- 1Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 3Quyết định 1483/QĐ-TTg năm 2011 về Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 221/2012/TTLT-BTC-BCT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 5Quyết định 293/QĐ-TTg năm 2013 hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh Điện Biên, chế độ chi tiêu tiếp khách trong nước và chế độ đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài
- 7Thông tư 26/2014/TT-BCT về việc tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công
- 4Thông tư 46/2012/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5Thông tư 36/2013/TT-BCT Quy định về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công quốc gia do Bộ Công Thương ban hành
- 6Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BTC-BCT hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Công thương ban hành
- 1Nghị quyết 04/2022/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 389/2015/NQ-HĐND quy định chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2Quyết định 2376/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2022
- 3Quyết định 421/QĐ-UBND năm 2024 về công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 389/2015/NQ-HĐND | Điện Biên, ngày 10 tháng 11 năm 2015 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH KHUYẾN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIII – KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân số 31/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;
Căn cứ Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính Phủ về khuyến công;
Căn cứ Thông tư số 36/2013/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2013 Quy định về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công quốc gia;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2014 của liên bộ Tài chính – Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương;
Sau khi xem xét Tờ trình số: 3815/TTr-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Báo cáo thẩm tra số: 27/BC-BDT ngày 06 tháng 11 năm 2015 của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định về chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh Điện Biên với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi điều chỉnh
Chính sách này quy định nội dung và mức chi, nguồn kinh phí sử dụng để khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (sau đây gọi chung là hoạt động khuyến công).
2. Đối tượng áp dụng
a. Các tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên (gọi chung là cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn) bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
b. Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn.
c. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động dịch vụ khuyến công gọi là Tổ chức dịch vụ khuyến công; Tổ chức dịch vụ khuyến công phải có đủ năng lực để triển khai thực hiện các dịch vụ khuyến công theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Nội dung hoạt động khuyến công
Nội dung hoạt động khuyến công được quy định tại Điều 4 Nghị định 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công.
4. Những ngành, nghề, lĩnh vực được hưởng chính sách khuyến công
a) Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và chế biến thực phẩm.
b) Sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng và xuất khẩu, hàng thay thế hàng nhập khẩu;
c) Công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
d) Sản xuất sản phẩm, phụ tùng; lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị, dụng cụ cơ khí, điện, điện tử - tin học. Sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm và công nghiệp hỗ trợ.
đ) Sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp.
e) Khai thác, chế biến khoáng sản. Sản xuất vật liệu xây dựng (trừ sản xuất gạch đất nung).
g) Áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở công nghiệp; xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.
5. Điều kiện để được hỗ trợ kinh phí khuyến công
Tổ chức, cá nhân để được hưởng hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Đề án, dự án khuyến công phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Điện Biên;
b) Ngành, nghề phù hợp với danh mục ngành nghề được hưởng chính sách khuyến công và nội dung đề nghị hỗ trợ phù hợp với nội dung chi hoạt động khuyến công;
c) Nhiệm vụ, đề án, dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
d) Đã đầu tư vốn hoặc cam kết đầu tư đủ kinh phí thực hiện đề án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt (sau khi trừ số kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ);
e) Có cam kết chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của nhà nước cho cùng một nội dung chi được kinh phí khuyến công hỗ trợ;
f) Có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 10 của quy định này.
6. Nguyên tắc ưu tiên
a) Địa bàn ưu tiên, theo thứ tự
- Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới theo quy định của cấp có thẩm quyền;
- Các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định tại Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 2 năm 2013 của Thủ Tướng Chính Phủ;
- Các xã trong kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
- Các địa bàn khác.
b) Ngành nghề ưu tiên
- Ưu tiên các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đã được cấp giấy chứng nhận; sản phẩm thuộc chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp;
- Ưu tiên các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển công nghiệp cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp hỗ trợ (theo quy định tại Quyết định 1483/QĐ-TTg ngày 28/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ).
c) Nguyên tắc xét ưu tiên
- Ưu tiên phân bổ kế hoạch kinh phí khuyến công hàng năm theo địa bàn trước sau đó xét đến ưu tiên về ngành nghề;
- Đối với hoạt động sản xuất sạch hơn không xét thứ tự ưu tiên về địa bàn và ngành nghề mà xét trên hiệu quả và sự cấp thiết của đề án;
7. Nội dung chi và mức chi hỗ trợ đối với hoạt động khuyến công
7.1. Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp
Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn (theo quy định của Chính Phủ) bao gồm: Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh khả thi; dự án thành lập doanh nghiệp và chi phí liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/doanh nghiệp.
7.2. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới. Nội dung gồm: Hỗ trợ xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị; hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ tối đa 30% tổng chi phí các nội dung trên, nhưng không quá 300 triệu đồng/mô hình.
Đối vớí các cơ sở sản xuất đang hoạt động có hiệu quả cần phổ biến tuyên truyền, nhân rộng để các tổ chức, cá nhân khác học tập. Nội dung chi gồm: hoàn chỉnh dây chuyền thiết bị; tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/mô hình.
7.3. Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 150 triệu đồng/cơ sở.
7.4. Tổ chức hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trong và ngoài nước; tổ chức gian hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tham gia hội chợ, triển lãm.
a) Cơ sở sản xuất tham gia hội chợ, triển lãm trong nước, ngoài nước được hỗ trợ 80% tiền thuê gian hàng.
b) Các tổ chức tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công tham gia hội chợ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề được hỗ trợ 100% chi phí, gồm: Khảo sát; thuê gian hàng, mặt bằng; thiết kế, thiết bị trang trí, bảng hiệu, tờ rơi quảng cáo; vận chuyển sản phẩm trưng bày; hoạt động ban tổ chức gian hàng hội chợ (chi phí đi lại, chỗ nghỉ, phụ cấp lưu trú, tiền làm thêm giờ cho cán bộ tham gia hội chợ).
c) Tổ chức hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nước và nước ngoài: Hỗ trợ 100% chi phí thuê mặt bằng, gian hàng, thông tin tuyên truyền và hoạt động của ban tổ chức hội chợ.
7.5. Tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước:
a) Tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm ngoài nước
- Mức hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn đi tham gia khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài là 100% chi phí vé máy bay. Số người được hỗ trợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp đi tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm ngoài nước theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Mức chi áp dụng theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh Điện Biên về việc ban hành chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh Điện Biên, chế độ chi tiêu tiếp khách trong nước và chế độ đi công tác ngắn hạn tại nước ngoài.
b) Tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong nước:
- Hỗ trợ 100% chi phí; gồm: Thuê phương tiện hoặc chi phí tàu, xe, vé máy bay; thuê chỗ ở; phụ cấp lưu trú; tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm và các chi phí khác.
- Mức chi theo Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc ban hành chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
7.6. Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
- Nội dung gồm: Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện; tổ chức bình chọn; công bố và trao giải ( thực hiện theo Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công Thương).
- Mức chi: Không quá 100 triệu đồng/lần bình chọn cấp tỉnh, 30 triệu đồng/lần bình chọn cấp huyện.
7.7. Xây dựng, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm; thiết kế mới, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
a) Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm:
- Nội dung gồm: Thiết kế logo và đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, kiểu dáng sản phẩm; thiết kế bao bì, nhãn mác các sản phẩm chính; sản xuất thử bao bì, nhãn mác.
- Mức chi: Hỗ trợ 50% tổng chi phí các nội dung trên, nhưng không quá 35triệu đồng/sản phẩm.
b) Thiết kế mới, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Nội dung gồm: Thiết kế; nguyên nhiên vật liệu, nhân công sản xuất thử.
- Mức chi: Hỗ trợ tối đa 50% tổng chi phí các nội dung trên, nhưng không quá 30 triệu đồng/cơ sở.
7.8. Chi hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thuê tư vấn trong các lĩnh vực: lập dự án đầu tư; marketing; quản lý sản xuất, tài chính, kế toán, nhân lực; ứng dụng công nghệ, thiết bị mới. Mức hỗ trợ 50% chi phí thuê tư vấn, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/cơ sở.
7.9. Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản các bản tin ấn phẩm; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác về phát triển công thương.
Mức chi phí 100% chi phí thực hiện theo hình thức hợp đồng với cơ quan tuyên truyền và cơ quan thông tin đại chúng theo phương thức đấu thầu, trường hợp đặt hàng giao nhiệm vụ thực hiện theo đơn giá được cấp thẩm quyền phê duyệt.
7.10. Chi hỗ trợ thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cấp tỉnh: Hỗ trợ 30% chi phí thành lập, nhưng không quá 50 triệu đồng cho một hội, hiệp hội.
7.11. Chi hỗ trợ để hình thành cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mức hỗ trợ 50% chi phí hình thành cụm liên kết nhưng không vượt quá 150 triệu đồng/cụm liên kết.
7.12. Hỗ trợ tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn gắn lý thuyết với thực hành theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động.
Nội dung chi, định mức chi hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề thực hiện theo quy định của UBND tỉnh Điện Biên về mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho từng nghề (các nghề chưa có quy định cụ thể thì áp dụng theo nhóm ngành, nghề tương tự).
7.13. Chi hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết; chi hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; chi tổ chức hội nghị, hội thảo và diễn đàn để thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp:
- Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 400 triệu đồng/cụm công nghiệp;
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp; bao gồm: San lấp mặt bằng, đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp nước, thoát nước tại các cụm công nghiệp. Mức hỗ trợ không quá 2.000 triệu đồng/cụm công nghiệp;
7.14. Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Hỗ trợ 30% tổng chi phí, nhưng không quá 200 triệu đồng/cơ sở.
7.15. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công; chỉ đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề của cấp tỉnh, cấp huyện, xã.
Nội dung chi gồm: Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác khuyến công; chi hội thảo chuyên đề, hội nghị đánh giá tổng kết về hoạt động khuyến công; xây dựng, duy trì và phổ biến các cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về khuyến công, sản xuất sạch hơn; nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp; chi thù lao cho cộng tác viên để duy trì mạng lưới cộng tác viên khuyến công; xây dựng chương trình khuyến công từng giai đoạn và kế hoạch khuyến công hàng năm. Mức chi theo quy định hiện hành và theo đề án, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
7.16. Chi hỗ trợ xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện theo Thông tư số: 221/2012/TTLT-BTC-BCT ngày 24/12/2012 của Liên Bộ Tài Chính- Bộ Công Thương hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020.
7.17. Quản lý chương trình, đề án khuyến công.
a) Chi cho cơ quan quản lý kinh phí khuyến công:
- Hỗ trợ xây dựng các chương trình, đề án, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu; nội dung gồm: Làm thêm giờ; văn phòng phẩm, điện thoại, bưu chính, điện nước; chi công tác phí, xăng dầu, thuê xe đi kiểm tra; chi thẩm định xét chọn, nghiệm thu chương trình, đề án khuyến công; chi khác (nếu có).
- Mức chi: Tối đa 1,5% kinh phí khuyến công do Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm.
b) Chi cho tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ khuyến công:
- Chi công tác triển khai thực hiện kế hoạch, đề án bao gồm: Công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, chi khác (nếu có)
- Mức chi: Tối đa 2,5% dự toán đề án khuyến công được duyệt.
7.18. Các nội dung và mức chi khác không có trong quy định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
( Khi các văn bản được viện dẫn trong điều này hết hiệu lực thì áp dụng theo văn bản đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế tương ứng).
7.19. Đối với đề án khuyến công thực hiện tại địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định tại Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 2 năm 2013 của Thủ Tướng Chính phủ sẽ được hưởng mức kinh phí ưu tiên hỗ trợ tăng thêm nhưng không quá 50% các mức kinh phí tại quy định này.
8. Nguồn kinh phí và quản lý kinh phí đảm bảo cho hoạt động khuyến công địa phương
a) Nguồn kinh phí khuyến công bao gồm:
- Ngân sách Trung ương;
- Ngân sách địa phương;
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
b) Nguồn kinh phí khuyến công hàng năm do ngân sách cấp theo kế hoạch nếu chưa sử dụng hết sẽ được chuyển sử dụng trong năm tiếp theo.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày được HĐND tỉnh thông qua và thay thế nghị quyết số 191/2010/NQ-HĐND ngày 16/07/2010 Thông qua quy định khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Điện Biên..
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XIII, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 10 tháng 11 năm 2015./.
Nơi nhận: | KT.CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 191/2010/NQ-HĐND thông qua Quy định khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Điện Biên do Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XII, kỳ họp thứ 18 ban hành
- 2Quyết định 07/2011/QĐ-UBND về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 41-CT/TW về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 3Quyết định 872/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề cương và dự toán Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2025 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 4Quyết định 21/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 5Nghị quyết 57/2016/NQ-HĐND quy định chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020
- 6Nghị quyết 04/2022/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 389/2015/NQ-HĐND quy định chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 7Quyết định 2376/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2022
- 8Quyết định 421/QĐ-UBND năm 2024 về công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Nghị quyết 191/2010/NQ-HĐND thông qua Quy định khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Điện Biên do Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XII, kỳ họp thứ 18 ban hành
- 2Nghị quyết 04/2022/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 389/2015/NQ-HĐND quy định chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 3Quyết định 2376/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2022
- 4Quyết định 421/QĐ-UBND năm 2024 về công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 5Quyết định 07/2011/QĐ-UBND về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 41-CT/TW về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 6Quyết định 1483/QĐ-TTg năm 2011 về Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công
- 8Thông tư 46/2012/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 9Thông tư liên tịch 221/2012/TTLT-BTC-BCT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 10Quyết định 293/QĐ-TTg năm 2013 hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 872/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề cương và dự toán Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2025 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 12Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh Điện Biên, chế độ chi tiêu tiếp khách trong nước và chế độ đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài
- 13Thông tư 36/2013/TT-BCT Quy định về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công quốc gia do Bộ Công Thương ban hành
- 14Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BTC-BCT hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Công thương ban hành
- 15Thông tư 26/2014/TT-BCT về việc tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 16Quyết định 21/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 17Nghị quyết 57/2016/NQ-HĐND quy định chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020
Nghị quyết 389/2015/NQ-HĐND quy định chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- Số hiệu: 389/2015/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 10/11/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Giàng Thị Hoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực