
b) Kiến nghị thuộc lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường.
c) Kiến nghị thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao.
d) Kiến nghị thuộc lĩnh vực y tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội.
đ) Kiến nghị thuộc lĩnh vực dân tộc, tôn giáo.
e) Kiến nghị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
TIẾP NHẬN, PHÂN LOẠI VÀ CHUYỂN KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI
Điều 4. Trách nhiệm của Tổ đại biểu HĐND tỉnh
1. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Thường trực HĐND, UBND cấp huyện trong việc tổ chức tiếp xúc cử tri, tổng hợp kiến nghị, phản ánh của cử tri tại địa phương, đảm bảo việc tổng hợp khoa học, khách quan, rõ địa chỉ, nội dung, đúng với phản ánh của cử tri; phân loại theo đúng lĩnh vực, thẩm quyền giải quyết, báo cáo Thường trực HĐND tỉnh trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động tiếp xúc cử tri
2. Hướng dẫn các thành viên trong Tổ tích cực nghiên cứu nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết của HĐND tỉnh để tuyên truyền, vận động và giải thích, trả lời kiến nghị của cử tri tại các cuộc tiếp xúc cử tri. Thông tin kịp thời kết quả giải quyết kiến nghị cử tri của UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tới cấp ủy, chính quyền và cử tri nơi có kiến nghị. Sâu sát nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, của nhân dân để thông tin, xử lý kịp thời tạo sự đồng thuận của nhân dân.
3. Báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri được phân loại theo thẩm quyền giải quyết, theo lĩnh vực quy định tại Khoản 1, 3 Điều 3 Quy định này và nêu rõ địa chỉ của cử tri nơi kiến nghị.
Điều 5. Trách nhiệm của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
1. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp, phân loại kiến nghị của cử tri do các Tổ đại biểu của HĐND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổng hợp gửi đến; tham mưu cho Thường trực HĐND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp thường lệ gần nhất hoặc tham mưu văn bản cho Thường trực HĐND tỉnh trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của các Tổ đại biểu của HĐND tỉnh để chuyển đến UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri.
2. Báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri được phân loại thẩm quyền giải quyết, kết quả giải quyết và lĩnh vực theo nội dung tại Điều 3 Quy định này.
a) Đối với các kiến nghị thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và các Ban của HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tham mưu văn bản của Thường trực HĐND tỉnh phân công các Ban của HĐND tỉnh theo lĩnh vực hoặc Văn phòng trực tiếp nghiên cứu, đề xuất nội dung giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri.
b) Đối với các kiến nghị có nội dung chưa rõ ràng, trùng lặp, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh phối hợp với các Tổ đại biểu của HĐND tỉnh, các cơ quan, địa phương có liên quan làm rõ nội dung để tổng hợp, phân loại và chuyển đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết, trả lời theo quy định.
c) Đối với các kiến nghị có nội dung đã được các cơ quan Trung ương, UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị giải quyết, trả lời theo đúng quy định của pháp luật hoặc đã được giải trình, thông tin lại với cử tri từ các kỳ họp trước của HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tham mưu văn bản của Thường trực HĐND tỉnh thông báo đến Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, Tổ đại biểu của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã nơi có kiến nghị biết, trả lời cử tri (gửi kèm văn bản, thông báo đã trả lời cử tri trước đó).
THEO DÕI, ĐÔN ĐỐC VÀ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI
1. Các Ban của HĐND tỉnh có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất nội dung giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phân công của Thường trực HĐND tỉnh.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của các ban HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo việc giải quyết và thông tin đến Tổ đại biểu HĐND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã nơi có kiến nghị biết, trả lời cử tri.
Điều 7. Giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri của UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan
1. Trên cơ sở nghị quyết của HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; Báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thường lệ giữa năm, kỳ họp thường lệ cuối năm của HĐND tỉnh được phát hành, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tham mưu Thường trực HĐND tỉnh ban hành văn bản phân công giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri (trong đó phân công rõ trách nhiệm giám sát của các ban của HĐND tỉnh, các tổ đại biểu).
Chậm nhất 30 ngày trước Kỳ họp thường lệ giữa năm và cuối năm, Văn phòng tham mưu với Thường trực HĐND tỉnh ban hành Kế hoạch giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, trong đó phân công rõ trách nhiệm giám sát của các Ban của HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh; trách nhiệm giải quyết và thời hạn báo cáo kết quả giải quyết của UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
2. Trên cơ sở báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị cử tri của UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan; báo cáo kết quả nghiên cứu, đề xuất của các ban của HĐND tỉnh theo lĩnh vực được phân công, Thường trực HĐND tỉnh quyết định việc thành lập Đoàn giám sát, khảo sát chuyên đề và tổ chức làm việc với UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan nếu xét thấy cần thiết. Việc tổ chức hoạt động giám sát, khảo sát chuyên đề được thực hiện theo Quy trình giám sát, khảo sát do Thường trực HĐND tỉnh ban hành.
3. Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo xây dựng báo cáo và dự thao Nghị quyết của HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri báo cáo HĐND tỉnh xem xét, quyết định tại kỳ họp thường lệ giữa năm và cuối năm; gửi đến đại biểu HĐND tỉnh chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp của HĐND tỉnh
Báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh phải đánh giá rõ: Nội dung đã được UBND tỉnh giải quyết xong dứt điểm; Nội dung yêu cầu UBND tỉnh báo cáo giải trình, bổ sung làm rõ; Nội dung yêu cầu báo cáo bổ sung và tiếp tục theo dõi việc giải quyết; Những nội dung thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh để giải trình, thông tin đến cử tri; ưu điểm và tồn tại, hạn chế trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri; những kiến nghị, đề xuất để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri.
4. UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết, chủ động theo dõi, rà soát, tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, kiến nghị đã chuyển các cơ quan Trung ương giải quyết trả lời; hằng tháng, tiến hành kiểm điểm kết quả giải quyết kiến nghị cử tri, phản ánh của nhân dân; hằng quý có báo cáo kết quả về Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh nhằm tăng trách nhiệm của các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong việc phối hợp giải quyết kiến nghị cử tri; báo cáo theo kế hoạch giám sát của Thường trực HĐND tỉnh. Báo cáo bao gồm các nội dung sau:
a) Số lượng kiến nghị do Thường trực HĐND tỉnh chuyển đến, trong đó phân loại cụ thể theo lĩnh vực và kết quả giải quyết theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Quy định này.
b) Đối với kiến nghị đã được giải quyết xong phải có danh mục những văn bản đã được ban hành, thông tin, số liệu minh chứng.
c) Tình hình giải quyết, trả lời kết nghị đã trả lời là “đang giải quyết”, “chưa giải quyết” và “sẽ giải quyết” của các kỳ họp trước của HĐND tỉnh, trong đó nêu rõ những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân; tổng hợp những vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm, kiến nghị nhiều lần, qua nhiều kỳ họp; kiến nghị liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung, ban hành, bãi bỏ cơ chế, chính sách, quy định của tỉnh và kiến nghị liên quan đến các nguồn lực nên chưa thể thực hiện ngay được.
d) Đối với kiến nghị có nội dung phức tạp hoặc có liên quan đến nhiều vấn đề phải giải quyết cần có thêm thời gian để nghiên cứu, kiểm tra, xác minh, xử lý thì phải đề xuất cụ thể về thời gian giải quyết và trả lời.
e) Yêu cầu các cơ quan, đơn vị chậm giải quyết đối với các kiến nghị của cử tri phải tiến hành kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong việc chậm xem xét giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri; Đăng tải, công khai kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri lên cổng thông tin điện tử của tỉnh, hạ tầng của trung tâm truyền thông.
Điều 8. Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của UBND các huyện, thị xã, thành phố
Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại các địa phương có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết, trả lời của UBND, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố đã được ghi nhận tại các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh và phụ lục (các kiến nghị của cử tri không thuộc thẩm quyền giải quyết cấp tỉnh đã được chuyển lại) trong Báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri được tổng hợp, báo cáo đầy đủ, trung thực trong báo cáo kết quả hoạt động của Tổ đại biểu HĐND tỉnh.
Điều 9. Thông tin kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh có trách nhiệm tham mưu văn bản của Thường trực HĐND tỉnh thông tin kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đến các cơ quan, đơn vị và địa phương nơi đã gửi kiến nghị để trả lời cử tri; chủ động cung cấp thông tin cho Trung tâm truyền thông tỉnh để tuyên truyền đến cử tri và nhân dân; thực hiện đăng tải kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh trên chuyên mục “Giám đốc Sở, ban, ngành với cử tri Quảng Ninh”.
Điều 10. Triển khai thực hiện Quy định
1. Các ban HĐND tỉnh, các tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Thường trực HĐND tỉnh.
2. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy định này; kịp thời tổng hợp, báo cáo khó khăn, vướng mắc do các cơ quan, đơn vị phản ánh, đề xuất Thường trực HĐND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Nghị quyết 30/NQ-HĐND năm 2022 về giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri tại Kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2022 về giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 5 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3Nghị quyết 42/NQ-HĐND năm 2022 về thông qua kết quả giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ tư và các ý kiến, kiến nghị tại Nghị quyết 191/NQ-HĐND do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 4Báo cáo 138/BC-HĐND năm 2020 về thẩm tra Tờ trình 3310/TTr-UBND về báo cáo kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2016-2021
- 5Kế hoạch 37/KH-HĐND năm 2022 về tổ chức tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ Mười và sau kỳ họp thứ Tám, thứ Chín (chuyên đề) Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVIII
- 6Báo cáo 01/BC-HĐND năm 2017 về tình hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh từ đầu nhiệm kỳ đến cuối năm 2016
- 7Nghị quyết 31/NQ-HĐND về giải quyết kiến nghị của cử tri năm 2022 do Thành phố Hà Nội ban hành
- 8Nghị quyết 76/NQ-HĐND năm 2022 về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị cụ thể của cử tri do Thành phố Hải Phòng ban hành
- 1Hiến pháp 2013
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 4Nghị quyết 629/2019/UBTVQH14 hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Nghị quyết 30/NQ-HĐND năm 2022 về giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri tại Kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 7Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2022 về giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 5 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 8Nghị quyết 42/NQ-HĐND năm 2022 về thông qua kết quả giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ tư và các ý kiến, kiến nghị tại Nghị quyết 191/NQ-HĐND do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 9Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15 năm 2022 hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 10Báo cáo 138/BC-HĐND năm 2020 về thẩm tra Tờ trình 3310/TTr-UBND về báo cáo kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2016-2021
- 11Kế hoạch 37/KH-HĐND năm 2022 về tổ chức tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ Mười và sau kỳ họp thứ Tám, thứ Chín (chuyên đề) Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVIII
- 12Báo cáo 01/BC-HĐND năm 2017 về tình hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh từ đầu nhiệm kỳ đến cuối năm 2016
- 13Nghị quyết 31/NQ-HĐND về giải quyết kiến nghị của cử tri năm 2022 do Thành phố Hà Nội ban hành
- 14Nghị quyết 76/NQ-HĐND năm 2022 về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị cụ thể của cử tri do Thành phố Hải Phòng ban hành
Nghị quyết 523/NQ-HĐND năm 2022 về quy định tiếp nhận, phân loại, chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đôn đốc và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri qua hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026
- Số hiệu: 523/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 27/09/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Nguyễn Xuân Ký
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra