Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
 TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2012/NQ-HĐND8

Thủ Dầu Một, ngày 03 tháng 10 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CHĂM SÓC, BẢO VỆ VÀ NÂNG CAO SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHOÁ VIII - KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 2604/TTr-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thông qua điều chỉnh Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân tỉnh Bình Dương đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 18/BC-HĐND ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Ban Văn hoá - Xã hội và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn điều chỉnh Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân tỉnh Bình Dương đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Làm giảm tỷ lệ mắc và chết các bệnh nhiễm trùng, bệnh dịch, thanh toán hoặc khống chế đến mức thấp nhất đối với các bệnh có vắc-xin phòng ngừa. Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh đi đôi với nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ người bệnh. Chủ động phòng chống các bệnh không lây, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các vấn đề sức khoẻ có xu hướng tăng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, bảo vệ sức khỏe trẻ em, thanh thiếu niên, người dân tộc ít người, người lao động, Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế và Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - Kế hoạch hoá gia đình. Ðẩy mạnh xã hội hoá công tác y tế, nâng cao sức khỏe cho mọi đối tượng, tăng tuổi thọ trung bình và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

b) Các mục tiêu cụ thể đến năm 2015 và năm 2020

STT

Mục tiêu

Năm 2015

Năm 2020

1

Tỷ suất chết trẻ em < 1 tuổi

< 8 ‰

< 6 ‰

2

Tỷ suất chết trẻ em < 5 tuổi

< 9 ‰

< 7 ‰

3

Tỷ suất chết mẹ/100.000 trẻ đẻ sống

< 30

< 20

4

Tỷ lệ trẻ sơ sinh < 2500g

< 4%

<3%

5

Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ < 5 tuổi

< 11%

<10%

6

Loại trừ cơ bản bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván vào năm 2020

7

Tỷ lệ trẻ <1 tuổi tiêm chủng đủ các loại vắc xin đạt >98% vào năm 2020

8

100% hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh năm 2020

9

Trên 95% bà mẹ có thai được khám thai từ 3 lần trở lên năm 2020

10

100% xã có bác sĩ năm 2015; trên 90 % xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã vào năm 2015.

11

Số bác sĩ/10.000 dân

6,8

7,5

12

Số dược sĩ đại học/10.000 dân

1,2

1,7

13

Số cán bộ y tế/10.000 dân

37

42

14

100% ấp/khu phố có nhân viên y tế hoạt động thường xuyên

15

Số giường bệnh/10.000 dân

27

30

16

Quản lý thu gom xử lý chất thải rắn y tế: 100% cơ sở y tế công lập và ngoài công lập đảm bảo xử lý chất thải đúng theo quy định của Bộ Y tế vào năm 2015

17

Mức giảm sinh

0,2‰

0,1‰

18

Tỷ số giới tính khi sinh (bé trai/gái)

110/100

106/100

19

Cơ sở vật chất của ngành từ tuyến tỉnh đến xã được xây dựng kiên cố, đúng thiết kế mẫu của Bộ Y tế, được cung cấp trang thiết bị, bố trí cán bộ phù hợp với chức năng nhiệm vụ theo quy định và theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2. Các dự án trọng điểm phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đến 2020

a) Các dự án đầu tư giai đoạn 2012 - 2015

- Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng: Xây dựng mới giai đoạn 1 quy mô 100 giường.

- Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Xây dựng mới với quy mô 1500 giường.

- Bệnh viện Chuyên khoa Nhi: Xây dựng mới giai đoạn 1 quy mô 200 giường.

- Bệnh viện Chuyên khoa Lao và bệnh Phổi: Xây dựng mới giai đoạn 1 quy mô 150 giường.

- Bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần: Xây dựng mới giai đoạn 1 quy mô 150 giường.

- Bệnh viện Chuyên khoa Ung bướu: Xây dựng mới giai đoạn 1 quy mô 200 giường.

- Bệnh viện Y học cổ truyền: Nâng cấp lên quy mô 200 giường.

- Bệnh viện Đa khoa thị xã Tân Uyên: Xây dựng mới quy mô 150 giường.

- Bệnh viện Đa khoa thị xã Thuận An: Nâng cấp lên quy mô 200 giường.

- Bệnh viện Đa khoa Dĩ An: Nâng cấp lên quy mô 150 giường.

- Bệnh viện Đa khoa Phú Giáo: Nâng cấp lên quy mô 100 giường.

- Xây dựng mới 08 Phòng khám Đa khoa khu vực và 14 trạm y tế.

- Xây dựng mới Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS.

- Xây dựng mới 07 Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các dự án Hệ thống điện dự phòng toàn khu cụm y tế, Đề án Công nghệ thông tin ngành y tế, Đề án đảm bảo nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Xây dựng Đề án xử lý chất thải y tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

b) Các dự án đầu tư giai đoạn 2016 - 2020

- Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Tiếp tục đầu tư quy mô 1500 giường.

- Bệnh viện Chuyên khoa Nhi: Nâng cấp lên quy mô 400 giường.

- Bệnh viện Y học cổ truyền: Nâng cấp lên quy mô 300 giường.

- Các bệnh viện nâng cấp mở rộng quy mô giường bệnh khi có nhu cầu để phục vụ nhân dân, phù hợp dân số và nguồn lực, gồm có:

. Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng: Quy mô 200 giường;

. Bệnh viện Chuyên khoa Lao và Bệnh phổi: Quy mô 300 giường;

. Bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần: Quy mô 300 giường;

. Bệnh viện Chuyên khoa Ung bướu: Quy mô 300 - 400 giường;

. Bệnh viện Đa khoa thị xã Tân Uyên: Quy mô 200 giường;

. Bệnh viện Đa khoa Dĩ An: Quy mô 200 giường;

. Bệnh viện Đa khoa Phú Giáo: Quy mô 150 giường;

. Bệnh viện Đa khoa Bến Cát: Quy mô 200 giường;

. Bệnh viện Đa khoa Dầu Tiếng: Quy mô 100 giường.

- Xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa Bắc Tân Uyên và Bệnh viện Đa khoa Bắc Bến Cát sau khi thành lập huyện và khi có nhu cầu để phục vụ nhân dân.

- Xây dựng mới 07 Phòng khám Đa khoa khu vực và 15 Trạm y tế.

- Xây dựng mới Trung tâm pháp y; Trung tâm dinh dưỡng; Trung tâm chứng nhận hợp qui và kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

- Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và Văn phòng Sở Y tế: Xây mới tại khu hành chính tập trung thành phố mới Bình Dương.

- Xây dựng mới các Trung tâm y tế huyện/thị, các phòng khám đa khoa quận nội thành và trạm y tế xã, phường mới thành lập khi chia tách quận, huyện.

3. Vận động xã hội hoá

Xây dựng các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; trung tâm y khoa, phòng khám đa khoa tư nhân ở những khu vực đông dân cư và cụm khu công nghiệp..vv…căn cứ nhu cầu xã hội, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Tổng vốn : 11.288 tỷ đồng, trong đó:

- Giai đoạn 2012 - 2015 : 5.352 tỷ đồng

+ Vốn ngân sách: 2.992 tỷ đồng;

+ Vốn xã hội hoá: 2.360 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016 - 2020 : 5.936 tỷ đồng

+ Vốn ngân sách: 3.936 tỷ đồng;

+ Vốn xã hội hoá: 2.000 tỷ đồng.

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh:

1. Ban hành quyết định và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này theo quy định của pháp luật.

2. Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra; đồng thời tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch theo từng giai đoạn nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đảm bảo quy hoạch thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.

Điều 3. Bãi bỏ Nghị quyết số 06/2006/NQ-HĐND7 ngày 14 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khoá VII về Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020.

Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khoá VIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 28 tháng 9 năm 2012 và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
- Các Bộ: Y tế, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Nội vụ;
- Cục Kiểm tra Văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh uỷ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực HĐND,UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- LĐVP: Tỉnh uỷ, Đoàn ĐBQH - HĐND, UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND và UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Công báo tỉnh, Website Bình Dương;
 - Chuyên viên VP: Đoàn ĐBQH - HĐND, UBND tỉnh;
- Lưu: VT .

CHỦ TỊCH




Vũ Minh Sang