Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2014/NQ-HĐND | Vị Thanh, ngày 11 tháng 12 năm 2014 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG VÀ THAN BÙN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
KHÓA VIII KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Xét Tờ trình số 63/TTr-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và phát biểu giải trình của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang thống nhất thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm
- Khoáng sản là tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào tăng trưởng chung và bền vững trong phát triển kinh tế. Nhà nước phải thể hiện đầy đủ quyền định đoạt đối với tài nguyên khoáng sản.
- Quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Hậu Giang phải phù hợp với Luật Khoáng sản, với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được phê duyệt. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và nhân dân gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đảm bảo an ninh, quốc phòng và giữ gìn các di sản văn hóa.
- Nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về khoáng sản; Huy động các nguồn lực đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đạt hiệu quả cao nhất, gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác.
- Việc khai thác khoáng sản phải tính đến nhu cầu trước mắt và lâu dài, xu thế phát triển chung của cả nước và tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc sử dụng công nghệ mới và vật liệu thay thế, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn phát triển mới.
3. Nội dung chủ yếu
a. Quy hoạch thăm dò, khai thác đến năm 2015.
b. Quy hoạch thăm dò, khai thác đến năm 2020.
c. Quy hoạch dự trữ khoáng sản.
(Đính kèm phụ lục Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020)
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát quá trình thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang Khóa VIII, Kỳ họp thứ 11 thông qua và có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày thông qua./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
STT | Loại khoáng sản | Vị trí | Diện tích (ha) | Tài nguyên |
A | Quy hoạch thăm dò, khai thác đến năm 2015 | |||
1 | Sét gạch ngói | Hòa An, huyện Phụng Hiệp | 235 | 2.395.000 m3 |
2 | Than bùn | Vị Đông, huyện Vị Thủy | 20 | 180.000 tấn |
3 | Sét gạch ngói | Vị Tân, TP. Vị Thanh | 30 | 300.000 m3 |
4 | Than bùn | Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ | 140 | 420.000 tấn |
B | Quy hoạch thăm dò, khai thác đến năm 2020 | |||
1 | Cát san lấp | Xã Đông Phú và thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành | 280 | 2.800.000 m3 |
2 | Sét gạch ngói | Xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp | 230 | 1.150.000 m3 |
3 | Than bùn | Xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp | 75 | 112.000 tấn |
4 | Than bùn | Thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp | 100 | 150.000 tấn |
5 | Than bùn | Xã Tân Thành, TX. Ngã Bảy | 25 | 45.000 tấn |
6 | Sét gạch ngói | Xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy | 120 | 600.000 m3 |
7 | Sét gạch ngói | Xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ | 150 | 1.090.000 m3 |
C | Quy hoạch dự trữ khoáng sản | |||
1 | Sét gạch ngói | Xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp | 585 | 4.095.000 m3 |
2 | Sét gạch ngói | Xã Vị Tân, TP. Vị Thanh | 170 | 850.000 m3 |
3 | Sét gạch ngói | Xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ | 150 | 1.050.000 m3 |
- 1Quyết định 71/2014/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Kon Tum đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2Nghị quyết 170/NQ-HĐND năm 2014 thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Quyết định 1370/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 4Quyết định 2691/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 5Nghị quyết 69/2015/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025
- 6Quyết định 2788/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng than bùn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 7Quyết định 747/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ Quyết định 395/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch mạng lưới địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng tại thị xã, thị trấn trong tỉnh An Giang
- 8Quyết định 512/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Luật khoáng sản 2010
- 4Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản
- 5Quyết định 71/2014/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Kon Tum đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Nghị quyết 170/NQ-HĐND năm 2014 thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 7Quyết định 1370/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 8Quyết định 2691/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 9Nghị quyết 69/2015/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025
- 10Quyết định 2788/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng than bùn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 11Quyết định 747/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ Quyết định 395/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch mạng lưới địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng tại thị xã, thị trấn trong tỉnh An Giang
- 12Quyết định 512/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Nghị quyết 15/2014/NQ-HĐND về Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020
- Số hiệu: 15/2014/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 11/12/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang
- Người ký: Đinh Văn Chung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra