Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/NQ-HĐND

Bình Phước, ngày 13 tháng 7 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC SÁP NHẬP MỘT SỐ THÔN, ẤP ĐỂ THÀNH LẬP THÔN, ẤP “MỚI” Ở CÁC XÃ THUỘC HUYỆN BÙ ĐĂNG VÀ HUYỆN HỚN QUẢN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ MƯỜI HAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;

Căn cứ Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;

Xét Tờ trình số 39/TTr-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 17/BC-HĐND-PC ngày 22 tháng 6 năm 2020 của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Sáp nhập một số thôn, ấp ở các xã thuộc huyện Bù Đăng và huyện Hớn Quản, cụ thể như sau:

1. Huyện Bù Đăng: Xã Đoàn Kết

- Sáp nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của thôn 8 vào thôn 6 thành 01 thôn, lấy tên là thôn 6.

Thôn 6 có diện tích tự nhiên 2.447 ha, dân số 230 hộ, 1.086 nhân khẩu.

- Sau khi sáp nhập, xã Đoàn Kết có 07 thôn, gồm: thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, thôn 5, thôn 6, thôn 7 (giảm 01 thôn so với hiện nay).

2. Huyện Hớn Quản

2.1. Xã Phước An

a) Sáp nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của ấp Tranh Sở, ấp Tranh 1 và ấp Tranh 2 thành 01 ấp, lấy tên là ấp Sóc Tranh.

Ấp Sóc Tranh có diện tích tự nhiên 651 ha, dân số 184 hộ, 770 nhân khẩu.

b) Sáp nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của ấp 23 Nhỏ vào ấp Trường Thịnh thành 01 ấp, lấy tên là ấp Trường Thịnh.

Ấp Trường Thịnh có diện tích tự nhiên 331 ha, dân số 193 hộ, 834 nhân khẩu.

c) Sáp nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của ấp Sóc Lớn vào ấp Trường An thành 01 ấp, lấy tên là ấp Trường An.

Ấp Trường An có diện tích tự nhiên 642 ha, dân số 223 hộ, 805 nhân khẩu.

Sau khi sáp nhập, xã Phước An có 13 ấp, gồm các ấp: Sóc Tranh, Trường Thịnh, Trường An, Sở Líp, Tổng Cui Nhỏ, Tổng Cui Lớn, Văn Hiến 1, Văn Hiến 2, 23 Lớn, Xa Trạch 1, Xa Trạch 2, Sóc Dầy, Xa Trạch Sóc (giảm 04 ấp so với thời điểm hiện nay).

2.2. Xã Thanh An

a) Sáp nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên, dân số của ấp Trà Thanh và ấp Lồ Ô thành 01 ấp, lấy tên là ấp Trà Thanh - Lồ Ô

Ấp Trà Thanh - Lồ Ô có diện tích tự nhiên 377,3 ha, dân số 270 hộ, 1.004 nhân khẩu.

b) Sáp nhập nguyên trạng diện tích, dân số của ấp Địa Hạt và ấp Sóc Dầm thành 01 ấp, lấy tên là ấp Địa Hạt - Sóc Dầm.

Ấp Địa Hạt - Sóc Dầm có diện tích tự nhiên 534,83 ha, dân số 368 hộ, 1.503 nhân khẩu.

Sau khi sáp nhập, xã Thanh An có 11 ấp, gồm các ấp: An Hòa, An Quý, An Sơn, Bù Dinh, Trà Thanh - Lồ Ô, Địa Hạt - Sóc Dầm, Thanh Sơn, Thuận An, Xa Cô, Phùn Lu - Tư Ly, Trung Sơn (giảm 02 ấp so với hiện nay).

2.3. Xã An Khương

a) Sáp nhập 1/2 ấp 8 (gồm 1/2 tổ 2, tổ 3, tổ 4 và nguyên trạng tổ 5, ấp 8) vào ấp 1 thành 01 ấp, lấy tên là ấp 1.

Ấp 1 có diện tích tự nhiên 1.409 ha, dân số 364 hộ, 1.453 nhân khẩu.

b) Sáp nhập 1/2 ấp 8 (gồm 1/2 tổ 2, tổ 3, tổ 4 và nguyên trạng tổ 1, ấp 8) vào ấp 2 thành 01 ấp, lấy tên là ấp 2.

Ấp 2 có diện tích tự nhiên 1.095,4 ha, dân số 392 hộ, 1.620 nhân khẩu.

c) Sáp nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên, dân số của ấp 7 và tổ 5, tổ 6 của ấp 2 vào ấp 3 thành 01 ấp, lấy tên là ấp 3.

Ấp 3 có diện tích tự nhiên 757,31 ha, dân số 405 hộ, 1.581 nhân khẩu.

d) Sáp nhập 1/2 tổ 6 ấp 3, tổ 3 ấp 4 vào ấp 6 thành 01 ấp, lấy tên là ấp 4.

Ấp 4 có diện tích tự nhiên 701,20 ha, dân số 273 hộ, 1.092 nhân khẩu.

đ) Sáp nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của tổ 1, tổ 2 ấp 4 vào ấp 5 thành 01 ấp, lấy tên là ấp 5.

Ấp 5 có diện tích tự nhiên 646,59 ha, dân số 384 hộ, 1.513 nhân khẩu.

Sau khi sáp nhập, xã An Khương có 05 ấp gồm: ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4 và ấp 5 (giảm 03 ấp so với hiện nay).

Tổng số thôn, ấp, khu phố thuộc các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (sau khi sáp nhập) là 851 thôn, ấp, khu phố: thành phố Đồng Xoài 52, thị xã Bình Long 55, thị xã Phước Long 42 và các huyện: Đồng Phú 73, Chơn Thành 70, Hớn Quản 102, Lộc Ninh 131, Bù Đốp 52, Bù Gia Mập 68, Phú Riềng 89, Bù Đăng 117 (giảm 10 thôn, ấp, khu phố so với thời điểm hiện nay).

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập các thôn, ấp mới; giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa IX, kỳ họp thứ mười hai thông qua ngày 09 tháng 7 năm 2020 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- VPQH, VPCP, Bộ Nội vụ;
- TTTU, TTHĐND, UBND, BTTUBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP, Phòng Tổng hợp;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Huỳnh Thị Hằng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 22/NQ-HĐND năm 2020 về sáp nhập thôn, ấp để thành lập thôn, ấp "Mới" ở các xã thuộc huyện Bù Đăng và huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

  • Số hiệu: 22/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 13/07/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Người ký: Huỳnh Thị Hằng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/07/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.