Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/NQ-HĐND | Kon Tum, ngày 13 tháng 7 năm 2023 |
VỀ PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2024 TỈNH KON TUM
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2024;
Căn cứ Công văn số 4460/BKHĐT-TH ngày 13 tháng 6 năm 2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2024;
Xét Tờ trình số 87/TTr-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc dự kiến phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2024 tỉnh Kon Tum: Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo số 217/BC-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận của các Tổ đại biểu, thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua dự kiến phương án phân bổ Kế hoạch đầu tư công năm 2024 (kèm theo Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023 và phương án phân bổ Kế hoạch đầu tư công năm 2024 tỉnh Kon Tum).
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khóa XII Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 07 tháng 7 năm 2023./.
| CHỦ TỊCH |
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2023 VÀ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2024 TỈNH KON TUM
(Kèm theo Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị quyết số 63/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 202-2025 tỉnh Kon Tum;
Căn cứ Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;
Căn cứ Công văn số 4460/BKHĐT-TH ngày 13 tháng 6 năm 2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2024;
Căn cứ Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 22 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách địa phương tỉnh Kon Tum;
Căn cứ tình hình phân bổ Kế hoạch đầu tư công hằng năm;
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2023 và dự kiến Kế hoạch đầu tư công năm 2024 của tỉnh Kon Tum như sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2023
1. Tình hình giao và thực hiện kế hoạch vốn năm 2023
Tổng Kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 được Trung ương giao cho tỉnh Kon Tum là 3.587.159 triệu đồng, gồm nguồn vốn ngân sách địa phương là 1.086.237 triệu đồng và ngân sách trung ương là 2.500.922 triệu đồng.
Trên cơ sở mức vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 được Trung ương giao và rà soát tình hình thực tế các nguồn thu của địa phương, địa phương đã giao với tổng mức vốn là 4.817.875 triệu đồng, gồm nguồn ngân sách địa phương là 2.316.953 triệu đồng và nguồn ngân sách trung ương là 2.500.922 triệu đồng. Đến thời điểm hiện nay, tỉnh đã thực hiện phân bổ 4.482.134 triệu đồng, số vốn còn lại chưa phân bổ chi tiết là 335.741 triệu đồng (thuộc nguồn ngân sách địa phương).
Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh, tính đến ngày 20 tháng 6 năm 2022, tổng kế hoạch vốn năm 2023 đã giải ngân 726.313 triệu đồng, đạt 22% trên thực nguồn kế hoạch đến thời điểm báo cáo (726.313 triệu đồng /3.382.652 triệu đồng). Ước đến ngày 30 tháng 9, giải ngân khoảng 1.879.875 triệu đồng, đạt khoảng 52% kế hoạch trung ương giao và ước đến hết niên độ, giải ngân khoảng 3.234.338, đạt khoảng 90% kế hoạch trung ương giao.
* Về Kế hoạch đầu tư công năm 2022 kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023
Tổng kế hoạch năm 2022 được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023 là 435.984 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương là 55.130 triệu đồng và vốn ngân sách trung ương là 380.855 triệu đồng. Tính đến ngày 20 tháng 6 năm 2023, đã giải ngân khoảng 109.723 triệu đồng, đạt 25,17% kế hoạch.
Nhìn chung, địa phương đã chủ động, tích cực triển khai giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 kịp thời, đáp ứng yêu cầu dự án có thể giải ngân kế hoạch ngay từ đầu năm. Bên cạnh đó, đảm bảo bố trí vốn theo nguyên tắc, tiêu chí quy định tại Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(Chi tiết tình hình giải ngân của các nguồn vốn tại các biểu 01, 02, 03, 04, 05 và 06 kèm theo).
Nhìn chung, tỷ lệ giải ngân những tháng đầu năm thấp và xu hướng sẽ tăng vào những tháng cuối năm. Bên cạnh nguyên nhân do ngại làm thủ tục giải ngân nhiều lần, chủ yếu tập trung vào thời điểm cuối năm, do đặc thù của hoạt động đầu tư việc giải ngân đòi hỏi phải có một quá trình và tích lũy giá trị khối lượng thực hiện mới có thể thực hiện các thủ tục giải ngân vốn tại Kho bạc để thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành, thậm chí có trường hợp hoàn thành toàn bộ gói thầu mới thực hiện thanh toán một lần. Còn có những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác giải ngân vốn đầu tư công như sau:
a) Về cơ chế chính sách
- Quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của Luật Lâm nghiệp, yêu cầu chuyển đổi còn phức tạp, phải xin nhiều cấp, ý kiến nhiều bộ, ngành, chưa tạo chủ động cho địa phương, làm mất rất nhiều thời gian nên ảnh hưởng đến tiến độ chung triển khai thực hiện dự án.
- Chính sách về giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư vẫn còn có vướng mắc chưa được sự đồng thuận của người dân dẫn đến tình trạng công tác giải phóng mặt bằng chậm ảnh hưởng đến việc bàn giao mặt bằng để triển khai thực hiện dự án. Việc chưa có cơ chế tách công tác giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư để công tác giải phóng mặt bằng đi trước một bước trong công tác đầu tư dẫn đến nhiều dự án bị chậm tiến độ và gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
- Việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền chưa được Trung ương cho phép một cách triệt để. Cụ thể: theo quy định tại Điều 52 và Điều 68 Luật Đầu tư công 2019 thì việc kéo dài thời gian bố trí vốn thực hiện dự án; kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm nguồn ngân sách địa phương (gồm 3 cấp: tỉnh, huyện, xã) đều thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Điều này phần nào gây bất cập, khó khăn trong quá trình thực hiện, mất nhiều thời gian, thủ tục cho chính quyền các cấp.
b) Về một số vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện
- Nguyên nhân khách quan:
Nhiều dự án triển khai trên địa bàn tỉnh vướng mắc chủ yếu là do công tác giải phóng mặt bằngThời gian qua, nguồn vốn ngân sách địa phương thực hiện cân đối hằng năm còn khó khăn, chủ yếu là các dự án sử dụng từ nguồn thu tiền sử dụng đất bố trí còn hạn hẹp, do không đảm bảo nguồn thu tiền sử dụng đất vì thị trường bất động sản gần như “đóng băng”, dẫn đến các dự án sử dụng từ nguồn thu tiền sử dụng đất được bố trí kế hoạch hàng năm nhưng nguồn thu không đảm bảo để thông báo chi tiết theo kế hoạch.
Nhiều dự án chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định nên không có cơ sở để tham mưu cấp có thẩm quyền phân bổ kế hoạch đầu tư công hàng năm kịp thời, dẫn đến hàng năm kế hoạch phải chờ dự án phê duyệt- Nguyên nhân chủ quan:
Trong quá trình lập chủ trương đầu tư cũng như lập dự án một số đơn vị chủ đầu tư (như dự án Đường từ trung tâm xã Đăk Pne đi huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, ...) chưa khảo sát, đánh giá kỹ các vấn đề về rừng, đất rừng, ... dẫn đến khi thi công mới phát hiện vướng đất rừng, làm chậm tiến độ thi công, tiến độ thực hiện dự án.
Chất lượng hồ sơ một số dự án chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của dự án, trong quá trình triển khai công tác khảo sát, lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư chưa tốt, chưa phù hợp với thực tế dẫn tới phải điều chỉnh nhiều lần... làm chậm tiến độ thực hiện;
Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được phát huy đầy đủ. Còn chậm trễ trong công tác hoàn thiện thủ tục đầu tư, trong công tác nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành, chưa sâu sát công việc và thiếu quyết liệt trong việc xử lý vướng mắc, dẫn đến bồi thường, GPMB kéo dài là chậm tiến độ thực hiện dự án.
3. Giải pháp chỉ đạo triển khai kế hoạch trong các tháng còn lại của năm 2023
Xác định việc đẩy mạnh thực hiện kế hoạch đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2023, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung một số giải pháp mạnh mẽ, tích cực, quyết liệt hơn, cụ thể:
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước; giải ngân vốn đầu tư công; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên…; thực hiện tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn đầu tư theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng; chủ động rà soát điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, còn thiếu vốn theo quy định.
Chuẩn bị mọi điều kiện để hoàn thành thủ tục đầu tư, tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, nâng cao tính sẵn sàng, tính khả thi, khả năng triển khai thực hiện dự án. Thực hiện cơ chế phân công, phối hợp rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án.
Quyết liệt hơn nữa trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án; tích cực tuyên truyền, vận động, đặc biệt là giải thích rõ các quy định pháp luật, về giá đất bồi thường và chính sách bồi thường, hỗ trợ để người dân thống nhất thực hiện. Chủ đầu tư phối hợp tốt hơn với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án; lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định.
Kiên quyết thực hiện việc điều chuyển vốn từ các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng. Xử lý nghiêm trách nhiệm đối với các Chủ đầu tư để chậm tiến độ giải ngân.
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vướng mắc về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán vốn đầu tư...
Thực hiện nghiêm việc đánh giá cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị liên quan trong triển khai thực hiện nhiệm vụ giải ngân kế hoạch đầu tư công. Kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật và cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ giao, thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công.
a) Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia(4) và ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc giab) Tình hình phân bổ, sử dụng vốn ngân sách Trung ương
Căn cứ dự toán ngân sách Trung ương năm 2022, 2023 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao, địa phương đã phân bổ dự toán ngân sách trung ương, vốn đối ứng ngân sách địa phương và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022, 2023 cho các đơn vị thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo theo yêu cầu, tiến độ của trung ương, cụ thể:
- Dự toán năm 2022 đã giao 898.432 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 672.411 triệu đồng và vốn sự nghiệp 226.021 triệu đồng), bằng 100% dự toán Trung ương giao.
- Dự toán năm 2023 đã giao 1.177.683 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 675.155 triệu đồng, vốn sự nghiệp 502.528 triệu đồng), bằng 94,74% dự toán Trung ương giao (còn 65.419 triệu đồng vốn sự nghiệp thuộc CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, phân bổ sau khi đảm bảo điều kiện theo quy định).
Đến ngày 20 tháng 5 năm 2023, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương năm 2022 đạt 377,795 tỷ đồng, đạt 56,19% kế hoạch Trung ương giao; giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương năm 2023 đạt 110,02 tỷ đồng, đạt 16,3% kế hoạch Trung ương giao.
Ước đến ngày 30 tháng 6 năm 2023, giải ngân kế hoạch năm 2022 đạt 601.961 triệu đồng, đạt 77% dự toán Trung ương giao; giải ngân kế hoạch năm 2023 đạt 200.892 triệu đồng, đạt 16,16% dự toán Trung ương giao.
c) Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình (đến thời điểm báo cáo)
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Đến nay toàn tỉnh có 42 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới, 01 xã đạt 15 tiêu chí, 37 xã đạt từ 10 đến 15 tiêu chí và 06 xã đạt dưới 10 tiêu chí, bình quân toàn tỉnh đạt 15,35 tiêu chí/xã. Đã có 04 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, 10 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và 19 thôn (làng) đạt chuẩn thôn nông thôn mới. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được duy trì thực hiện, đến nay toàn tỉnh có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên còn hiệu lực, trong đó có 01 sản phẩm đạt 5 sao, 06 sản phẩm tiềm năng 5 sao (đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá phân hạng), 16 sản phẩm đạt 4 sao và 165 sản phẩm 3 sao.
Ước thực hiện cả năm 2023: Toàn tỉnh có 47 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, 05 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 33 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí, không còn xã đạt chuẩn dưới 10 tiêu chí. Bình quân đạt 16 tiêu chí trên xã, tăng 0,65 tiêu chí so với năm 2022; có thêm 03 xã đạt chuẩn nông nông thôn mới nâng cao, 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
- Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Ước thực hiện đến hết năm 2023 có 05 xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có đất ở ước đạt 98,55%, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đất sản xuất ước đạt 98,45%; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Tính đến cuối năm 2022, theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 15.943 hộ, chiếm tỷ lệ 10,86% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh; tổng số hộ thoát nghèo trong năm 2022 là 6.781 hộ, tương ứng tỷ lệ giảm hộ nghèo là 4,46% đạt 111,5% so với kế hoạch.
II. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2024
1. Nguyên tắc, mục tiêu lập kế hoạch đầu tư công năm 2024
a) Nguyên tắc
- Việc lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 phải tuân thủ thứ tự ưu tiên bố trí vốn theo quy định tại Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư nguồn NSNN giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 63/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum; Nghị quyết số 57/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định phân cấp ngân sách Nhà nước tỉnh Kon Tum giai đoạn 2022-2025.
- Dự kiến mức vốn bố trí cho từng dự án không vượt quá tổng mức đầu tư dự án trừ đi lũy kế dự kiến giải ngân vốn đến hết năm 2023 và không vượt quá kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được giao cho dự án trừ đi số vốn đã giải ngân năm 2021, 2022 và dự kiến giải ngân năm 2023 (bao gồm số vốn được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023). Mức vốn bố trí cho từng dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân trong năm 2024.
- Danh mục dự án dự kiến bố trí vốn ngân sách nhà nước năm 2024 phải thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt.
- Việc phân bổ vốn phải bảo đảm theo thứ tự ưu tiên sau: (i) Ưu tiên phân bổ vốn để thu hồi các khoản vốn ứng trước; thanh toán hết nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có); (ii) Bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng; dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2024 để phát huy hiệu quả đầu tư; (iii) Bố trí vốn cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài (bao gồm cả vốn đối ứng); vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư; dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; (iv) Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; trong đó phấn đấu giảm thời gian thực hiện và bố trí vốn các dự án nhóm B, nhóm C so với thời gian tối đa được phép quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư công, sớm đưa công trình vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư; (v) Bố trí đủ vốn cho các dự án trọng điểm kết nối, có tác động lan tỏa, liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững theo tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, (vi) Sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên, số vốn còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư …
- Không bố trí kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư nguồn ngân sách nhà nước.
b) Mục tiêu
- Từng bước đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, góp phần thực hiện đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
- Đảm bảo cho việc huy động và cân đối bố trí các nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước; đồng thời là cơ sở để các cấp, các ngành chỉ đạo triển khai thực hiện và quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư công.
- Đảm bảo việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển được công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.
2. Dự kiến kế hoạch và phương án phân bổ đầu tư công năm 2024
Dự kiến kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh như sau:
ĐVT: Triệu đồng.
STT | Nguồn vốn | Dự kiến KH năm 2024 | Ghi chú | ||
Tổng số | Trong đó | ||||
Vốn trong nước | Ngoài nước | ||||
| TỔNG SỐ | 4.073.059 | 3.988.466 | 84.593 |
|
A | VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG | 2.309.798 | 2.291.798 | 18.000 |
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
1 | Chi xây dựng cơ bản vốn tập trung trong nước | 532.037 | 532.037 |
|
|
2 | Đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất | 1.679.761 | 1.679.761 |
|
|
- | Nguồn thu sử dụng đất theo mức vốn cân đối | 500.000 | 500.000 |
|
|
- | Nguồn thu sử dụng đất, thuê đất từ các dự án có sử dụng đất tỉnh giao tăng thêm | 1.179.761 | 1.179.761 |
|
|
| Trong đó: phân bổ cho các dự án | 925.857 | 925.857 |
|
|
3 | Xổ số kiến thiết | 80.000 | 80.000 |
|
|
4 | Bội chi ngân sách địa phương | 18.000 |
| 18.000 |
|
B | VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG | 1.763.261 | 1.696.668 | 66.593 |
|
1 | Vốn ngân sách trung ương (trong nước) đầu tư theo ngành, lĩnh vực | 753.226 | 753.226 |
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
- | Các dự án trọng điểm, dự án có tính liên kết vùng | 200.000 | 200.000 |
|
|
2 | Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội | 70.000 | 70.000 |
|
|
3 | Các Chương trình mục tiêu quốc gia | 905.035 | 873.442 | 31.593 |
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
| Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 | 620.012 | 620.012 |
|
|
| Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 | 141.430 | 141.430 |
|
|
| Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 | 143.593 | 112.000 | 31.593 |
|
4 | Vốn nước ngoài | 35.000 |
| 35.000 |
|
(Chi tiết các nguồn vốn như tại Biểu số 07 kèm theo)
3. Giải pháp chỉ đạo triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2024
Năm 2024 là năm thứ tư thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức như tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư phát triển năm 2024, ngoài việc tiếp tục chỉ đạo thực hiện theo các văn bản đã ban hành, địa phương sẽ tập trung chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc một số giải pháp như sau:
- Thực hiện nghiêm theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước sửa đổi và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương.
- Kịp thời phân bổ chi tiết kế hoạch năm 2024 đến các đơn vị ngay sau khi được Trung ương giao và chỉ đạo các địa phương, đơn vị, chủ đầu tư triển khai thực hiện kế hoạch ngay từ những ngày đầu tháng đầu năm kế hoạch.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và tập trung nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm.
- Tập trung huy động, khai thác nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công - tư để tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, đặc biệt đối với các dự án có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm, kiên quyết thay thế các nhà thầu yếu kém về năng lực, triển khai dự án không đảm bảo theo yêu cầu về chất lượng và thời gian theo hợp đồng đã ký kết./.
1. Biểu số 1: Tổng hợp tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước kế hoạch năm 2023
2. Biểu số 2: Báo cáo chi tiết tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 20223vốn cân đối ngân sách địa phương
3. Biểu số 3: Báo cáo chi tiết tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 nguồn thu để lại chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước
4. Biểu số 4: Báo cáo chi tiết tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung ương đầu tư theo ngành, lĩnh vực (vốn trong nước) năm 2023
5. Biểu số 5: Báo cáo chi tiết tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung ương thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
6. Biểu số 6: Báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư năm 2023 vốn ngân sách trung ương (vốn oda và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài)
7. Biểu số 7: Dự kiến kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024.
8. Biểu số 8: Dự kiến phương án phân bổ kế hoạch đầu tư nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương năm 2024
9. Biểu số 9: Chi tiết nguồn phân cấp, hỗ trợ có mục tiêu cho các huyện, thành phố
10. Biểu số 10: Dự kiến phương án phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước) năm 2024
11. Biểu số 11: Dự kiến phương án phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
12. Biểu số 12: Dự kiến phương án phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương (vốn nước ngoài) năm 2024.
(2) Như: dự án Mua sắm trang thiết bị y tế để nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh từ bệnh viện hạng II lên bệnh viện hạng I quy mô 750 giường; dự án Đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo và mua sắm trang thiết bị cho 03 Bệnh viện đa khoa khu vực, trung tâm y tế tuyến huyện, tỉnh Kon Tum; Đầu tư mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6 cho các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018;…
(4) Các Quyết định số: 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021; Số: 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022; 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022.