Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 259/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 07 tháng 12 năm 2023

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH SƠN LA NĂM 2024

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ TÁM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hàng năm; Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ; Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 10 tháng 11 năm 2023 về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;

Xét Tờ trình số 191/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2023 của UBND tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 652/BC-KTNS ngày 05 tháng 12 năm 2023 của Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh và thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024, như sau:

1. Thu ngân sách nhà nước: 18.182.974 triệu đồng.

1.1. Thu ngân sách nhà nước nội địa: 4.450.000 triệu đồng.

- Thu điều tiết ngân sách Trung ương : 262.737 triệu đồng.

- Thu ngân sách địa phương được hưởng: 4.187.263 triệu đồng.

1.2. Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu (Điều tiết NSTW): 5.000 triệu đồng

1.3. Thu từ chuyển nguồn ngân sách: 63.000 triệu đồng.

1.4. Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: 13.664.974 triệu đồng.

2. Chi ngân sách nhà nước: 18.006.837 triệu đồng.

2.1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản: 964.131 triệu đồng.

2.2. Chi trả nợ lãi: 2.600 triệu đồng.

2.3. Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất: 950.000 triệu đồng.

2.4. Chi đầu tư từ nguồn thu XSKT: 57.000 triệu đồng.

2.5. Chi thường xuyên: 12.837.978 triệu đồng.

2.6. Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính: 1.200 triệu đồng.

2.7. Dự phòng ngân sách: 302.484 triệu đồng.

2.8. Chi thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu: 2.791.671 triệu đồng.

2.9. Hoàn trả NSTW theo Kết luận, kiến nghị kiểm toán 8.173 triệu đồng.

3. Bội chi ngân sách địa phương: 91.600 triệu đồng.

(Có 04 phụ lục chi tiết kèm theo)

3. Giải pháp thực hiện dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2024

3.1. Thu ngân sách

- Thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp thu đối với các nguồn thu ngân sách trên địa bàn, tích cực đôn đốc thu nộp và truy thu nộp ngân sách số nợ đọng thuế và các khoản phải nộp khác của doanh nghiệp. Phấn đấu dự toán thu trên địa bàn tăng cao hơn chỉ tiêu Chính phủ, Bộ Tài chính giao, để tạo nguồn đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán và các nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Các khoản thu từ thuế, lệ phí và các khoản thu khác được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện.

- Thu ngân sách đảm bảo nguyên tắc: Tích cực, vững chắc và sát với nguồn thu phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; thu triệt để các khoản thu mới phát sinh; phấn đấu giảm nợ thuế xuống dưới 3% số thực hiện thu NSNN trên địa bàn năm 2024. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; tập trung cao cho công tác GPMB tạo quỹ đất sạch, đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn thu từ đất ổn định và bền vững.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế, xử lý nợ đọng thuế, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN. Tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế, kiên quyết xử lý, cưỡng chế, thu hồi nợ thuế theo quy định, giảm nợ đọng thuế, định kỳ công khai các doanh nghiệp nợ thuế. Rà soát khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công (đất đai, tài nguyên, tài sản tại khu vực sự nghiệp công...) nhằm huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Trong quá trình thực hiện dự toán thu ngân sách có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động, có tác động tăng thu lớn, UBND tỉnh thực hiện theo quy định tại điểm d, khoản 7, Điều 9, Luật NSNN.

3.2. Chi ngân sách

- Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, chủ động, linh hoạt, nhằm ổn định các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát; bảo đảm tiến độ giải ngân và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công và chất lượng công trình; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu hàng hóa, sản phẩm, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

- Bố trí dự toán chi đầu tư phát triển, phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, kế hoạch tài chính 5 năm 2021-2025, được HĐND tỉnh quyết nghị. Tiếp tục cơ cấu lại chi đầu tư công; ưu tiên nguồn lực cho các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, các công trình trọng điểm có tính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bố trí chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay nợ chính quyền địa phương theo quy định. Thu tiền sử dụng đất điều tiết ngân sách các cấp, thực hiện bố trí tối thiểu 10% cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, thống kê, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ, trước khi phân bổ cho các dự án đầu tư theo quy định.

- Điều hành ngân sách chủ động, chặt chẽ; đúng quy định, tiết kiệm triệt để, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, theo dõi sát diễn biến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, để có giải pháp phù hợp phấn đấu hoàn thành dự toán được giao. Thực hiện rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi thường xuyên; tiết kiệm triệt để ngay từ khâu phân bổ dự toán và trong quá trình thực hiện; cắt giảm tối đa và công khai các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, kinh phí mua sắm trang thiết bị đắt tiền; thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công đối với một số chức danh và địa bàn phù hợp.

- Bố trí dự toán chi thường xuyên các lĩnh vực chi NSĐP chặt chẽ, tiết kiệm, giảm tối đa các khoản chi chưa thật cần thiết; ưu tiên nguồn lực đảm bảo quốc phòng - an ninh; bảo đảm xã hội và phát triển các sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, đảm bảo kinh phí thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán được Chính phủ, Bộ Tài chính, HĐND tỉnh giao. Bố trí, cân đối nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.

- Bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống dịch; các chính sách an sinh xã hội gắn với việc nâng mức chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025; điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995; thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng và tăng chi cho một số lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động tài chính của các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán; thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, công tác giám sát cộng đồng của nhân dân nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp ngân sách, chủ tài khoản các đơn vị dự toán trong công tác quản lý, điều hành ngân sách và thực hiện các dự án đầu tư; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các dự án sau đầu tư.

- Đẩy mạnh thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.

- Đối với nguồn bội chi ngân sách địa phương năm 2024 chi thực hiện phân bổ và giao kế hoạch vốn cho các dự án, công trình khi đã hoàn thành công tác vay vốn trong năm theo quy định.

- Nguồn thu tiền sử dụng đất, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước được giao, chỉ phân bổ và giao chi khi nguồn thu ngày đã chắc chắn vào quỹ ngân sách các cấp, khắc phục tình hạng triển khai dự án khi chưa có nguồn và đảm bảo khắc phục tình trạng nợ xây dựng cơ bản; tập trung cao cho nhiệm vụ chi giải phóng mặt bằng, phát triển quỹ đất, chi các dự án đầu tư cấp thiết, cấp bách... gắn với tiến độ thu.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. UBND tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện nghị quyết; Sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, chỉ đạo thực hiện rà soát, trường hợp có thay đổi so với Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết này, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh điều chỉnh theo quy định.

2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa XV, kỳ họp thứ tám thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ;
- Ban công tác đại biểu của UBTVQH;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- Huyện ủy, Thành ủy, HĐND; UBND; UBMTTQ các huyện, thành phố;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- Các Trung tâm: Thông tin; VTLT tỉnh;
- Lưu: VT, KTNS, (150b).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thái Hưng

Biểu mẫu số 15, Nghị định 31

PHỤ LỤC 01

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2024
(Kèm theo Nghị quyết số 259/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của HĐND tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2023

Ước TH năm 2023

Dự toán năm 2024

So sánh

Tuyệt đối

Tương đối (%)

A

TỔNG NGUỒN THU NSĐP

18.388.464

22.898.596

17.915.237

(4.983.359)

78%

I

Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp

4.323.680

3.985.680

4.187.263

201.583

105%

1

Thu NSĐP được hưởng 100%

2.666.996

2.293.410

2.542.013

248.603

111%

2

Thu NSĐP hưởng từ các khoản thu phân chia

1.856.684

1.692.270

1.645.250

(47.020)

97%

II

Thu bổ sung từ NSTW

13.859.116

13.859.116

13.664.974

(194.142)

99%

1

Thu bổ sung cân đối

9.250.116

9.250.116

10.373.281

1.123.165

112%

2

Thu bổ sung có mục tiêu

4.609.000

4.609.000

3.291.693

(1.317.307)

71%

III

Thu từ quỹ dự trữ tài chính

-

-

-

-

-

IV

Thu kết dư

-

-

-

-

-

V

Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang

5.668

5.011.012

63.000

(4.948.012)

13%

VI

Thu viện trợ, ủng hộ, đóng góp

-

42.788

-

(42.788)

-

B

TỔNG CHI NSĐP

18.482.664

16.489.821

18.006.837

(475.827)

97%

I

Tổng chi cân đối NSĐP

13.915.499

13.428.129

15.206.993

1.291.494

109%

1

Chi đầu tư phát triển

2.139.931

1 598.164

2.062.731

(77.200)

96%

2

Chi thường xuyên

11.262.536

11.806.824

12.684.256

1.421.720

113%

3

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

2.000

3.141

2.600

600

130%

4

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

10.000

20.000

1.200

(8.800)

12%

5

Dự phòng ngân sách

277.032

-

302.484

25.452

109%

6

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

224.000

-

153.722

(70.278)

69%

II

Chi thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu

4.537.165

3.031.692

2.791.671

(1.745.494)

62%

1

Chi các chương trình mục tiêu quốc gia

2.143.479

1.241.543

2.018.106

(125.373)

a

CTMT giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn

1.603.058

897.343

1.485.729

(117.329)

b

CTMTQG giảm nghèo bền vững

381.261

210.486

375.187

(6.074)

c

CTMTQG xây dựng nông thôn mới

159.160

133.714

157.190

(1.970)

2

Vốn đầu tư thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ

2.357.100

1.752.063

727.590

(1.629.510)

31%

-

Vốn ngoài nước

141.000

136.197

57.000

(84.000)

40%

-

Vốn trong nước

2.216.100

1.615.866

670.590

(1.545.510)

30%

3

Vốn sự nghiệp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ

38.086

38.086

45.975

7.889

121%

-

Vốn nước ngoài

4.530

4.530

25.802

21.272

570%

Chương trình trợ giúp xã hội và PHCN cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí;

19.000

19.000

-

(19.000)

-

Chương trình phát triển công tác xã hội

200

200

-

(200)

-

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.500

1.500

2.700

-

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

12.856

12.856

17.473

4.617

IV

Chi nộp trả NSTW

30.000

30.000

8.173

(21.827)

27%

C

BỘI CHI NSĐP/ BỘI THU NSĐP

94.200

92.178

91.600

(2.600)

97%

D

CHI TRẢ NỢ GỐC CỦA NSĐP

3.400

-

6.600

3.200

194%

1

Từ nguồn bổ sung cân đối NSĐP

3.400

-

6.600

3.200

194%

2

Từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết du ngân sách cấp tỉnh

-

-

-

-

Đ

TỔNG MỨC VAY CỦA NSĐP

94.200

92.178

91.600

(2.600)

97%

1

Vay để bù đắp bội chi

94.200

92.178

91.600

(2.600)

97%

2

Vay để trà nợ gốc

Biểu số 16, Nghị định 31

PHỤ LỤC 02

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2024
(Kèm theo Nghị quyết số 259/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của HĐND tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Ước thực hiện năm 2023

Dự toán năm 2024

So sánh (%)

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

A

B

1

2

3

4

5=3/1

6=4/2

Tổng thu ngân sách nhà nước

4.255.000

4.250.000

4.455.000

4.450.000

104,70

104,71

I

Thu nội địa

4.250.000

4.250.000

4.450.000

4.450.000

104,71

104,71

1

Thu từ khu vực DNNN do trung ương quản lý

1.416.244

1.416.244

1.415.300

1.415.300

99,93

99,93

- Thuế giá trị gia tăng

638.244

638.244

600.000

600.000

94,01

94,01

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

2.500

2.500

3.000

3.000

120,00

120,00

- Thuế tài nguyên

775.500

775.500

812.300

812.300

104,75

104,75

2

Thu từ khu vực DNNN do địa phương quản lý

48.711

48.711

61.260

61.260

125,76

125,76

- Thuế giá trị gia tăng

28.500

28.500

29.000

29.000

101,75

101,75

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

5.600

5.600

8.800

8.800

157,14

157,14

- Thuế tài nguyên

- Thuế môn bài

14.611

14.611

23.460

23.460

160,56

160,56

- Thu khác

3

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

5.034

5.034

6.000

6.000

119,19

119,19

- Thuế giá trị gia tăng

3.034

3.034

2.200

2200

72,51

72,51

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuế tài nguyên

- Tiền thuê mặt đất, mặt nước

- Thuế môn bài

- Thu khác

2.000

2.000

3.800

3.800

190,00

190,00

4

Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

974.872

974.872

986.990

986.990

101,24

101,24

- Thuế giá trị gia tăng

634.600

634.600

610.000

610.000

96,12

96,12

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

90.000

90.000

130.000

130.000

144,44

144,44

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

620

620

100

100

16,13

16,13

- Thuế tài nguyên

- Thuế môn bài

249.652

249.652

246.890

246.890

98,89

98,89

- Thu khác

5

Thuế thu nhập cá nhân

130.862

130.862

165.350

165.350

126,35

126,35

6

Thuế bảo vệ môi trường

154.224

154.224

155.000

155.000

100,50

100,50

7

Lệ phí trước bạ

126.983

126.983

160.700

160.700

126,55

126,55

8

Thu phí, lệ phí

42.425

42.425

50.000

50.000

117,86

117,86

9

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

10

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

1.478

1.478

1.552

1.552

105,01

105,01

11

Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước

103.101

103.101

108.290

108.290

105,03

105,03

12

Thu tiền sử dụng đất

802.000

802.000

950.000

950.000

118,45

118,45

13

Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

14

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

59.000

59.000

57.000

57.000

96,61

96,61

15

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước

166.862

166.862

167.165

167.165

100,18

100,18

16

Thu khác ngân sách

212.547

212.547

160.183

160.183

75,36

75,36

17

Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản khác

2.757

2.757

2.210

2.210

80,16

18

Thu hồi vốn, thu cổ tức

19

Lợi nhuận được chia của Nhà nước và lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước

2.900

2.900

3.000

3.000

103,45

103,45

20

Chênh lệch thu chi Ngân hàng Nhà nước

II

Thu từ dầu thô

III

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

5.000

-

5.000

-

100,00

-

1

Thuế GTGT thu từ hàng hóa nhập khẩu

4.000

5.000

125,00

2

Thuế xuất khẩu

3

Thuế nhập khẩu

1.000

-

-

-

-

4

Thuế TTĐB thu từ hàng hóa nhập khẩu

5

Thuế BVMT thu từ hàng hóa nhập khẩu

6

Thu khác

IV

Thu viện trợ

Biểu mẫu số 17, Nghị định 31

PHỤ LỤC 03

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2024
(Kèm theo Nghị quyết số 259/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của HĐND tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2023

Dự toán năm 2024

So sánh

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tổng chi NSĐP

18.482.664

18.006.837

(475.827)

97,4

A

Chi cân đối NSĐP

13.915.499

15.206.993

1.291.494

109,3

I

Chi đầu tư phát triển

2.139.931

2.062.731

(77.200)

96,4

1

Chi đầu tư cho các dự án

2.136.531

2.056.131

(80.400)

96,2

Trong đó: Chia theo lĩnh vực

- Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

- Chi khoa học và công nghệ

Trong đó: Chia theo nguồn vốn

53.898

49.448

(4.450)

91,7

- Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất

1.020.000

950.000

(70.000)

93,1

- Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết

59.000

57.000

(2.000)

96,6

- Ngân sách tỉnh chi đầu tư

-

-

-

2

Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật

3

Chi trả nợ vốn gốc vay địa phương vay lại

3.400

6.600

3.200

194,1

II

Chi thường xuyên

11.262.536

12.684.256

1.421.720

112,6

1

Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

5.681.745

6.453.491

771.746

113,6

2

Chi khoa học và công nghệ

23.068

23.662

594

102,6

III

Chi trả nợ lãi

2.000

2.600

600

130,0

IV

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

10.000

1.200

(8.800)

12,0

V

Dự phòng ngân sách

277.032

302.484

25.452

109,2

VI

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

224.000

153.722

(70.278)

68,6

B

Chi thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu

4.537.165

2.791.671

(1.745.494)

61,5

I

Chi các chương trình mục tiêu quốc gia

2.143.479

2.018.106

(125.373)

-

1

CTMTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN

1.603.058

1.485.729

(117.329)

2

CTMTQG giảm nghèo bền vững

381.261

375.187

(6.074)

3

CTMTQG xây dựng nông thôn mới

159.160

157.190

(1.970)

II

Vốn đầu tư thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ

2.357.100

727.590

(1.629.510)

30,9

-

Vốn ngoài nước

141.000

57.000

(84.000)

40,4

-

Vốn trong nước

2.216.100

670.590

(1.545.510)

30,3

III

Vốn sự nghiệp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ

36.586

45.975

9.389

125,7

-

Vốn nước ngoài

4.530

25.802

21.272

569,6

-

Chương trình trợ giúp xã hội và PHCN cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí;

19.000

-

(19.000)

-

Chương trình phát triển công tác xã hội

200

(200)

-

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.500

2.700

-

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

12.856

17.473

4.617

C

Hoàn trả NSTW theo kết luận KTNN

30.000

8.173

(21.827)

273

Biểu mẫu số 18, Nghị định 31

PHỤ LỤC 04

BỘI CHI VÀ PHƯƠNG ÁN VAY - TRẢ NỢ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2024
(Kèm theo Nghị quyết số 259/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của HĐND tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

ƯTH năm 2023

Dự toán năm 2024

So sánh

A

Thu NSĐP hưởng theo phân cấp

3.985.680

4.187.263

105,1

B

Chi cân đối NSĐP

13.428.129

15.206.993

113,2

C

Bội chi/Bội thu NSĐP

92.178

91.600

99,4

D

Hạn mức dư nợ vay tối đa của NSĐP

797.136

837.453

105,1

E

Kế hoạch vay, trả nợ gốc

I

Tổng dư nợ đầu năm

46.558

135.151

290,3

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

5,84

16,14

276,3

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

46.558

135.151

290,3

3

Vay trong nước khác

II

Trả nợ gốc vay trong năm

3.585

6.600

184,1

1

Theo nguồn vốn vay

- Trái phiếu chính quyền địa phương

- Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

- Vốn khác

-

-

-

2

Theo nguồn trả nợ

- Từ nguồn vay để trả nợ gốc

- Bội thu NSĐP

3.585

6.600

0,0

- Tăng thu, tiết kiệm chi

- Bổ sung cân đối NSĐP

3.585

6.600

III

Tổng mức vay trong năm

92.178

91.600

99,4

1

Theo mục đích vay

92.178

91.600

- Vay để bù đắp bội chi

- Vay để trả nợ gốc

92.178

91.600

2

Theo nguồn vay

92.178

91.600

- Trái phiếu chính quyền địa phương

- Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

- Vốn trong nước khác

92.178

91.600

99,4

IV

Tổng dư nợ cuối năm

135.151

220.151

162,9

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

16,95

26,29

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

135.151

220.151

3

Vốn khác

G

Trả nợ lãi, phí

3.141

2.600

82,8

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 259/NQ-HĐND năm 2023 dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Sơn La năm 2024

  • Số hiệu: 259/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 07/12/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Nguyễn Thái Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản