- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật khiếu nại 2011
- 3Luật tố cáo 2011
- 4Hiến pháp 2013
- 5Luật tiếp công dân 2013
- 6Nghị quyết 759/2014/UBTVQH13 quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 7Luật Đầu tư công 2014
- 8Nghị quyết 85/2014/QH13 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn của Quốc hội ban hành
- 9Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2016/NQ-HĐND | Vĩnh Phúc, ngày 21 tháng 7 năm 2016 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND ngày 20/11/2015;
Xét Tờ trình số 16/TTr-BVHXH ngày 13/7/2016 của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh về việc ban hành Nội quy kỳ họp HĐND tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Nội quy kỳ họp HĐND tỉnh.
1. Các đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh; UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu và Đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 19 tháng 7 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2016./.
| CHỦ TỊCH |
KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 34/2016/HĐND ngày 21/7/2016 của HĐND tỉnh)
1. Kỳ họp HĐND tỉnh là hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND tỉnh. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. HĐND tỉnh họp mỗi năm ít nhất hai kỳ. HĐND tỉnh tổ chức kỳ họp thường lệ và kỳ họp bất thường.
HĐND tỉnh họp bất thường khi Thường trực HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND tỉnh yêu cầu.
3. HĐND tỉnh họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND thì HĐND tỉnh quyết định họp kín.
Điều 2. Triệu tập kỳ họp HĐND tỉnh
1. Kỳ họp thứ nhất của HĐND tỉnh khóa mới được triệu tập chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu HĐND tỉnh; trường hợp có bầu cử lại, bầu cử thêm đại biểu HĐND tỉnh hoặc lùi ngày bầu cử thì thời hạn triệu tập kỳ họp thứ nhất được tính từ ngày bầu cử lại, bầu cử thêm.
Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa HĐND tỉnh do Chủ tịch HĐND tỉnh khóa trước triệu tập. Trường hợp khuyết Chủ tịch HĐND tỉnh thì một Phó Chủ tịch HĐND tỉnh khóa trước triệu tập kỳ họp; nếu khuyết cả Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định triệu tập viên để triệu tập kỳ họp HĐND tỉnh.
2. Trong nhiệm kỳ, Thường trực HĐND tỉnh quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ chậm nhất là 20 ngày, kỳ họp bất thường chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Trường hợp khuyết Thường trực HĐND tỉnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định triệu tập viên, để triệu tập kỳ họp HĐND tỉnh.
3. Quyết định triệu tập kỳ họp được gửi đến đại biểu HĐND tỉnh. Quyết định triệu tập kỳ họp được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 03 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp bất thường.
Điều 3. HĐND tỉnh họp trù bị, khai mạc, bế mạc kỳ họp
1. Trước khi khai mạc kỳ họp, HĐND tỉnh họp trù bị để xem xét, thông qua chương trình kỳ họp và tiến hành một số nội dung khác. Chủ tọa kỳ họp HĐND tỉnh điều hành phiên họp trù bị.
2. Kỳ họp thường lệ giữa năm khai mạc vào tháng 7; kỳ họp thường lệ cuối năm khai mạc vào tháng 12. Trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp vào các thời điểm nêu trên thì thời gian khai mạc kỳ họp do Thường trực HĐND tỉnh quyết định. Ngày khai mạc kỳ họp thứ Nhất của mỗi khóa HĐND tỉnh do Chủ tịch HĐND tỉnh khóa trước hoặc người tiến hành triệu tập kỳ họp HĐND tỉnh quyết định chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu HĐND tỉnh. Ngày khai mạc kỳ họp cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh do Thường trực HĐND tỉnh quyết định.
3. Chủ tịch HĐND tỉnh khai mạc và bế mạc kỳ họp. Tại kỳ họp thứ Nhất của mỗi khóa, Chủ tịch HĐND tỉnh khóa trước hoặc người tiến hành triệu tập kỳ họp HĐND tỉnh khai mạc kỳ họp.
4. Trước khi Chủ tịch HĐND tỉnh khai mạc và sau khi Chủ tịch HĐND tỉnh bế mạc kỳ họp, HĐND tỉnh làm lễ chào cờ, hát Quốc ca.
Điều 4. Chủ tọa kỳ họp HĐND tỉnh
Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa phiên họp HĐND tỉnh. Các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh giúp Chủ tịch HĐND tỉnh trong việc điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch HĐND tỉnh.
Tại kỳ họp thứ Nhất của mỗi khóa HĐND tỉnh Chủ tịch HĐND tỉnh hoặc người tiến hành triệu tập kỳ họp HĐND tỉnh chủ tọa các phiên họp HĐND tỉnh cho đến khi HĐND tỉnh bầu ra Chủ tịch HĐND tỉnh khóa mới.
Điều 5. Thư ký kỳ họp HĐND tỉnh
1. Văn phòng HĐND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thư ký phục vụ kỳ họp của HĐND tỉnh.
2. Thư ký kỳ họp HĐND tỉnh có những nhiệm vụ sau đây:
a) Lập danh sách đại biểu HĐND tỉnh có mặt, vắng mặt trong các phiên họp và trong kỳ họp;
b) Ghi biên bản phiên họp, kỳ họp;
c) Tổng hợp đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến phát biểu của đại biểu tại cuộc họp Tổ đại biểu HĐND tỉnh và phiên họp toàn thể;
d) Tham mưu cho Chủ tọa kỳ họp trong việc thực hiện các quy trình, thủ tục tại kỳ họp;
đ) Giúp Chủ tọa kỳ họp cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền về kỳ họp.
Điều 6. Chương trình kỳ họp HĐND tỉnh
1. Căn cứ vào nghị quyết của HĐND tỉnh, theo đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh dự kiến chương trình kỳ họp HĐND tỉnh.
Chương trình kỳ họp thứ Nhất của HĐND tỉnh khóa mới do Thường trực HĐND tỉnh khóa trước dự kiến. Các Ban của HĐND tỉnh khóa trước thẩm tra các nội dung trong dự kiến chương trình kỳ họp thứ Nhất của HĐND tỉnh khóa mới, báo cáo Thường trực HĐND tỉnh khóa trước để xem xét tại kỳ họp thứ Nhất của HĐND tỉnh khóa mới.
2. Dự kiến chương trình kỳ họp HĐND tỉnh được gửi đến đại biểu HĐND tỉnh chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường. Dự kiến chương trình kỳ họp HĐND tỉnh được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 03 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp bất thường.
3. HĐND tỉnh quyết định chương trình kỳ họp. Chương trình kỳ họp HĐND tỉnh do HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại phiên họp trù bị theo trình tự sau đây:
a) Thường trực HĐND tỉnh báo cáo về dự kiến chương trình kỳ họp HĐND tỉnh. Tại kỳ họp thứ Nhất của mỗi khóa, Thường trực HĐND tỉnh khóa trước hoặc người tiến hành triệu tập kỳ họp HĐND tỉnh báo cáo về dự kiến chương trình kỳ họp HĐND tỉnh;
b) HĐND tỉnh xem xét, thông qua chương trình kỳ họp HĐND tỉnh.
4. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp đã được thông qua.
Thường trực HĐND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp HĐND tỉnh theo trình tự sau đây:
a) Thường trực HĐND tỉnh trình HĐND tỉnh việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp HĐND tỉnh;
b) HĐND tỉnh xem xét, thông qua việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp HĐND tỉnh.
5. Trường hợp cần thiết điều chỉnh thời gian thực hiện nội dung trong Chương trình kỳ họp đã được HĐND tỉnh thông qua thì Thường trực HĐND tỉnh quyết định và báo cáo HĐND tỉnh.
Điều 7. Khách mời tham dự kỳ họp HĐND tỉnh
1. Đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, đại biểu Quốc hội được bầu tại địa phương được mời tham dự kỳ họp HĐND tỉnh.
2. Thành viên UBND tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh không phải là đại biểu HĐND tỉnh được mời tham dự các kỳ họp HĐND tỉnh; có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của HĐND tỉnh khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Người được mời tham dự kỳ họp HĐND tỉnh được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được chủ tọa phiên họp đồng ý hoặc có trách nhiệm phát biểu ý kiến theo yêu cầu của HĐND tỉnh hoặc chủ tọa phiên họp.
3. Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở tỉnh được mời tham dự các phiên họp công khai của HĐND tỉnh khi bàn về các vấn đề có liên quan.
4. Thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, khách quốc tế, cơ quan báo chí và công dân có thể được mời tham dự các phiên họp công khai của HĐND tỉnh.
5. Tài liệu của người được mời tham dự kỳ họp HĐND tỉnh được gửi qua hòm thư của cơ quan, đơn vị, trường hợp đặc biệt do Thường trực HĐND tỉnh quyết định.
Điều 8. Trách nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh
1. Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp HĐND tỉnh, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh. Trường hợp đại biểu HĐND tỉnh không tham dự kỳ họp, phiên họp thì phải có lý do và phải báo cáo trước với Chánh Văn phòng HĐND tỉnh để tổng hợp báo cáo Chủ tọa kỳ họp. Trường hợp đại biểu HĐND tỉnh không tham dự các kỳ họp liên tục trong 01 năm mà không có lý do thì Thường trực HĐND tỉnh phải báo cáo HĐND tỉnh để bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh đó.
2. Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin về kỳ họp HĐND tỉnh bảo đảm chính xác, khách quan; không tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước, nội dung các phiên họp kín của HĐND tỉnh.
3. Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm sử dụng, bảo quản tài liệu của kỳ họp HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật; trả lại tài liệu cần thu hồi khi được yêu cầu; sử dụng, bảo quản huy hiệu đại biểu HĐND tỉnh theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ đại biểu HĐND tỉnh
Tổ Trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm tổ chức để đại biểu HĐND tỉnh trong Tổ thực hiện chương trình kỳ họp HĐND tỉnh, Nội quy kỳ họp HĐND tỉnh và các quy định khác về kỳ họp HĐND tỉnh; tổ chức và điều hành hoạt động của Tổ; giữ mối liên hệ với Chủ tịch HĐND tỉnh, các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh và thư ký kỳ họp.
Tổ phó Tổ đại biểu HĐND tỉnh giúp Tổ trưởng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổ trưởng. Khi Tổ trưởng vắng mặt thì Tổ phó được Tổ trưởng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Tổ trưởng.
Điều 10. Tài liệu phục vụ kỳ họp HĐND tỉnh
1. Thường trực HĐND tỉnh quyết định những tài liệu được lưu hành tại kỳ họp HĐND tỉnh.
2. Tài liệu phục vụ kỳ họp được gửi đến đại biểu HĐND tỉnh chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Hình thức lưu hành tài liệu phục vụ tại kỳ họp HĐND tỉnh là bản điện tử và bản giấy được quy định như sau:
Tài liệu của kỳ họp HĐND tỉnh được lưu hành bằng hình thức bản điện tử. Tài liệu kỳ họp HĐND tỉnh được lưu hành bằng hình thức bản giấy bao gồm tài liệu thuộc bí mật nhà nước, tài liệu theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 2, Điều 124 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu khác do Thường trực HĐND tỉnh quyết định theo đề nghị của Chánh Văn phòng HĐND tỉnh.
Điều 11. Thông tin về kỳ họp HĐND tỉnh
1. Chánh Văn phòng HĐND tỉnh có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin về chương trình, nội dung của kỳ họp HĐND tỉnh, hoạt động của HĐND tỉnh tại kỳ họp theo quy định của pháp luật.
2. Thường trực HĐND tỉnh có thể tổ chức họp báo về kỳ họp trước phiên khai mạc kỳ họp HĐND tỉnh.
3. Phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp HĐND tỉnh, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh được phát thanh, truyền hình trực tiếp. Các phiên họp khác của HĐND tỉnh được phát thanh, truyền hình trực tiếp theo quyết định của Thường trực HĐND tỉnh được ghi trong chương trình kỳ họp HĐND tỉnh.
4. Chánh Văn phòng HĐND tỉnh quyết định các thông tin, tài liệu kỳ họp được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của HĐND tỉnh.
5. Tài liệu chủ yếu của mỗi kỳ họp HĐND tỉnh được đăng trong Kỷ yếu của kỳ họp HĐND tỉnh do Thường trực HĐND tỉnh ấn hành.
6. Đại diện cơ quan báo chí, thông tấn được tạo điều kiện thuận lợi để tham dự, đưa tin về các phiên họp công khai tại kỳ họp HĐND tỉnh và bảo đảm việc đưa tin chính xác, khách quan theo quy định của pháp luật về báo chí.
Điều 12. Lấy ý kiến đại biểu HĐND tỉnh bằng hình thức phiếu xin ý kiến
1. Khi cần thiết, Thường trực HĐND tỉnh quyết định lấy ý kiến các đại biểu HĐND tỉnh về nội dung của kỳ họp HĐND tỉnh bằng hình thức phiếu xin ý kiến.
2. Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm thể hiện ý kiến vào phiếu xin ý kiến và gửi lại phiếu xin ý kiến đến thư ký kỳ họp HĐND tỉnh đúng thời hạn.
3. Văn phòng HĐND tỉnh tổ chức gửi, thu phiếu xin ý kiến; tập hợp, tổng hợp kết quả phiếu xin ý kiến và báo cáo Chủ tọa kỳ họp HĐND tỉnh.
Điều 13. Tổng kết kỳ họp HĐND tỉnh
1. Sau khi bế mạc kỳ họp HĐND tỉnh, tại phiên họp gần nhất, căn cứ ý kiến của các Tổ đại biểu HĐND tỉnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức tổng kết kỳ họp HĐND tỉnh với sự tham gia của UBND tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
3. Báo cáo tổng kết kỳ họp HĐND tỉnh được gửi đến đại biểu HĐND tỉnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.
PHIÊN HỌP TẠI KỲ HỌP HĐND TỈNH
Điều 14. Các hình thức làm việc tại kỳ họp HĐND tỉnh
1. Các phiên họp tại kỳ họp HĐND tỉnh được HĐND tỉnh quyết định và ghi trong chương trình kỳ họp HĐND tỉnh bao gồm:
a) Phiên họp toàn thể của HĐND tỉnh;
b) Phiên họp do Thường trực HĐND tỉnh tổ chức (nếu có);
c) Phiên họp Tổ đại biểu HĐND tỉnh (nếu có).
2. Các phiên họp tại kỳ họp HĐND tỉnh được tiến hành công khai, trừ trường hợp HĐND tỉnh quyết định họp kín.
3. Thời gian tiến hành các phiên họp tại kỳ họp HĐND tỉnh do HĐND tỉnh quyết định và được ghi trong chương trình kỳ họp HĐND tỉnh.
4. Chủ tọa các phiên họp tại kỳ họp HĐND tỉnh có trách nhiệm điều hành phiên họp theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Nội quy kỳ họp HĐND tỉnh và các quy định khác của pháp luật có liên quan; bảo đảm thực hiện đúng chương trình kỳ họp đã được HĐND tỉnh thông qua.
Điều 15. Phiên họp toàn thể của HĐND tỉnh
1. HĐND tỉnh nghe thuyết trình về dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo; thảo luận và quyết định các vấn đề trong chương trình kỳ họp tại phiên họp toàn thể.
2. Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa các phiên họp toàn thể của HĐND tỉnh. Các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh giúp Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch HĐND tỉnh. Tại kỳ họp thứ Nhất của mỗi khóa HĐND tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh khóa trước hoặc người tiến hành triệu tập kỳ họp HĐND tỉnh chủ tọa các phiên họp toàn thể của HĐND tỉnh cho đến khi HĐND tỉnh bầu ra Chủ tịch HĐND tỉnh khóa mới.
3. Thời gian thuyết trình mỗi dự thảo nghị quyết, đề án, trình bày báo cáo không quá 10 phút, trừ trường hợp theo quyết định của HĐND tỉnh được ghi trong chương trình kỳ họp HĐND tỉnh.
Điều 16. Thảo luận tại phiên họp toàn thể
1. Thường trực HĐND tỉnh dự kiến các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể của HĐND tỉnh.
2. Trình tự phiên họp thảo luận về nội dung của kỳ họp HĐND tỉnh được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa nêu nội dung đề nghị đại biểu HĐND tỉnh tập trung thảo luận;
b) Đại biểu HĐND tỉnh đăng ký phát biểu qua thư ký kỳ họp hoặc giơ tay khi HĐND tỉnh bắt đầu tiến hành phiên họp về nội dung đó;
c) Chủ tọa mời từng đại biểu HĐND tỉnh phát biểu theo thứ tự đăng ký. Căn cứ nội dung và tình hình thảo luận thực tế, Chủ tọa có thể mời đại biểu phát biểu không theo thứ tự đăng ký;
d) Đại biểu HĐND tỉnh phát biểu tập trung về nội dung thảo luận; không phát biểu quá hai lần về cùng một nội dung. Thời gian phát biểu lần thứ nhất không quá 05 phút, lần thứ hai không quá 03 phút.
Trường hợp đại biểu HĐND tỉnh đã đăng ký mà chưa được phát biểu hoặc đã phát biểu nhưng chưa hết ý kiến do thời gian phát biểu đã hết thì gửi ý kiến bằng văn bản đến thư ký kỳ họp HĐND tỉnh để tập hợp, tổng hợp;
đ) Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp.
Điều 17. Trình tự, thủ tục xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại phiên họp toàn thể
1. Đối với nghị quyết cá biệt
a) Hồ sơ dự thảo nghị quyết bao gồm:
- Tờ trình HĐND tỉnh về dự thảo nghị quyết;
- Dự thảo nghị quyết;
- Báo cáo thẩm tra;
- Tài liệu khác (nếu có).
Hồ sơ dự thảo nghị quyết phải được gửi đến các đại biểu HĐND tỉnh chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND tỉnh.
b) HĐND tỉnh xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp của HĐND tỉnh được tiến hành theo trình tự sau đây:
- Đại diện cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết thuyết trình trước HĐND tỉnh.
- Đại diện Ban của HĐND tỉnh được giao thẩm tra dự thảo nghị quyết trình bày báo cáo thẩm tra.
- HĐND tỉnh thảo luận. Trước khi thảo luận, HĐND tỉnh tỉnh có thể tổ chức thảo luận ở Tổ đại biểu HĐND tỉnh.
- Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể, chủ tọa có thể nêu những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để HĐND tỉnh xem xét, quyết định. Khi xét thấy cần thiết, HĐND tỉnh yêu cầu cơ quan hữu quan báo cáo giải trình về những vấn đề mà đại biểu HĐND tỉnh quan tâm.
- HĐND tỉnh biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết bằng cách biểu quyết từng vấn đề, sau đó biểu quyết toàn bộ hoặc biểu quyết toàn bộ một lần.
2. Đối với nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật
a) Hồ sơ dự thảo nghị quyết bao gồm:
- Tờ trình HĐND tỉnh về dự thảo nghị quyết;
- Dự thảo nghị quyết;
- Báo cáo thẩm định và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định đối với dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình;
- Ý kiến của UBND tỉnh và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của UBND tỉnh đối với dự thảo do các Ban của HĐND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trình;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý;
- Báo cáo thẩm tra;
- Tài liệu khác theo yêu cầu của Thường trực HĐND tỉnh.
Hồ sơ dự thảo nghị quyết phải được gửi đến các đại biểu HĐND tỉnh chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND tỉnh.
b) HĐND tỉnh xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp của HĐND tỉnh được tiến hành theo trình tự sau đây:
- Đại diện cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết thuyết trình dự thảo nghị quyết;
- Đại diện Ban của HĐND tỉnh được phân công thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
- HĐND tỉnh thảo luận;
- Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo Ban của HĐND tỉnh được phân công thẩm tra chủ trì, phối hợp cơ quan, tổ chức trình, Sở Tư pháp giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
- HĐND tỉnh thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Điều 18. Biểu quyết tại phiên họp toàn thể
1. HĐND tỉnh quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:
a) Biểu quyết bằng bỏ phiếu kín;
b) Biểu quyết bằng giơ tay.
Hình thức biểu quyết do HĐND tỉnh quyết định được ghi trong Chương trình kỳ họp.
2. Trình tự biểu quyết tại phiên họp toàn thể được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa phiên họp nêu rõ nội dung vấn đề HĐND tỉnh cần biểu quyết;
b) HĐND tỉnh biểu quyết;
c) Chủ tọa phiên họp báo cáo kết quả biểu quyết trong trường hợp biểu quyết bằng giơ tay. Trưởng Ban Kiểm phiếu báo cáo kết quả biểu quyết trong trường hợp biểu quyết bằng bỏ phiếu kín.
3. Đại biểu HĐND tỉnh có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.
Điều 19. Phiên họp do Thường trực HĐND tỉnh tổ chức
1. Trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp đối với lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh, các Tổ Trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận, xem xét về các nội dung thuộc chương trình kỳ họp.
2. Trình tự phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa nêu các nội dung cần tập trung thảo luận;
b) Các thành viên Thường trực HĐND tỉnh thảo luận;
c) Đại biểu HĐND tỉnh, đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan tham dự phát biểu ý kiến;
d) Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp.
Điều 20. Phiên họp Tổ đại biểu HĐND tỉnh
1. Tại kỳ họp HĐND tỉnh, Tổ Trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh tổ chức phiên họp Tổ để thảo luận, xem xét về các nội dung thuộc chương trình kỳ họp theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh. Thư ký phiên họp Tổ do Chủ tọa phiên họp quyết định.
2. Trình tự phiên họp Tổ đại biểu HĐND tỉnh được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa nêu những nội dung cần tập trung thảo luận;
b) Đại biểu HĐND tỉnh phát biểu ý kiến;
c) Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp.
Điều 21. Biên bản kỳ họp HĐND tỉnh
1. Kỳ họp HĐND tỉnh và các phiên họp tại kỳ họp HĐND tỉnh phải được ghi biên bản.
2. Biên bản các phiên họp phải được chuyển đến Văn phòng HĐND tỉnh để xây dựng Biên bản kỳ họp HĐND tỉnh.
3. Biên bản kỳ họp HĐND tỉnh do Chủ tịch HĐND tỉnh hoặc chủ tọa và thư ký kỳ họp ký tên.
Điều 22. Tập hợp, tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh tại các phiên họp
1. Ý kiến phát biểu, ý kiến bằng văn bản của đại biểu HĐND tỉnh tại các phiên họp có giá trị như nhau và phải được tập hợp, tổng hợp, tiếp thu, giải trình và báo cáo đầy đủ, trung thực với HĐND tỉnh.
2. Thư ký kỳ họp HĐND tỉnh có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh.
3. Báo cáo tập hợp, tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận về từng nội dung của kỳ họp HĐND tỉnh được gửi tới HĐND tỉnh. Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh tại phiên biểu quyết thông qua phải được gửi tới đại biểu HĐND tỉnh trước phiên biểu quyết thông qua nội dung đó.
HĐND TỈNH QUYẾT ĐỊNH VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Mục 1. QUYẾT ĐỊNH CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
1. Ban Kiểm phiếu có từ ba đến bảy thành viên gồm: Trưởng Ban và các ủy viên là đại biểu HĐND tỉnh được HĐND tỉnh bầu ra theo đề nghị của Chủ tọa kỳ họp. Thành viên Ban Kiểm phiếu không là người trong danh sách để HĐND tỉnh bầu, bãi nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
2. Ban Kiểm phiếu có nhiệm vụ hướng dẫn việc biểu quyết bằng bỏ phiếu kín; xác định kết quả kiểm phiếu; lập biên bản và báo cáo HĐND tỉnh kết quả kiểm phiếu; niêm phong phiếu biểu quyết; giải trình ý kiến đại biểu HĐND tỉnh về việc kiểm phiếu.
3. Ban Kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp biểu quyết bầu các chức vụ do HĐND tỉnh bầu, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu HĐND tỉnh và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử. Trường hợp cùng bầu một chức vụ mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu HĐND tỉnh thì HĐND tỉnh biểu quyết lại việc bầu chức vụ này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau. Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử;
b) Việc bầu các chức vụ của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tỉnh phải được quá nửa tổng số đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết tán thành;
c) Việc bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết tán thành.
4. Ban Kiểm phiếu hết nhiệm vụ sau khi công bố kết quả kiểm phiếu. Trường hợp một kỳ họp tiến hành nhiều lần bỏ phiếu kín, HĐND tỉnh có thể quyết định việc Ban Kiểm phiếu đã được thành lập trong lần bỏ phiếu trước tiếp tục làm việc trong các lần bỏ phiếu tiếp theo.
5. Sau khi Ban Kiểm phiếu hết nhiệm vụ, nếu có khiếu nại, tố cáo của đại biểu HĐND tỉnh về việc kiểm phiếu, Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm xem xét, giải quyết và báo cáo kết quả với HĐND tỉnh.
6. Thể lệ bỏ phiếu, mẫu phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu do Thường trực HĐND tỉnh quy định.
Điều 24. Hồ sơ trình HĐND tỉnh quyết định về nhân sự
1. Hồ sơ trình HĐND tỉnh bầu bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trình HĐND tỉnh gửi Thường trực HĐND tỉnh. Số lượng theo quy định của Thường trực HĐND tỉnh;
b) Sơ yếu lý lịch của người được bầu theo mẫu do Bộ Nội vụ quy định gửi Thường trực HĐND tỉnh (03 bản);
c) Bản kê khai tài sản, thu nhập của người được bầu theo mẫu do Thanh tra Chính phủ quy định gửi Thường trực HĐND tỉnh (03 bản);
d) Danh sách trích ngang về người được giới thiệu vào các chức vụ để HĐND tỉnh bầu gửi Thường trực HĐND tỉnh (03 bản);
đ) Các tài liệu khác (nếu có) theo quy định của Thường trực HĐND tỉnh.
2. Hồ sơ trình HĐND tỉnh miễn nhiệm, bãi nhiệm; cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trình HĐND tỉnh;
b) Các tài liệu khác (nếu có) theo quy định của Thường trực HĐND tỉnh.
Điều 25. Trình tự bầu chức vụ do HĐND tỉnh bầu
1. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trình HĐND tỉnh danh sách đề cử nhân sự để HĐND tỉnh bầu.
2. Ngoài danh sách do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trình HĐND tỉnh đề nghị, đại biểu HĐND tỉnh có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức vụ do HĐND tỉnh bầu; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
3. HĐND tỉnh thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu các chức vụ do HĐND tỉnh bầu.
4. HĐND tỉnh bầu các chức vụ do HĐND tỉnh bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín.
5. HĐND tỉnh thảo luận việc bầu các chức vụ do HĐND tỉnh bầu.
6. HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết bầu các chức vụ do HĐND tỉnh bầu.
7. Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh phát biểu trước HĐND tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 26. Trình tự thành lập và quyết định số lượng thành viên, cơ cấu các Ban của HĐND tỉnh HĐND tỉnh quyết định thành lập và quyết định số lượng thành viên, cơ cấu các Ban của HĐND tỉnh theo trình tự sau đây:
1. Thường trực HĐND tỉnh trình HĐND tỉnh về thành lập và quyết định số lượng thành viên, cơ cấu các Ban của HĐND tỉnh.
2. HĐND tỉnh thảo luận về thành lập và quyết định số lượng thành viên, cơ cấu các Ban của HĐND tỉnh.
3. HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết về thành lập và quyết định số lượng thành viên, cơ cấu các Ban của HĐND tỉnh.
Điều 27. Trình tự miễn nhiệm người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu
HĐND tỉnh miễn nhiệm người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu theo trình tự sau đây:
1. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trình HĐND tỉnh miễn nhiệm người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu.
2. Trước khi HĐND tỉnh thảo luận, người bị đề nghị miễn nhiệm có quyền phát biểu ý kiến trước HĐND tỉnh.
3. HĐND tỉnh miễn nhiệm người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu bằng hình thức biểu quyết giơ tay.
4. HĐND tỉnh thảo luận về việc miễn nhiệm người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu.
5. HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu.
Điều 28. Trình tự bãi nhiệm người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu
HĐND tỉnh bãi nhiệm người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu theo trình tự sau đây:
1. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trình HĐND tỉnh bãi nhiệm người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu.
2. Trước khi HĐND tỉnh thảo luận, người bị đề nghị bãi nhiệm có quyền phát biểu ý kiến trước HĐND tỉnh.
3. HĐND tỉnh bãi nhiệm người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín.
4. HĐND tỉnh thảo luận về việc bãi nhiệm người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu.
5. HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết về việc bãi nhiệm người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu.
Điều 29. Trình tự cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh
1. Thường trực HĐND tỉnh trình HĐND tỉnh cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh.
2. Trước khi HĐND tỉnh thảo luận, đại biểu HĐND tỉnh xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh có quyền phát biểu ý kiến trước HĐND tỉnh.
3. HĐND tỉnh cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh bằng hình thức giơ tay.
4. HĐND tỉnh thảo luận về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh.
5. HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh.
Điều 30. Trình tự bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh
1. Thường trực HĐND tỉnh trình HĐND tỉnh bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh.
2. Trước khi HĐND tỉnh thảo luận, đại biểu HĐND tỉnh bị đề nghị bãi nhiệm có quyền phát biểu ý kiến trước HĐND tỉnh.
3. HĐND tỉnh bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh bằng hình thức bỏ phiếu kín.
4. HĐND tỉnh thảo luận việc bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh.
5. HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh.
Mục 2. QUYẾT ĐỊNH VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG KHÁC
Điều 31. Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm
1. Hồ sơ trình HĐND tỉnh quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm bao gồm:
a) Báo cáo của UBND tỉnh đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tiếp theo, năm tiếp theo;
b) Dự thảo nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm;
c) Báo cáo của các Ban HĐND tỉnh thẩm tra báo cáo của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết;
d) Các báo cáo của cơ quan, tổ chức hữu quan (nếu có).
2. HĐND tỉnh quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm tại kỳ họp cuối năm trước.
3. HĐND tỉnh quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm theo trình tự sau đây:
a) UBND tỉnh báo cáo về dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm và dự thảo nghị quyết;
b) Trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Thường trực HĐND tỉnh, các cơ quan, tổ chức hữu quan báo cáo về lĩnh vực có liên quan;
c) Các Ban của HĐND tỉnh trình HĐND tỉnh báo cáo thẩm tra;
d) HĐND tỉnh thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm.
đ) HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm.
4. Tại kỳ họp giữa năm, trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm theo trình tự quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Hồ sơ trình HĐND tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách hàng năm bao gồm:
a) Báo cáo của UBND tỉnh đánh giá kết quả thực hiện ngân sách địa phương hàng năm, dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách năm tiếp theo và các tài liệu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Dự thảo nghị quyết về dự toán ngân sách địa phương, dự thảo nghị quyết về phân bổ ngân sách địa phương;
c) Báo cáo của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra báo cáo của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết;
2. Hồ sơ trình HĐND tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương bao gồm:
a) Báo cáo của UBND tỉnh về quyết toán ngân sách địa phương;
b) Dự thảo nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
c) Báo cáo của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra báo cáo của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết;
d) Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước của Kiểm toán Nhà nước.
3. HĐND tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách tỉnh hàng năm; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương theo trình tự sau đây:
a) UBND tỉnh trình về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách địa phương hàng năm; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
b) Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh trình HĐND tỉnh báo cáo thẩm tra;
c) HĐND tỉnh thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách địa phương hàng năm; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
4. Trường hợp có biến động về ngân sách so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể, UBND tỉnh lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách địa phương trình HĐND tỉnh quyết định theo trình tự quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 33. Quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm
1. Hồ sơ trình HĐND tỉnh quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm bao gồm:
a) Báo cáo của UBND tỉnh về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn tiếp theo, năm tiếp theo;
b) Dự thảo nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm;
c) Báo cáo của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra báo cáo của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết;
d) Các báo cáo của cơ quan, tổ chức hữu quan.
2. HĐND tỉnh quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm theo trình tự sau đây:
a) UBND tỉnh báo cáo về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm và dự thảo nghị quyết;
b) Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh trình HĐND tỉnh báo cáo thẩm tra;
c) HĐND tỉnh thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm.
3. Trường hợp theo quy định tại Khoản 5, Điều 75 của Luật Đầu tư công, theo đề nghị của UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định điều chỉnh tổng thể kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm theo trình tự quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 34. Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
1. Hồ sơ trình HĐND tỉnh quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:
a) Báo cáo của UBND tỉnh về đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn hiện hành và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn tiếp theo;
b) Dự thảo nghị quyết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
c) Báo cáo của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra báo cáo của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết.
2. HĐND tỉnh quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo trình tự sau đây:
a) UBND tỉnh báo cáo về dự kiến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
b) Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh trình HĐND tỉnh báo cáo thẩm tra;
c) HĐND tỉnh thảo luận. Trong quá trình thảo luận, UBND tỉnh giải trình về vấn đề liên quan đến các báo cáo, dự thảo nghị quyết mà đại biểu HĐND tỉnh nêu;
d) HĐND tỉnh thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Điều 35. Quyết định chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh
1. Hồ sơ trình HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án bao gồm:
a) Tờ trình của UBND tỉnh về chủ trương đầu tư chương trình, dự án;
b) Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với chương trình, dự án;
c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng Thẩm định đối với chương trình, dự án;
d) Dự thảo nghị quyết về chủ trương đầu tư chương trình, dự án;
đ) Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh;
e) Tài liệu khác có liên quan.
2. HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh theo trình tự sau đây:
a) UBND tỉnh trình tờ trình về chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
b) Cơ quan thẩm tra trình HĐND tỉnh báo cáo thẩm tra.
c) HĐND tỉnh thảo luận. Trong quá trình thảo luận, UBND tỉnh giải trình về vấn đề liên quan mà đại biểu HĐND tỉnh nêu.
d) HĐND tỉnh thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND TỈNH
Điều 36. Các hoạt động giám sát của HĐND tỉnh
1. Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND tỉnh, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự tỉnh và các báo cáo khác theo quy định tại Điều 59 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.
2. Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn.
3. Xem xét quyết định của UBND tỉnh, nghị quyết của HĐND cấp huyện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND tỉnh.
4. Giám sát chuyên đề.
5. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu.
Điều 37. Chương trình giám sát của HĐND tỉnh
1. Thường trực HĐND tỉnh dự kiến chương trình giám sát hằng năm của HĐND tỉnh trên cơ sở đề nghị của các Ban của HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và kiến nghị của cử tri ở địa phương trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định tại kỳ họp giữa năm của năm trước.
Chậm nhất là ngày 01 tháng 3 của năm trước, các Ban của HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và cử tri ở địa phương gửi đề nghị, kiến nghị giám sát của HĐND tỉnh đến Thường trực HĐND tỉnh. Đề nghị, kiến nghị giám sát phải nêu rõ sự cần thiết, nội dung, phạm vi, đối tượng giám sát.
Văn phòng HĐND tỉnh tỉnh tập hợp, tổng hợp đề nghị, kiến nghị giám sát và báo cáo Thường trực HĐND tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh thảo luận và lập dự kiến chương trình giám sát của HĐND tỉnh để trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp giữa năm.
2. HĐND tỉnh quyết định chương trình giám sát hằng năm theo trình tự sau đây:
a) Thường trực HĐND tỉnh trình bày tờ trình về dự kiến chương trình giám sát;
b) HĐND tỉnh thảo luận;
c) HĐND tỉnh biểu quyết thông qua chương trình giám sát của HĐND tỉnh.
3. Thường trực HĐND tỉnh ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình giám sát của HĐND tỉnh, trừ giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh.
4. Thường trực HĐND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện chương trình giám sát hàng năm của HĐND tỉnh tại kỳ họp giữa năm sau của HĐND tỉnh.
1. HĐND tỉnh xem xét các báo cáo sau đây:
a) Báo cáo công tác 06 tháng, hàng năm của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự tỉnh;
b) Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh;
c) Báo cáo của UBND tỉnh về kinh tế - xã hội; báo cáo của UBND tỉnh về thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước của địa phương; báo cáo của UBND tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng; báo cáo của UBND tỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; báo cáo của UBND tỉnh về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; báo cáo của UBND tỉnh về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri;
d) Báo cáo về việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND tỉnh;
đ) Báo cáo khác theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh.
2. Thời điểm xem xét báo cáo được quy định như sau:
a) Tại kỳ họp giữa năm và cuối năm, HĐND tỉnh xem xét, thảo luận các báo cáo quy định tại Điểm a và Điểm c, Khoản 1 Điều này;
b) Tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, HĐND tỉnh xem xét, thảo luận các báo cáo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều này;
c) Thời điểm xem xét các báo cáo quy định tại Điểm d và Điểm đ, Khoản 1 Điều này theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh.
3. Theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh cùng cấp thẩm tra các báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh.
4. HĐND tỉnh xem xét, thảo luận báo cáo theo trình tự sau đây:
a) Người đứng đầu cơ quan có báo cáo trình bày báo cáo;
b) Trưởng Ban của HĐND tỉnh trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Người đứng đầu cơ quan có báo cáo có thể trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan mà HĐND tỉnh quan tâm;
d) HĐND tỉnh thảo luận;
đ) HĐND tỉnh có thể ra nghị quyết về công tác của cơ quan có báo cáo. Nghị quyết về công tác của cơ quan có báo cáo phải có những nội dung cơ bản sau đây:
- Đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập; trách nhiệm của cơ quan có báo cáo và người đứng đầu;
- Thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập;
- Trách nhiệm thi hành của cơ quan, cá nhân;
- Trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết về giám sát.
Điều 39. Chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh
1. Trước phiên họp chất vấn, đại biểu HĐND tỉnh ghi vấn đề chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến Thường trực HĐND tỉnh.
2. Căn cứ vào chương trình kỳ họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh quyết định nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn.
3. Hoạt động chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Đại biểu HĐND tỉnh nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể;
b) Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu HĐND tỉnh đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có);
c) Trường hợp đại biểu HĐND tỉnh không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời;
d) Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình.
4. Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện như sau:
Mỗi lần chất vấn, đại biểu HĐND tỉnh nêu chất vấn không quá 02 phút. Người bị chất vấn trả lời chất vấn của một đại biểu không quá 10 phút. Trường hợp cần thiết, Chủ tọa quyết định việc kéo dài thời gian trả lời chất vấn.
Chủ tọa có quyền nhắc trong trường hợp đại biểu HĐND tỉnh nêu chất vấn không đúng nội dung phiên chất vấn hoặc quá thời gian quy định, người bị chất vấn trả lời không đúng trọng tâm chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh hoặc quá thời gian quy định.
5. HĐND tỉnh cho trả lời chất vấn bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:
a) Chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp;
b) Vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh;
c) Chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp.
Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biểu HĐND tỉnh đã chất vấn, Thường trực HĐND tỉnh trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày chất vấn.
Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu HĐND tỉnh không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền đề nghị HĐND tỉnh đưa ra thảo luận tại kỳ họp HĐND tỉnh hoặc kiến nghị HĐND tỉnh xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.
6. HĐND tỉnh có thể ra nghị quyết về chất vấn. Nghị quyết về chất vấn có nội dung cơ bản sau đây:
a) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân liên quan đến vấn đề chất vấn;
b) Thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập;
c) Trách nhiệm thi hành của cơ quan, cá nhân;
d) Trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết về chất vấn.
7. Phiên họp chất vấn tại HĐND tỉnh được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trừ trường hợp do HĐND tỉnh quyết định.
8. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND tỉnh, người đã trả lời chất vấn có trách nhiệm gửi báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp trước đến Thường trực HĐND tỉnh để chuyển đến các đại biểu HĐND tỉnh.
1. HĐND tỉnh xem xét quyết định của UBND tỉnh, nghị quyết của HĐND cấp huyện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND tỉnh theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh.
2. HĐND tỉnh xem xét văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều này theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Thường trực HĐND tỉnh trình bày tờ trình;
b) HĐND tỉnh thảo luận.
c) Người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan;
d) HĐND tỉnh ra nghị quyết về việc xem xét văn bản.
3. Nghị quyết của HĐND tỉnh phải xác định văn bản quy phạm pháp luật trái hoặc không trái với Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND tỉnh; trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND tỉnh thì quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó.
Điều 41. Giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh
1. Căn cứ chương trình giám sát, HĐND tỉnh ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh.
Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Đoàn giám sát do Chủ tịch HĐND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng Đoàn, các thành viên khác gồm Ủy viên của Thường trực HĐND tỉnh, đại diện Ban của HĐND tỉnh và một số đại biểu HĐND tỉnh. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, tổ chức thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh có thể được mời tham gia Đoàn giám sát.
2. Đoàn giám sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo;
b) Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày Đoàn tiến hành làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát;
c) Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm;
đ) Xem xét, xác minh, mời chuyên gia tư vấn về vấn đề mà Đoàn giám sát xét thấy cần thiết;
e) Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
g) Khi kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát để HĐND tỉnh xem xét tại kỳ họp gần nhất.
Trước khi báo cáo HĐND tỉnh, Đoàn giám sát báo cáo Thường trực HĐND tỉnh về kết quả giám sát.
3. HĐND tỉnh xem xét báo cáo của Đoàn giám sát theo trình tự sau đây:
a) Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo, giải trình;
c) HĐND tỉnh thảo luận.
Trong quá trình thảo luận, đại diện Đoàn giám sát có thể trình bày bổ sung về những vấn đề liên quan;
d) HĐND tỉnh ra nghị quyết về vấn đề được giám sát. Nội dung nghị quyết giám sát chuyên đề theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.
4. Nghị quyết giám sát được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 42. HĐND tỉnh lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
1. HĐND tỉnh lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm theo quy trình, thủ tục quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Điều 63, 64 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tỉnh, Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Điều 43. Thẩm quyền của HĐND tỉnh trong việc xem xét kết quả giám sát
Căn cứ vào kết quả giám sát, HĐND tỉnh có thẩm quyền sau đây:
1. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định của UBND tỉnh, nghị quyết của HĐND cấp huyện.
2. Ra nghị quyết về chất vấn.
3. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng các Ban của HĐND tỉnh, Chánh Văn phòng HĐND tỉnh; Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND tỉnh.
4. Giải tán HĐND cấp huyện trong trường hợp HĐND cấp huyện làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân.
Trong thời gian tiến hành kỳ họp, HĐND tỉnh tiếp công dân và tiếp nhận kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện theo quy định của Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13 ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điều 45. Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh; UBND tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của kỳ họp HĐND tỉnh có trách nhiệm thi hành Nội quy này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc giao Thường trực HĐND tỉnh đề xuất sửa đổi, bổ sung Nội quy cho phù hợp./.
- 1Nghị quyết 39/2012/NQ-HĐND về nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 - 2016 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 2Nghị quyết 04/2011/NQ-HĐND về nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VI, nhiệm kỳ 2011 - 2016 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Nghị quyết 17/2011/NQ-HĐND về Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh Khoá XII, nhiệm kỳ 2011-2016
- 4Nghị quyết 12/2016/NQ-HĐND Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021
- 5Nghị quyết 26/2016/NQ-HĐND Nội quy các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2016-2021
- 6Nghị quyết 12/NQ-HĐND năm 2016 Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật khiếu nại 2011
- 3Luật tố cáo 2011
- 4Nghị quyết 39/2012/NQ-HĐND về nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 - 2016 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 5Nghị quyết 04/2011/NQ-HĐND về nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VI, nhiệm kỳ 2011 - 2016 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Hiến pháp 2013
- 7Luật tiếp công dân 2013
- 8Nghị quyết 759/2014/UBTVQH13 quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 9Luật Đầu tư công 2014
- 10Nghị quyết 85/2014/QH13 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn của Quốc hội ban hành
- 11Nghị quyết 17/2011/NQ-HĐND về Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh Khoá XII, nhiệm kỳ 2011-2016
- 12Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 13Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 14Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 15Nghị quyết 12/2016/NQ-HĐND Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021
- 16Nghị quyết 26/2016/NQ-HĐND Nội quy các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2016-2021
- 17Nghị quyết 12/NQ-HĐND năm 2016 Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La
Nghị quyết 34/2016/NQ-HĐND Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
- Số hiệu: 34/2016/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 21/07/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Trần Văn Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/08/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực