Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2020/NQ-HĐND | Thái Nguyên, ngày 11 tháng 12 năm 2020 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;
Xét Tờ trình số 130/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
(Có tóm tắt Đề án kèm theo)
Điều 2. Cơ chế, chính sách hỗ trợ
1. Chính sách hỗ trợ phát triển chè
a) Nội dung và mức hỗ trợ
- Hỗ trợ 100% kinh phí chứng nhận tiêu chuẩn GAP lần đầu, nhưng không quá 6 triệu đồng/ha; 50% kinh phí cấp lại lần đầu chứng nhận tiêu chuẩn GAP, nhưng không quá 2 triệu đồng/ha.
- Hỗ trợ 100% kinh phí chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ lần đầu, nhưng không quá 60 triệu đồng/ha; 50% kinh phí cấp lại lần đầu chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ, nhưng không quá 20 triệu đồng/ha.
- Hỗ trợ 40% chi phí đầu tư phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học, chế phẩm sinh học sản xuất chè hữu cơ trong 3 năm, nhưng không quá 16 triệu đồng/ha/năm với quy mô tối thiểu 5 ha.
- Hỗ trợ một lần 40% chi phí đầu tư công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho chè, nhưng không quá 20 triệu đồng/ha, quy mô sản xuất tối thiểu 2 ha.
- Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 50% giá mua máy móc, thiết bị chế biến, đóng gói, bảo quản chè (máy sao chè bằng gas, máy sao chè điện, máy chế biến chè túi lọc, máy chế biến chè Matcha, thiết bị bảo quản lạnh...) nhưng không quá 500 triệu đồng/cơ sở.
b) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, nông hộ liên kết sản xuất
- Đối với hỗ trợ giá mua máy móc, thiết bị chế biến, đóng gói, bảo quản chè: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
2. Chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả tập trung (Na, Nhãn, Bưởi)
a) Nội dung và mức hỗ trợ
- Hỗ trợ 100% giá cây giống tiến bộ kỹ thuật trồng mới cây ăn quả.
- Hỗ trợ 100% kinh phí chứng nhận tiêu chuẩn GAP lần đầu, nhưng không quá 6 triệu đồng/ha; 50% kinh phí cấp lại lần đầu chứng nhận tiêu chuẩn GAP, nhưng không quá 2 triệu đồng/ha.
- Hỗ trợ 100% kinh phí chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ lần đầu, nhưng không quá 55 triệu đồng/ha; 50% kinh phí cấp lại lần đầu chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ, nhưng không quá 18 triệu đồng/ha.
- Hỗ trợ 40% chi phí đầu tư phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học, chế phẩm sinh học trong sản xuất cây ăn quả hữu cơ trong 3 năm, nhưng không quá 15 triệu đồng/ha/năm, quy mô sản xuất tối thiểu 02 ha.
- Hỗ trợ một lần 40% chi phí đầu tư công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cây ăn quả, hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/ha, quy mô sản xuất tối thiểu 02 ha.
- Hỗ trợ giá mua máy móc, thiết bị sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm quả. Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ bằng 50% giá trị máy móc thiết bị, phù hợp với quy mô sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản nhưng không quá 500 triệu đồng/doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác.
b) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, nông hộ sản xuất các sản phẩm quả na, nhãn, bưởi theo các vùng sản xuất của đề án.
- Đối với hỗ trợ giá mua máy móc, thiết bị sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm quả: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
3. Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn, gà
- Công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn, gà: Hỗ trợ 100% tiền mua vắc xin tiêm phòng bệnh lở mồm long móng gia súc, bệnh tai xanh ở lợn, cúm gia cầm và các dịch bệnh nguy hiểm khác cho các trại giống của tỉnh và các cơ sở chăn nuôi nông hộ có quy mô dưới 10 đơn vị vật nuôi.
- Chứng nhận cơ sở chăn nuôi lợn, gà an toàn dịch bệnh: Hỗ trợ lần đầu 30% phí xét nghiệm mẫu và 100% phí thẩm định để cấp giấy chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
- Hỗ trợ chăn nuôi theo tiêu chuẩn GAP:
Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí chứng nhận lần đầu, nhưng không quá 60 triệu đồng/trang trại lợn, 50 triệu đồng/trang trại gà.
Điều kiện hỗ trợ: Trang trại chăn nuôi thuộc kế hoạch (dự án) xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn, thịt gà an toàn. Không hỗ trợ các trang trại có vốn liên danh, liên kết với nước ngoài.
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm:
Tiếp tục thực hiện theo cơ chế, chính sách tại Nghị quyết số 12/2017/NĐ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án “Quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
Hỗ trợ một lần 50% chi phí điểm bán sản phẩm thịt lợn, thịt gà an toàn của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (bao gồm kinh phí xây dựng, thuê địa điểm, mua thiết bị), nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/điểm.
Điều kiện hỗ trợ: Điểm bán sản phẩm thịt lợn, thịt gà an toàn thuộc kế hoạch (dự án) chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn, gà an toàn của các cơ sở giết mổ được hoạt động theo quy hoạch.
- Hỗ trợ làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi:
Hỗ trợ một lần 70% đệm lót sinh học (đệm lót và chế phẩm sinh học) cho chăn nuôi nông hộ từ 2 đơn vị vật nuôi trở lên và trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, nhưng tối đa không quá 5 triệu đồng/hộ, không quá 15 triệu đồng/trang trại quy mô nhỏ.
Điều kiện hỗ trợ: Hộ chăn nuôi, trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ thuộc kế hoạch (dự án) xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn, thịt gà an toàn.
4. Chính sách hỗ trợ phát triển trồng rừng gỗ lớn
a) Nội dung và mức hỗ trợ
- Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn bằng cây sinh trưởng chậm (Trám trắng, Trám đen, Lát hoa, Lim xanh, Giổi xanh, sấu...): Hỗ trợ một lần 15 triệu đồng/ha.
- Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn bằng cây sinh trưởng nhanh (cây Keo): Hỗ trợ một lần 10 triệu đồng/ha.
- Hỗ trợ chuyển hóa rừng Keo từ gỗ nhỏ sang gỗ lớn: Hỗ trợ công khoán bảo vệ rừng từ năm thứ 4 đến năm thứ 10 (7 năm, theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ), mức hỗ trợ 2,8 triệu đồng/ha/7năm, bình quân 400.000 đồng/ha/năm.
b) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ
- Đối tượng: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn đầu tư và hưởng lợi trực tiếp từ trồng rừng và khai thác rừng.
- Điều kiện hỗ trợ: Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng phải có đất quy hoạch trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao hoặc được thuê, được giao khoán hoặc sử dụng ổn định, lâu dài, không có tranh chấp.
5. Chính sách hỗ trợ phát triển cây Quế
a) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần 50% giá cây Quế giống nhưng không quá 5 triệu đồng/ha.
b) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ
- Đối tượng: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn đầu tư và hưởng lợi trực tiếp từ trồng và khai thác Quế.
- Điều kiện hỗ trợ: Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn phải có đất quy hoạch trồng rừng sản xuất hoặc đất có điều kiện lập địa phù hợp trồng cây Quế được cấp có thẩm quyền giao hoặc được thuê, được giao khoán hoặc sử dụng ổn định, lâu dài, không có tranh chấp.
6. Chính sách hỗ trợ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
a) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần 100% kinh phí cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, nhưng không quá 01 triệu đồng/ha.
b) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ
- Đối tượng: Nhóm hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã.
- Điều kiện hỗ trợ: Chủ rừng phải có đất quy hoạch trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao hoặc được thuê, được giao khoán hoặc sử dụng ổn định, lâu dài, không có tranh chấp.
7. Chính sách hỗ trợ quảng cáo, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực
a) Nội dung và mức hỗ trợ
- Hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài, gồm: Thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng gian hàng, trình diễn sản phẩm, tài liệu quảng bá sản phẩm, chi phí đi lại, vận chuyển hàng hóa. Mức hỗ trợ 50% chi phí tham gia hội chợ, triển lãm, nhưng không quá 10 triệu đồng/đơn vị tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và không quá 200 triệu đồng/đơn vị tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài. Hỗ trợ không quá hai lần/đơn vị/năm đối với tham gia ở trong nước; không quá một lần/đơn vị/năm đối với tham gia ở nước ngoài.
- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm chủ lực, gồm: Xây dựng thương hiệu, chi phí quảng cáo, kết nối cung cầu. Mức hỗ trợ 100 triệu đồng/thương hiệu sản phẩm.
b) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ: Doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.
8. Hỗ trợ xây dựng liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực
a) Nội dung và mức hỗ trợ
- Hỗ trợ 100% chi phí lấy mẫu, xét nghiệm, phân tích để xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn lần đầu.
- Hỗ trợ 100% chi phí mua tem truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác sản phẩm.
b) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, nông hộ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.
9. Hỗ trợ tuyên truyền, đào tạo, tập huấn phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực: Hỗ trợ 100% tuyên truyền, truyền thông, đào tạo tập huấn.
10. Kinh phí hỗ trợ thực hiện đề án: 857.438 triệu đồng, bao gồm: Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, trong đó giai đoạn 2021 - 2025: 339.837 triệu đồng.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
2. Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên Khóa XIII, Kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021./.
| CHỦ TỊCH |
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 11/2020/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động và huy động các nguồn lực đầu tư để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao; ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất thực phẩm an toàn; sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hàng hóa. Sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển khá, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 4,5%/năm góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần người dân nông thôn, đóng góp quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.
Tuy nhiên việc phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh còn một số hạn chế như: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng còn chậm; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn có chất lượng sản phẩm với giá trị gia tăng cao; việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến còn chậm; định hướng phát triển, nguồn lực tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của tỉnh còn hạn chế. Do vậy cần phải xây dựng Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 để tiếp tục rà soát, xác định các sản phẩm chủ lực phù hợp với yêu cầu, tiềm năng lợi thế của địa phương, trên cơ sở đó đề ra định hướng, giải pháp, cơ chế chính sách và tập trung nguồn lực hỗ trợ để phát triển các sản phẩm chủ lực nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21 tháng 10 năm 2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2030.
II. BỐ CỤC ĐỀ ÁN: Đề án gồm 3 phần:
- Phần thứ nhất: Thực trạng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016 - 2020 (Trong đó: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh; tình hình sản xuất và thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; rà soát, lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh).
- Phần thứ hai: Nội dung phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Trong đó: Dự báo các yếu tố: đất, thiên tai, dịch bệnh, khoa học công nghệ, sản xuất và thị trường nông sản... tác động đến phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; đề ra quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đối với từng sản phẩm; giải pháp chung và giải pháp cụ thể về cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực; khái toán kinh phí thực hiện và đánh giá hiệu quả của đề án).
- Phần thứ ba: Phân giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện đề án.
III. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN
Xác lập các vùng sản xuất sản phẩm chủ lực tập trung; thực hiện hiệu quả đồng bộ các giải pháp về bố trí đất đai, ứng dụng khoa học và công nghệ, tổ chức sản xuất và những cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nhiệm vụ về quy mô sản xuất, sản lượng và giá trị sản xuất đối với sản phẩm chủ lực đã đề ra; góp phần hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21 tháng 10 năm 2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2030; đẩy mạnh tăng trưởng bền vững ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới.
2. Xác định các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và mục tiêu cụ thể của từng sản phẩm
a) Lựa chọn 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực để tập trung phát triển gồm: Chè; quả (na, nhãn, bưởi); thịt lợn; thịt gà và trứng gà; gỗ; quế.
b) Mục tiêu cụ thể của từng sản phẩm
- Đến năm 2025:
Sản phẩm chè: Diện tích 23.500 ha, sản lượng chè búp tươi 273.000 tấn; giá trị sản phẩm chè đạt 9.440 tỷ đồng, giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng chè đạt 400 triệu đồng/ha (giá hiện hành).
Sản phẩm quả:
Cây na: Diện tích 1.530 ha, sản lượng 13.300 tấn; giá trị sản phẩm na đạt 381 tỷ đồng, giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng cây Na đạt 298 triệu đồng/ha (giá hiện hành).
Cây nhãn: Diện tích 2.360 ha, sản lượng 9.850 tấn; giá trị sản phẩm nhãn đạt 345 tỷ đồng, giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng cây Nhãn đạt 210 triệu đồng/ha (giá hiện hành).
Cây bưởi: Diện tích 2.370 ha, sản lượng 21.500 tấn; giá trị sản phẩm bưởi đạt 433 tỷ đồng, giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng cây Bưởi đạt 252 triệu đồng/ha (giá hiện hành).
Sản phẩm thịt lợn: Tổng đàn lợn 750.000 con, sản lượng 110.000 tấn; giá trị sản phẩm thịt lợn hơi đạt 4.400 tỷ đồng (giá hiện hành).
Sản phẩm thịt gà và trứng gà: Tổng đàn gà 15 triệu con, sản lượng thịt hơi 52.515 tấn, sản lượng trứng 450 triệu quả; giá trị sản phẩm gà đạt 5.438 tỷ đồng (giá hiện hành).
Sản phẩm gỗ: Diện tích rừng gỗ lớn và diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 10% tổng diện tích rừng trồng sản xuất; giá trị sản phẩm gỗ đạt 2.438 tỷ đồng, trong đó giá trị sản phẩm gỗ lớn đạt 1.125 tỷ đồng (giá hiện hành).
Sản phẩm quế: Diện tích 6.500 ha; giá trị sản phẩm quế đạt 1.261 tỷ đồng, giá trị sản phẩm thu được trên 01 chu kỳ sản xuất đạt 425 triệu đồng/ha/chu kỳ 10 năm (giá hiện hành).
- Đến năm 2030:
Sản phẩm chè: Diện tích 24.500 ha, sản lượng chè búp tươi 292.000 tấn; giá trị sản phẩm chè đạt 7.976 tỷ đồng, giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng chè đạt 350 triệu đồng/ha (giá hiện hành).
Sản phẩm quả:
Cây na: Diện tích 2.030 ha, sản lượng 18.500 tấn; giá trị sản phẩm na đạt 574 tỷ đồng, giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng cây Na đạt 330 triệu đồng/ha (giá hiện hành).
Cây nhãn: Diện tích 2.660 ha, sản lượng 11.300 tấn; giá trị sản phẩm nhãn đạt 550 tỷ đồng, giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng cây Nhãn đạt 250 triệu đồng/ha (giá hiện hành).
Cây bưởi: Diện tích 2.570 ha, sản lượng 23.400 tấn; giá trị sản phẩm bưởi đạt 523 tỷ đồng, giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng cây Bưởi đạt 280 triệu đồng/ha (giá hiện hành).
Sản phẩm thịt lợn: Tổng đàn lợn 900.000 con, sản lượng 132.000 tấn; giá trị sản phẩm thịt lợn hơi đạt 5.236 tỷ đồng (giá hiện hành).
Sản phẩm thịt gà và trứng gà: Tổng đàn gà 15,5 triệu con, sản lượng thịt hơi 56.000 tấn, sản lượng trứng 470 triệu quả; giá trị sản phẩm gà đạt 6.471 tỷ đồng (giá hiện hành).
Sản phẩm gỗ: Diện tích rừng gỗ lớn và diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 30% tổng diện tích rừng trồng sản xuất; giá trị sản phẩm gỗ đạt 10.919 tỷ đồng, trong đó giá trị sản phẩm gỗ lớn đạt 7.169 tỷ đồng (giá hiện hành).
Sản phẩm quế: Diện tích 11.500 ha; giá trị sản phẩm quế đạt 3.149 tỷ đồng, giá trị sản phẩm thu được trên 01 chu kỳ sản xuất đạt 1.000 triệu đồng/ha/chu kỳ 15 năm (giá hiện hành).
3. Giải pháp chung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
3.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thông tin tuyên truyền
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền trong triển khai thực hiện đề án gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21 tháng 10 năm 2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2019 - 2025 và định hướng đến năm 2030; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực; thực hiện hiệu quả chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
3.2. Công tác quy hoạch, bố trí đất đai, đầu tư hạ tầng các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực
Rà soát lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Căn cứ vào kết quả đánh giá phân hạng thích hợp đất đai đối với từng loại cây trồng, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 và định hướng giai đoạn tiếp theo, đảm bảo bố trí đủ quỹ đất phục vụ kế hoạch phát triển các vùng sản xuất tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Có cơ chế chuyển đổi một phần diện tích đất rừng sản xuất là rừng trồng sang trồng chè và cây ăn quả. Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; ưu tiên phát triển hệ thống đường giao thông, công trình thủy lợi, điện,... trong vùng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
3.3. Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, công nghệ cao vào sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ thông tin, cơ khí hóa, tự động hóa, công nghệ tưới tiết kiệm. Sản xuất, sử dụng giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, thích ứng biến đổi khí hậu, đề kháng mạnh với sâu, bệnh hại trên cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất an toàn, chất lượng. Mở rộng về quy mô diện tích, sản lượng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ.
3.4. Phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản
Lựa chọn công nghệ chế biến, bảo quản tiên tiến, hiệu quả phù hợp với sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Gắn chế biến sản phẩm với vùng nguyên liệu tập trung và công nghệ bảo quản sản phẩm. Ưu tiên chế biến tinh, chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm có giá trị gia tăng cao, theo nhu cầu thị trường, nhất là đối với sản phẩm chè và thịt.
3.5. Xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm
Tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, trọng tâm là các sản phẩm chè. Rà soát, tăng cường quản lý chặt chẽ, hiệu quả thương hiệu chè Thái Nguyên, chè Tân Cương, chè La Bằng, chè Trại Cài, chè Tức Tranh, na Võ Nhai, gà đồi Phú Bình, nhãn Phúc Thuận, bưởi Tràng Xá, bưởi Tiên Hội...
Gắn xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực với đảm bảo nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sức cạnh tranh thị trường của sản phẩm; hợp tác liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; kết hợp xây dựng và quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm với các hoạt động văn hóa, du lịch; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm với nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả.
3.6. Phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Rà soát, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hiện có. Khuyến khích, hỗ trợ để đẩy mạnh thành lập mới các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Xây dựng và thực hiện hiệu quả các dự án hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ trong sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm gắn với chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ, khả năng làm chủ khoa học, công nghệ, quản lý kinh tế ở các doanh nghiệp, hợp tác xã; nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
Nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với xây dựng, quảng bá thương hiệu và phát triển liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị là những giải pháp căn cơ, bền vững, đảm bảo ổn định giá cả và hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm.
3.7. Giải pháp về vốn, tín dụng
Hệ thống tín dụng đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Thực hiện hiệu quả chính sách ưu đãi tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân được tiếp cận với các nguồn vốn, nhất là khi sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường.
3.8. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Lâm nghiệp, Luật An toàn thực phẩm... và những quy định của pháp luật liên quan; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn; quản lý môi trường sản xuất, chế biến nông sản; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
3.9. Giải pháp về cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực
Thực hiện hiệu quả cơ chế chính sách đã ban hành, nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách mới nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực. Đẩy mạnh, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
4.1. Chính sách hỗ trợ phát triển chè
a) Nội dung và mức hỗ trợ
- Hỗ trợ 100% kinh phí chứng nhận tiêu chuẩn GAP lần đầu, nhưng không quá 6 triệu đồng/ha; 50% kinh phí cấp lại lần đầu chứng nhận tiêu chuẩn GAP, nhưng không quá 2 triệu đồng/ha.
- Hỗ trợ 100% kinh phí chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ lần đầu, nhưng không quá 60 triệu đồng/ha; 50% kinh phí cấp lại lần đầu chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ, nhưng không quá 20 triệu đồng/ha;
- Hỗ trợ 40% chi phí đầu tư phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học, chế phẩm sinh học sản xuất chè hữu cơ trong 3 năm, nhưng không quá 16 triệu đồng/ha/năm với quy mô tối thiểu 5 ha.
- Hỗ trợ một lần 40% chi phí đầu tư công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho chè, nhưng không quá 20 triệu đồng/ha, quy mô sản xuất tối thiểu 2 ha.
- Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ 50% giá mua máy móc, thiết bị chế biến, đóng gói, bảo quản chè (máy sao chè bằng gas, máy sao chè điện, máy chế biến chè túi lọc, máy chế biến chè Matcha, thiết bị bảo quản lạnh...), nhưng không quá 500 triệu đồng/cơ sở.
b) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, nông hộ liên kết sản xuất.
- Đối với hỗ trợ giá mua máy móc, thiết bị chế biến, đóng gói, bảo quản chè: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
4.2. Chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả tập trung (Na, Nhãn, Bưởi)
a) Nội dung và mức hỗ trợ
- Hỗ trợ 100% giá cây giống tiến bộ kỹ thuật trồng mới cây ăn quả.
- Hỗ trợ 100% kinh phí chứng nhận tiêu chuẩn GAP lần đầu, nhưng không quá 6 triệu đồng/ha; 50% kinh phí cấp lại lần đầu chứng nhận tiêu chuẩn GAP, nhưng không quá 2 triệu đồng/ha.
- Hỗ trợ 100% kinh phí chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ lần đầu, nhưng không quá 55 triệu đồng/ha; 50% kinh phí cấp lại lần đầu chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ, nhưng không quá 18 triệu đồng/ha.
- Hỗ trợ 40% chi phí đầu tư phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học, chế phẩm sinh học trong sản xuất cây ăn quả hữu cơ trong 3 năm, nhưng không quá 15 triệu đồng/ha/năm, quy mô sản xuất tối thiểu 2 ha.
- Hỗ trợ một lần 40% chi phí đầu tư công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cây ăn quả hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/ha, quy mô sản xuất tối thiểu 2 ha.
- Hỗ trợ giá mua máy móc, thiết bị sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm quả. Hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ bằng 50% giá trị máy móc thiết bị, phù hợp với quy mô sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản nhưng không quá 500 triệu đồng/doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác.
b) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, nông hộ sản xuất các sản phẩm quả na, nhãn, bưởi theo các vùng sản xuất của đề án.
- Đối với hỗ trợ giá mua máy móc, thiết bị sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm quả: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
4.3. Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn, gà
- Hỗ trợ công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn, gà: Hỗ trợ 100% tiền mua vắc xin tiêm phòng bệnh lở mồm long móng gia súc, bệnh tai xanh ở lợn, cúm gia cầm và các dịch bệnh nguy hiểm khác cho các trại giống của tỉnh và các cơ sở chăn nuôi nông hộ có quy mô dưới 10 đơn vị vật nuôi.
- Hỗ trợ chứng nhận cơ sở chăn nuôi lợn, gà an toàn dịch bệnh: Hỗ trợ lần đầu 30% phí xét nghiệm mẫu và 100% phí thẩm định để cấp giấy chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
- Hỗ trợ chăn nuôi theo tiêu chuẩn GAP:
Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí chứng nhận lần đầu, nhưng không quá 60 triệu đồng/trang trại lợn, 50 triệu đồng/trang trại gà.
Điều kiện hỗ trợ: Trang trại chăn nuôi thuộc kế hoạch (dự án) xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn, gà an toàn. Không hỗ trợ các trang trại có vốn liên danh, liên kết với nước ngoài.
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm:
Tiếp tục thực hiện theo cơ chế, chính sách tại Nghị quyết số 12/2017/NĐ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án “Quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
Hỗ trợ một lần 50% chi phí điểm bán sản phẩm thịt lợn, thịt gà an toàn của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (bao gồm kinh phí xây dựng, thuê địa điểm, mua thiết bị), nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/điểm.
Điều kiện hỗ trợ: Điểm bán sản phẩm thịt lợn, thịt gà an toàn thuộc kế hoạch (dự án) chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn, thịt gà an toàn của các cơ sở giết mổ được hoạt động theo quy hoạch.
- Hỗ trợ làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi:
Hỗ trợ một lần 70% đệm lót sinh học (đệm lót và chế phẩm sinh học) cho chăn nuôi nông hộ từ 2 đơn vị vật nuôi trở lên và trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, nhưng tối đa không quá 5 triệu đồng/hộ, không quá 15 triệu đồng/trang trại quy mô nhỏ.
Điều kiện hỗ trợ: Hộ chăn nuôi, trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ thuộc kế hoạch (dự án) xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn, thịt gà an toàn.
4.4. Chính sách hỗ trợ phát triển trồng rừng gỗ lớn
a) Nội dung và mức hỗ trợ
- Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn bằng cây sinh trưởng chậm (Trám trắng, Trám đen, Lát hoa, Lim xanh, Giổi xanh, Sấu...): Hỗ trợ một lần 15 triệu đồng/ha.
- Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn bằng cây sinh trưởng nhanh (cây Keo): Hỗ trợ một lần 10 triệu đồng/ha.
- Hỗ trợ chuyển hóa rừng keo từ gỗ nhỏ sang gỗ lớn: Hỗ trợ công khoán bảo vệ rừng từ năm thứ 4 đến năm thứ 10 (7 năm, theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ), mức hỗ trợ 2,8 triệu đồng/ha/7năm, bình quân 400.000 đồng/ha/năm.
b) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ
- Đối tượng: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn đầu tư và hưởng lợi trực tiếp từ trồng rừng và khai thác rừng.
- Điều kiện hỗ trợ: Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng phải có đất quy hoạch trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao hoặc được thuê, được giao khoán hoặc sử dụng ổn định, lâu dài, không có tranh chấp.
4.5. Chính sách hỗ trợ phát triển cây Quế
a) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần 50% giá cây Quế giống, nhưng không quá 5 triệu đồng/ha.
b) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ
- Đối tượng: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn đầu tư và hưởng lợi trực tiếp từ trồng và khai thác quế.
- Điều kiện hỗ trợ: Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn phải có đất quy hoạch trồng rừng sản xuất hoặc đất có điều kiện lập địa phù hợp trồng cây Quế được cấp có thẩm quyền giao hoặc được thuê, được giao khoán hoặc sử dụng ổn định, lâu dài, không có tranh chấp.
4.6. Chính sách hỗ trợ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững
a) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần 100% kinh phí cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, nhưng không quá 01 triệu đồng/ha.
b) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ
- Đối tượng: Nhóm hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã.
- Điều kiện hỗ trợ: Chủ rừng phải có đất quy hoạch trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao hoặc được thuê, được giao khoán hoặc sử dụng ổn định, lâu dài, không có tranh chấp.
4.7. Chính sách hỗ trợ quảng cáo, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực
a) Nội dung và mức hỗ trợ
- Hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài, gồm: Thuê mặt bằng, thiết kế, dàn dựng gian hàng, trình diễn sản phẩm, tài liệu quảng bá sản phẩm, chi phí đi lại, vận chuyển hàng hóa. Mức hỗ trợ 50% chi phí tham gia hội chợ, triển lãm, nhưng không quá 10 triệu đồng/đơn vị tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và không quá 200 triệu đồng/đơn vị tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài. Hỗ trợ không quá hai lần/đơn vị/năm đối với tham gia ở trong nước; không quá một lần/đơn vị/năm đối với tham gia ở nước ngoài.
- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm chủ lực, gồm: Xây dựng thương hiệu, chi phí quảng cáo, kết nối cung cầu. Mức hỗ trợ 100 triệu đồng/thương hiệu sản phẩm.
b) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ: Doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.
4.8. Hỗ trợ xây dựng liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực
a) Nội dung và mức hỗ trợ
- Hỗ trợ 100% chi phí lấy mẫu, xét nghiệm, phân tích để xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn lần đầu.
- Hỗ trợ 100% chi phí mua tem truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác sản phẩm.
b) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, nông hộ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.
4.9. Hỗ trợ tuyên truyền, đào tạo, tập huấn phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực: Hỗ trợ 100% tuyên truyền, truyền thông, đào tạo tập huấn.
5. Kinh phí hỗ trợ thực hiện đề án: 857.438 triệu đồng (Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh)
Trong đó: - Giai đoạn 2021-2025: 339.837 triệu đồng;
- Giai đoạn 2026-2030: 517.601 triệu đồng.
6.1. Ủy ban nhân dân tỉnh: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đề án. Trong đó hàng năm bố trí kinh phí hỗ trợ và chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của các ngành, đơn vị, địa phương.
6.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là cơ quan thường trực thực hiện đề án; chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các ngành có liên quan triển khai thực hiện các nội dung của đề án.
6.3. Các sở, ban, ngành liên quan: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo, triển khai thực hiện đề án.
6.4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: Chủ trì tổ chức thực hiện đề án theo mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế chính sách đã được phê duyệt; chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện đề án trên địa bàn cấp huyện.
6.5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp của tỉnh: Thực hiện tốt chức năng giám sát, vận động nhân dân thực hiện tốt nội dung đề án; lựa chọn, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả để vận động đoàn viên, hội viên tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện./.
- 1Quyết định 52/2019/QĐ-UBND quy định về thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2Kế hoạch 20/KH-UBND năm 2020 về tổ chức thực hiện Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025
- 3Quyết định 4245/QĐ-UBND năm 2020 về Đề án Phát triển năng lực phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp của Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2021-2025 do thành phố Hà Nội ban hành
- 4Quyết định 3416/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020
- 5Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn
- 6Luật Trồng trọt 2018
- 7Luật Chăn nuôi 2018
- 8Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ
- 9Luật Lâm nghiệp 2017
- 10Nghị quyết 12/2017/NQ-HĐND về thông qua Đề án “Quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”
- 11Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông
- 12Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 13Quyết định 52/2019/QĐ-UBND quy định về thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 14Kế hoạch 20/KH-UBND năm 2020 về tổ chức thực hiện Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025
- 15Quyết định 4245/QĐ-UBND năm 2020 về Đề án Phát triển năng lực phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp của Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2021-2025 do thành phố Hà Nội ban hành
- 16Quyết định 3416/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
Nghị quyết 15/2020/NQ-HĐND về thông qua Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 15/2020/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 11/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Phạm Hoàng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra