Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2008/NQ-HĐND | Thái Nguyên, ngày 09 tháng 12 năm 2008 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ XI, KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; Căn cứ Luật Thương mại năm 2005; Luật cạnh tranh năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét Tờ trình số: 45/TTr-UBND ngày 20/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị thông qua Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại bao gồm: Trung tâm phân phối; Trung tâm thương mại; siêu thị và chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại bao gồm: Trung tâm phân phối; Trung tâm thương mại; siêu thị và hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2020.
(Có Phụ lục tóm tắt quy hoạch kèm theo)
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch này. Trong quá trình thực hiện cần lưu ý một số nội dung sau đây:
- Mọi hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, kinh doanh dịch vụ, thương mại bao gồm: Trung tâm phân phối; trung tâm thương mại; siêu thị; hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phải xuất phát từ quy hoạch này và tuân thủ các quy định của Pháp luật.
- Ưu tiên các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế, có kinh nghiệm trong dịch vụ phân phối hàng hoá trong và ngoài nước bỏ vốn ra đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, kinh doanh dịch vụ, thương mại trên địa bàn tỉnh.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các vi phạm về hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, kinh doanh dịch vụ, thương mại theo quy định của pháp luật và nội dung nghị quyết này.
Điều 3. Giao thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban kinh tế và Ngân sách, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XI, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2008./.
| CHỦ TỊCH |
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI BAO GỒM: TRUNG TÂM PHÂN PHỐI; TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI; SIÊU THỊ VÀ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2009 - 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 29/2008 /NQ-HĐND ngày 09/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên, khoá XI)
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH.
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển các loại hình KCHTTM với qui mô nhỏ và Vừa được phân bố trải rộng theo các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh. Đối với loại hình KCHTTM có qui mô lớn sẽ phát triển tại các đô thị để tạo điều kiện thúc đẩy liên kết kinh tế, thương mại giữa tỉnh với các tỉnh khác trong cả nước và với các nước khác trên thế giới; Các trung tâm phân phối (TTPP) có vai trò lưu chuyển, phân phối hàng hoá theo vùng (trên địa bàn tỉnh chỉ nên có 4 trung tâm).
- Phát triển các loại hình KCHTTM phải tính đến sự phù hợp của từng loại hình với quá trình gia tăng nhu cầu sử dụng loại hình đó trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh .
- Huy động và phân bổ các nguồn lực vào phát triển các loại hình KCHTTM một cách hợp lý đảm bảo sự phát triển nhanh các hoạt động thương mại cả trong ngắn hạn và dài hạn. Việc huy động và phân bổ các nguồn lực, nhất là vốn đầu tư cần được thực hiện theo hướng giảm dần sự tham gia đầu tư của Nhà nước, huy động tối đa các nguồn lực trong tỉnh, trong nước, huy động có kiểm soát các nguồn lực từ nước ngoài và tăng cường xã hội hóa đầu tư xây dựng.
- Nhà nước cần chú trọng tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển KCHTTM, đồng thời giảm dần sự tham gia đầu tư trực tiếp, cũng như mức hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cho các loại hình KCHTTM trong tỉnh; Thực hiện công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh tại các loại hình KCHTTM trên cơ sở đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với sự vận hành của cơ chế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng mạnh mẽ, có chú trọng đến việc sử dụng các loại hình KCHTTM truyền thống và lợi ích xã hội.
- Việc phát triển KCHTTM phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển thương mại là tổ chức lại thị trường nội địa theo hướng văn minh hiện đại, chủ động quản lý các kênh lưu thông hàng hoá chủ yếu. Phát triển thị trường trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển sản xuất trong nước, mở rộng thị trường trong nước, gắn thị trường trong tỉnh với thị trường trong nước với nước ngoài; đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng cường mở rộng hợp tác đầu tư trong và ngoài nước. Thương mại Vừa liên kết sâu với sản xuất, chế biến công nghiệp, nhằm tạo ra những sản phẩm công nghệ cao Vừa liên kết rộng nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Gắn hoạt động kinh doanh dịch vụ - thương mại với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sắp xếp tổ chức và quản lý có hiệu quả hệ thống thương mại, dịch vụ trên địa bàn Tỉnh nhằm cung ứng hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
2. Mục tiêu phát triển KCHTTM trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến 2020
- Tăng cường đầu tư phát triển năng lực cơ sở vật chất - kỹ thuật của các loại hình KCHTTM nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt năng lực hiện nay và đảm bảo tương xứng với sự gia tăng nhu cầu hoạt động và tính đa dạng của các hoạt động thương mại tại Thái Nguyên giai đoạn 2009 đến 2020.
- Hình thành tại Thái Nguyên hệ thống KCHTTM tương đối đồng bộ và hiện đại làm hạt nhân tăng cường mối liên kết với các tỉnh khác của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
- Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 13%/năm (trong đó thương mại tăng 16%/năm); Giai đoạn 2011-2015: 13,3%/năm (trong đó thương mại tăng 16,4%/năm); Giai đoạn 2016-2020: 13,1%/năm (trong đó thương mại tăng 17%/năm); Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội của Thái Nguyên dự báo đạt trên 27.300 tỷ đồng vào năm 2020; Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 là 180 triệu USD, (trong đó, xuất khẩu địa phương đạt 120 triệu USD); Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người: 140,5 USD/người.
1. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ: Để đảm bảo mục tiêu hàng hoá trao đổi qua hệ thống chợ đến năm 2015 chiếm tỷ trọng 30-35% và đến năm 2020 đạt 40-45% tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn, bán lẻ trên toàn tỉnh, thì đến năm 2020 cần có 169 chợ (vị trí xem bản đồ quy hoạch) gồm: 1 chợ vùng Việt Bắc, 5 chợ loại I; 20 chợ loại II và 143 chợ loại III; đảm bảo cho 60-70% số thương nhân cá thể và các thành phần kinh tế kinh doanh trong chợ:
-Dự kiến quy hoạch chợ vùng Việt Bắc: Thuộc phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên là nơi tổ chức các sự kiện lớn của tỉnh, trung tâm Hội chợ triển lãm... có diện tích 90.000 m2.
- Các chợ loại I: Chợ đầu mối nông sản Túc Duyên trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (gắn liền với vùng nguyên liệu rau củ quả, thực phẩm Phía đông bắc Thành phố và huyện Đồng Hỷ, với diện tích trên 13.000 m2); Chợ đầu mối Thượng Đình phía Bắc huyện Phú Bình (gắn liền với vùng nguyên liệu nông sản thực phẩm tươi sống trên địa bàn phục vụ cho Thành phố Thái Nguyên, diện tích khoảng 15.000 m2; Chợ đầu mối Bắc Sơn, huyện Phổ Yên (chợ Bắc Sơn mở rộng) và chợ đầu mối trung tâm huyện Đại Từ (chợ phố huyện mở rộng); Chợ đầu mối thị trấn Đu (trên cơ sở chợ Đu mở rộng), mỗi chợ có diện tích khoảng 15.000 m2.
- Các chợ loại II và loại III: Có 20 chợ loại II chủ yếu là ở các trung tâm huyện, thị, khu đô thị...Và 143 chợ loại III nằm trên địa bàn mỗi xã, phường (ở các xã đã có chợ thì đầu tư nâng cấp CảI tạo hoặc mở rộng diện tích, ở các xã chưa có chợ thì đầu tư xây mới - cụ thể xem quy hoạch chi tiết).
2. Quy hoạch phát triển các TTTM: Đến năm 2020 có 14 TTTM, trong đó có: 1 TTTM hạng I; 4 TTTM hạng II; số còn lại là TTTM hạng III (vị trí xem bản đồ quy hoạch) bao gồm:
- Thành phố Thái Nguyên: 6 TTTM đặt tại các vị trí: TTTM1 cạnh đảo tròn (khu đất sở LĐ&TBXH cũ, thuộc phường Phan Đình Phùng); TTTM2, TTTM3, TTTM4 nâng cấp chợ Thái, chợ Đồng Quang và chợ Dốc Hanh, TTTM5 trong quần thể khu du lịch sinh thái sân Golf Long Sơn xã Lương Sơn, TTTM6 Khu nam hồ Núi Cốc (gắn liền khu đô thị và du lịch sinh thái phía Đông bắc hồ)
- Thị xã Sông Công: có 2 TTTM là: TTTM7 trên địa bàn phường Mỏ và TTTM8 nằm ở phía đông hồ Gềnh Chè (trong quần thể du lịch hồ Núi Cốc-Sông Công-hồ Gềnh Chè).
- Huyện Phổ Yên: TTTM9 trên cơ sở chợ Ba Hàng nâng cấp, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình;
- Các TTTM khác: TTTM10 huyện Võ Nhai (trên cơ sở chợ Đình Cả nâng cấp); TTTM11 Định Hoá: (trên cơ sở chợ Tân Lập nâng cấp); TTTM12 Đại Từ gần kề ngã 3 giữa Quốc lộ 37 và đường tỉnh lộ 270 (khu tái định cư Hùng Sơn 2); TTTM13 Đồng Hỷ tại khu vực ngã 3 xã Hoá Thượng; TTTM14 Phú Bình thuộc địa phận xã Kha Sơn; ngoài ra, sau năm 2015 ở các đô thị mới có thể cho phép hình thành thêm từ 1 đến 2 TTTM hạng III theo quy hoạch đô thị được duyệt.
3. Quy hoạch phát triển hệ thống siêu thị: Theo dự kiến đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 33 siêu thị, trong đó có 7 siêu thị hạng II, và 26 siêu thị hạng III (vị trí xem bản đồ quy hoạch) Cụ thể:
- Thành phố Thái Nguyên: 16 siêu thị, gồm 4 loại II và 12 loại III.
- Thị xã Sông Công: 3 siêu thị, gồm 1 loại II và 2 loại III.
- Huyện Phổ Yên: 4 siêu thị, gồm 1 loại II và 3 loại III.
- Huyện Phú Bình: 2 siêu thị loại III.
- Huyện Đồng Hỷ: 3 siêu thị loại III.
- Huyện Phú Lương: 2 siêu thị loại III.
- Huyện Đại Từ: 2 siêu thị loại III.
- Huyện Định Hoá: 1 siêu thị loại II.
Ngoài ra, các toà nhà cao tầng mới trong nội thị có thể cho phép hình thành siêu thị, phân hạng từng loại tùy theo quy hoạch và thiết kế khu nhà được duyệt.
4. Quy hoạch trung tâm hội chợ triển lãm: Xây dựng Trung tâm Hội chợ triển lãm nằm trong khuôn viên chợ vùng Việt Bắc thuộc phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên gồm các khu: Nhà văn phòng quản lý điều hành, hội trường có sức chứa 400-500 người, hệ thống các nhà triển lãm, sàn giao dịch hàng hoá, hệ thống cấp điện, nước, khu vệ sinh, sân bãi…Vị trí cụ thể xem bản đồ quy hoạch.
5. Quy hoạch phát triển các TTPP: Đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 4 TTPP, diện tích mỗi trung tâm khoảng từ 15-20 ha trên các địa bàn:
- Phía nam: Xã Tân Hương, huyện Phổ Yên .
- Phía tây nam: Nằm trên địa bàn xã Bình Sơn, gần kề đường tỉnh lộ 262.
- Phía đông Nam: Nằm trên địa bàn xã Điềm Thuỵ, gần kề đường tỉnh lộ 261.
- Phía bắc: Cạnh ngã 3 Bờ Đậu, nằm kề bên đường vành đai 1 và Quốc lộ 3
6. Vốn đầu tư.
Tổng vốn đầu tư cho cả giai đoạn 2009-2020: 1.906,5 tỷ đồng, cụ thể:
- Giai đoạn 2009-2010: 568,5 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2010-2015: 580 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2009-2010: 758 tỷ đồng.
1. Giải pháp tạo nguồn và huy động vốn xây dựng KCHTTM
a) Đối với hệ thống chợ
* Đối với nguồn vốn được bố trí hàng năm từ ngân sách Trung ương và địa phương: Cân đối với các nguồn vốn khác và dành đầu tư tập trung cho chợ vùng Việt Bắc, các chợ đầu mối, các chợ thuộc diện hỗ trợ đầu tư có nhiều tác động đến phát triển kinh tế xã hội của vùng để nhanh chóng phát huy hiệu quả; quy định mức hỗ trợ đầu tư hiện nay là 30% tổng giá trị đầu tư, có thể tăng mức hỗ trợ lên khoảng từ 40 -50%.
* Đối với nguồn vốn xây dựng chợ được trực tiếp huy động từ các hộ kinh doanh: Các đơn vị chủ đầu tư xây dựng chợ sẽ huy động nguồn vốn từ các hộ kinh doanh ngay trong quá trình lập phương án đầu tư xây dựng chợ; vốn này được xem như hình thức góp vốn cổ phần của các hộ kinh doanh và được lợi tức;
* Đối với vốn tích luỹ của các đơn vị chủ đầu tư xây dựng chợ thu từ hoạt động đầu tư, kinh doanh chợ: Cần dành một tỷ lệ thích hợp cùng với việc huy động các nguồn vốn khác để đầu tư CảI tạo, nâng cấp theo lộ trình đối với từng loại chợ.
* Đối với vốn vay từ các tổ chức tín dụng, từ các quĩ hỗ trợ: Nhà nước cần quy định chợ thuộc danh mục được hưởng ưu đãi lãi suất tín dụng khi phải sử dụng vốn vay, thay vì chỉ áp dụng đối với chợ hạng I và chợ đầu mối như hiện nay; có thể hỗ trợ lãi suất đầu tư đối với dự án chợ tại các địa phương trong vùng KTĐBKK; quy định: Hạn mức tín dụng ưu đãi lãi suất tối đa của mỗi dự án, chế độ kiểm toán đối với chủ đầu tư xây dựng chợ, hoạt động thu - chi thường xuyên tại chợ, cơ chế giám sát và kiểm tra đối với các chủ đầu tư xây dựng chợ…
b) Các giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng TTTM, siêu thị
- Đối với nguồn vốn ngân sách: Để đảm bảo khả năng đầu tư ổn định và lâu dài, cần xây dựng kế hoạch ngân sách dành cho việc đầu tư xây dựng TTTM, siêu thị theo quy hoạch; Nguồn vốn này chỉ nên tập trung vào các công việc: Hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng như: Giao thông, điện, nước...
- Đối với nguồn vốn đầu tư xã hội: Để tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư xã hội vào xây dựng các TTTM và siêu thị, cần phải thực hiện theo một trong các hướng sau: Nhà nước (địa phương) có thể đứng ra làm chủ đầu tư để đảm bảo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư xã hội; hoặc có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau đứng ra đầu tư, tổ chức quản lý kinh doanh.
c) Giải pháp huy động vốn đầu tư tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại.
Việc đầu tư xây dựng các cơ sở tổ chức hội chợ triển lãm thương mại cố định và chuyên dụng, cũng như các địa điểm được tổ chức hội chợ thương mại khác do nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách trung ương và địa phương hoặc các nguồn vốn khác do nhà nước phân bổ; Trên cơ sở phân biệt mục đích của các tổ chức cung cấp dịch vụ là: Tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ, các thương nhân...và điều kiện KTXH cụ thể của từng địa bàn tổ chức để có quy định về: Mức hỗ trợ kinh phí, khuyến khích thu hút các nguồn viện trợ trong và ngoài nước, mức phí cho thuê cơ sở hạ tầng…
d) Giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng TTPP
- Đối với khu vực được qui hoạch phát triển dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi…tập trung, thì được Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng để cho các doanh nghiệp thuê quyền sử dụng đất có cơ sở hạ tầng (mặt bằng, giao thông, điện, nước...).
- Đối với các khu vực qui hoạch cho doanh nghiệp thuê quyền sử dụng đất để tự đầu tư cơ sở hạ tầng, thì cần quy định rõ ràng về quy mô đầu tư, chủng loại hàng hoá, dịch vụ cung ứng và những ưu đãi cụ thể của tỉnh.
- Để nâng cao khả năng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trong từng trường hợp có thể khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp mua lại và sáp nhập để nâng cao năng lực hoạt động cả về vốn và lĩnh vực dịch vụ cung cấp;
2. Giải pháp tạo quỹ đất để xây dựng KCHTTM
a) Giải pháp về việc tạo quỹ đất xây dựng chợ
+ Diện tích đất dành cho xây dựng các loại chợ cần được xác định cụ thể trong qui hoạch đô thị, qui hoạch các khu, cụm dân cư...
+ Đất sử dụng để xây dựng chợ là đất dành cho các công trình công cộng và Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các đơn vị chủ đầu tư xây dựng chợ.
+ Các chủ đầu tư xây dựng chợ có thể chủ động lập phương án đầu tư xây dựng và CảI tạo các chợ hiện có. Đối với chợ cần mở rộng diện tích cần có phương án tính toán cụ thể: Đảm bảo kinh doanh và không ảnh hưởng đến trật tự đô thị.
b) Giải pháp về việc tạo quỹ đất xây dựng TTTM, siêu thị
- Tại các khu đô thị mới, khi lập qui hoạch nhất thiết phải dành diện tích đất để xây dựng các công trình thương mại, trong đó có diện tích đất để xây dựng TTTM và siêu thị (khoảng 0,5% quỹ đất xây dựng đô thị).
- Tại các khu đô thị cũ: Ở các chợ có quy mô diện tích lớn, vị trí thuận lợi, có thể đầu tư xây dựng các TTTM và siêu thị, đồng thời vẫn dành diện tích hợp lý để xây dựng chợ truyền thống.
- Đối với các TTTM phát triển theo hướng hiện đại, do nhu cầu diện tích đất đai lớn, nên có qui hoạch dành quĩ đất phát triển tại các vùng ngoại vi đô thị.
c) Giải pháp tạo quỹ đất xây dựng cơ sở tổ chức hội chợ triển lãm
Ngoài chợ vùng Việt Bắc là khu vực tổ chức hội chợ triển lãm thương mại cố định và chuyên dụng của tỉnh, trên các địa bàn huyện, thị tính toán một trong các công trình: TTTM, khu vui chơi giải trí, trung tâm hành chính..có phần diện tích mặt bằng phù hợp với yêu cầu tổ chức hội chợ thương mại...
d) Giải pháp về việc tạo quỹ đất xây dựng các TTPP
+ Diện tích đất dành cho xây dựng các TTPP phải được qui hoạch tập trung với qui mô lớn để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: Đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước...gần đầu mối giao thông chính, gần các khu công nghiệp, gần thị trường tiêu thụ lớn của nhiều vùng. Trong giai đoạn trước mắt, nên áp dụng chính sách nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng và cho thuê.
+ Qui định khung giá cho thuê diện tích sử dụng đất ở mức có ưu đãi cao hơn so với giá cho thuê đất tại các khu, CCN; miễn giảm thuế sử dụng đất 3 đến 5 năm đầu; đảm bảo cung cấp các điều kiện cơ sở hạ tầng bên ngoài TTPP.
3. Giải pháp nhằm khuyến khích và phát triển đội ngũ thương nhân
-Tuỳ từng địa bàn mà có chính sách khuyến khích hợp lý như: Tạo những điều kiện thuận lợi nhất về môi trường kinh doanh, cơ sở vật chất có thể đáp ứng; các điều kiện hỗ trợ đặc thù: Chế độ bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ giải quyết nhanh các thủ tục cấp đăng ký kinh doanh, chế độ thuế ...Hỗ trợ cung cấp thông tin pháp luật, giá cả thị trường, chất lượng hàng hoá ...định mức giá thuê diện tích kinh doanh hợp lý, có điều chỉnh mức giá linh hoạt theo thời vụ kinh doanh, theo hiệu quả kinh doanh, đảm bảo thu hút được nhiều hộ tham gia kinh doanh trên chợ,
- Đối với đội ngũ thương nhân kinh doanh trong TTTM và siêu thị: Tăng cường thu hút các nhà phân phối nước ngoài, trong nước có tiềm lực đầu tư vào tỉnh bằng cách tạo những điều kiện thông thoáng, thuận lợi nhất về thủ tục pháp lý thành lập, tổ chức kinh doanh...Đặc biệt ưu tiên lĩnh vực bán lẻ hiện đại.
- Đối với đội ngũ thương nhân cung cấp dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại: Cần có các điều kiện, chính sách thu hút ưu đãi hợp lý như: Đẩy nhanh tiến độ qui hoạch, xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm thương mại của tỉnh và các địa phương; tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị quản lý các cơ sở hội chợ phát triển mối quan hệ và liên kết tổ chức cung cấp dịch vụ; hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục pháp lý, đảm bảo các điều kiện về an ninh, môi trường tổ chức, các ưu đãi khác về cơ sở vật chất.
- Đối với đội ngũ thương nhân cung cấp hàng hoá, dịch vụ lớn: Khi hình thành các TTPP cần có vị trí, điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi, thủ tục pháp lý nhanh gọn...Để thu hút thương nhân dịch vụ kho bãi, vận tải và giao nhận hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu...Sau đó có phương án khuyến khích thành lập các doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài tại địa điểm theo quy hoạch.
4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực: Phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn; gồm nhiều hệ từ trên đại học đến nhân viên...Tạo ra 1 đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triến KCHTTM sau hội nhập.
5. Chính sách quản lý, khai thác cơ sở vật chất KCHTTM
Việc quản lý, khai thác cơ sở vật chất của chợ vùng, hệ thống chợ, TTTM, siêu thị, TTPP ngoài việc tính toán tăng các khoản thu, còn phải tính đến mọi khả năng có thể tạo ra nguồn thu, đồng thời có phương án hỗ trợ đối với việc phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao trình độ văn minh thương mại.
HĐND TỈNH THÁI NGUYÊN
- 1Nghị quyết 14/2009/NQ-HĐND về cơ chế hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng các xã thuộc vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020
- 2Nghị quyết 71/2015/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Quyết định 2101/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề cương “Phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại của tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”
- 4Quyết định 204/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2021
- 5Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 204/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2021
- 2Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
- 1Luật Thương mại 2005
- 2Quyết định 27/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị quyết 14/2009/NQ-HĐND về cơ chế hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng các xã thuộc vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020
- 5Nghị quyết 71/2015/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Quyết định 2101/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề cương “Phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại của tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”
Nghị quyết 29/2008/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại bao gồm: Trung tâm phân phối; Trung tâm thương mại; siêu thị và hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XI, kỳ họp thứ 11 ban hành
- Số hiệu: 29/2008/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 09/12/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Nguyễn Văn Vượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra