Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/NQ-HĐND

Tiền Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2024

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;

Căn cứ Nghị quyết số 105/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về việc phân bổ ngân sách trung ương năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Qua xem xét dự thảo Nghị quyết kèm theo Tờ trình số 496/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và thu, chi ngân sách địa phương năm 2024; Báo cáo thẩm tra số 110/BC-HĐND ngày 30 tháng 11 năm 2023 của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và thu, chi ngân sách địa phương năm 2024 của tỉnh Tiền Giang như sau:

1. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2024 là 8.801 tỷ đồng, bằng 85,55% dự toán năm 2023 và bằng 86,44% so với ước thực hiện năm 2023. Bao gồm:

- Thu nội địa: 8.531 tỷ đồng. Trong đó:

+ Thu tiền sử dụng đất: 1.000 tỷ đồng;

+ Thu xổ số kiến thiết: 1.830 tỷ đồng.

- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 270 tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2024 là 8.801 tỷ đồng được phân theo khu vực thu như sau:

- Khu vực tỉnh thu: 6.455,700 tỷ đồng;

- Khu vực huyện, xã thu: 2.345,300 tỷ đồng.

2. Thu, chi ngân sách địa phương

a) Thu ngân sách địa phương

Tổng nguồn thu ngân sách địa phương năm 2024 là 14.457,018 tỷ đồng. Bao gồm:

- Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp: 8.110,230 tỷ đồng.

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: 5.779,299 tỷ đồng.

+ Thu bổ sung cân đối ngân sách: 2.764,482 tỷ đồng.

+ Thu bổ sung có mục tiêu: 3.014,817 tỷ đồng.

- Thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách địa phương năm 2023 sang năm 2024 để thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo quy định hiện hành: 567,489 tỷ đồng.

b) Chi ngân sách địa phương

Tổng chi ngân sách địa phương năm 2024 là 14.456,318 tỷ đồng, cụ thể như sau:

- Tổng chi cân đối ngân sách địa phương: 12.872,181 tỷ đồng. Bao gồm:

+ Chi đầu tư phát triển: 3.483,181 tỷ đồng.

+ Chi thường xuyên: 9.152,580 tỷ đồng, trong đó:

. Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề: 3.850,281 tỷ đồng;

. Chi sự nghiệp khoa học công nghệ: 37,309 tỷ đồng;

+ Chi bổ sung Quỹ Dự trữ tài chính: 1 tỷ đồng.

+ Dự phòng ngân sách: 235,220 tỷ đồng.

+ Chi trả nợ lãi vay: 0,200 tỷ đồng.

- Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu: 1.584,137 tỷ đồng. Bao gồm:

+ Vốn đầu tư để thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ: 1.240,020 tỷ đồng;

+ Vốn sự nghiệp để thực hiện các chính sách theo quy định và một số chương trình mục tiêu: 73,651 tỷ đồng;

+ Chi các Chương trình mục tiêu quốc gia: 270,466 tỷ đồng. Bao gồm:

. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: 194,882 tỷ đồng;

. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: 75,584 tỷ đồng.

Với tổng chi ngân sách địa phương năm 2024 là 14.456,318 tỷ đồng phân theo khu vực chi như sau:

- Cấp tỉnh chi: 6.718,709 tỷ đồng;

- Cấp huyện và xã chi: 7.737,609 tỷ đồng.

c) Dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024 từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài

Tổng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024 từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài là 15,721 tỷ đồng.

3. Bội thu ngân sách địa phương

Tổng số bội thu ngân sách địa phương năm 2024 là 0,700 tỷ đồng.

4. Chi trả nợ gốc của ngân sách địa phương

Tổng số chi trả nợ gốc năm 2024 là 0,700 tỷ đồng, được sử dụng từ nguồn bội thu ngân sách địa phương năm 2024 là 0,700 tỷ đồng.

5. Tổng mức vay của ngân sách địa phương

Tổng mức vay trong năm là 0 tỷ đồng.

6. Biện pháp thực hiện dự toán ngân sách năm 2024

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2024, cần quán triệt sâu sắc các định hướng, chủ trương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh; trong đó tập trung tổ chức thực hiện 09 nhiệm vụ cụ thể như sau:

a) Tăng cường huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế đến người dân và cộng đồng doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tự giác chấp hành, thực hiện nghĩa vụ thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chính sách, pháp luật về thuế bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa bàn, đối tượng nộp thuế; tích cực vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên và Nhân dân tìm hiểu pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, nhất là pháp luật về thuế.

Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật nói chung và nhất là chính sách, pháp luật về thuế. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường nắm bắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thu, chi ngân sách nhà nước; kịp thời biểu dương các doanh nghiệp, cá nhân và các địa phương làm tốt công tác thu ngân sách nhà nước.

b) Triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khôi phục tăng trưởng kinh tế, đồng thời kiểm soát chặt dịch bệnh, tạo cơ sở quan trọng nuôi dưỡng nguồn thu. Chủ động triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng. Tạo điều kiện thuận lợi, có chính sách ưu đãi cho sự phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thu hút các doanh nghiệp đến tỉnh đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút các nhà đầu tư vào các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm mở rộng nguồn thu.

c) Quyết liệt thực hiện các giải pháp tăng thu, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất để đảm bảo nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu, nắm chắc các nguồn thu và số lượng người nộp thuế. Đồng thời, xác định cụ thể các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý thuế hiệu quả. Tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế. Thực hiện có hiệu quả Luật Quản lý thuế, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước, quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh từ các giao dịch thương mại điện tử và nền kinh tế số.

d) Tăng cường công tác quản lý thu; chống thất thu, chống chuyển giá; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, trốn thuế, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, gian lận, trốn thuế; quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế; đảm bảo đúng đối tượng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

đ) Tiếp tục nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính thuế. Đẩy mạnh hiện đại hóa công tác quản lý thuế gắn với cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế liên thông giữa thủ tục hành chính thuế với một số thủ tục hành chính khác có liên quan, nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký khai thuế cho doanh nghiệp và người dân.

e) Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước, các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định để quản lý chi ngân sách theo đúng chế độ quy định; đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Chủ động điều hành đảm bảo cân đối ngân sách địa phương, tổ chức chi theo dự toán. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, công khai và giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước; triệt để tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng.

g) Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Kế hoạch đầu tư công và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư một cách công khai, minh bạch và đảm bảo tính khả thi. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư, bảo đảm chất lượng lập báo cáo đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án; chỉ quyết định chủ trương đầu tư những dự án thực sự cần thiết khi đã thẩm định, làm rõ hiệu quả của dự án, nguồn vốn, khả năng cân đối, bố trí vốn cho từng dự án. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư công.

h) Tiếp tục đẩy mạnh rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập theo Đề án 02-ĐA/TU ngày 21/3/2018 của Tỉnh ủy về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh Tiền Giang theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Đẩy mạnh cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập để phát huy tính chủ động, nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực, tài sản, tài chính của Nhà nước và thu hút các nguồn lực ngoài Nhà nước, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công, giảm sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở tính đúng tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình; hoàn thiện danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo phương thức đấu thầu, đặt hàng.

i) Đẩy mạnh cải cách hành chính kết hợp chuyển đổi số. Tổ chức công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chi ngân sách nhà nước, bảo đảm chi đúng chế độ quy định, đề cao và làm rõ trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng đơn vị thụ hưởng ngân sách trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa X, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.

 


Nơi nhận:
- UB.Thường vụ Quốc hội;
- VP. Quốc hội, VP. Chính phủ;
- Các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu của (UBTVQH);
- Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; Bộ KH&ĐT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Vụ Công tác đại biểu (VPQH);
- Vụ IV (VPCP);
- Cơ quan TT Bộ Nội vụ;
- Các đ/c UVBTV Tỉnh ủy;
- UBND, UB.MTTQ tỉnh;
- Các Sở, Ban ngành, đoàn thể tỉnh;
- ĐB. Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang;
- ĐB. HĐND tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thành, thị;
- TT. HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
- Báo Ấp Bắc;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Võ Văn Bình

 

Biểu mẫu số 01

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2024

(Kèm theo Nghị quyết 32/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2023

Ước thực hiện năm 2023

Dự toán năm 2024

So sánh

Tuyệt đối

Tương đối (%)

A

B

1

2

3

4=3-2

5

A

TỔNG NGUỒN THU NSĐP

14.101.190

19.854.542

14.457.018

-5.397.524

72,81

I

Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp

9.390.740

9.453.803

8.110.230

-1.343.573

85,79

-

Thu NSĐP hưởng 100%

3.405.940

3.628.303

3.391.030

-237.273

93,46

-

Thu NSĐP hưởng từ các khoản thu phân chia

5.984.800

5.825.500

4.719.200

-1.106.300

81,01

II

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

4.710.450

4.710.450

5.779.299

1.068.849

122,69

1

Thu bổ sung cân đối ngân sách

2.710.282

2.710.282

2.764.482

54.200

102,00

2

Thu bổ sung có mục tiêu

2.000.168

2.000.168

3.014.817

1.014.649

150,73

III

Thu từ quỹ dự trữ tài chính

 

 

 

0

 

IV

Thu kết dư

 

93.409

 

-93.409

 

V

Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang

 

5.596.880

567.489

-5.029.391

 

B

TỔNG CHI NSĐP

14.110.390

19.755.275

14.456.318

-5.298.957

73,18

I

Tổng chi cân đối NSĐP

12.110.222

17.755.107

12.872.181

-4.882.926

72,50

1

Chi đầu tư phát triển

3.463.281

6.350.889

3.483.181

-2.867.708

54,85

2

Chi thường xuyên

8.410.721

8.601.319

9.152.580

551.261

106,41

3

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay (2)

0

 

200

200

 

4

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.000

3.065

1.000

-2.065

32,63

5

Dự phòng ngân sách

235.220

235.220

235.220

0

100,00

6

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

0

2.564.614

0

-2.564.614

0,00

II

Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu

2.000.168

2.000.168

1.584.137

-416.031

79,20

1

Vốn đầu tư để thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

1.674.300

1.674.300

1.240.020

-434.280

74,06

2

Vốn sự nghiệp để thực hiện các chính sách theo quy định và một số CTMT

70.078

70.078

73.651

3.573

105,10

3

Chi các chương trình mục tiêu quốc gia

255.790

255.790

270.466

14.676

105,74

a

Chương trình MTQG Nông thôn mới

192.274

192.274

194.882

2.608

101,36

 

- Chi đầu tư phát triển

153.460

153.460

155.785

2.325

 

 

- Chi sự nghiệp

38.814

38.814

39.097

283

100,73

b

Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững

63.516

63.516

75.584

12.068

 

 

- Chi đầu tư phát triển

3.884

3.884

4.667

783

 

 

- Chi sự nghiệp

59.632

59.632

70.917

11.285

 

III

Chi chuyển nguồn sang năm sau

 

 

 

 

 

C

BỘI CHI NSĐP

9.200

 

 

0

 

D

BỘI THU NSĐP

 

 

700

700

 

E

CHI TRẢ NỢ GỐC CỦA NSĐP

2.200

2.206

700

-1.506

31,73

I

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

2.200

0

 

0

 

II

Từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách cấp tỉnh

0

2.206

700

-1.506

 

G

TỔNG MỨC VAY CỦA NSĐP

11.400

3.148

0

-3.148

 

I

Vay để bù đắp bội chi

9.200

3.148

0

-3.148

 

II

Vay để trả nợ gốc

2.200

0

0

0

 

 

Biểu mẫu số 02

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2024

(Kèm theo Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Ước thực hiện năm 2023

Dự toán năm 2024

So sánh (%)

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

A

B

1

2

3

4

5=3/1

6=4/2

 

TỔNG THU NSNN

10.182.000

9.453.803

8.801.000

8.110.230

86,44

85,79

I

Thu nội địa

9.888.000

9.453.803

8.531.000

8.110.230

86,28

85,79

1

Thu từ khu vực DNNN do trung ương quản lý

139.500

139.500

137.000

137.000

98,21

98,21

2

Thu từ khu vực DNNN do địa phương quản lý

123.000

123.000

115.000

115.000

93,50

93,50

3

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

3.025.000

3.025.000

2.080.000

2.080.000

68,76

68,76

4

Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

1.245.000

1.245.000

1.210.000

1.210.000

97,19

97,19

5

Thuế thu nhập cá nhân

900.000

900.000

825.000

825.000

91,67

91,67

6

Thuế bảo vệ môi trường

655.000

393.000

620.000

372.000

94,66

94,66

7

Lệ phí trước bạ

322.000

322.000

280.000

280.000

86,96

86,96

8

Thu phí, lệ phí

131.500

82.070

137.000

85.000

104,18

103,57

9

Thuế sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp

23.500

23.500

18.000

18.000

76,60

76,60

10

Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước

39.000

39.000

40.000

40.000

102,56

102,56

11

Thu tiền sử dụng đất

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

100,00

100,00

12

Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

3.000

3.000

1.000

1.000

33,33

33,33

13

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

1.900.000

1.900.000

1.830.000

1.830.000

96,32

96,32

14

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

7.500

6.960

5.500

4.730

73,33

67,96

15

Thu khác ngân sách

348.000

225.773

230.000

110.000

66,09

48,72

16

Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản khác

20.500

20.500

1.500

1.500

7,32

7,32

17

Thu hồi vốn, thu cổ tức

5.500

5.500

1.000

1.000

18,18

18,18

II

Thu từ dầu thô

0

 

 

 

 

 

III

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

294.000

 

270.000

 

91,84

 

IV

Thu viện trợ

 

 

 

 

 

 

 

Biểu mẫu số 03

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2024

(Kèm theo Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2023

Dự toán năm 2024

So sánh

Tuyệt đối

Tương đối (%)

A

B

1

2

3=2-1

4=2/1

 

TỔNG CHI NSĐP

14.110.390

14.456.318

345.928

102,45

A

CHI CÂN ĐỐI NSĐP

12.110.222

12.872.181

761.959

106,29

I

Chi đầu tư phát triển (1)

3.463.281

3.483.181

19.900

100,57

1

Chi đầu tư cho các dự án

3.463.281

3.483.181

19.900

100,57

-

Chi đầu tư XDCB vốn trong nước

654.081

653.181

-900

99,86

-

Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất

1.000.000

1.000.000

0

100,00

-

Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết

1.800.000

1.830.000

30.000

101,67

-

Chi đầu tư từ nguồn bội chi NSĐP

9.200

 

-9.200

0,00

2

Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật

 

 

 

 

3

Chi đầu tư phát triển khác

 

 

 

 

II

Chi thường xuyên

8.410.721

9.152.580

741.859

108,82

 

Trong đó:

 

 

 

 

1

Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

3.492.028

3.850.281

358.253

110,26

2

Chi khoa học và công nghệ

37.309

37.309

0

100,00

III

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

 

200

200

 

IV

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.000

1.000

0

100,00

V

Dự phòng ngân sách

235.220

235.220

0

100,00

VI

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

 

 

0

 

B

CHI TỪ NGUỒN BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU

2.000.168

1.584.137

-416.031

79,20

I

Vốn đầu tư để thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

1.674.300

1.240.020

-434.280

74,06

II

Vốn sự nghiệp để thực hiện các chính sách theo quy định và một số CTMT

70.078

73.651

3.573

105,10

III

Chi các chương trình mục tiêu quốc gia

255.790

270.466

14.676

 

1

Chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới

192.274

194.882

2.608

 

 

- Chi đầu tư phát triển

153.460

155.785

2.325

 

 

- Chi sự nghiệp

38.814

39.097

283

 

2

Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững

63.516

75.584

12.068

 

 

- Chi đầu tư phát triển

3.884

4.667

783

 

 

- Chi sự nghiệp

59.632

70.917

11.285

 

C

CHI CHUYỂN NGUỒN SANG NĂM SAU

 

 

 

 

 

Biểu mẫu số 04

BỘI CHI VÀ PHƯƠNG ÁN VAY - TRẢ NỢ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2024

(Kèm theo Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Ước thực hiện năm 2023

Dự toán năm 2024

So sánh

A

B

1

2

3=2-1

A

THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

19.854.542

14.457.018

-5.397.524

B

CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

19.755.275

14.456.318

-5.298.957

C

BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

 

0

0

D

BỘI THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

99.267

700

-98.567

E

HẠN MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP THEO QUY ĐỊNH

2.836.141

2.433.100

-403.041

G

KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC

 

 

 

I

Tổng dư nợ đầu năm

6.561

7.503

942

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

0,23

0,31

 

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

4.971

7.503

2.532

 

Dự án tăng cường quản lý đất đai VILG

4.971

7.503

2.532

3

Vốn khác (Vay tín dụng ưu đãi của NHPT)

1.590

0

-1.590

 

Vay tôn nền cụm tuyến dân cư

1.590

0

-1.590

II

Trả nợ gốc vay trong năm

2.206

700

-1.506

1

Theo nguồn vốn vay

2.206

700

-1.506

-

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

616

700

84

 

Dự án tăng cường quản lý đất đai VILG

616

700

84

-

Vốn khác (Vay tín dụng ưu đãi của NHPT)

1.590

0

-1.590

 

Vay tôn nền cụm tuyến dân cư

1.590

 

-1.590

2

Theo nguồn trả nợ

2.206

700

-1.506

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

0

 

0

-

Bội thu NSĐP

 

700

700

-

Tăng thu, tiết kiệm chi

 

 

0

-

Kết dư ngân sách cấp tỉnh

2.206

 

-2.206

III

Tổng mức vay trong năm

3.148

0

-3.148

1

Theo mục đích vay

3.148

0

-3.148

-

Vay để bù đắp bội chi

3.148

 

-3.148

-

Vay để trả nợ gốc

0

 

0

2

Theo nguồn vay

3.148

0

-3.148

-

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

3.148

0

-3.148

 

Dự án tăng cường quản lý đất đai VILG

3.148

 

 

-

Vốn trong nước khác

 

 

 

IV

Tổng dư nợ cuối năm

7.503

6.803

-700

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

0,26

0,28

0,02

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

0

 

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

7.503

6.803

-700

 

Dự án tăng cường quản lý đất đai VILG

7.503

6.803

-700

3

Vốn khác

0

0

0

 

Vay tôn nền cụm tuyến dân cư

0

0

0

H

TRẢ NỢ LÃI, PHÍ

200

200

0

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2023 dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2024 do tỉnh Tiền Giang ban hành

  • Số hiệu: 32/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 08/12/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
  • Người ký: Võ Văn Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/12/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản