Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2010/NQ-HĐND | Hà Giang, ngày 11 tháng 12 năm 2010 |
NGHỊ QUYẾT
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHOÁ XV - KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 188/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính quy định tiêu thức phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương;
Sau khi xem xét Tờ trình số 150/TTr-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Có Quy định và Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/12/2010.
Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Giang ban hành kèm theo Nghị quyết này được áp dụng từ năm ngân sách 2011 và thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 18/2006/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ điều tiết thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XV - Kỳ họp thứ 16 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 29 /2010/NQ-HĐND ngày 11/12/2010 của H ĐND tỉnh Hà Giang)
1. Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của nhà nước và trình độ, năng lực quản lý của từng cấp chính quyền trên địa bàn.
2. Khuyến khích các cấp tăng cường quản lý thu, chi, chống thất thu.
3. Hạn chế phân chia các nguồn thu có quy mô nhỏ cho nhiều cấp.
4. Tỷ lệ % phân chia các khoản thu cho ngân sách cấp mình và ngân sách các cấp dưới không vượt quá tỷ lệ % phân chia quy định của cấp trên về từng khoản thu được phân chia. Hạn chế tỷ lệ điều tiết một khoản thu cho nhiều cấp ngân sách để đáp ứng yêu cầu của hệ thống quản lý thông tin ngân sách nhà nước.
5. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu ổn định của ngân sách cấp dưới nhằm nâng cao trách nhiệm của mỗi cấp khi quyết định tăng chi ngân sách phải có các giải pháp bảo đảm nguồn tài chính để cân đối. Ngân sách tỉnh chỉ bổ sung nguồn để thực hiện các chính sách, chế độ mới do Trung ương ban hành và các nhiệm vụ được bổ sung khi ngân sách huyện, thành phố (bao gồm cả ngân sách cấp xã) không đủ khả năng tự cân đối.
6. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó theo hình thức uỷ quyền và phải thực hiện quyết toán vào cấp ngân sách uỷ quyền theo quy định của nhà nước.
7. Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp quy định tại điểm g, khoản 2 Điều 5 - Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
8. Đảm bảo sự công khai, minh bạch, phát triển cân đối giữa các khu vực trên địa bàn để chủ động điều hành chi ngân sách thực hiện nhiệm vụ được giao cho mỗi cấp chính quyền.
9. Đảm bảo đúng theo tiêu thức phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền nhằm phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, theo dõi nguồn thu của các cấp ngân sách và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý qua hệ thống thông tin quản lý ngân sách nhà nước và Kho bạc nhà nước (Tabmis).
1. Đúng danh mục các khoản thu của ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 30; khoản 1 Điều 32 của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Theo đúng quy định của hệ thống mục lục ngân sách nhà nước.
3. Chủ yếu theo địa bàn phát sinh khoản thu cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; đồng thời theo nội dung kinh tế của khoản thu.
4. Theo sắc thuế từ một số hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh như: Công ty cổ phần thuỷ điện, Công ty TNHH một thành viên…
Điều 3. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh
1. Thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp trung ương (không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết).
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp trung ương (không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hạch toán tập trung toàn ngành).
3. Thu nợ thuế chuyển thu nhập của các chủ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam về nước.
4. Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá, dịch vụ trong nước của doanh nghiệp nhà nước trung ương (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt từ hoạt động xổ số kiến thiết).
5. Thuế thu nhập cá nhân.
6. Phí xăng, dầu.
Điều 4. Các khoản thu ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%
1. Thu nợ thuế chuyển thu nhập (không kể thu nợ thuế chuyển thu nhập của các chủ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam về nước).
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập sau thuế thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác không hạch toán tập trung toàn ngành của các doanh nghiệp Trung ương; của doanh nghiệp nhà nước địa phương và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp tỉnh (bao gồm cả hoạt động xổ số kiến thiết).
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt của hoạt động xổ số kiến thiết.
4. Thu tiền thuê và bán tài sản của tỉnh nộp vào ngân sách cấp tỉnh; thu từ bán tài sản được xác lập sở hữu nhà nước.
5. Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước.
6. Các khoản thu từ tài sản nhà nước giao cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế của địa phương.
7. Các khoản phụ thu về giá lắp đặt điện thoại, giá bán điện, giá bán nước và phụ thu khác.
8. Thu tiền phạt; thu tịch thu của các đơn vị cấp tỉnh nộp ngân sách tỉnh.
9. Thu phí, lệ phí khác của các đơn vị tỉnh thu, nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật (trừ lệ phí xăng dầu, lệ phí trước bạ, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn, khai thác khoáng sản thu trên địa bàn huyện, thành phố).
10. Thu nợ gốc cho vay đầu tư phát triển.
11. Thu bán cổ phần của nhà nước.
12. Thu sự nghiệp, phần nộp vào ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật của các đơn vị cấp tỉnh trực tiếp quản lý.
13. Thu từ các khoản hoàn trả cho ngân sách cấp tỉnh.
14. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
15. Thu huy động quỹ dự trữ tài chính.
16. Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
17. Huy động từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật cho cấp tỉnh.
18. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho cấp tỉnh.
19. Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh.
20. Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương.
21. Thu chuyển nguồn ngân sách cấp tỉnh.
22. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp tỉnh.
Điều 5. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách huyện, thành phố
1. Thu tiền sử dụng đất.
2. Thuế giá trị gia tăng của các tổ chức sản xuất kinh doanh thuỷ điện (trừ doanh nghiệp trung ương hạch toán tập trung toàn ngành).
3. Thuế giá trị gia tăng từ hoạt động xổ số kiến thiết trên địa bàn thành phố Hà Giang.
Điều 6. Chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp tỉnh
1. Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh.
2. Đầu tư các dự án khoa học - công nghệ, môi trường.
3. Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn thu xổ số kiến thiết.
4. Chi trả nợ tiền gốc và lãi vay đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3, Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
5. Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nước theo quy định của pháp luật.
6. Phần chi đầu tư phát triển trong các Chương trình mục tiêu Quốc gia do cấp tỉnh thực hiện.
7. Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nước theo quy định của pháp luật; sổ sung vốn điều lệ quỹ phát triển đất từ nguồn thu sử dụng đất theo Quyết định số 40/2010/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
8. Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chi có mục tiêu do các cơ quan cấp tỉnh thực hiện theo phân cấp đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh.
9. Hỗ trợ xây dựng, cải tạo và sửa chữa: Trụ sở làm việc, trại tạm giam, nhà tạm giữ của Công an tỉnh; công trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu, doanh trại, kho, trường quân sự của cơ quan quân sự, biên phòng tỉnh theo khả năng của ngân sách tỉnh.
10. Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Chi thường xuyên của ngân sách cấp tỉnh
1. Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hoá thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình, đảm bảo xã hội, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do cơ quan tỉnh quản lý:
a) Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác do tỉnh quản lý;
b) Đào tạo cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn và các hình thức bồi dưỡng như: Quản lý nhà nước từ ngạch chuyên viên trở lên, đào tạo tiền công vụ cho công chức dự bị, tin học văn phòng, bồi dưỡng giảng viên, bồi dưỡng các đoàn thể, chính trị, ngoại ngữ, tập huấn và bồi dưỡng khác do cấp tỉnh thực hiện;
c) Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác bao gồm kinh phí ngân sách mua thẻ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng và khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế;
d) Phát thanh, truyền hình bao gồm phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc, phủ sóng phát thanh, truyền hình vùng đặc biệt khó khăn và các hoạt động thông tin khác;
e) Hoạt động bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hoá khác;
f) Bồi dưỡng, huấn luyện các huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh; các giải thi đấu cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục thể thao và các hoạt động thể dục thể thao khác;
g) Chi cho thực hiện các dự án, đề tài ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ khác do cấp tỉnh thực hiện;
h) Hoạt động về bảo vệ môi trường do cơ quan cấp tỉnh thực hiện
- Điều tra, quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường.
- Hỗ trợ đối với dự án có tính chất chi sự nghiệp để xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích do cấp tỉnh phê duyệt.
- Hỗ trợ dự án xử lý chất thải cho bệnh viện, cơ sở y tế, trường học, cơ sở giam giữ của Nhà nước do tỉnh quản lý không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp.
- Hỗ trợ mua phương tiện vận chuyển thu gom rác thải, vệ sinh môi trường.
- Hỗ trợ các dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo quyết định của tỉnh.
- Một số hoạt động khác về bảo vệ môi trường do cấp tỉnh thực hiện;
i) Chi thường xuyên của quản lý thị trường, bảo vệ thực vật, Chi cục thú y tỉnh.
k) Hỗ trợ chi cho các cơ quan, tổ chức xử lý vi phạm hành chính không có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu hoặc tịch thu tang vật nhưng phải tiêu huỷ do cấp tỉnh thực hiện;
l) Các sự nghiệp khác do tỉnh quản lý.
2. Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cơ quan cấp tỉnh quản lý
a) Sự nghiệp giao thông
Đảm bảo giao thông các tuyến đường tỉnh quản lý như: Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường.
b) Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp: Duy tu, bảo dưỡng các công trình thuỷ lợi, các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ thực vật, thú y do cấp tỉnh thực hiện.
c) Điều tra cơ bản.
d) Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính do cấp tỉnh thực hiện.
e) Hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại du lịch, xúc tiến đầu tư do đơn vị tỉnh thực hiện.
f) Đối ứng các dự án ODA.
g) Thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch do cấp tỉnh phê duyệt.
h) Các sự nghiệp kinh tế khác.
3. Quốc phòng
a) Tổ chức hội nghị, tập huấn nghiệp vụ công tác quốc phòng tỉnh.
b) Thực hiện kế hoạch xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc theo phê duyệt của Chính phủ; Diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh theo phê duyệt của Quân khu.
c) Tổ chức, huy động lực lượng dự bị động viên, huấn luyện quân dự bị động viên, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thực hiện.
d) Tổ chức, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ:
- Đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ của dân quân tự vệ và huy động dân quân tự vệ của cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo trang phục cho lực lượng dân quân nòng cốt toàn tỉnh theo quy định của Luật Dân quân tự vệ.
e) Chỉ đạo công tác tuyển quân toàn tỉnh.
f) Công tác giáo dục quốc phòng - an ninh và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt tại Trường Quân sự tỉnh theo quy định của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng.
g) Một số nội dung chi khác thuộc nhiệm vụ chi của tỉnh theo quy định của Chính phủ.
4. An ninh và trật tự, an toàn xã hội do cấp tỉnh thực hiện
a) Chi phòng, chống tham nhũng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; xây dựng, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
b) Chi phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật; phòng, chống ma tuý, chi đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản theo quy định của pháp luật.
c) Hỗ trợ các chiến dịch giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội.
d) Chi công tác phòng cháy, chữa cháy: Tuyên truyền, giáo dục, khen thưởng và xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy, chữa cháy.
e) Quản lý vận chuyển, sử dụng vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, chất độc, chất phóng xạ và quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt theo quy định của pháp luật.
f) Quản lý việc cư trú và đi lại của người nước ngoài ở địa phương theo Luật cư trú.
g) Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ theo khả năng của ngân sách tỉnh.
h) Đào tạo công an cấp xã, công an viên thôn và trang phục cho lực lượng công an cấp xã, công an viên thôn bản.
i) Một số nội dung chi khác theo quy định của Chính phủ.
5. Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh.
6. Hoạt động của các cơ quan Đảng cấp tỉnh.
7. Hoạt động của các cơ quan đoàn thể cấp tỉnh.
8. Hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp của các hoạt động có gắn với nhiệm vụ của nhà nước do tỉnh giao theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do tỉnh quản lý: Các trại xã hội, cứu trợ thường xuyên, cứu trợ đột xuất theo quyết định của tỉnh, chi chuyển 1% Quỹ tiền lương, tiền công toàn tỉnh từ ngân sách tỉnh để chuyển Bảo hiểm xã hội trích lập Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp toàn tỉnh theo Luật Bảo hiểm xã hội; phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác; thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.
10. Chi ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính theo Quyết định số 159/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Bộ Tài chính do cấp tỉnh thực hiện.
11. Trợ giá xuất bản báo Đảng, trợ giá bảo tồn, phát triển giống gốc trong ngành nông nghiệp theo quy định của nhà nước.
12. Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật, bao gồm chi ủy thác cho vay và hoạt động của các Quỹ của tỉnh; chi trả các khoản thu năm trước.
13. Chi hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
14. Chi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, bao gồm xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật của các cơ quan, đơn vị do tỉnh quản lý.
15. Chi thường xuyên trong các Chương trình mục tiêu Quốc gia do các đơn vị dự toán cấp tỉnh thực hiện.
Điều 8. Các nhiệm vụ chi khác của ngân sách cấp tỉnh
1. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
2. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
3. Chi hoàn trả ngân sách cấp trên.
4. Chi chuyển nguồn ngân sách cấp tỉnh năm trước sang năm sau.
Điều 9. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp tỉnh
1. Thu tiền sử dụng đất.
2. Thuế giá trị gia tăng của các tổ chức sản xuất kinh doanh thuỷ điện (trừ doanh nghiệp trung ương hạch toán tập trung toàn ngành).
3. Thuế giá trị gia tăng từ hoạt động xổ số kiến thiết trên địa bàn thành phố Hà Giang.
Điều 10. Các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100%
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập sau thuế thu nhập của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập sau thuế thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh không hạch toán toàn ngành của doanh nghiệp Trung ương; của doanh nghiệp nhà nước địa phương, Công ty TNHH một thành viên cấp tỉnh).
2. Thuế môn bài đối với tổ chức kinh doanh ở xã, thị trấn (trừ thuế môn bài thu của cá nhân, hộ kinh doanh ở xã, thị trấn); riêng ngân sách Thành phố hưởng 100% thuế môn bài đối với tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh trên địa bàn phường.
3. Thuế giá trị gia tăng của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn (trừ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp Trung ương; tổ chức sản xuất kinh doanh thuỷ điện; thuế giá trị gia tăng từ hoạt động xổ số kiến thiết trên địa bàn thành phố Hà Giang).
4. Thu giao đất trồng rừng.
5. Thuế tài nguyên (trừ thuế tài nguyên thu từ sản phầm rừng tự nhiên và thuế tài nguyên khoáng sản khác thu từ cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn).
6. Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá dịch vụ trong nước từ doanh nghiệp nhà nước địa phương; doanh nghiệp ngoài nhà nước; doanh nghiệp ngoài tỉnh; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; khu vực kinh tế tập thể, cá thể (trừ thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết).
7. Thu tiền bán tài sản nhà nước của huyện và cấp xã; thu tiền cho thuê tài sản nhà nước của cấp huyện và cấp xã (trừ thu từ bán tài sản được xác lập sở hữu nhà nước).
8. Thu khác từ quỹ đất phát sinh tại địa bàn huyện (trừ thu hoa lợi công sản từ quỹ đất công ích và quỹ đất công) nộp vào ngân sách cấp huyện.
9. Thu tiền phạt và thu tịch thu theo quy định của pháp luật do đơn vị cấp huyện thực hiện, nộp vào ngân sách cấp huyện.
10. Các khoản thu phí; lệ phí do cấp huyện thu; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn, khai thác khoáng sản thu trên địa bàn huyện, thành phố (trừ phí xăng dầu, lệ phí trước bạ nhà, đất) nộp vào ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.
11. Thu sự nghiệp, phần nộp vào ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật của các đơn vị cấp huyện trực tiếp quản lý.
12. Thu từ các khoản hoàn trả giữa các cấp ngân sách.
13. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
14. Huy động từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật cho cấp huyện.
15. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho cấp huyện.
16. Thu kết dư ngân sách cấp huyện.
17. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
18. Thu chuyển nguồn ngân sách cấp huyện.
19. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện.
1. Thuế nhà, đất.
2. Lệ phí trước bạ nhà, đất.
3. Thuế tài nguyên khoáng sản khác thu từ cá nhân SXKD trên địa bàn phường.
Điều 12. Chi đầu tư phát triển của ngân sách huyện, thành phố
1. Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do huyện quản lý theo phân cấp về đầu tư xây dựng cơ bản của cấp tỉnh.
2. Hỗ trợ xây dựng, cải tạo và sửa chữa trụ sở làm việc của Công an huyện và doanh trại, kho, trụ sở của cơ quan quân sự cấp huyện theo khả năng của ngân sách huyện;
3. Đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất và thu xổ số kiến thiết.
4. Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Chi thường xuyên của ngân sách huyện, thành phố
1. Các hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề tỉnh cân đối chi về tổng mức, việc phân bổ chi tiết đến từng đơn vị dự toán là do cấp huyện, thị quyết định theo chỉ tiêu hướng dẫn của tỉnh, nhưng không thấp hơn mức tỉnh giao để đảm bảo theo định hướng phát triển chung của sự nghiệp gồm:
a) Giáo dục mầm non, phổ thông, bổ túc văn hoá, phổ thông dân tộc nội trú, bán trú và các hoạt động giáo dục khác do huyện quản lý;
b) Hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ đối với học sinh thuộc đối tượng do cấp huyện quản lý;
c) Đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng cán bộ chuyên trách và công chức xã, bồi dưỡng cho các đối tượng cán bộ thôn, tổ dân phố và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện theo nhiệm vụ; bồi dưỡng kiến thức như: Các đoàn thể, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học văn phòng; tập huấn và bồi dưỡng khác do cấp huyện thực hiện;
d) Dạy nghề cho các đối tượng theo nhiệm vụ giao cho huyện.
2. Phòng bệnh, chữa bệnh và hoạt động sự nghiệp y tế bao gồm Trạm y tế xã, phường, thị trấn (trừ kinh phí ngân sách mua thẻ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng và khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế do ngân sách tỉnh chi).
3. Các hoạt động sự nghiệp văn hoá, thông tin, thông tin lưu động, truyền thanh, truyền hình, hoạt động thể dục, thể thao và các sự nghiệp khác do cơ quan cấp huyện quản lý.
4. Chi đảm bảo xã hội phần ngân sách huyện phải đảm bảo trong đó gồm có thực hiện công tác cứu đói, cứu trợ thường xuyên và đột xuất, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác (trừ kinh phí chi thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách có công với cách mạng).
5. Chi trợ cấp trực tiếp cho hộ nghèo vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Sự nghiệp môi trường
a) Thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, xử lý chất thải. Vận hành hoạt động các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh;
b) Hỗ trợ dự án xử lý chất thải cho bệnh viện, cơ sở y tế, trường học;
c) Hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện thu gom rác thải, vệ sinh môi trường;
d) Hỗ trợ các dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo quyết định của cấp tỉnh;
e) Một số hoạt động khác về bảo vệ môi trường do cấp huyện thực hiện.
7. Chi cho thực hiện các dự án, đề tài ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ khác do các huyện, thành phố thực hiện.
8. Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cấp huyện quản lý
a) Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, thủy sản và lâm nghiệp gồm: duy tu, bảo dưỡng, quản lý, sửa chữa các công trình thuỷ lợi, các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông; bảo vệ, phòng chống cháy rừng; thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn; hoạt động thú y do huyện quản lý;
b) Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo giao thông, sửa chữa cầu, đường, cống, rãnh và biện pháp đảm bảo an toàn đường giao thông trên các tuyến đường do huyện quản lý;
c) Sự nghiệp kiến thiết thị chính: Duy tu, bảo dưỡng hệ thống điện chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước công cộng, giao thông nội thị, công viên, cây xanh và sự nghiệp thị chính khác trên địa bàn đô thị, thị trấn;
d) Hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư do huyện thực hiện; sự nghiệp kinh tế khác;
e) Sự nghiệp địa chính: Lập quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường và tổ chức thực hiện; Lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai xã, phường, thị trấn; tổ chức thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân huyện; lập và quản lý hồ sơ địa chính; tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật;
f) Chi thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch của cấp huyện và cấp xã.
9. Quốc phòng
a) Tổ chức hội nghị, tập huấn nghiệp vụ và báo cáo công tác quốc phòng do cấp huyện tổ chức;
b) Công tác giáo dục quốc phòng - an ninh do cấp huyện tổ chức;
c) Thực hiện tuyển quân, đón tiếp quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về;
d) Thực hiện đăng ký quân nhân dự bị; huấn luyện dân quân tự vệ, kiểm sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do cấp huyện tổ chức;
e) Diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện theo phê duyệt của tỉnh;
f) Nhiệm vụ chi theo quy định của Luật Dân quân tự vệ do cấp huyện thực hiện;
g) Thực hiện công tác quản lý và bảo vệ biên giới.
10. An ninh và trật tự, an toàn xã hội
a) Chi phòng, chống tham nhũng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; phòng, chống tội phạm, ma tuý và các tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện;
b) Xây dựng, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tuyên truyền, giáo dục phong trào quần chúng phòng cháy, chữa cháy; kiểm tra việc thực hiện các quy tắc và biện pháp phòng cháy, chữa cháy, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ theo quy định của Nhà nước đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng phòng cháy, chữa cháy cơ sở;
d) Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ theo khả năng của ngân sách cấp huyện.
12. Chi nhiệm vụ bảo vệ cột mốc và an ninh biên giới đối với các huyện có xã biên giới.
13. Hoạt động của các cơ quan nhà nước các huyện, thành phố.
14. Hoạt động của các cơ quan Đảng các huyện, thành phố.
15. Hoạt động của các cơ quan đoàn thể các huyện, thành phố.
16. Hỗ trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cấp huyện theo quy định của pháp luật.
17. Chi ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính do cấp huyện thực hiện.
18. Hỗ trợ chi cho các cơ quan, tổ chức xử lý vi phạm hành chính không có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu hoặc có tịch thu tang vật nhưng phải tiêu huỷ do cấp huyện thực hiện.
19. Chi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn, xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật của các cơ quan, đơn vị cấp huyện quản lý.
20. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Nhiệm vụ chi khác của ngân sách huyện, thành phố
1. Chi bổ sung cho ngân sách cấp xã.
2. Chi hoàn trả ngân sách cấp trên.
3. Chi chuyển nguồn ngân sách các huyện, thành phố từ năm trước sang năm sau.
Điều 15. Bổ sung nhiệm vụ chi ngân sách thành phố
Thành phố có nhiệm vụ chi theo quy định tại Điều 12, Điều 13 và Điều 14 nêu trên và được bổ sung thêm các nhiệm vụ chi sau đây:
1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản: Đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp; đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị.
2. Chi thường xuyên
a) Sự nghiệp giáo dục: Chi hỗ trợ các lớp mẫu giáo, nhà trẻ, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ; sửa chữa, cải tạo nhỏ các công trình kết cấu hạ tầng trường học, lớp mẫu giáo trên địa bàn phường.
b) Sự nghiệp thị chính: Sửa chữa cải tạo vỉa hè, hệ thống đèn chiếu sáng, giao thông nội thị, công viên, cây xanh của phường.
c) Sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi và các công trình kết cấu hạ tầng do phường quản lý như: Trạm y tế, nhà văn hoá, cơ sở thể dục thể thao, đường giao thông, cầu, công trình cấp và thoát nước công cộng…
d) Quốc phòng: Tổ chức huấn luyện lực lượng tự vệ thuộc các cơ quan khối tỉnh đóng trên địa bàn Thành phố.
NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Điều 16. Các khoản thu ngân sách xã, thị trấn hưởng 100%
1. Thuế môn bài thu của các cá nhân, hộ kinh doanh ở xã, thị trấn.
2. Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
3. Thuế nhà đất.
4. Thuế tài nguyên thu từ sản phẩm rừng tự nhiên và cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã, thị trấn.
5. Phí, lệ phí của xã, thị trấn thu, nộp vào ngân sách xã, thị trấn bao gồm lệ phí trước bạ nhà đất.
6. Thu hoa lợi công sản từ quỹ đất công ích và từ quỹ đất công, thu khác từ quỹ đất của xã, thị trấn.
7. Thu tiền phạt, thu tịch thu theo quy định của pháp luật do xã, thị trấn thực hiện nộp vào ngân sách xã, thị trấn.
8. Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật do xã, thị trấn quản lý.
9. Huy động từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật cho cấp xã.
10. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước trực tiếp cho xã, thị trấn.
11. Thu khác của xã, thị trấn theo quy định của pháp luật.
12. Thu kết dư ngân sách xã, thị trấn.
13. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
14. Thu từ các khoản hoàn trả giữa các cấp ngân sách.
15. Thu chuyển nguồn ngân sách xã, thị trấn.
16. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho xã, thị trấn.
Điều 17. Nguồn thu của ngân sách phường
1. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách thành phố và ngân sách phường bao gồm:
a) Thuế nhà, đất;
b) Lệ phí trước bạ nhà, đất;
c) Thuế tài nguyên khoáng sản khác thu từ cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn phường.
2. Các khoản thu ngân sách phường hưởng 100%
a) Phí, lệ phí của phường thu, nộp vào ngân sách phường (trừ lệ phí trước bạ nhà, đất);
b) Thu tiền phạt, thu tịch thu nộp vào ngân sách phường;
c) Thu khác của phường theo quy định của pháp luật;
d) Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật do phường quản lý;
e) Huy động từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật cho phường;
f) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước trực tiếp cho phường;
g) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
h) Thu kết dư ngân sách phường;
i) Thu từ các khoản hoàn trả giữa các cấp ngân sách;
k) Thu chuyển nguồn của ngân sách phường;
l) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho phường.
Điều 18. Chi đầu tư phát triển của ngân sách xã, phường, thị trấn
1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp đầu tư xây dựng cơ bản của cấp tỉnh.
2. Chi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng từ nguồn vượt thu của ngân sách cấp xã.
3. Chi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp trực tiếp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật, do Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định đưa vào ngân sách cấp xã quản lý.
4. Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Các khoản chi thường xuyên của xã, phường, thị trấn
1. Chi cho hoạt động của cơ quan nhà nước ở cấp xã bao gồm: Chế độ cho cán bộ chuyên trách, công chức xã, phụ cấp cấp ủy viên cấp xã, phụ cấp đại biểu Hội đồng nhân dân, các khoản phụ cấp khác theo quy định của nhà nước, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; ban chỉ đạo của cấp xã; các khoản chi thường xuyên phục vụ hoạt động quản lý nhà nước của cấp xã theo chế độ quy định.
Chế độ đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố.
2. Kinh phí hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam ở cấp xã.
3. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội của cấp xã (Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
4. Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn cho cán bộ xã và đối tượng khác theo chế độ quy định.
5. Chi an ninh, quốc phòng
a) Chi thực hiện công tác huấn luyện dân quân; chi cho công tác an ninh, quốc phòng;
b) Các hoạt động của lực lượng dân quân thường trực sẵn sàng chiến đấu, các khoản chế độ phụ cấp cho dân quân và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã theo quy định của Luật Dân quân tự vệ; thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự;
c) Tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã;
d) Đối với các xã, thị trấn biên giới: Chi cho nhiệm vụ bảo vệ cột mốc và an ninh biên giới.
6. Công tác xã hội: Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ hiện hành (không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1 lần cho cán bộ xã nghỉ việc sau ngày 01/01/1998 do tổ chức bảo hiểm xã hội chi); cứu tế xã hội, hoạt động của các đội xã hội tình nguyện và công tác xã hội khác.
7. Chi hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh, truyền hình do cấp xã quản lý.
8. Sự nghiệp giáo dục: Chi hỗ trợ các lớp mẫu giáo, nhà trẻ, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ; sửa chữa, cải tạo nhỏ các công trình kết cấu hạ tầng trường học, lớp mẫu giáo do xã, thị trấn quản lý (phường do ngân sách thành phố chi).
9. Hỗ trợ chi thường xuyên của các Trạm y tế xã (trừ thị trấn, phường và không kể khoản chi thường xuyên của trạm y tế xã đã được đảm bảo từ ngân sách huyện).
10. Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo chế độ quy định.
11. Sửa chữa, cải tạo nhỏ các công trình kết cấu hạ tầng trạm y tế, nhà văn hoá, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao...do xã, thị trấn quản lý.
12. Sự nghiệp kinh tế
a) Chi sửa chữa, cải tạo, bảo dưỡng các công trình phúc lợi, cầu, đường giao thông, công trình cấp và thoát nước do xã, thị trấn quản lý theo phân cấp quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
Riêng ngân sách thị trấn còn có thêm nhiệm vụ chi sửa chữa, cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, điện chiếu sáng, công viên, cây xanh… theo nhiệm vụ do cấp huyện giao.
b) Chi cho các hoạt động phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi do cấp xã, phường, thị trấn thực hiện;
c) Chi phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn.
13. Hỗ trợ chi hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp theo nhiệm vụ do cấp xã giao cho Hội thực hiện.
14. Chi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn; xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật của cấp xã.
15. Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Nhiệm vụ chi khác của ngân sách xã, phường, thị trấn
1. Chi hoàn trả ngân sách cấp trên.
2. Chi chuyển nguồn ngân sách cấp xã sang năm sau.
Điều 21. Quá trình thực hiện có vướng mắc, đề nghị các ngành, các cấp phản ánh kịp thời về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định ./.
TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 29/2010/NQ-HĐND ngày 11/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
Mục thu theo MLNS | Tiểu mục thu theo MLNS | NỘI DUNG KHOẢN THU | Tỷ lệ phân chia thu NSNN (%) | |||
TW | Tỉnh | Huyện | Xã | |||
1000 |
| Thuế thu nhập cá nhân |
| 100 |
|
|
1050 | Từ 1052 đến 1099 | Thuế thu nhập doanh nghiệp |
|
|
|
|
| 1051 | Thuế TNDN của các đơn vị TW hạch toán toàn ngành | 100 |
|
|
|
| 1052 đến 1099 | - Thuế TNDN từ các hoạt động SXKD không hạch toán tập trung toàn ngành của các đơn vị TW |
| 100 |
|
|
|
| - DNNN địa phương, Công ty TNHH một thành viên bao gồm hoạt động xổ số kiến thiết |
| 100 |
|
|
|
| - Tổ chức, cá nhân SXKD khác |
|
| 100 |
|
1100 |
| Thu nợ thuế chuyển thu nhập |
|
|
|
|
| 1101 | Thu nợ thuế chuyển thu nhập của các chủ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam về nước | 100 |
|
|
|
| 1102 | Thu nợ thuế chuyển vốn của các chủ đầu tư trong các DN |
| 100 |
|
|
| 1103 | Thu nợ thuế chuyển thu nhập của các chủ đầu tư Việt Nam ở nước ngoài về nước |
| 100 |
|
|
| 1149 | Thu nợ thuế chuyển thu nhập khác |
| 100 |
|
|
1150 |
| Thu nhập sau thuế thu nhập |
|
|
|
|
|
| - Từ các hoạt động SXKD hạch toán tập trung toàn ngành của các đơn vị Trung ương | 100 |
|
|
|
|
| - Từ các hoạt động SXKD không hạch toán tập trung toàn ngành của các đơn vị Trung ương hạch toán toàn ngành |
| 100 |
|
|
|
| - DNNN địa phương, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm hoạt động xổ số kiến thiết |
| 100 |
|
|
|
| - Tổ chức, cá nhân SXKD khác |
|
| 100 |
|
1300 |
| Thuế sử dụng đất nông nghiệp |
|
|
| 100 |
1400 |
| Thu tiền sử dụng đất |
| 30 | 70 |
|
1450 |
| Thu giao đất trồng rừng |
|
| 100 |
|
1500 |
| Thuế nhà, đất |
|
|
|
|
|
| - Địa bàn xã, thị trấn |
|
|
| 100 |
|
| - Địa bàn phường |
|
| 50 | 50 |
1550 | Từ 1552 đến 1599 | Thuế tài nguyên |
|
|
|
|
| Mục 1552 đến 1556 | Nước thủy điện; khoáng sản kim loại; khoáng sản quý hiếm; khoáng sản phi kim loại; thuỷ sản |
|
| 100 |
|
| Mục 1557 | Sản phẩm rừng tự nhiên |
|
|
| 100 |
| Mục 1599 | Tài nguyên khoáng sản khác |
|
|
|
|
|
| - Thu từ các tổ chức SXKD |
|
| 100 |
|
|
| - Thu từ cá nhân SXKD |
|
|
|
|
|
| + Địa bàn xã, thị trấn |
|
|
| 100 |
|
| + Địa bàn phường |
|
| 70 | 30 |
1700 | 1701, 1749 | Thuế giá trị gia tăng (trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu) |
|
|
|
|
|
| - Thuế GTGT hàng nhập khẩu (trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu qua biên giới đất liền) | 100 |
|
|
|
|
| - Thuế GTGT hàng nhập khẩu qua biên giới đất liền | 100 |
|
|
|
|
| - Doanh nghiệp Trung ương |
| 100 |
|
|
|
| - Tổ chức SX kinh doanh thuỷ điện (trừ DNNNTW hạch toán toàn ngành) |
| 50 | 50 |
|
|
| - Thuế GTGT từ hoạt động xổ số kiến thiết trên địa bàn thành phố Hà Giang |
| 80 | 20 |
|
|
| - Thuế GTGT từ hoạt động xổ số kiến thiết trên địa bàn các huyện |
|
| 100 |
|
|
| - Từ các tổ chức SXKD khác |
|
| 100 |
|
|
| - Từ cá nhân SXKD |
|
|
|
|
|
| + Địa bàn xã, thị trấn |
|
|
| 100 |
|
| + Địa bàn phường |
|
| 70 | 30 |
1750 | Từ 1751 đến 1799 | Thuế tiêu thụ đặc biệt |
|
|
|
|
| 1751 | Hàng nhập khẩu (trừ thuế TTDB hàng nhập khẩu qua biên giới đất liền) | 100 |
|
|
|
| 1752 | Hàng nhập khẩu qua biên giới đất liền | 100 |
|
|
|
| 1753 đến 1799 | - Hoạt động xổ số kiến thiết |
| 100 |
|
|
|
| - Các hoạt động SXKD khác |
|
| 100 |
|
1800 |
| Thuế môn bài |
|
|
|
|
|
| - Từ các tổ chức SXKD ở xã, thị trấn |
|
| 100 |
|
|
| - Từ cá nhân, hộ SXKD ở xã, thị trấn |
|
|
| 100 |
|
| - Thu tổ chức, cá nhân KD ở phường |
|
| 100 |
|
1850 |
| Thuế xuất khẩu | 100 |
|
|
|
1900 |
| Thuế nhập khẩu | 100 |
|
|
|
2100 |
| Phí xăng dầu |
| 100 |
|
|
Từ mục 2150 đến 3050 |
| Phí, lệ phí (trừ lệ phí trước bạ) |
|
|
|
|
|
| - Đơn vị thuộc TW thu, nộp NSTW | 100 |
|
|
|
|
| - Đơn vị cấp tỉnh thu, nộp NS cấp tỉnh (trừ phí vệ sinh, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn, khai thác khoáng sản) |
| 100 |
|
|
| 2601, 2603 | Phí vệ sinh; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn, khai thác khoáng sản thu trên địa bàn huyện, thành phố |
|
| 100 |
|
| 2801 | - Lệ phí trước bạ nhà, đất địa bàn phường |
|
| 50 | 50 |
|
| - Lệ phí trước bạ nhà, đất địa bàn xã, thị trấn |
|
|
| 100 |
| 2802 đến 2804 | Lệ phí trước bạ các loại tài sản khác |
|
| 100 |
|
3300 |
| Thu tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước |
|
|
|
|
|
| - Tài sản của tỉnh |
| 100 |
|
|
|
| - Tài sản của cấp huyện, cấp xã |
|
| 100 |
|
3350 |
| Thu từ tài sản khác |
|
|
|
|
|
| - Tài sản của tỉnh |
| 100 |
|
|
|
| - Tài sản của cấp huyện, cấp xã |
|
| 100 |
|
3400 |
| Thu tiền bán tài sản vô hình |
|
|
|
|
|
| - Tài sản của tỉnh |
| 100 |
|
|
|
| - Tài sản của cấp huyện, cấp xã |
|
| 100 |
|
3450 |
| Thu từ bán tài sản được xác lập sở hữu Nhà nước |
| 100 |
|
|
3600 |
| Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước |
| 100 |
|
|
3650 |
| Thu từ tài sản Nhà nước giao cho Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế |
|
|
|
|
|
| - Từ doanh nghiệp, tổ chức của TW | 100 |
|
|
|
|
| - Từ DN, tổ chức của địa phương |
| 100 |
|
|
3700 |
| Thu chênh lệch giá hàng xuất khẩu, nhập khẩu và các khoản phụ thu |
|
|
|
|
| 3701 | Chênh lệch giá hàng xuất khẩu, nhập khẩu | 100 |
|
|
|
| Từ 3702 đến 3749 | Các khoản phụ thu |
| 100 |
|
|
3850 |
| Thu tiền cho thuê tài sản Nhà nước |
|
|
|
|
|
| - Tài sản của tỉnh |
| 100 |
|
|
|
| - Tài sản của cấp huyện, cấp xã |
|
| 100 |
|
3900 |
| Thu khác từ quỹ đất |
|
|
|
|
| 3901, 3902 | Thu hoa lợi công sản từ quỹ đất công ích và quỹ đất công |
|
|
| 100 |
| 3903 | Thu hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo chế độ quy định |
|
| 100 |
|
| 3949 | Khác |
|
| 100 |
|
4250 |
| Thu tiền phạt |
|
|
|
|
|
| - Cấp tỉnh thu |
| 100 |
|
|
|
| - Cấp huyện thu |
|
| 100 |
|
|
| - Cấp xã thu |
|
|
| 100 |
4300 |
| Thu tịch thu |
|
|
|
|
|
| - Cấp tỉnh thu |
| 100 |
|
|
|
| - Cấp huyện thu |
|
| 100 |
|
|
| - Cấp xã thu |
|
|
| 100 |
4450 |
| Các khoản huy động theo quyết định của Nhà nước |
|
|
|
|
|
| - Quyết định huy động cho cấp tỉnh |
| 100 |
|
|
|
| - Quyết định huy động cho cấp huyện |
|
| 100 |
|
|
| - Quyết định huy động cho cấp xã |
|
|
| 100 |
4500 |
| Các khoản đóng góp |
|
|
|
|
|
| - Cấp tỉnh |
| 100 |
|
|
|
| - Cấp huyện |
|
| 100 |
|
|
| - Cấp xã |
|
|
| 100 |
4650 |
| Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên |
|
|
|
|
|
| - Cấp tỉnh |
| 100 |
|
|
|
| - Cấp huyện |
|
| 100 |
|
|
| - Cấp xã |
|
|
| 100 |
4700 |
| Thu từ các khoản hoàn trả giữa các cấp NS |
|
|
|
|
|
| - Cấp tỉnh |
| 100 |
|
|
|
| - Cấp huyện |
|
| 100 |
|
|
| - Cấp xã |
|
|
| 100 |
4750 |
| Thu huy động Quỹ Dự trữ tài chính |
| 100 |
|
|
4800 |
| Thu kết dư ngân sách năm trước |
|
|
|
|
|
| - Cấp tỉnh |
| 100 |
|
|
|
| - Cấp huyện |
|
| 100 |
|
|
| - Cấp xã |
|
|
| 100 |
4900 |
| Các khoản thu khác |
|
|
|
|
|
| - Đơn vị cấp tỉnh thu, nộp NS cấp tỉnh |
| 100 |
|
|
|
| - Đơn vị cấp huyện thu, nộp NS cấp huyện |
|
| 100 |
|
|
| - Đơn vị cấp xã thu, nộp NS cấp xã |
|
|
| 100 |
5050 |
| Viện trợ không hoàn lại cho đầu tư phát triển |
|
|
|
|
|
| - Trực tiếp cho tỉnh |
| 100 |
|
|
|
| - Trực tiếp cho cấp huyện |
|
| 100 |
|
|
| - Trực tiếp cho cấp xã |
|
|
| 100 |
5100 |
| Viện trợ không hoàn lại cho chi thường xuyên |
|
|
|
|
|
| - Trực tiếp cho tỉnh |
| 100 |
|
|
|
| - Trực tiếp cho cấp huyện |
|
| 100 |
|
|
| - Trực tiếp cho cấp xã |
|
|
| 100 |
5150 |
| Viện trợ không hoàn lại cho vay lại cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
| - Trực tiếp cho tỉnh |
| 100 |
|
|
|
| - Trực tiếp cho cấp huyện |
|
| 100 |
|
|
| - Trực tiếp cho cấp xã |
|
|
| 100 |
5200 |
| Viện trợ không hoàn lại cho mục đích khác |
|
|
|
|
|
| - Trực tiếp cho tỉnh |
| 100 |
|
|
|
| - Trực tiếp cho cấp huyện |
|
| 100 |
|
|
| - Trực tiếp cho cấp xã |
|
|
| 100 |
5350 |
| Thu nợ gốc cho vay đầu tư phát triển |
| 100 |
|
|
5550 |
| Thu bán cổ phần của Nhà nước |
|
|
|
|
|
| - DN của Trung ương | 100 |
|
|
|
|
| - DN của địa phương |
| 100 |
|
|
- 1Nghị quyết 16/2010/NQ-HĐND về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIII, kỳ họp thứ 22 ban hành
- 2Nghị quyết 139/2010/NQ-HĐND phân cấp nguồn thu - nhiệm vụ chi đối với ngân sách tỉnh; huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 3Nghị quyết 206/2010/NQ-HĐND quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách địa phương năm 2011 và thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 4Quyết định 2947/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tinh Hà Giang hết hiệu lực thi hành
- 5Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành
- 6Quyết định 131/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2019
- 7Quyết định 267/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
- 1Nghị quyết 28/2011/NQ-HĐND sửa đổi phụ lục quy định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn kèm theo Nghị quyết 29/2010/NQ-HĐND do tỉnh Hà Giang ban hành
- 2Quyết định 2947/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tinh Hà Giang hết hiệu lực thi hành
- 3Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành
- 4Quyết định 131/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2019
- 5Quyết định 267/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
- 1Luật Cư trú 2006
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 4Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật bảo hiểm y tế 2008
- 7Quyết định 102/2009/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật dân quân tự vệ năm 2009
- 9Quyết định 40/2010/QĐ-TTg ban hành quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015
- 11Thông tư 159/2010/TT-BTC quy định công tác quản lý tài chính đối với việc xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 12Thông tư 188/2010/TT-BTC quy định tiêu thức phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Bộ Tài chính ban hành
- 13Nghị quyết 16/2010/NQ-HĐND về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIII, kỳ họp thứ 22 ban hành
- 14Nghị quyết 139/2010/NQ-HĐND phân cấp nguồn thu - nhiệm vụ chi đối với ngân sách tỉnh; huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 15Nghị quyết 206/2010/NQ-HĐND quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách địa phương năm 2011 và thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 do tỉnh Điện Biên ban hành
Nghị quyết 29/2010/NQ-HĐND quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- Số hiệu: 29/2010/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 11/12/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Nguyễn Viết Xuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/12/2010
- Ngày hết hiệu lực: 01/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra