Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 35/2012/QH13 | Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2012 |
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 83/2007/QH11;
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị quyết này quy định việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
3. Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân.
Trong Nghị quyết này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thăm dò mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm.
Điều 3. Mục đích lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ.
Điều 4. Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Bảo đảm quyền của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
2. Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
3. Đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; bảo đảm tiêu chuẩn của người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
Điều 5. Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm
Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn gồm:
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn;
2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. Quốc hội, Hội đồng nhân dân định kỳ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, bảo đảm đúng đối tượng, nguyên tắc, thời hạn và quy trình theo quy định của Nghị quyết này.
2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham gia lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân; cân nhắc thận trọng, khách quan, công tâm, công bằng khi thể hiện tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
3. Người được lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo trung thực kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và giải trình đầy đủ các nội dung mà đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu.
4. Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (nếu có) gửi đến Quốc hội, Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để vận động hoặc có hành vi trái pháp luật tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều 7. Thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ; riêng đối với nhiệm kỳ 2011-2016 thì việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiến hành tại kỳ họp đầu năm 2013.
Điều 8. Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội được quy định như sau:
1. Người được lấy phiếu tín nhiệm quy định tại
Ủy ban thường vụ Quốc hội gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có) đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội;
2. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội có thể gửi văn bản đến người được lấy phiếu tín nhiệm yêu cầu làm rõ hơn những nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm quy định tại
3. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu. Việc thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm phiếu theo quy định tại Điều 31 của Nội quy kỳ họp Quốc hội;
5. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu đối với người được lấy phiếu tín nhiệm;
Điều 9. Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Hội đồng nhân dân
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được quy định như sau:
1. Người được lấy phiếu tín nhiệm quy định tại
Thường trực Hội đồng nhân dân gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp (nếu có) đến đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân;
2. Chậm nhất là 03 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể gửi văn bản đến người được lấy phiếu tín nhiệm yêu cầu làm rõ hơn những nội dung thuộc căn cứ đánh giá tín nhiệm quy định tại
3. Hội đồng nhân dân thành lập Ban kiểm phiếu. Việc thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm phiếu theo quy định tại Điều 13 của Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;
5. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu đối với người được lấy phiếu tín nhiệm;
Điều 10. Hệ quả đối với người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp”
Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Người có trên hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” hoặc 02 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định tại
Điều 11. Các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn quy định tại
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị;
b) Có kiến nghị bằng văn bản của ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội;
c) Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
d) Người được lấy phiếu tín nhiệm có trên hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp”;
đ) Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp" trong 02 năm liên tiếp.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu quy định tại
a) Có kiến nghị bằng văn bản của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;
b) Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
c) Người được lấy phiếu tín nhiệm có trên hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp”;
d) Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” trong 02 năm liên tiếp.
Điều 12. Quy trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
Quy trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được quy định như sau:
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp Quốc hội;
2. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước Quốc hội;
3. Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
4. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
5. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo trước Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu. Việc thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm phiếu theo quy định tại Điều 31 của Nội quy kỳ họp Quốc hội;
8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu đối với người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm;
Điều 13. Quy trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu
Quy trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu được quy định như sau:
1. Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu tại kỳ họp Hội đồng nhân dân;
2. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước Hội đồng nhân dân;
3. Hội đồng nhân dân thảo luận;
4. Hội đồng nhân dân thành lập Ban kiểm phiếu. Việc thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm phiếu theo quy định tại Điều 13 của Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;
6. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu đối với người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm;
Điều 14. Hệ quả đối với người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm
Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bỏ phiếu “không tín nhiệm” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức đối với người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm.
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.
2. Bãi bỏ Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH12.
3. Trường hợp luật, nghị quyết khác của Quốc hội ban hành trước khi Nghị quyết này có hiệu lực có quy định khác với quy định của Nghị quyết này thì áp dụng quy định của Nghị quyết này.
Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2012.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
- 1Luật tổ chức Quốc Hội sửa đổi 2007
- 2Hiến pháp năm 1992
- 3Luật Tổ chức Quốc hội 2001
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị quyết 561/2013/UBTVQH13 hướng dẫn lấy, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn theo Nghị quyết 35/2012/QH13
Nghị quyết 35/2012/QH13 về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn
- Số hiệu: 35/2012/QH13
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 21/11/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 767 đến số 768
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra