Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 243/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 08 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH SƠN LA NĂM 2021

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHOÁ XIV, KỲ HỌP THỨ 15

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2017/QĐ-BTC ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021;

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 226/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 1286/BC-KTNS ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh và thảo luận tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2021

1. Thu ngân sách: 13.602.523 triệu đồng.

1.1. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 4.100.000 triệu đồng.

- Thu điều tiết ngân sách Trung ương : 267.184 triệu đồng.

- Thu ngân sách địa phương được hưởng: 3.832.816 triệu đồng.

1.2. Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: 9.502.523 triệu đồng.

2. Chi ngân sách địa phương: 13.576.439 triệu đồng.

2.1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản: 919.820 triệu đồng.

2.2. Bội chi ngân sách NSĐP: 241.100 triệu đồng.

2.3. Ngân sách tỉnh hỗ trợ chi đầu tư: 50.000 triệu đồng.

2.4. Chi trả nợ lãi tiền vay: 7.200 triệu đồng.

2.5. Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất: 500.000 triệu đồng.

2.6. Chi đầu tư từ nguồn thu XSKT: 57.000 triệu đồng.

2.7. Chi thường xuyên: 9.587.471 triệu đồng.

2.8. Dự phòng ngân sách: 231.683 triệu đồng.

2.9. Chi tạo nguồn điều chỉnh tiền lương: 220.303 triệu đồng.

2.10. Chi thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu: 1.756.614 triệu đồng.

- Vốn đầu tư thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ: 1.754.054 triệu đồng.

- Vốn sự nghiệp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ: 2.560 triệu đồng.

(có Biểu Gchi tiết kèm theo)

3. Giải pháp thực hiện dự toán thu chi ngân sách địa phương năm 2021

3.1. Thu ngân sách

- Thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp thu đối với các nguồn thu ngân sách trên địa bàn, tích cực đôn đốc thu nộp và truy thu nộp ngân sách số nợ đọng thuế và các khoản phải nộp khác của doanh nghiệp. Phấn đấu dự toán thu trên địa bàn (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết và các khoản thu có tính ổn định), tăng bình quân tối thiểu 9 - 11% so với đánh giá ước thực hiện năm 2020 (loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách và các khoản thu mới phát sinh) và tăng cao hơn chỉ tiêu Chính phủ, Bộ Tài chính giao, để tạo nguồn đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán và các nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

Các khoản thu từ thuế, lệ phí và các khoản thu khác được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện.

- Thu ngân sách đảm bảo nguyên tắc: Tích cực, vững chắc và sát với nguồn thu phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; tăng thu từ tiền sử dụng đất, thu triệt để các khoản thu mới phát sinh; giảm nợ thuế xuống dưới 5% số thực hiện thu NSNN trên địa bàn năm 2021. Tiếp thục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản; nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ phát triển đất, tập trung cao cho công tác GPMB tạo quỹ đất sạch, đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn thu ngân sách ổn định và bền vững.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế, xử lý nợ đọng thuế, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN. Tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế, kiên quyết xử lý, cưỡng chế, thu hồi nợ thuế theo quy định, giảm nợ đọng thuế, định kỳ công khai các doanh nghiệp nợ thuế. Rà soát khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công (đất đai, tài nguyên, tài sản tại khu vực sự nghiệp công...) nhằm huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Trong quá trình thực hiện dự toán thu ngân sách có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động, có tác động tăng thu lớn, việc điều tiết nguồn thu thực hiện theo quy định tại Điểm d, Khoản 7, Điều 9, Luật NSNN năm 2015; Nghị quyết số 71/2018/NQ-HĐND ngày 04 tháng 4 năm 2018 của HĐND tỉnh.

3.2. Chi ngân sách

- Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, chủ động, linh hoạt, nhằm ổn định các cân đối của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát; bảo đảm tiến độ giải ngân và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công và chất lượng công trình; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu hàng hóa, sản phẩm, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

- Điều hành quyết liệt, quản lý thu, chi NSNN năm 2021 tích cực, chủ động, chặt chẽ; đúng quy định, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, theo dõi sát diễn biến tình hình để có giải pháp phù hợp phấn đấu hoàn thành dự toán được giao. Thực hiện rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi thường xuyên; tiết kiệm triệt để ngay từ khâu phân bổ dự toán và trong quá trình thực hiện; cắt giảm tối đa và công khai các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, kinh phí mua sắm trang thiết bị đắt tiền; từng bước thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công đối với một số chức danh và địa bàn phù hợp.

- Tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 18-NQ/TW; đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính theo Nghị quyết số 19-NQ/TW; đẩy mạnh việc đặt hàng, giao nhiệm vụ cho đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo khối lượng, đơn giá được phê duyệt và nghiệm thu theo kết quả thực hiện nhiệm vụ; rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết, mở rộng thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công; đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng hiện đại gắn với cách mạng công nghiệp lần thứ tư….

- Bố trí và điều hành dự toán chi đầu tư phát triển trên cơ sở kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt, phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 và kế hoạch tài chính 5 năm 2021 - 2025. Bố trí chi trả nợ gốc các khoản vay nợ chính quyền địa phương theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ, đảm bảo trả đầy đủ nợ gốc và lãi các khoản nợ đến hạn, quản lý chặt chẽ các khoản vay.

- Chi thường xuyên trên cơ sở dự toán được bố trí đúng định mức, nguyên tắc, tiêu chí, tỷ lệ tiết kiệm đảm bảo yêu cầu tăng tự chủ, tinh giản biên chế và tạo nguồn cải cách tiền lương, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán được Chính phủ, Bộ Tài chính, HĐND tỉnh giao. Khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế nhanh hơn lộ trình để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.

- Chi thường xuyên ngân sách tỉnh đáp ứng một phần yêu cầu tăng chi cho một số nhiệm vụ quan trọng lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tăng chi một số lĩnh vực (giáo dục đào tạo; khoa học công nghệ); tăng chi đảm bảo một số chính sách an sinh xã hội theo quy định của Chính phủ, Nghị quyết của HĐND tỉnh; các lĩnh vực chi còn lại bố trí tương đương với dự toán ngân sách năm 2020.

- Đối với các hội đặc thù, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tiếp tục kế thừa việc giao và thực hiện dự toán theo nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của địa phương theo Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của HĐND tỉnh.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động tài chính của các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán; quan tâm thực hiện công tác tự kiểm tra, công tác giám sát cộng đồng của nhân dân nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp ngân sách, chủ tài khoản các đơn vị dự toán trong công tác quản lý, điều hành ngân sách và thực hiện các dự án đầu tư; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các dự án sau đầu tư.

- Đẩy mạnh thực hiện Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 103/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.

- Đối với nguồn bội chi ngân sách địa phương năm 2021 chỉ thực hiện phân bổ và giao kế hoạch vốn cho các dự án, công trình khi đã hoàn thành công tác vay vốn trong năm theo quy định. UBND tỉnh xây dựng phương án trình cấp có thẩm quyền cho ý kiến trước khi thực hiện.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. UBND tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

 2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khoá XIV, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ;
- Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu của UBTVQH;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Huyện ủy, Thành ủy; HĐND; UBND; UBMTTQ các huyện, thành phố;
- Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQVN các xã, phường, thị trấn;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- Trung tâm: Thông tin, Lưu trữ- Lịch sử tỉnh;
- Lưu: VT, KTNS, (150b).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thái Hưng

 

Biểu số 01 - Biểu mẫu số 15, Nghị định số 31/NĐ-CP

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2021

(Kèm theo Nghị quyết số 243/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2020

Ước TH năm 2020

Dự toán năm 2021

So sánh (%)

A

TỔNG NGUỒN THU NSĐP

14.962.208

16.767.674

13.335.339

79,53

I

Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp

4.651.060

3.985.957

3.832.816

96,2

1

Thu NSĐP được hưởng 100%

2.351.060

2.271.995

2.025.116

89,1

2

Thu NSĐP hưởng từ các khoản thu phân chia

2.300.000

1.713.962

1.807.700

105,5

II

Thu bổ sung từ NSTW

10.267.528

10.831.692

9.502.523

87,7

1

Thu bổ sung cân đối

6.093.077

6.850.041

6.093.077

88,9

2

Thu bổ sung có mục tiêu

4.174.451

3.981.651

3.409.446

85,6

III

Thu từ quỹ dự trữ tài chính

 

 

 

 

IV

Thu kết dư

 

59.434

 

-

V

Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang

43.620

1.828.451

 

-

VI

Thu viện trợ, ủng hộ, đóng góp

 

62.140

 

-

B

TỔNG CHI NSĐP

15.046.408

15.362.073

13.576.439

88,4

I

Tổng chi cân đối NSĐP

12.361.167

12.226.948

11.815.777

96,6

1

Chi đầu tư phát triển

2.064.020

1.980.725

1.767.920

89,3

2

Chi thường xuyên

9.793.082

10.127.958

9.587.471

94,7

3

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

3.900

610

7.200

1,180,3

4

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.200

1.200

1.200

100,0

5

Dự phòng ngân sách

244.061

 

231.683

 

6

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

254.904

116.455

220.303

189,2

II

Chi các chương trình mục tiêu

2.678.651

3.128.535

1.756.614

56,1

1

Chi các chương trình mục tiêu quốc gia

1.463.983

1.391.389

-

-

-

CTMTQG giảm nghèo bền vững

634.303

601.516

 

-

-

CTMTQG xây dựng nông thôn mới

829.680

789.873

 

-

2

Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

1.214.668

1.210.945

1.756.614

145,1

-

Vốn nước ngoài (đầu tư)

530.500

530.500

349.429

65,9

-

Vốn trong nước (đầu tư)

561.983

561.983

1.404.625

249,9

-

CTMT giáo dục nghề nghiệp, việc làm và ATLĐ

12.105

12.105

 

-

-

CTMT phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

7.827

7.827

 

-

-

CTMT y tế, dân số

9.115

9.115

 

-

-

CTMT phát triển văn hóa

3.579

3.579

 

-

-

CTMT đảm bảo trật tự ATGT, PCCC, tội phạm và ma túy

3.370

3.370

 

-

-

CTMT phát triển lâm nghiệp bền vững

46.400

46.400

 

-

-

CTMT tái cơ cấu kinh tế NN và giảm nhẹ thiên tai

1.000

1.000

 

-

-

Kinh phí thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của TTCP chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số

1.295

1.295

 

-

-

Kinh phí thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đề án hỗ trợ phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số

2.784

2.784

 

-

-

CTMT ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh

300

300

 

-

-

CTMT giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt khó khăn

15.000

15.000

 

-

-

Vốn nước ngoài (sự nghiệp)

15.910

12.187

2.560

21,0

-

CTMT công nghệ thông tin

3.500

3.500

 

 

III

Chi chuyển nguồn sang năm sau

-

 

-

-

IV

Chi nộp trả NSTW

6.590

6.590

4.048

61,4

C

BỘI CHI NSĐP/ BỘI THU NSĐP

84.200

 

241.100

 

D

CHI TRẢ NỢ GỐC CỦA NSĐP

34.000

34.000

1.374

4,0

1

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

34.000

34.000

1.374

 

2

Từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách cấp tỉnh

 

 

 

-

Đ

TỔNG MỨC VAY CỦA NSĐP

118.200

118.200

242.474

205,1

1

Vay để bù đắp bội chi

84.200

84.200

241.100

-

2

Vay để trả nợ gốc

34.000

34.000

1.374

 

 

Biểu số 02 - Biểu số 16, Nghị định số 31/NĐ-CP

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2021

(Kèm theo Nghị quyết số 243/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Ước thực hiện năm 2020

Dự toán năm 2021

So sánh (%)

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

A

B

1

2

3

4

5=3/1

6=4/2

 

Tổng thu ngân sách nhà nước

4.452.647

4.048.097

4.140.000

3.832.816

92,98

94,68

I

Thu nội địa

4.330.482

3.985.957

4.100.000

3.832.816

94,68

96,16

1

Thu từ khu vực DNNN do trung ương quản lý

1.688.022

1.688.022

1.827.700

1.827.700

-

108,27

-

Thuế giá trị gia tăng

636.022

636.022

781.700

781.700

-

-

-

Thuế thu nhập doanh nghiệp

27.000

27.000

6.000

6.000

-

22,22

-

 Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

-

 

-

-

-

Thuế tài nguyên

1.025.000

1.025.000

1.040.000

1.040.000

101,46

101,46

2

Thu từ khu vực DNNN do địa phương quản lý

45.626

45.626

50.000

50.000

109,59

109,59

-

Thuế giá trị gia tăng

11.326

11.326

22.350

22.350

197,33

197,33

-

Thuế thu nhập doanh nghiệp

8.300

8.300

7.650

7.650

92,17

92,17

-

 Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

-

-

-

-

-

 Thuế tài nguyên

26.000

26.000

20.000

20.000

76,92

76,92

-

Thuế môn bài

 

 

 

 

-

-

-

Thu khác

 

 

 

 

-

-

3

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

6.288

6.288

5.000

5.000

79,52

79,52

-

 Thuế giá trị gia tăng

1.288

1.288

2.000

2.000

155,28

155,28

-

Thuế thu nhập doanh nghiệp

5.000

5.000

3.000

3.000

60,00

60,00

-

Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

-

 

-

-

-

Thuế tài nguyên

 

 

-

-

 

 

-

Tiền thuê mặt đất, mặt nước

 

 

 

 

-

-

-

Thuế môn bài

 

 

 

 

-

-

-

Thu khác

 

 

 

 

-

-

4

Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

731.178

731.178

830.000

830.000

113,52

113,52

-

Thuế giá trị gia tăng

393.878

393.878

546.200

546.200

138,67

138,67

-

Thuế thu nhập doanh nghiệp

50.000

50.000

45.000

45.000

90,00

90,00

-

Thuế tiêu thụ đặc biệt

1.300

1.300

800

800

61,54

61,54

-

Thuế tài nguyên

286.000

286.000

238.000

238.000

83,22

83,22

-

Thuế môn bài

 

 

 

 

-

-

-

Thu khác

 

 

 

 

-

-

5

Thuế thu nhập cá nhân

118.495

118.495

115.000

115.000

97,05

97,05

6

Thuế bảo vệ môi trường

252.922

94.087

278.000

105.000

109,92

111,60

7

Lệ phí trước bạ

133.967

133.967

140.000

140.000

104,50

104,50

8

Thu phí, lệ phí

39.568

39.568

57.400

35.100

145,07

88,71

9

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

 

-

-

-

-

10

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

1.991

1.991

683

683

34,30

34,30

11

Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước

73.343

73.343

60.000

60.000

81,81

81,81

12

Thu tiền sử dụng đất

850.364

850.364

500.000

500.000

58,80

58,80

13

Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

 

 

-

-

 

 

14

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

56.812

56.812

57.000

57.000

100,33

100,33

15

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước

170.996

51.299

27.717

11.709

16,21

22,83

16

Thu khác ngân sách

157.116

91.123

150.000

94.124

95,47

103,29

17

Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản khác

1.000

1.000

500

500

50,00

50,00

18

Thu hồi vốn, thu cổ tức

 

 

 

 

-

-

19

Lợi nhuận được chia của Nhà nước và lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước

2.794

2.794

1.000

1.000

-

-

20

Chênh lệch thu chi Ngân hàng Nhà nước

 

 

 

 

-

-

II

Thu từ dầu thô

 

 

 

 

-

-

III

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

60.025

-

40.000

-

66,64

-

1

Thuế GTGT thu từ hàng hóa nhập khẩu

 

 

 

 

-

-

2

Thuế xuất khẩu

 

 

 

 

-

-

3

Thuế nhập khẩu

60.025

 

40.000

-

66,64

-

4

Thuế TTĐB thu từ hàng hóa nhập khẩu

 

 

 

 

-

-

5

Thuế BVMT thu từ hàng hóa nhập khẩu

 

 

 

 

-

-

6

Thu khác

 

 

 

 

-

-

IV

Thu viện trợ

62.140

62.140

 

 

-

-

 

Biểu số 03 - Biểu mẫu số 17, Nghị định số 31/NĐ-CP

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2021

(Kèm theo Nghị quyết số 243/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2020

Dự toán năm 2021

So sánh

Tuyệt đối

Tương đối (%)

 

TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

15.046.408

13.576.439

(1.469.969)

90,2

A

CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

12.361.167

11.815.777

(545.390)

95,6

I

Chi đầu tư phát triển

2.064.020

1.767.920

(296.100)

85,7

1

Chi đầu tư cho các dự án

2.028.520

1.766.546

(261.974)

87,1

-

Trong đó: Chia theo nguồn vốn

 

 

-

-

-

Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất

900.000

500.000

(400.000)

55,6

-

Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết

55.000

57.000

2.000

103,6

-

 Ngân sách tỉnh đối ứng chi đầu tư

50.000

50.000

-

100,0

2

Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật

1.500

 

(1.500)

-

3

Chi trả nợ vốn gốc vay địa phương vay lại

34.000

1.374

(32.626)

4,0

II

Chi thường xuyên

9.793.082

9.587.471

(205.611)

97,9

1

Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

4.744.204

4.677.487

(66.717)

98,6

2

Chi khoa học và công nghệ

24.752

22.840

(1.912)

92,3

III

Chi trả nợ lãi

3.900

7.200

3.300

184,6

IV

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.200

1.200

-

100,0

V

Dự phòng ngân sách

244.061

231.683

(12.378)

94,9

VI

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

254.904

220.303

(34.601)

86,4

B

CHI CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

2.678.651

1.756.614

(922.037)

65,6

I

Chi các chương trình mục tiêu quốc gia

1.463.983

-

(1.463.983)

-

1

Chương trình giảm nghèo bền vững

634.303

 

(634.303)

-

2

Chương trình nông thôn mới

829.680

 

(829.680)

-

II

Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

1.214.668

1.756.614

541.946

144,6

-

Vốn nước ngoài (đầu tư)

530.500

349.429

(181.071)

65,9

-

Vốn trong nước (đầu tư)

561.983

1.404.625

842.642

249,9

-

Vốn nước ngoài (sự nghiệp)

15.910

2.560

(13.350)

16,1

-

CTMT giáo dục nghề nghiệp, việc làm và ATLĐ

12.105

 

(12.105)

-

-

CTMT phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

7.827

 

(7.827)

-

-

CTMT y tế, dân số

9.115

 

(9.115)

-

-

CTMT phát triển văn hóa

3.579

 

(3.579)

-

-

CTMT đảm bảo trật tự ATGT, phòng cháy chữa cháy, tội phạm và ma túy

3.370

 

(3.370)

-

-

CTMT phát triển lâm nghiệp bền vững

46.400

 

(46.400)

-

-

CTMT tái cơ cấu kinh tế NN và giảm nhẹ thiên tai

1.000

 

(1.000)

-

-

Kinh phí thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của TTCP chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số

1.295

 

(1.295)

-

-

Kinh phí thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đề án hỗ trợ phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số

2.784

 

(2.784)

-

-

CTMT ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh

300

 

(300)

-

-

CTMT giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt khó khăn

15.000

 

(15.000)

-

-

CTMT công nghệ thông tin

3.500

 

(3.500)

 

C

CHI CHUYỂN NGUỒN SANG NĂM SAU

 

 

-

 

D

NỘP TRẢ NSTW THEO KẾT LUẬN KTNN

6.590

4.048

 

61,4

 

Biểu số 04 - Biểu mẫu số 18, Nghị định số 31/NĐ-CP

BỘI CHI VÀ PHƯƠNG ÁN VAY - TRẢ NỢ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2021

(Kèm theo Nghị quyết số 243/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Ước thực hiện năm 2020

Dự toán năm 2021

So sánh

A

THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

16.767.674

13.335.339

79,5

B

CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

16.851.894

13.576.439

80,6

C

BỘI CHI/BỘI THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

 

241.100

 

D

HẠN MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP

795.800

658.400

82,7

E

KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC

 

 

 

I

Tổng dư nợ đầu năm

53.589

40.474

75,5

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

6.73

6.15

91,3

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

19.589

39.100

199,6

3

Vay trong nước khác

34.000

1.374

4,0

II

Trả nợ gốc vay trong năm

34.000

1.374

4,0

1

Theo nguồn vốn vay

34.000

1.374

 

-

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

 

 

 

-

Vốn khác

34.000

1.374

4,0

2

Theo nguồn trả nợ

 

1.374

 

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

 

1.374

0,0

-

Bội thu NSĐP

 

 

 

-

Tăng thu, tiết kiệm chi

34.000

 

 

-

Kết dư ngân sách cấp tỉnh

 

 

 

III

Tổng mức vay trong năm

19.511

242.474

1242,8

1

Theo mục đích vay

 

242.474

 

-

Vay để bù đắp bội chi

 

241.100

 

-

Vay để trả nợ gốc

 

1.374

 

2

Theo nguồn vay

 

242.474

 

-

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

19.511

241.100

1.235,7

-

Vốn trong nước khác

 

1.374

 

IV

Tổng dư nợ cuối năm

39.100

281.574

720,1

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

 

42.77

 

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

39.100

280.200

 

3

Vốn khác

 

1.374

 

G

TRẢ NỢ LÃI, PHÍ

610

7.200

1.180,3

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 243/NQ-HĐND năm 2020 về dự toán thu, chi ngân sách địa phương tỉnh Sơn La năm 2021

  • Số hiệu: 243/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 08/12/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Nguyễn Thái Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản