Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 253/NQ-HĐND

Điện Biên, ngày 30 tháng 12 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ THÔNG QUA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU 2011-2015 TỈNH ĐIỆN BIÊN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHOÁ XIII, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư;

Căn cứ Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Căn cứ Quyết định số 230/2006/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006-2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 1849/TTr-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh về việc thông qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 tỉnh Điện Biên; Báo cáo thẩm tra số 58/BC-HĐND, ngày 23 tháng 12 năm 2011 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 tỉnh Điện Biên với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm sử dụng đất:

1.1 Tiếp tục khai thác, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả quỹ đất. Cần có những chương trình nghiên cứu sâu về tài nguyên đất, đánh giá thích hợp đất đai để bố trí sử dụng hợp lý, khoa học, nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông lâm nghiệp và cải thiện môi trường.

1.2 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong cơ cấu sử dụng đất cần dành một tỷ lệ thích hợp cho các mục đích sử dụng phi nông nghiệp căn cứ vào điều kiện thực tế, đáp ứng các yêu cầu phát triển lâu dài, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.

1.3 Tiếp tục đầu tư khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích nông lâm nghiệp phát triển bền vững. Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng mới kết hợp với trồng cây phân tán, trồng cây lâu năm để đạt tỷ lệ che phủ an toàn sinh thái.

1.4 Đối với đất sản xuất nông nghiệp cần bảo vệ diện tích đất trồng lúa nước, tiến hành các biện pháp thâm canh cao, tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, đảm bảo nhu cầu an toàn lương thực, song song với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng diện tích cây công nghiệp, phát triển mạnh các mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung. Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi dựa trên lợi thế và tiềm năng của từng vùng trong tỉnh.

1.5 Sử dụng hợp lý các loại đất công cộng, đất ở trong khu dân cư đô thị và nông thôn theo tiến trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cùng với việc bố trí hợp lý đất ở, đất sản xuất cho các khu vực nông thôn để ổn định đời sống dân cư.

2. Một số chỉ tiêu

TT

Chỉ tiêu

Diện tích theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Diện tích theo Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)

Đơn vị tính (ha)

1

Đất nông nghiệp

NNP

893.447,03

828.804,16

 

Đất lúa nước

DLN

21.920,25

21.521,21

 

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên)

LUC

12.617,00

12.158,98

 

Đất rừng phòng hộ

RPH

423.135,00

396.851,29

 

Đất rừng đặc dụng

RDD

47.581,29

47.581,29

 

Đất rừng sản xuất

RSX

256.909,41

223.553,14

 

Đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung

NTS

1.442,51

1.186,80

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

34.958,72

29.537,45

 

Đất quốc phòng

CQP

1.533,00

1.351,99

 

Đất an ninh

CAN

664,00

530,41

 

Đất khu công nghiệp

SKK

60,00

60,00

 

Đất di tích danh thắng

DDT

197,92

189,61

 

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

186,40

104,70

 

Đất phát triển hạ tầng

DHT

13.732,38

11.231,54

 

Đất cơ sở văn hóa

DVH

216,64

120,91

 

Đất cơ sở y tế

DYT

72,99

61,64

 

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

DGD

527,13

408,13

 

Đất cơ sở thể dục - thể thao

DTT

306,78

159,93

 

Đất ở đô thị

ODT

1.057,00

827,55

3

Đất chưa sử dụng

 

 

 

 

Đất chưa sử dụng còn lại

CSD

27.884,62

97.948,76

 

Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng

 

147.403,84

29.620,87

3. Giải pháp thực hiện:

3.1 Tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi được Chính phủ phê duyệt để cho các tổ chức, cá nhân được biết.

3.2 Thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong việc quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch và pháp luật. Lấy quy hoạch làm căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất cho các cấp, các ngành. Các nhu cầu sử dụng đất chỉ được giải quyết theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành.

3.3 Xác định ranh giới trên bản đồ và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt.

3.4 Tổ chức rà soát để xác định rõ ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; đất quốc phòng, an ninh kết hợp làm kinh tế; đất do các đơn vị quốc phòng, công an làm kinh tế

3.5 Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;

3.6 Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai.

3.7 Các cấp, các ngành trong quá trình quản lý và sử dụng phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Đất đai và các quy định của Nhà nước.

3.8 Khi có biến động lớn về nhu cầu sử dụng đất thì phải thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định hiện hành trước khi thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh hoàn tất hồ sơ, thủ tục trình Chính phủ xem xét, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 tỉnh Điện Biên theo quy định hiện hành và tổ chức chỉ đạo thực hiện sau khi được Chính phủ phê duyệt.

Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh, chỉ đạo hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, giám sát việc thi hành Nghị quyết này.

Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên Khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 2011./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Tùng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 253/NQ-HĐND năm 2011 thông qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 tỉnh Điện Biên do Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khoá XIII, kỳ họp thứ 3 ban hành

  • Số hiệu: 253/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 30/12/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
  • Người ký: Nguyễn Thanh Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản