Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/NQ-HĐND | Bến Tre, ngày 24 tháng 8 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV;
Xét Tờ trình số 5013a/TTr-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Nghị quyết về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ
Điều 1. Thống nhất quan điểm, mục tiêu về phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bến Tre như sau:
1. Quan điểm:
Thống nhất nhận thức và hành động, quán triệt sâu sắc quan điểm “chống dịch như chống giặc”, chăm lo, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và sự an toàn của Nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đặt lên trước hết và trên hết; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và Nhân dân; đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tinh thần chủ động, mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả; quán triệt thực hiện nghiêm các giải pháp của Trung ương theo phương châm sớm hơn, cao hơn; đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; nắm chắc và dự báo tốt tình hình để đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp kịp thời, phù hợp, khả thi, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội, chủ động trong mọi tình huống, không để bị động bất ngờ, mang lại niềm tin cho Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.
2. Mục tiêu:
Tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19; bảo vệ an toàn sức khỏe của Nhân dân, đưa cuộc sống trở lại tình trạng bình thường mới; thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, gắn với công tác an sinh xã hội, nhất là đối với lực lượng tuyến đầu chống dịch, người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người cao tuổi, người yếu thế, các đối tượng lao động tự do, hộ thuộc đối tượng khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19; đảm bảo thực hiện tốt an ninh, trật tự.
Điều 2. Các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
a) Thực hiện nghiêm, đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định và các văn bản hướng dẫn của Trung ương về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19 trên phạm vi toàn tỉnh.
b) Ủy ban nhân dân tỉnh được áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định của Trung ương với phương châm có thể áp dụng sớm hơn, cao hơn nhưng không được chậm hơn, thấp hơn; quyết tâm phòng, chống dịch quyết liệt, mạnh mẽ, cương quyết, hiệu quả; điều hành công tác phòng, chống dịch bằng các văn bản phù hợp theo thẩm quyền quy định.
c) Quyết tâm giữ vững, mở rộng “vùng xanh”, xóa nhanh “vùng vàng, vùng cam”, khoanh hẹp và xóa “vùng đỏ”, thiết lập hành lang an toàn theo từng cấp nhằm bảo vệ vùng xanh cho Nhân dân; sớm đưa đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp về trạng thái bình thường mới trong thời gian sớm nhất.
2. Công tác y tế
a) Xây dựng, cải tạo và chuyển đổi công năng các cơ sở có đủ điều kiện thành bệnh viện dã chiến quy mô 5.000 giường (nhiều cơ sở) với trang thiết bị và nhân lực, vật tư y tế đảm bảo yêu cầu điều trị bệnh; đẩy mạnh tầm soát, cách ly, điều trị F0; mỗi huyện, thành phố có một khu riêng biệt điều trị bệnh nhân F0 không có triệu chứng, nhẹ ở tuyến cơ sở với quy mô từ 100 giường trở lên; thành lập các khu cách ly tập trung cho F1 có nguy cơ cao kết hợp các biện pháp “chặt trong, chặt ngoài” nhằm mở rộng vùng xanh.
b) Mua sắm các trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm theo kế hoạch mua sắm, có dự phòng lớn hơn nhu cầu dự phòng, nhất là các Bệnh viện tuyến chữa trị bệnh nặng, Bệnh viện dã chiến, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm hồi sức cấp cứu... để tích cực chữa trị bệnh kịp thời cho Nhân dân.
c) Đẩy mạnh công tác tiêm phòng vắc xin, tiêm đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng tiêm đến cuối quý IV năm 2021 đạt 95% dân số trên 18 tuổi theo chỉ tiêu phân bổ vắc xin của Bộ Y tế.
d) Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng phương án sẵn sàng huy động mọi nguồn lực cho kịch bản xấu nhất.
đ) Nghiên cứu xây dựng kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế đủ điều kiện để ứng phó lâu dài trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho Nhân dân.
3. Công tác an sinh xã hội
a) Áp dụng các hình thức hỗ trợ an sinh xã hội thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh cho các lao động thuộc tất cả lĩnh vực, ngành nghề trong tỉnh không có hợp đồng lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
b) Khuyến khích xã hội hóa việc xây dựng và nhân rộng các mô hình túi an sinh, túi y tế cho hộ nghèo, lao động gặp khó khăn, công nhân ở trọ, hộ có người mắc bệnh Covid-19....; các mô hình cấp suất ăn miễn phí, siêu thị không (0) đồng, ATM gạo... cho các hộ gia đình chính sách, hộ mất nguồn thu nhập, việc làm và các hộ nuôi con đang học tập, nghiên cứu trong, ngoài tỉnh gặp khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.
c) Thực hiện công tác an sinh xã hội phải đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để xảy ra sai phạm, tiêu cực.
d) Chủ động xây dựng phương án tổ chức năm học 2021-2022 phù hợp, đảm bảo các điều kiện an toàn phòng chống dịch bệnh.
4. Ban hành và thực hiện các giải pháp kịp thời, hiệu quả nhằm khôi phục sản xuất, kinh doanh, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, sản xuất hàng hóa, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp bằng nhiều hình thức phù hợp với khả năng, điều kiện của tỉnh để sớm khôi phục hoàn toàn sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
5. Quyết định các hình thức tổ chức thi công phù hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh trong kế hoạch đầu tư công 2021-2022, đảm bảo tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công theo Nghị quyết của Chính phủ và kế hoạch giải ngân đề ra; đẩy mạnh triển khai các công trình, dự án sử dụng vốn xã hội hóa trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh của địa phương.
6. Huy động nguồn lực, cơ chế tài chính - ngân sách:
a) Cắt giảm, thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết (riêng năm 2021, thực hiện thu hồi các khoản chi thường xuyên đến ngày 30 tháng 8 năm 2021 chưa triển khai) để bổ sung dự phòng ngân sách địa phương; điều chỉnh vốn đối với các dự án chậm triển khai, tiến độ giải ngân thấp để bố trí các dự án cấp thiết phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
b) Chuyển nguồn tiết kiệm chi và nguồn còn tồn ở cấp ngân sách năm 2020 sang năm 2021 là 56,404 tỷ đồng (tiết kiệm chi tăng cường cơ sở vật chất trường học và sự nghiệp giáo dục đào tạo khác: 46,04 tỷ đồng, thực hiện chuyển đổi số: 10 tỷ đồng) để chi phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Dự kiến chi 564 tỷ đồng để thực hiện chi trả chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, hóa chất,… từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, nguồn ngân sách địa phương (nguồn năm trước chuyển sang, nguồn dự phòng ngân sách các cấp, Quỹ dự trữ tài chính, nguồn cải cách tiền lương và nguồn tài chính hợp pháp khác); chi hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động và các nhóm đối tượng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ được sử dụng nguồn cải cách tiền lương để đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng được hưởng.
c) Tăng cường các hoạt động ngoại giao vắc xin để sớm có đủ nguồn vắc xin tiêm cho Nhân dân; huy động, vận động các nguồn ngoài ngân sách nhà nước cho công tác phòng chống dịch, bổ sung cho nguồn mua vắc xin, trang thiết bị, vật tư y tế và hỗ trợ chi phí ăn, ở, chăm sóc, điều trị bệnh nhân F0, F1 và công tác đưa đón người dân Bến Tre từ các tỉnh, thành phố có dịch về địa phương.
d) Theo khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh được quyết định mức hỗ trợ cho các hoạt động xét nghiệm PCR (mẫu gộp, mẫu đơn), test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, chỗ lưu trú tạm thời cho công nhân… đối với các doanh nghiệp áp dụng “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến” hoặc mô hình sản xuất khác phù hợp với tình hình dịch bệnh.
7. Nắm chắc tình hình từ sớm, từ xa, từ cơ sở, chủ động giải quyết có hiệu quả các tình hình phức tạp nổi lên có liên quan đến an ninh, trật tự, không để bị động, bất ngờ; phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, để răn đe, phòng ngừa chung; đảm bảo quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi quản lý và theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện Nghị quyết này; quyết định các biện pháp, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; trường hợp cấp bách trong thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19, có những nhiệm vụ phải trình Hội đồng nhân dân tỉnh thì sau khi có chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất. Sử dụng ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống dịch phải công khai, minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Thời gian thực hiện Nghị quyết: Đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre, khóa X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 24 tháng 8 năm 2021 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2020 về đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19, tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về tiếp tục thực hiện biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 gắn với phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn mới
- 3Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2020 về tiếp tục thực hiện biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 gắn với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau
- 4Nghị quyết 74/NQ-HĐND năm 2021 về một số giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 5Công văn 5529/UBND-VX năm 2020 về tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Ủy ban nhân dân Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2020 về đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19, tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 5Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về tiếp tục thực hiện biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 gắn với phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn mới
- 6Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2020 về tiếp tục thực hiện biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 gắn với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau
- 7Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 do Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 74/NQ-HĐND năm 2021 về một số giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 10Công văn 5529/UBND-VX năm 2020 về tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 do Ủy ban nhân dân Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Nghị quyết 47/NQ-HĐND năm 2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 47/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 24/08/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Hồ Thị Hoàng Yến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra