Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2015/NQ-HĐND | Trà Vinh, ngày 09 tháng 12 năm 2015 |
NGHỊ QUYẾT
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TỰ VỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ 19
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 ngày 23/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 02/7/2010 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC, ngày 02/8/2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác Dân quân tự vệ;
Xét Tờ trình số 3992/TTr-UBND ngày 02/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt Đề án tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ giai đoạn 2016 - 2020; trên cơ sở thẩm tra Ban Pháp chế và thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Đề án số 3993/ĐA-UBND ngày 02/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ giai đoạn 2016 - 2020 (đính kèm Đề án).
Nghị quyết này áp dụng cho lực lượng Dân quân tự vệ quy định tại Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 ngày 23/11/2009 và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP , ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2015 và thay thế Nghị quyết số 19/2012/NQ-HĐND , ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án hỗ trợ chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh và Nghị quyết 21/2013/NQ-HĐND , ngày 06/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 19/2012/ NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện; Ban Pháp chế và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh khóa VIII, kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 09/12/2015./.
| CHỦ TỊCH |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3993/ĐA-UBND | Trà Vinh, ngày 02 tháng 12 năm 2015 |
ĐỀ ÁN
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TỰ VỆ GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Tên Đề án: Đề án Tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ, giai đoạn 2016- 2020.
2. Căn cứ pháp lý
- Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 ngày 23/11/2009;
- Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
- Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 02/7/2010 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ; Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02/8/2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác Dân quân tự vệ;
- Kết luận số 41-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng Dân quân tự vệ và Dự bị động viên trong tình hình mới.
3. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Nhằm quán triệt thực hiện tốt Luật Dân quân tự vệ, xây dựng lực lượng DQTV đúng luật, đủ số lượng, nâng cao chất lượng “Vững mạnh, rộng khắp” là lực lượng nòng cốt sẵn sàng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phát huy tốt vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác giữ vững ANCT, TTAT xã hội, phòng chống giảm nhẹ thiên tai - tìm kiếm cứu nạn ở địa phương, cơ sở; tuyên truyền, đấu tranh có hiệu quả với âm mưu thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do vậy việc xây dựng, củng cố lực lượng Dân quân tự vệ là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, cấp ủy và chính quyền các cấp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ đạt cả 3 mặt: Tổ chức xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trước tình hình mới, sẳn sàng phối hợp với lực lượng khác tại địa bàn giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
- Tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ có số lượng hợp lý chất lượng tổng hợp ngày càng cao theo phương châm “Vững mạnh, rộng khắp” lấy chất lượng chính trị làm chính. Tổ chức biên chế chặt chẽ, tinh, gọn; thiết thực, nâng cao khả năng sẳn sàng chiến đấu đủ sức trấn áp các vụ liên quan đến quốc phòng, an ninh tại cơ sở đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Chú trọng xây dựng nâng cao chất lượng dân quân tự vệ ở địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh, đảm bảo độ tin cậy về chính trị, đủ sức đối phó các tình huống phức tạp xảy ra.
- Về quy mô số lượng:
+ Đối với cấp tỉnh: xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ đạt tỉ lệ từ 1,5% đến 1,6% so với tổng dân số;
+ Đối với cấp huyện: xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ đạt tỉ lệ từ 1,2% đến 1,7% so với tổng dân số. Riêng thành phố Trà Vinh có thể tỉ lệ cao hơn;
+ Đối với cấp xã: giao huyện- thị xã- thành phố xác định giao chỉ tiêu cho từng xã theo yêu cầu nhiệm vụ xây dựng cụm làng xã chiến đấu và theo kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ của huyện- thị xã- thành phố.
- Về chất lượng: Đảng viên trong lực lượng Dân quân đạt từ 23 - 24% trở lên, giữ vững 100% chi bộ Quân sự có chi ủy, hàng năm kết nạp lực lượng Dân quân tự vệ vào Đảng ít nhất 1,0% trở lên; tỉ lệ đoàn viên trong Dân quân tự vệ đạt từ 55 - 60% trở lên; Cán bộ Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, Ấp - Khóm đội trưởng và Khẩu đội trưởng 100% là đảng viên, có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Hàng năm, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Dân quân tự vệ được tham gia huấn luyện, quân số đạt từ 80% trở lên;
- Cán bộ Chỉ huy trưởng, phó Chỉ huy Ban CHQS cấp xã đến năm 2020 phải qua đào tạo 100%, trong đó có từ 70% đến 80% trình độ Cao đẳng, Đại học.
2. Yêu cầu
- Quán triệt tốt Luật Dân quân tự vệ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quốc phòng, quân sự địa phương; các cấp ủy Đảng nâng cao nhận thức về vị trí chiến lược, nội dung cơ bản, tính cấp thiết của nhiệm vụ xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ trong tình hình mới; nâng cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tổ chức Chính trị - xã hội và nhân dân trong xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ;
- Thực hiện nghiêm túc chế độ đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi theo quy định và tuyển chọn công dân vào lực lượng Dân quân tự vệ bảo đảm đúng tiêu chuẩn, dân chủ, công khai, đúng luật tạo được niềm tin trong nhân dân;
- Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các ngành đoàn thể có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan làm tốt công tác xây dựng, huấn luyện tạo điều kiện cho lực lượng Dân quân tự vệ hoạt động đạt hiệu quả;
- Cán bộ, chiến sĩ Dân quân tự vệ cần phải nhận thức đúng vai trò, vị trí, tầm quan trọng, nhiệm vụ của lực lượng Dân quân tự vệ trong tình hình mới, trên cơ sở đó đề cao ý thức trách nhiệm của cá nhân, nhiệm vụ chính trị của đơn vị nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Cơ quan Quân sự các cấp chủ động tích cực làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và triển khai thực hiện Đề án; đồng thời giúp UBND cùng cấp kiểm tra, đôn đốc việc phối hợp với các đơn vị, triển khai tổ chức thực hiện, từng bước điều chỉnh xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ theo quy định tại Đề án này.
Chương II
TỔ CHỨC DÂN QUÂN TỰ VỆ
I. TỔ CHỨC CÁN BỘ DÂN QUÂN TỰ VỆ
1. Ban CHQS cấp xã
Tổ chức biên chế gồm: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chỉ huy phó, Chính trị viên phó. (đối với các xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh và xã loại 1, loại 2: được bố trí 02 đồng chí Chỉ huy phó, các xã còn lại bố trí 01 đồng chí), cụ thể.
- Chỉ huy trưởng: là công chức cấp xã; cấp ủy viên và cơ cấu thành viên UBND cùng cấp. Nghiệp vụ chuyên môn: đã qua đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở trở lên.
- Chính trị viên: là Bí thư Đảng ủy cấp xã kiêm nhiệm
- Chỉ huy phó: là Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, là cán bộ không chuyên trách cấp xã; trình độ chuyên môn qua đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở trở lên.
- Chính trị viên phó: là Bí thư Đoàn cấp xã kiêm nhiệm
2. Ấp - khóm đội trưởng: là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được bồi dưỡng nghiệp vụ quân sự cơ sở.
3. Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức: Biên chế 04 người, gồm: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chỉ huy phó, Chính trị viên phó, thực hiện chế độ kiêm nhiệm như sau:
- Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó người đứng đầu cơ quan, tổ chức
- Chính trị viên là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng bộ (Chi bộ) cơ quan, tổ chức
- Chỉ huy phó là cấp phó người đứng đầu cơ quan hoặc Trưởng phòng trực thuộc cơ quan, đơn vị do lãnh đạo từng cơ quan, đơn vị xác định.
- Chính trị viên phó là Phó Bí thư hoặc cấp ủy viên Đảng bộ (Chi bộ) cơ quan, tổ chức
4. Cán bộ quản lý, chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ
a) Tổ chức
- Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng;
- Ấp, Khóm đội trưởng, Trung đội trưởng;
- Đại đội: có Ban Chỉ huy đại đội: 04 người, gồm: Đại đội trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó, Phó đại đội trưởng.
b) Tiêu chuẩn
- Tuyển chọn cán bộ dân quân có năng lực hoạt động, lý lịch chính trị rõ ràng, đủ điều kiện kết nạp Đảng, trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên, có hướng quy hoạch cán bộ kế cận, tuổi đời 20 - 40 tuổi (ưu tiên chọn đồng chí quân nhân xuất ngũ chưa biên chế vào lực lượng Dự bị động viên);
- Đối với Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức và cán bộ tự vệ tiêu chuẩn theo Luật Dân quân tự vệ quy định.
II. TỔ CHỨC BIÊN CHẾ, TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN, THỜI HẠN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ
1. Tổ chức, biên chế
a) Tổ chức
- Cấp tỉnh
+ Xây dựng 01 Đại đội dân quân pháo phòng không 37 mm-1 (01 nòng) tại địa bàn thành phố Trà Vinh;
+ Xây dựng 01 Đại đội dân quân pháo binh 85mm tại địa bàn huyện Trà Cú;
- Cấp huyện
+ Xây dựng 01 Trung đội dân quân cơ động, 01 Trung đội súng máy phòng không 12,7mm, 01 Trung đội Cối 82mm và 01 Trung đội ĐKZ 82mm; (Riêng thành phố Trà Vinh 07 Trung đội súng máy phòng không 12,7 mm; các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Châu Thành, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải 02 Trung đội súng máy phòng không 12,7mm).
- Cấp xã
+ Xây dựng 01 Trung đội dân quân cơ động, 01 Tổ công binh, 01 Tổ trinh sát, 01 Tổ thông tin, 01 Tổ y tế, 01 Tổ phòng hóa;
+ Đối với các xã có vị trí cửa biển, cửa sông có tàu thuyền hoạt động trên biển xây dựng thêm 01 Trung đội dân quân biển;
+ Mỗi xã, phường, thị trấn tổ chức 03 đồng chí Dân quân cơ động luân phiên trực tại xã, phường, thị trấn, thời gian mỗi kíp trực không quá 10 ngày.
- Ấp, khóm: Xây dựng 01 Tiểu đội dân quân tại chổ với quân số 09 đồng chí, gồm: Tiểu đội trưởng do Ấp, Khóm đội trưởng kiêm nhiệm và 08 chiến sĩ.
- Tự vệ cơ quan: tổ chức cấp Tiểu đội, Trung đội bộ binh (riêng Tự vệ cơ quan Sở, ngành tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố nào do Ban Chỉ huy Quân sự huyện, thị xã, thành phố đó tổ chức xây dựng, quản lý và huấn luyện)
b) Biên chế đơn vị dân quân tự vệ
- Đại đội Dân quân tự vệ bộ binh: 01 Đại đội, quân số 88 người;
- Đại đội Dân quân tự vệ phòng không và pháo binh: 01 Đại đội, quân số 43 người;
- Trung đội Dân quân tự vệ bộ binh: 01 Trung đội, quân số 28 người;
- Trung đội Dân quân tự vệ biển: 01 Trung đội, quân số 28 người, bố trí trên 04 đến 06 tàu thuyền;
- Trung đội Dân quân tự vệ súng máy phòng không 12,7mm: 01 Trung đội, quân số 13 người;
- Trung đội Dân quân tự vệ ĐKZ 82mm: 01 Trung đội, quân số 13 người;
- Trung đội Dân quân tự vệ cối 82mm: 01 Trung đội, quân số 13 người;
- Tiểu đội Dân quân tự vệ bộ binh: 01 Tiểu đội, quân số 09 người;
- Khẩu đội Dân quân tự vệ súng máy phòng không 12,7mm: 01 Khẩu đội, quân số 06 người;
- Khẩu đội Dân quân tự vệ binh chủng ĐKZ 82mm: 01 Khẩu đội, quân số 06 người;
- Khẩu đội Dân quân tự vệ binh chủng cối 82mm: 01 Khẩu đội, quân số 06 người;
- Tiểu đội Dân quân tự vệ binh chủng Công binh: 01 Tiểu đội, quân số 09 người;
- Tiểu đội Dân quân tự vệ binh chủng Thông tin: 01 Tiểu đội, quân số 09 người;
- Tiểu đội Dân quân tự vệ binh chủng Trinh sát: 01 Tiểu đội, quân số 09 người;
- Tiểu đội Dân quân tự vệ binh chủng Y tế: 01 Tiểu đội, quân số 09 người;
- Tiểu đội Dân quân tự vệ binh chủng Phòng hóa: 01 Tiểu đội, quân số 09 người;
- Tổ Dân quân tự vệ bộ binh: 01 Tổ, quân số 03 người;
- Tổ Dân quân tự vệ binh chủng Thông tin: 01 Tổ, quân số 03 người;
- Tổ Dân quân tự vệ binh chủng Trinh sát: 01 Tổ, quân số 03 người;
- Tổ Dân quân tự vệ binh chủng Công binh: 01 Tổ, quân số 03 người;
- Tổ Dân quân tự vệ binh chủng Y tế: 01 Tổ, quân số 03 người;
- Tổ Dân quân tự vệ binh chủng Phòng hóa: 01 Tổ, quân số 03 người.
2. Về tiêu chuẩn tuyển chọn lực lượng Dân quân tự vệ nồng cốt
a) Tiến hành đăng ký quản lý công dân trong độ tuổi theo quy định của Luật Dân quân tự vệ, nam từ đủ 18 đến hết 45 tuổi, nữ từ đủ 18 đến hết 40 tuổi. Thực hiện quy trình xét tuyển kết hợp cùng thời gian công tác tuyển quân hàng năm, kết hợp xét tuyển thanh niên vào lực lượng Dân quân tự vệ, theo nguyên tắc được Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự cấp xã, cấp huyện thông qua;
b) Thời điểm thực hiện luân phiên theo quy định tại Luật Dân quân tự vệ, kết hợp với tổ chức lễ kỷ niệm ngày truyền thống lực lượng Dân quân tự vệ 28/3 hàng năm và đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi Dân quân tư vệ vào đầu tháng 4 hàng năm;
c) Người được kết nạp vào lực lượng Dân quân tự vệ phải có lý lịch rõ ràng; chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ưu tiên tuyển chọn những người có trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên để tạo điều kiện cho cơ sở điều động, giáo dục, bồi dưỡng nguồn để phát triển đảng.
3. Thời hạn phục vụ
a) Dân quân: thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân nồng cốt là 04 năm. Nếu có nhu cầu cần thiết thì có thể kéo dài thêm thời gian phục vụ nhưng không quá 02 năm;
b) Tự vệ: theo biên chế công chức.
III. XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG TƯ VỆ CƠ QUAN, XÍ NGHIỆP
Tỉnh chọn huyện Tiểu Cần, thành phố Trà Vinh và huyện Trà Cú xây dựng lực lượng Tự vệ trong Công ty, Xí nghiệp tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài làm điểm, các huyện - thị còn lại căn cứ vào tình hình thực tế địa phương chọn mô hình xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ để làm điểm cho phù hợp, sau đó rút kinh nghiệm nhân rộng. Thời gian thực hiện xây dựng điểm trong quý II/2016.
Chương III
HOẠT ĐỘNG CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ
I. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ
a) Thường xuyên điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống kế hoạch sẵn sàng chiến đấu đúng theo hướng dẫn của cấp trên và tổ chức luyện tập các phương án được xác định đảm bảo sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra trên địa bàn.
b) Duy trì việc nắm, trao đổi thông tin báo cáo, thông báo tình hình và thực hiện chế độ giao ban, hội ý theo định kỳ; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát địa bàn theo Nghị định 74/2010/NĐ-CP , ngày 12/7/2010 của Chính phủ, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn ở địa phương cơ sở;
c) Thực hiện Nghị định 117 của Chính phủ về Phòng Thủ dân sự, tổ chức diễn tập phòng chống GNTT-TKCN sẳn sàng ứng phó mọi tình huống xảy ra trên địa bàn và phối hợp với các lực lượng đoàn thể và quần chúng nhân dân tham gia vào các hoạt động phòng chống thiên tai, bão lụt.
Ngoài các nội dung cơ bản trên, lực lượng DQTV tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo nội dung Chương IV, Nghị định 58/2010/NĐ-CP ngày 01/5/2010 của Chính phủ
II. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN, HỘI THAO, HỘI THI
Hàng năm, cán bộ, chiến sĩ Dân quân tự vệ nồng cốt được giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự theo Thông tư số 79 của Bộ Quốc phòng về ban hành quy định chương trình bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện Dân quân tự vệ nồng cốt, cụ thể như sau:
a) Đào tạo Cao đẳng, Đại học ngành Quân sự cơ sở
Hàng năm, chọn nguồn xét tuyển đưa đi đào tạo Cao đẳng, Đại học ngành Quân sự cơ sở ở các trường đúng, đủ theo chỉ tiêu chiêu sinh của trên.
b) Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở
- Chỉ tiêu từ năm 2016 đến 2020 sẽ đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, số lượng 02 lớp, dự kiến 220 học viên;
- Tiêu chuẩn: tuổi không quá 35 tuổi đối với nam, không quá 30 tuổi đối với nữ; có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên; là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn viên ưu tú; là cán bộ trong lực lượng Dân quân tự vệ từ Tiểu đội trưởng trở lên, quân nhân phục viên xuất ngũ và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thôi phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức sức khỏe và trình độ năng lực công tác;
- Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung;
- Thời gian đào tạo: 18 tháng;
- Tuyển sinh: Theo hình thức cử tuyển;
- Văn bằng được cấp khi tốt nghiệp ra trường cấp 02 bằng: Trung cấp chuyên nghiệp ngành QSCS và Trung cấp lý luận chính trị hành chính Quốc gia; chứng chỉ A Tin học
- Địa điểm đào tạo: Tại Trường Quân sự - Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh
c) Tập huấn cán bộ
- Chỉ huy trưởng, phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy Quân cấp xã và Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức cơ sở; cán bộ đại đội, Trung đội trưởng, Khẩu đội trưởng Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, tập huấn 10 ngày/năm, tại Trường Quân sự tỉnh;
- Cán bộ Đại đội, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng Dân quân tự vệ bộ binh, Ấp - Khóm đội trưởng và Tiểu đội trưởng trinh sát, thông tin, công binh, hoá học, y tế tập huấn chương trình cơ bản 07 ngày/năm tại Ban Chỉ huy Quân sự huyện, thị xã, thành phố .
d) Huấn luyện chiến sĩ
- Lực lượng Dân quân tự vệ năm thứ nhất 15 ngày/năm;
- Lực lượng Dân quân cơ động, Dân quân biển, Dân quân binh chủng 12 ngày/năm;
- Lực lượng Dân quân tại chổ, Tự vệ cơ quan 07 ngày/năm.
đ) Hội thao, hội thi
Hội thao Dân quân tự vệ cấp tỉnh 05 năm 02 lần, cấp huyện tổ chức mỗi năm 01 lần; Hội thi Chỉ huy trưởng cấp xã giỏi cấp tỉnh 05 năm 01 lần; Hội thi Chính trị viên giỏi cấp tỉnh 05 năm 01 lần; Hội thi phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn giỏi cấp huyện tổ chức 05 năm 02 lần.
Chương IV
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TỰ VỆ
I. BẢO ĐẢM VỀ TRANG BỊ CHO LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ
1. Trang bị vũ khí
Thực hiện theo Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ và theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, cụ thể như sau:
a) Thực hiện đảm bảo trang bị vũ khí cho lực lượng Dân quân tự vệ theo Chỉ thị của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và Tư lệnh Quân khu;
b) Cơ quan Quân sự từng cấp lập kế hoạch trình UBND cùng cấp xem xét thường xuyên bổ sung trang bị, công cụ hỗ trợ cho lực lượng Dân quân tự vệ sử dụng trong quá trình tuần tra, canh gác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ các ngày lễ, tết... ngoài kinh phí chủ yếu, sử dụng kinh phí vận động thu quỹ quốc phòng, an ninh.
2. Trụ sở làm việc, các điều kiện công tác
a) Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: có trụ sở làm việc và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an;
b) Trang bị điều kiện công tác
- Bảng chức trách, nhiệm vụ, biển tên của từng chức danh trong Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã; các mẫu biểu thống kê, hệ thống sổ sách đăng ký, quản lý Dân quân tự vệ nòng cốt, sổ đăng ký công dân trong độ tuổi Dân quân tự vệ và sẵn sàng nhập ngũ, sổ trực, trực chỉ huy, sổ bàn giao ca trực;
- Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về công tác dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng và an ninh, phòng thủ dân sự và công tác quốc phòng, quân sự địa phương, hàng ngày có 01 tờ báo Quân đội nhân dân, hàng tháng có 01 tạp chí Dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng và an ninh;
- Trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo cho dân quân làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, hoạt động, huấn luyện và phòng thủ dân sự;
- Được trên cấp các trang thiết bị khác phục vụ công tác chỉ huy của Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã.
II. BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TỰ VỆ
1. Đảm bảo quân trang và chế độ tập huấn, huấn luyện, diễn tập hàng năm
Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ.
2. Chế độ phụ cấp hàng tháng đối với Chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã và ấp, khóm đội trưởng
a) Chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã được hưởng hệ số 1,0 mức lương cơ sở hiện hành; Riêng đối với Chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã có trình độ chuyên môn, hàng tháng được hỗ trợ tăng thêm, như sau:
- Trình độ tốt nghiệp đại học: hỗ trợ hệ số 1,34 của mức lương cơ sở hiện hành;
- Trình độ tốt nghiệp cao đẳng: hỗ trợ hệ số 1,10 của mức lương cơ sở hiện hành;
- Trình độ tốt nghiệp trung cấp: hỗ trợ hệ số 0,86 của mức lương cơ sở hiện hành;
b) Ấp - Khóm đội trưởng hưởng mức phụ cấp bằng hệ số 0,5 mức lương cơ sở hiện hành.
3. Chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự
a) Chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, trung đội trưởng Dân quân cơ động, trung đội trưởng dân quân biển được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự tính từ khi có quyết định bổ nhiệm
b) Mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự bằng 50% tổng mức phụ cấp hiện hưởng gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị, phụ cấp thâm niên.
4. Chế độ phụ cấp thâm niên
a) Cán bộ Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở được hưởng phụ cấp thâm niên. Phụ cấp thâm niên được tính theo hàng năm công tác, mỗi năm bằng 1% lương và phụ cấp hiện hưởng, được chi trả hàng tháng;
b) Cán bộ Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục ở lĩnh vực khác có thâm niên được cộng thời gian để tính phụ cấp thâm niên.
5. Chế độ phụ cấp trách nhiệm chỉ huy, quản lý đơn vị được tính theo hàng tháng
a) Tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng: 0,10 mức lương tối thiểu hiện hành;
b) Trung đội trưởng (binh chủng, biển), ấp, khóm đội trưởng: 0,12 mức lương tối thiểu hiện hành;
c) Đại đội phó, chính trị viên phó đại đội, hải đội phó, chính trị viên phó hải đội: 0,15 mức lương tối thiểu hiện hành;
d) Đại đội trưởng, chính trị viên đại đội, hải đội trưởng, chính trị viên hải đội, trung đội trưởng dân quân cơ động: 0,20 mức lương tối thiểu hiện hành;
e) Tiểu đoàn phó, chính trị viên phó tiểu đoàn, hải đoàn phó, chính trị viên phó hải đoàn: 0,21 mức lương tối thiểu hiện hành;
f) Tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn, hải đoàn trưởng, chính trị viên hải đoàn, chỉ huy phó, chính trị viên phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, chỉ huy phó, chính trị viên phó Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở: 0,22 mức lương tối thiểu hiện hành;
g) Chỉ huy trưởng, chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, chỉ huy trưởng, chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, chỉ huy phó, chính trị viên phó Ban Chỉ huy Quân sự bộ, ngành trung ương : 0,24 mức lương tối thiểu hiện hành;
h) Chỉ huy trưởng, chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự bộ, ngành trung ương: 0,25 mức lương tối thiểu hiện hành.
6. Chế độ khi được huy động làm nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật Dân quân tự vệ
Chế độ, chính sách đối với Dân quân được hỗ trợ tiền ngày công lao động bằng 0,08 (riêng Dân quân tự vệ biển được trợ cấp ngày công lao động bằng 0,12) mức lương cơ sở hiện hành/người/ngày và được hỗ trợ tiền ăn từ 30.000 đồng/người/ngày đến 45.000 đồng/người/ngày.
7. Chế độ Bảo hiểm y tế
Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã và ấp, khóm đội trưởng được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành được áp dụng theo Nghị quyết số 07/2013/NQ-HĐND ngày 11/07/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khóm.
8. Chế độ Bảo hiểm xã hội đối với Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã: Ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm xã hội tự nguyện cho Chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã theo quy định tại Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ.
9. Chế độ trợ cấp thôi việc
Chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã: Trường hợp có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, nếu nghỉ việc được hưởng trợ cấp bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng (trừ trường hợp tự ý bỏ việc, kỷ luật buộc thôi việc, bị tước quyền công dân).
10. Các chế độ, chính sách khác đối với lực lượng Dân quân tự vệ: Không quy định tại Đề án này thì áp dụng theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
11. Nguồn kinh phí thực hiện
a) Theo quy định tại Luật Dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Tổng kinh phí hỗ trợ chế độ, chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ giai đoạn năm 2016 - 2020 như sau
- Dự kiến năm 2016 = 55.726.126.000đ (có phụ lục kèm theo)
- Giai đoạn từ năm 2017 - 2020, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi quốc phòng mới của thời kỳ ổn định ngân sách năm 2017 - 2020. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh phân bổ ngân sách cho phù hợp.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
Từ ngày 01/01/2016
II. NHIỆM VỤ CÁC CƠ QUAN, SỞ, NGÀNH TỈNH
1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau:
a) Xây dựng kế hoạch, nội dung hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề án này trên địa bàn tỉnh
b) Hàng năm tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động cho lực lượng Dân quân tự vệ
c) Hướng dẫn Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện tổ chức huấn luyện, xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ đúng Luật và theo Đề án
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án này; đồng thời hàng năm lập kế hoạch dự toán ngân sách bảo đảm cho nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh đúng theo quy định
e) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nắm chắc tình hình tổ chức biên chế, trang bị, huấn luyện, hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ; chỉ đạo các Sở, ban ngành tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh đúng theo Luật quy định. Thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ chiến sĩ Dân quân tự vệ nòng cốt; gắn chặt giữa xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ với xây dựng địa bàn trong sạch, vững mạnh toàn diện về quốc phòng, an ninh
f) Phối hợp với các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, hướng dẫn nghiệp vụ về quốc phòng và an ninh để Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức cơ sở, công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp lập kế hoạch xây dựng lực lượng tự vệ
g) Chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức chỉ đạo tốt công tác Dân quân tự vệ trên địa bàn theo quy định
h) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, sơ, tổng kết công tác xây dựng lực lượng, công tác thực hiện chế độ chính sách cho Dân quân tự vệ theo định kỳ, tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh nắm chỉ đạo.
2. Sở Nội vụ
Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố sắp xếp, bố trí cán bộ Ban CHQS cấp xã qua đào tạo ngành quân sự cơ sở; giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ; thẩm định tổ chức biên chế cán bộ Dân quân tự vệ; phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trong thực hiện công tác đào tạo Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã; chuyên môn thuộc lĩnh vực ngành quân sự bằng nhiều hình thức đào tạo phù hợp theo kế hoạch huấn luyện của ngành quân sự địa phương.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh căn cứ vào dự toán ngân sách hàng năm, phần kinh phí đảm bảo thực hiện các chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ, huấn luyện, diễn tập, hội thao, hội thi, trang phục, khen thưởng,.... về hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; hướng dẫn, kiểm tra việc lập dự toán và thanh quyết toán ngân sách nhà nước tại các huyện, thị xã, thành phố nhằm đảm bảo cho công tác quốc phòng địa phương ở cơ sở.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các ngành có liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, thực hiện các chế độ, chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ khi bị tai nạn, hy sinh trong thi hành công vụ theo quy định; kiểm tra, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý ngành.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ quốc phòng và an ninh; đồng thời, phối hợp với các ngành có liên quan khảo sát chọn vị trí các cơ sở công tác quốc phòng trên địa bàn tỉnh (xây dựng thao trường huấn luyện, trường bắn cơ bản, các trận địa súng máy phòng không, pháo phòng không Dân quân tự vệ) và các khu vực xây dựng công trình quốc phòng; tham mưu bố trí vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở làm việc của Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Chỉ đạo, tổ chức, thực hiện công tác quốc phòng, quân sự ở địa phương; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc quyền quản lý thực hiện tốt công tác quốc phòng theo quy định. Không ngừng tổ chức học tập, quán triệt quan điểm “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân”, nắm vững nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo việc “Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh” trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; chỉ đạo, đôn đốc cấp dưới triển khai, thực hiện tốt Đề án này
b) Chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện làm tốt công tác tham mưu, đề xuất Cấp ủy, Ủy ban nhân dân cùng cấp lãnh, chỉ đạo việc tổ chức xây dựng lực lượng, thực hiện chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ giai đoạn năm 2016 - 2020 theo nội dung quy định của Đề án; kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý toàn diện về số lượng, chất lượng công tác tổ chức, xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố
c) Chỉ đạo các cơ quan, ban ngành cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã lập dự toán bảo đảm cho công tác xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ; đồng thời, thực hiện tốt chế độ, chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ thuộc quyền quản lý
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, công tác dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng và an ninh hàng năm theo kế hoạch; đồng thời báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) nắm, chỉ đạo.
Căn cứ nội dung của Đề án, Lãnh đạo các Sở, Ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt Đề án này./.
PHỤ LỤC
DỰ TOÁN PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG KINH PHÍ CHO LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ HOẠT ĐỘNG NĂM 2016 TÍNH THỜI ĐIỂM NGÀY 01/01- 31/12/2016
(Kèm theo Đề án số 3993/ĐA-UBND ngày 02/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
TT | NỘI DUNG CHI | THÀNH TIỀN |
A | KINH PHÍ CẤP TỈNH CHI CHO HOẠT ĐỘNG: | 26,581,807,000 |
I | TẬP HUẤN | 265,779,000 |
1 | Tập huấn cán bộ Ban CHQS cấp xã và Ban CHQS cơ quan, tổ chức (106 xã, phường, thị trấn và 80 cơ quan, tổ chức) |
|
| Tiền ăn: 372 người x 10 ngày x 30.000 đồng | 111,600,000 |
| Công tác bảo đảm (điện, nước, văn phòng phẩm, khai giảng, bế giảng) 372 người x 15.000 đồng/người/khóa | 5,580,000 |
| Cộng | 117,180,000 |
2 | Tập huấn cán bộ phân đội Dân quân tự vệ (bt "BB và BC") |
|
| Tiền ăn: 171 người x 07 ngày x 30.000 đồng | 35,910,000 |
| Tiền công lao động: 171 người x 07 ngày x 0,08 x 1.150.000 đồng | 110,124,000 |
| Công tác bảo đảm (điện, nước, văn phòng phẩm, khai giảng, bế giảng) 171 người x 15.000 đồng/người/khóa | 2,565,000 |
| Cộng | 148,599,000 |
II | HUẤN LUYỆN | 16,418,599,000 |
1 | Huấn luyện Dân quân cơ động |
|
| Tiền ăn: 3.220 người x 12 ngày x 30.000 đồng | 1,159,200,000 |
| Tiền công lao động: 3.220 người x 12 ngày x 0,08 x 1.150.000 đồng | 3,554,880,000 |
| Công tác bảo đảm (điện, nước, văn phòng phẩm, khai giảng, bế giảng) 3.220 người x 15.000 đồng/người/khóa | 48,300,000 |
| Cộng | 4,762,380,000 |
2 | Huấn luyện Dân quân binh chủng chiến đấu và Binh chủng bảo đảm |
|
| Tiền ăn: 1.500 người x 12 ngày x 30.000 đồng | 540,000,000 |
| Tiền công lao động: 1.500 người x 12 ngày x 0,08 x 1.150.000 đồng | 1,656,000,000 |
| Công tác bảo đảm (điện, nước, văn phòng phẩm, khai giảng, bế giảng) 1.500 người x 15.000 đồng/người/khóa | 22,500,000 |
| Cộng | 2,218,500,000 |
3 | Huấn luyện chiến sĩ Dân quân năm thứ nhất |
|
| Tiền ăn: 2.655 người x 15 ngày x 30.000 đồng | 1,194,750,000 |
| Tiền công lao động: 2.655 người x 15 ngày x 0,08 x 1.150.000 đồng | 3,663,900,000 |
| Công tác bảo đảm (điện, nước, văn phòng phẩm, khai giảng, bế giảng) 2.655 người x 15.000 đồng/người/khóa | 39,825,000 |
| Cộng | 4,898,475,000 |
4 | Huấn luyện Dân quân tại chổ |
|
| Tiền ăn: 4.700 người x 07 ngày x 30.000 đồng | 987,000,000 |
| Tiền công lao động: 4.700 người x 07 ngày x 0,08 x 1.150.000 đồng | 3,026,800,000 |
| Công tác bảo đảm (điện, nước, văn phòng phẩm, khai giảng, bế giảng) 4.700 người x 15.000 đồng/người/khóa | 70,500,000 |
| Cộng | 4,084,300,000 |
5 | Huấn luyện Dân quân biển |
|
| Tiền ăn: 224 người x 12 ngày x 30.000 đồng | 80,640,000 |
| Tiền công lao động: 224 người x 12 ngày x 0,12 x 1.150.000 đồng | 370,944,000 |
| Công tác bảo đảm (điện, nước, văn phòng phẩm, khai giảng, bế giảng) 224 người x 15.000 đồng/người/khóa | 3,360,000 |
| Cộng | 454,944,000 |
III | DIỄN TẬP CHIẾN ĐẤU TRỊ AN VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CẤP XÃ | 390,000,000 |
| 26 xã x 15.000.000 đồng/xã | 390,000,000 |
| Cộng | 390,000,000 |
IV | BẢO ĐẢM TRANG PHỤC | 9,507,429,000 |
1 | Trang phục cán bộ | 1,812,100,000 |
| Cán bộ nam: 1.515 người x 936.000 đồng | 1,418,040,000 |
| Cán bộ at, KĐt 610 người x 646.000 đồng | 394,060,000 |
2 | Trang phục chiến sĩ | 7,695,329,000 |
| Chiến sĩ mới 2.655 người x 1.847.000 đồng | 4,903,785,000 |
| Chiến sĩ nam: 4.320 người x 553.000 đồng | 2,388,960,000 |
| Chiến sĩ nữ: 728 người x 553.000 đồng | 402,584,000 |
| Cộng | 9,507,429,000 |
B | KINH PHÍ CẤP HUYỆN CHI CHO HOẠT ĐỘNG: | 632,448,000 |
1 | Trực các ngày lễ, tết |
|
| Tiền ăn: 18 người x 09 (huyện, thị, thành phố) x 24 ngày x 30.000 đồng | 116,640,000 |
| Tiền ngày công lao động: 18 người x 09 (huyện, thành phố) x 24 ngày x 0,08 x 1.150.000đồng | 357,696,000 |
| Cộng | 474,336,000 |
2 | Trực đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ của trên |
|
| Tiền ăn: 18 người x 09 (huyện, thị, thành phố) x 8 ngày x 30.000 đồng | 38,880,000 |
| Tiền ngày công lao động: 18 người x 09 (huyện, thành phố) x 8 ngày x 0,08 x 1.150.000đồng | 119,232,000 |
| Cộng | 158,112,000 |
C | KINH PHÍ CẤP XÃ CHI CHO HOẠT ĐỘNG: | 28,511,871,000 |
1 | Lực lượng trực tại xã, phường, thị trấn luân phiên 03 người |
|
| 106 (xã, phường, thị trấn) x 03 người x 365 ngày x 43.000 đồng | 4,991,010,000 |
| Cộng | 4,991,010,000 |
2 | Trực các ngày lễ, tết |
|
| Tiền ăn: 09 người x 106 (xã, phường, thị trấn) x 24 ngày x 30.000 đồng | 686,880,000 |
| Tiền ngày công lao động: 09 người x 106 (xã, phường, thị trấn) x 24 ngày x 0,08 x 1.150.000đồng | 2,106,432,000 |
| Cộng | 2,793,312,000 |
3 | Trực đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ của trên |
|
| Tiền ăn: 09 người x 106 (xã, phường, thị trấn) x 8 ngày x 30.000 đồng | 228,960,000 |
| Tiền ngày công lao động: 09 người x 106 (xã, phường, thị trấn) x 8 ngày x 0,08 x 1.150.000đồng | 702,144,000 |
| Cộng | 931,104,000 |
4 | Chế độ phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị Dân quân |
|
| Tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng: 610 người x 0,10 x 1.150.000 đồng x 12 tháng | 841,800,000 |
| Trung đội trưởng Binh chủng; ấp, khóm đội trưởng: 869 người x 0,12 x 1.150.000 đồng x 12 tháng | 1,439,064,000 |
| Trung đội trưởng Dân quân cơ động: 115 người x 0,20 x 1.150.000 đồng x 12 tháng | 317,400,000 |
| Chỉ huy phó, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: 318 người x 0,22 x 1.150.000 đồng x 12 tháng | 965,448,000 |
| Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: 212 người x 0,24 x 1.150.000 đồng x 12 tháng | 702,144,000 |
| Cộng | 4,265,856,000 |
5 | Chế độ phụ cấp, trợ cấp |
|
| Ấp, khóm đội trưởng: 814 người x 0,5 x 1.150.000 đồng x 12 tháng | 5,616,600,000 |
| Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trình độ Đại học: 15 người x (1,0 + 1,34) x 1.150.000 đồng x 12 tháng | 484,380,000 |
| Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trình độ Cao đẳng: 30 người x (1,0 + 1,10) x 1.150.000 đồng x 12 tháng | 869,400,000 |
| Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trình độ Trung cấp: 167 người x (1,0 + 0,86) x 1.150.000 đồng x 12 tháng | 4,286,556,000 |
| Cộng | 11,256,936,000 |
6 | Chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự |
|
| Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: ((212 người x 1,0 x 1.150.000đồng) + (212 người x 0,22 x 1.150.000 đồng) + (212 người x 1.150.000 đồng x 5% thâm niên)) x 50% x12 tháng | 1,857,756,000 |
| Trung đội trưởng Dân quân cơ động : 115 người x 0,20 x 1.150.000 đồng x 50% x12 tháng | 158,700,000 |
| Cộng | 2,016,456,000 |
7 | Chế độ phụ cấp thâm niên |
|
| Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: 106 người x 3,33 x 1.150.000 đồng x 5% x 12 tháng | 243,556,200 |
| Chính trị viên phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: 106 người x 2,67 x 1.150.000 đồng x 5% x 12 tháng | 195,283,800 |
| Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: 106 người x 2,67 x 1.150.000 đồng x 5% x 12 tháng | 195,283,800 |
| Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: 212 người x 2,34 x 1.150.000 đồng x 5% x 12 tháng | 342,295,200 |
| Cộng | 976,419,000 |
8 | Chế độ bảo hiểm xã hội |
|
| Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: 212 người x 1.150.000 đồng x 22% x 12 tháng | 643,632,000 |
| Cộng | 643,632,000 |
9 | Chế độ bảo hiểm y tế |
|
| Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: 212 người x 1.150.000 đồng x 4,5% x 12 tháng | 131,652,000 |
| Ấp, khóm đội trưởng: 814 người x 1.150.000 đồng x 4,5% x 12 tháng | 505,494,000 |
| Cộng | 637,146,000 |
| Tổng ngân sách | 55,726,126,000 |
- 1Nghị quyết 19/2012/NQ-HĐND phê duyệt Đề án hỗ trợ chính sách cho lực lượng dân quân tự vệ giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 2Nghị quyết 21/2013/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 19/2012/NQ-HĐND phê duyệt Đề án hỗ trợ chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 3Quyết định 18/2015/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, điều động, biệt phái trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 4Nghị quyết 21/2015/NQ-HĐND về quy định mức hỗ trợ đối với công chức làm việc tại Trung tâm hành chính công, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 5Nghị quyết 22/2015/NQ-HĐND phê duyệt định mức hỗ trợ hàng tháng đối với Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 6Nghị quyết 77/2016/NQ-HĐND phê duyệt Đề án tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2017–2021
- 7Quyết định 79/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành tỉnh đến 31/12/2020
- 8Quyết định 237/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 1Nghị quyết 19/2012/NQ-HĐND phê duyệt Đề án hỗ trợ chính sách cho lực lượng dân quân tự vệ giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 2Nghị quyết 21/2013/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 19/2012/NQ-HĐND phê duyệt Đề án hỗ trợ chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 3Quyết định 79/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành tỉnh đến 31/12/2020
- 4Quyết định 237/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Luật dân quân tự vệ năm 2009
- 4Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ
- 5Thông tư 85/2010/TT-BQP hướng dẫn Luật dân quân tự vệ và Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật dân quân tự vệ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 6Thông tư liên tịch 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC hướng dẫn chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ do Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 18/2015/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, điều động, biệt phái trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 8Nghị quyết 21/2015/NQ-HĐND về quy định mức hỗ trợ đối với công chức làm việc tại Trung tâm hành chính công, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 9Nghị quyết 22/2015/NQ-HĐND phê duyệt định mức hỗ trợ hàng tháng đối với Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 10Nghị quyết 77/2016/NQ-HĐND phê duyệt Đề án tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2017–2021
Nghị quyết 23/2015/NQ-HĐND phê duyệt Đề án tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ giai đoạn 2016 - 2020 do tỉnh Trà Vinh ban hành
- Số hiệu: 23/2015/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 09/12/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
- Người ký: Sơn Thị Ánh Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra