Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 203/2010/NQ-HĐND

Điện Biên Phủ, ngày 12 tháng 12 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

V/V BAN HÀNH CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN NSNN ÁP DỤNG CHO THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH 2011 - 2015 CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 19

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số: 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số: 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015;

Sau khi xem xét Tờ trình số: 1981/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2010 của UBND tỉnh về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2015 của tỉnh Điện Biên; Báo cáo thẩm tra số: 32/BC-KTNS ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách 2011- 2015 của tỉnh Điện Biên (như chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2010./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Văn Hữu Bằng

 

CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN NSNN ÁP DỤNG CHO THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH 2011-2015 CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN

(Kèm theo Nghị quyết số: 203/2010/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2010 HĐND tỉnh khóa XII kỳ họp thứ 19)

I. NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC CỤ THỂ PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÂN ĐỐI CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2011-2015.

1. Nguyên tắc xác định các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư trong cân đối của tỉnh (vốn xây dựng cơ bản tập trung)

- Thực hiện quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định về phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi của thời kỳ ổn định 2011-2015 được HĐND tỉnh thông qua. Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước chỉ bố trí cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa dịch vụ công ích và các khoản đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

- Các công trình dự án phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc phục vụ các mục tiêu phát triển các trung tâm chính trị, kinh tế của cả Tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm, với việc ưu tiên hỗ trợ các vùng dọc tuyến biên giới, vùng đồng bào dân tộc và các vùng khó khăn khác để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng trong tỉnh;

- Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất các nguồn vốn cho đầu tư phát triển;

- Bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Ưu tiên bố trí cho các dự án quan trọng phục vụ các mục tiêu nhiệm vụ phát triển KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, các công trình, dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, vốn đối ứng cho các dự án ODA có tính chất đầu tư không thuộc diện hỗ trợ của Ngân sách Trung ương đã được tỉnh cam kết; đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không quá 5 năm, dự án nhóm C không quá 3 năm; không bố trí vốn cho các dự án, công trình không nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt; không có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, không đảm bảo các quy định về phân cấp ủy quyền quản lý đầu tư theo Quyết định 20/2010/QĐ-UBND ngày 30/9/2010 của UBND tỉnh;

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển.

- Mức vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn XDCB tập trung trong cân đối năm 2011, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2015 trên địa bàn của các huyện, thị xã, thành phố không thấp hơn mức vốn đầu tư phát triển năm 2010 của địa phương đã được UBND tỉnh giao kế hoạch vốn.

2. Tiêu chí phân bổ vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương (vốn XDCBTT) trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Tổng số điểm được xác định để phân bổ là 500 điểm chia đều cho 5 tiêu chí, mỗi tiêu chí 100 điểm, để đảm bảo mức độ ảnh hưởng cân bằng của mỗi tiêu chí đến kết quả tính điểm chung, cụ thể như sau:

2.1 Tiêu chí dân số:

- Dân số trung bình của các huyện, thị xã, thành phố

- Số người dân tộc thiểu số

2.2 Tiêu chí về trình độ phát triển:

- Tỷ lệ hộ nghèo

- Số thu nội địa (bao gồm cả khoản thu về chuyển quyền sử dụng đất được giao trong dự toán thu ngân sách trên địa bàn);

2.3 Tiêu chí đất đai

- Diện tích tự nhiên

- Diện tích đất trồng lúa ruộng (đất tự nhiên theo Niên giám thống kê, diện tích đất ruộng lấy theo diện tích lúa ruộng vụ mùa năm 2009 – Niên giám TK);

2.4 Tiêu chí về đơn vị hành chính:

- Số đơn vị hành chính cấp xã

- Số xã đặc biệt khó khăn

- Số xã biên giới của từng huyện (Số xã, xã ĐBKK được Chính phủ công nhận đến 31/12/2010);

2.5 Các tiêu chí bổ sung, bao gồm:

- Tiêu chí độ thị loại III (đô thị Tỉnh lỵ),

- Bổ sung cho các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao không được đầu tư theo Nghị quyết 30a, gồm 03 huyện: Mường Chà, Tuần Giáo và Điện Biên

3. Nội dung, định mức phân bổ

3.1 Tiêu chí dân số:

- Điểm của tiêu chí dân số [1]: 60 điểm.

Số dân

Điểm

10.000 người

1,22

- Điểm của tiêu chí số người dân tộc thiểu số : 40 điểm

Số dân tộc thiểu số

Điểm

10.000 người

1,02

3.1 Tiêu chí về trình độ phát triển:

- Điểm của tiêu chí số hộ nghèo: Tổng số 50 điểm

Tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn năm 2005)

Điểm

Dưới 10%

(Không tính điểm)

Từ 10%- 20%

Mỗi (%) được 0,15 điểm

Từ 20% đến dưới 35%

Mỗi (%) được 0,2 điểm

Từ 35% trở lên

Mỗi (%) được 0,22 điểm

- Điểm của tiêu chí thu nội địa : 50 điểm (Năm 2009 thu nội địa các huyện đạt 153,3 tỷ đồng)

Thu nội địa

(gồm số thu cấp quyền sử dụng đất)

Điểm

10 tỷ đồng

3,26

Số thu nội địa được xác định căn cứ số thu trong Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2009.

3.3. Tiêu chí diện tích đất

Diện tích tự nhiên (80 điểm)

Điểm

Dưới 20 nghìn ha

7

Từ 20 nghìn đến dưới 50 nghìn ha, cứ tăng thêm 10 nghìn ha được thêm

0,4

Từ 50 nghìn đến dưới 100 nghìn ha, cứ tăng thêm 10 nghìn ha được thêm

0,2

Từ 100 nghìn ha trở lên, cứ 10 nghìn ha tăng thêm được thêm 0,1

- Điểm của tiêu chí diện tích đất lúa: 20 điểm

Diện tích đất trồng lúa ruộng (lấy theo diện tích vụ mùa Niên giám TK năm 2009)

Điểm

1.000 ha

1,25

3.4 Tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã

- Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã: 65 điểm

Đơn vị hành chính cấp xã

Điểm

1 xã

0,58

- Điểm của tiêu chí đơn vị xã đặc biệt khó khăn: 25 điểm

Xã đặc biệt khó khăn

Điểm

1 xã

0,35

- Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã biên giới: 10 điểm

Xã biên giới

Điểm

1 xã

0,4

3.5 Các tiêu chí bổ sung

Địa phương

Điểm

Đô thị loại III (Đô thị Tỉnh lỵ )

50

Các huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 10% nhưng không được hưởng Nghị quyết 30a

50

4. Xác định mức vốn đầu tư trong cân đối của các địa phương

4.1 Căn cứ vào các tiêu chí trên để tính số điểm của từng huyện, thị xã, thành phố (Điểm của từng huyện, thị xã, thành phố được xác định bằng tổng số điểm của 5 tiêu chí trên) và tổng số điểm của toàn tỉnh, làm căn cứ để phân bổ vốn đầu tư trên địa bàn trong kế hoạch hàng năm.

4.2 Phân bổ vốn:

Tổng nguồn vốn XDCB tập trung của tỉnh hàng năm, sau khi đã trừ các khoản chi cố định như trả nợ vay, đầu tư cho quốc phòng an ninh (5%), chuẩn bị đầu tư (2%), đền bù giải phóng mặt bằng, trụ sở các ngành tỉnh (20%), khoa học công nghệ (10 tỷ đồng) sẽ chia cho tổng số điểm toàn tỉnh để xác định số vốn tương ứng với 1 điểm.

- Số vốn của mỗi huyện sẽ bằng số điểm của huyện đó nhân với số vốn tương ứng của 1 điểm

5. Đối với đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất

Đối với các khoản đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Theo Nghị định số: 69/NĐ-CP của Chính phủ, số thu từ sử dụng đất được để lại từ 30-50% để lập quỹ phát triển đất; toàn bộ phần còn lại được sử dụng đầu tư xây dựng hệ thống trụ sở xã, phường, thị trấn;

II. CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN HỖ TRỢ CÓ MỤC TIÊU.

1. Đầu tư bổ sung có mục tiêu để hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế xã hội các địa phương theo Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị đối với vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

1.1 Đối tượng đầu tư:

+ Công trình giao thông: đường liên huyện, liên xã; đường vào vùng sản xuất tập trung chưa đi lại được quanh năm, phục vụ phát triển kinh tế và dân sinh;

+ Công trình thủy lợi: xây dựng mới, nâng cấp và sửa chữa các hồ đập, kênh dẫn để cấp nước sản xuất và sinh hoạt.

+ Các công trình cấp điện;

+ Các công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước, xây dựng các công trình đô thị và nông thôn;

+ Trường học, trạm y tế xã, cơ sở sinh hoạt văn hoá - thể dục thể thao huyện, tụ điểm dân cư xã và nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản; Điểm vui chơi cho trẻ em cấp huyện, xã, phường thị trấn;

+ Các công trình khác như: hỗ trợ chương trình đầu tư cửa khẩu, phòng thủ biên giới ...

+ Ưu tiên thiết chế văn hóa - thông tin các cấp tỉnh, huyện, xã, bảo tồn, giữ gìn và phát huy các di sản thiên nhiên và văn hóa các dân tộc thiểu số;

+ Các công trình chuyển tiếp của các chương trình: hạ tầng chợ, hạ tầng làng nghề; hỗ trợ đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng và các công trình văn hoá; hỗ trợ đầu tư phủ sóng phát thanh truyền hình ở các tỉnh miền núi phía Bắc, hỗ trợ các dự án thể thao do địa phương quản lý; các trung tâm giáo dục quốc phòng.

Hạ tầng kinh tế - xã hội cấp thiết khác để khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn;

+ Không bố trí vốn: đối với các công trình, dự án được đầu tư bằng trái phiếu Chính phủ; công trình được đầu tư bằng các chương trình, dự án khác như: hạ tầng các xã được đầu tư theo Chương trình 135; trường học đã được đầu tư theo Quyết định 159; hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt đầu tư theo Quyết định 134…

1.2. Tiêu chí và phương pháp xác định số điểm áp dụng theo tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối trừ tiêu chí bổ sung.

1.3. Phân bổ cụ thể: Tổng số vốn hỗ trợ theo Nghị quyết 37 sau khi bố trí cho các dự án trọng điểm về Tu bổ di tích, Hỗ trợ thể thao, dự án trọng điểm khác (40%) số vốn còn lại phân bổ cho các huyện theo điểm số tính toán.

2. Các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác: Thực hiện phân bổ theo đúng nguyên tắc tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg, ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

 



[1] Lấy tổng số điểm cho tiêu chí dân số là 60 điểm chia cho dân số trung bình toàn tỉnh năm 2009 được 1,22 điểm/100.000 dân (số làm tròn),

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 203/2010/NQ-HĐND ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách 2011 -2015 của tỉnh Điện Biên

  • Số hiệu: 203/2010/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 12/12/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
  • Người ký: Văn Hữu Bằng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản