Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 140/2014/NQ-HĐND

Buôn Ma Thuột, ngày 13 tháng 12 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1194/QĐ-TTg ngày 22/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030; Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 138/TTr-UBND ngày 21/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị ban hành Nghị quyết về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 83/BC-HĐND ngày 02/12/2014 của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung như sau:

1. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch

1.1. Phạm vi lập quy hoạch: Toàn bộ địa giới hành chính của tỉnh, với diện tích tự nhiên 1.312.537ha, chiếm 3,9% diện tích tự nhiên cả nước.

1.2. Ranh giới lập quy hoạch:

- Phía Đông giáp: Tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa;

- Phía Tây giáp: Vương quốc Campuchia và tỉnh Đắk Nông;

- Phía Nam giáp: Tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng;

- Phía Bắc giáp: Tỉnh Gia Lai.

2. Tính chất quy hoạch

2.1. Là Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Nguyên, là một cực phát triển quan trọng trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; vùng phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến công nghệ cao; vùng phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch phong phú và nền văn hóa đa dạng, đặc sắc.

2.2. Là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng của cả nước.

3. Các dự báo quy hoạch

3.1. Dự báo quy mô dân số và tỷ lệ đô thị hóa:

Giai đoạn

Tổng dân số
(người)

Đô thị
(người)

Nông thôn
(người)

Tỷ lệ đô thị hóa
(%)

Hiện trạng năm 2013

1.828.000

440.000

1.388.000

24,00

Đến năm 2020

1.972.000

690.000

1.282.000

35,00

Đến năm 2030

2.178.000

1.027.000

1.151.000

47,00

3.2. Dự báo lao động, việc làm: Dự báo lao động làm việc theo từng giai đoạn:

Hiện trạng năm 2013
(người)

Đến năm 2020
(người)

Đến năm 2030
(người)

1.078.000

1.380.000

1.602.000

3.3. Dự báo cơ cấu sử dụng đất:

Giai đoạn

Đất xây dựng đô thị
(ha)

Đất xây dựng khu dân cư nông thôn
(ha)

Hiện trạng năm 2013

20.000

18.000

Đến năm 2020

29.000

16.000

Đến năm 2030

49.000

14.000

3.4. Dự báo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu:

(chi tiết có Phụ lục số 01 kèm theo)

4. Định hướng quy hoạch phát triển không gian vùng tỉnh đến năm 2030

4.1. Định hướng chung: Tổ chức và phát triển không gian theo 03 vùng lãnh thổ, gắn kết với sự phát triển theo các trục hành lang nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đô thị hóa. Hình thành các vùng đô thị hóa tập trung và các trục tăng trưởng để lan tỏa không gian đầu tư trên địa bàn các huyện, thị xã.

4.2. Định hướng phân vùng phát triển:

a) Vùng đô thị hóa:

- Là vùng phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch, phạm vi gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, một phần các huyện: Cư M'gar, Ea Kar, Krông Pắc, Cư Kuin và Buôn Đôn;

- Phát triển các đô thị: Thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và Ea Kar với vai trò là đô thị trung tâm, tạo động lực phát triển toàn vùng; tiếp tục hoàn thiện các cơ sở công nghiệp đã có, tận dụng tiềm năng đất trong vùng để tạo thành các vùng nguyên liệu chất lượng cao, phục vụ cho công nghiệp chế biến sâu, làm tổng giá trị đầu ra của sản xuất nông nghiệp.

b) Vùng nguyên liệu nông sản giá trị cao:

- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp chất lượng cao và chế biến nông sản, chăn nuôi đại gia súc, thủy sản, phạm vi gồm các huyện: Krông Pắc, Cư Kuin, Cư M’gar, Buôn Đôn, Ea Kar, Krông Ana, Krông Búk, Krông Năng, Lắk, Krông Bông, Ea Súp, M’Đrắk và Ea H’leo;

- Phát triển kinh tế nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, bắp, mía, cây ăn quả... Phát triển các đô thị vừa và nhỏ gắn với các cơ sở động lực phát triển kinh tế. Phát triển các điểm dân cư nông thôn tập trung.

c) Vùng bảo tồn và phát huy giá trị thiên nhiên:

- Là vùng phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị rừng, phạm vi bao gồm các huyện: Buôn Đôn, Ea Súp, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk và một phần các huyện Ea H’leo, Krông Năng;

- Tập trung bảo vệ, phục hồi và nâng cao chất lượng rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất). Đặc biệt là phát huy giá trị du lịch rừng khu vực vườn quốc gia Yốk Đôn, khu bảo tồn Nam Ka - Chư Yang Sin, khu bảo tồn Ea Ral - Ea Sô - Trấp Ksơ và phát huy hiệu quả kinh tế rừng.

4.3. Trục hành lang tăng trưởng kinh tế (trục phát triển kinh tế):

a) Trục hành lang tăng trưởng kinh tế Bắc - Nam, gồm:

- 04 trục chính: Trục cao tốc Ngọc Hồi - một phần Quốc lộ 14 - Chơn Thành; trục Quốc lộ 27 - nội thị thành phố Buôn Ma Thuột - ĐT.681 (TL1); Quốc lộ 14C; Trường Sơn Đông.

- 03 trục Liên kết hỗ trợ: Trục ĐT.681 (TL1) - nội thị thành phố Buôn Ma Thuột - ĐT.682 (TL2); trục ĐT.694B (TL14B) - ĐT.699 (TL19); trục ĐT.692A (TL12A) - ĐT.692 (TL12).

b) Trục hành lang tăng trưởng kinh tế Đông - Tây, gồm:

- 02 trục chính: Quốc lộ 29; Quốc lộ 26.

- 02 trục liên kết hỗ trợ: Trục ĐT.696D (TL16A) - ĐT.697B (TL17B) - một phần Quốc lộ 14 - ĐT.695 (TL15); trục ĐT.682 (TL2) - ĐT.687 (TL7) - một phần Quốc lộ 27 - ĐT.692 (TL12) - một phần đường Trường Sơn Đông - ĐT.693C (TL13A).

5. Tổ chức quy hoạch hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn

5.1. Mô hình phát triển: Mô hình 03 vùng đô thị: vùng thành phố Buôn Ma Thuột và các đô thị vệ tinh; vùng đô thị Buôn Hồ và các vệ tinh; vùng đô thị Ea Kar; mô hình 01 chuỗi đô thị, gồm: Liên Sơn và Krông Kmar; mô hình 03 điểm sáng, gồm: Ea Súp, Ea Drăng, và M’Đrắk.

5.2. Hệ thống phát triển đô thị theo từng giai đoạn:

- Đến năm 2020: Toàn tỉnh có 22 đô thị các loại, trong đó có 16 đô thị thuộc đơn vị hành chính các huyện, thị xã, thành phố và 06 đô thị thuộc huyện.

- Đến năm 2030: Toàn tỉnh có 33 đô thị các loại, trong đó có 18 đô thị thuộc đơn vị hành chính các huyện, thị xã, thành phố; 15 đô thị thuộc huyện.

(chi tiết có Phụ lục số 02 kèm theo)

5.3. Hệ thống phát triển các điểm dân cư nông thôn:

a) Định hướng chung: Xây dựng các điểm dân cư nông thôn phải đảm bảo tiêu chuẩn nông thôn mới; xây dựng các cơ sở sản xuất nông, lâm, tiểu thủ công nghiệp gắn với các điểm., tuyến dân cư nông thôn làm động lực phát triển kinh tế; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu: giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt,... và các công trình phúc lợi xã hội: nhà trẻ, trường học trạm y tế và các công trình văn hóa - thể dục thể thao.

b) Phát triển dân cư nông thôn theo các vùng:

- Vùng đô thị hóa, gồm: Dân cư các vùng ven đô thị, bố trí dân cư phân bố dọc các trục đường giao thông, lân cận các đô thị, các khu công nghiệp, du lịch.

- Vùng nguyên liệu nông sản giá trị cao, gồm: Các vùng sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế, bố trí khu dân cư gắn với các nông trại và trục đường giao thông thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Vùng bảo tồn, phát huy giá trị thiên nhiên, gồm: Dân cư vùng sản xuất nông lâm nghiệp phân tán, có sự biến đổi trong phân bố dân cư khi có các dự án lớn về du lịch sinh thái, công nghiệp (thủy điện); dân cư khu vực biên giới; các trung tâm cụm xã có tiềm năng trở thành thị trấn.

- Vùng các trung tâm dịch vụ nông thôn, khuyến nông, khuyến lâm.

c) Hệ thống các trung tâm xã: 152 (trung tâm xã).

5.4. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội:

- Hệ thống các trung tâm dịch vụ tổng hợp được tổ chức theo 04 cấp: cấp 1 là Buôn Ma Thuột; cấp 2: Buôn Hồ và Ea Kar; cấp 3: Ea Drăng, M’Đrắk, Ea Súp, Buôn Trấp, Phước An và Quảng Phú; cấp 4 (huyện): các thị trấn và các cụm xã.

- Hệ thống các trung tâm chính trị - hành chính được tổ chức theo 02 cấp: Cấp tỉnh, gồm: Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Ea Kar, Buôn Trấp và Phước An; cấp huyện (trung tâm 04 tiểu vùng), gồm: Ea Drăng, M’Đrắk, Ea Súp và Quảng Phú và 09 trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện, gồm: Krông Năng, Krông Kmar, Liên Sơn, Buôn Đôn, Dray Bhăng, Cư Né, Ea Na, Ea Knốp và Ea Phê; các xã, phường, thị trấn.

- Hệ thống các trung tâm chuyên ngành: Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, học viện, phân viện và cơ sở nghiên cứu khoa học, bố trí tại đô thị Buôn Ma Thuột và các chùm đô thị vệ tỉnh: Buôn Hồ, Ea Kar, Buôn Trắp, Phước An; các cơ sở y tế cấp vùng, bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa, bố trí tại thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, thị xã Ea Kar và các đô thị khác; cây xanh, mặt nước, công viên và các khu thể dục thể thao, bố trí tại đô thị Buôn Ma Thuột và các đô thị khác trong tỉnh.

- Định hướng phát triển du lịch: Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm để hình thành các khu du lịch tầm cỡ quốc gia và khu vực; xây dựng các trung tâm dịch vụ du lịch lớn của vùng tại thành phố Buôn Ma Thuột; xây dựng các trung tâm dịch vụ du lịch khác tại các thị xã và điểm du lịch đơn lẻ được gắn với cảnh quan thiên nhiên và làng văn hóa dân tộc, danh lam thắng cảnh,

- Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp: Đến năm 2030, xây dựng 02 khu công nghiệp trọng điểm, gồm: Hòa Phú, Ea H’Ieo; mỗi huyện hình thành từ (1-2) cụm hoặc điểm công nghiệp quy mô từ (20-50)ha chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản để phát triển kinh tế địa phương; phát triển cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp, các ngành dịch vụ ở nông thôn.

6. Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

6.1. Giao thông:

a) Giao thông đối ngoại: Cải tạo nâng cấp các tuyến quốc lộ trên địa bàn: Quốc lộ 14, Quốc lộ 14C, Quốc lộ 26, Quốc lộ 27, Quốc lộ 29, đường Hồ Chí Minh, đường Trường Sơn Đông; nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột đạt cấp 4C (theo ICAO); xây dựng mạng đường sắt Tây Nguyên, gồm các trục chính: Đà Nẵng - Kon Tum - Buôn Ma Thuột - Chơn Thành - thành phố Hồ Chí Minh và các tuyến nhánh: Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa; xây dựng mạng lưới giao thông đường thủy nội địa.

b) Giao thông nội tỉnh:

- Tỉnh lộ: Quy hoạch đến năm 2030 trên địa bàn toàn tỉnh có 22 tuyến, với quy mô tối thiểu đạt cấp III.

- Huyện lộ: Quy hoạch các tuyến đường huyện đến năm 2030, với quy mô tối thiểu đạt cấp IV.

- Đường nông thôn và đường chuyên dùng Quy hoạch đến năm 2030, gồm: Đường xã và đường thôn, buôn, với quy mô đạt tối thiểu đường giao thông nông thôn loại A; đường chuyên dùng nông lâm nghiệp, với quy mô tối thiểu đạt cấp V.

6.2. Chuẩn bị kỹ thuật nền xây dựng:

a) Quản lý các vùng cấm và hạn chế xây dựng:

- Các vùng cấm xây dựng: Khu vực đất quân sự; đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ; hành lang bảo vệ các tuyến điện cao thế, khu vực bảo vệ nguồn nước; vùng thường bị lũ quét, sạt lở đất, nứt, trượt, động đất.

- Các vùng hạn chế xây dựng: Vùng đất có khoáng sản; vùng đất có độ dốc > 30%; vùng đất không có đủ nguồn nước khai thác tập trung; vùng đất trồng lúa năng suất cao; vùng rừng sản xuất; vùng có cảnh quan thiên nhiên cần bảo vệ.

b) Giải pháp phòng chống thiên tai, tai biến địa chất: Gia cố các dốc ta-luy có nguy cơ sạt lở, cách ly các vị trí sụt, lún, trượt; cải tạo hệ thống sông suối, bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng các hồ đập để điều hòa mực nước; gia cố bờ sông, suối để ổn định dòng chảy qua các đô thị.

c) Đối với khu vực phát triển đô thị:

- Đô thị hiện trạng cải tạo: Chi san lấp cục bộ, tạo độ dốc thoát nước.

- Đô thị phát triển mới: cần xác định độ cao, khống chế hợp lý để giảm khối lượng san lấp nền, cân bằng đào, đắp tại chỗ.

- Cải tạo hệ thống thoát nước mưa cho cả đô thị và xây dựng mới hệ thống thoát nước mưa cho các khu vực phát triển mới.

d. Đối với các đô thị nhỏ, điểm dân cư nông thôn: San lấp cục bộ, bám theo địa hình tự nhiên.

6.3. Cấp nước:

- Cải tạo, nâng công suất các công trình hiệu có, xây dựng một số nhà máy, trạm cấp nước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất tại các đô thị trên toàn vùng đến năm 2030:

+ Buôn Ma Thuột: Nâng cấp công suất vận hành từ 49,000m3/ngày đêm lên 180.000m3/ngđ;

+ Buôn Hồ: Nâng cấp công suất vận hành từ 8.600m3/ngđ lên 22.000m3/ngày đêm;

+ Ea Kar: Nâng cấp công suất vận hành từ 300 m3/ngđ lên 14.800 m3/ngày đêm;

+ Phước An: Nâng cấp công suất vận hành từ 2.200 m3/ngày đêm lên 15.000 m3/ngđ;

+ Buôn Trấp: Nâng cấp công suất vận hành từ 980 m3/ngđ lên 15.000m3/ngày đêm;

+ Cư Kuin: Xây dựng mới nhà máy cấp nước tại buôn Ea Khít, xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin với công suất vận hành 10.000 m3/ngđ (cấp nước cho Buôn Ma Thuột và Cư Kuin);

+ Các đô thị khác sử dụng nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt của hệ thống cấp nước khu vực.

- Cấp nước công nghiệp: Các khu, cụm công nghiệp tập trung nằm trong vị trí đất đô thị thì được cấp nước chung với mạng lưới cấp nước đô thị. Những cụm, điểm, cơ sở công nghiệp nhỏ nằm rải rác trong vùng, tùy thuộc vào tiềm năng nguồn nước của khu vực để lựa chọn nguồn nước cấp thích hợp và an toàn.

- Cấp nước nông thôn: Hoàn chỉnh hệ thống cấp nước nông thôn hiện có để hỗ trợ, điều tiết giữa đô thị và khu dân cư.

- Mạng lưới đường ống: Cải tạo mạng đường ống hiện có để cấp nước an toàn, giảm thất thoát, lắp đặt đồng bộ và thuận lợi cho việc quản lý.

6.4. Cấp điện:

a) Giai đoạn đến năm 2020: Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện trên toàn tỉnh. Mở rộng mạng lưới điện đến các vùng nông thôn, thực hiện điện khí hóa và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nghiên cứu đầu tư các nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.

b) Giai đoạn đến năm 2030: Quy hoạch phát triển lưới điện trên toàn tỉnh với tổng công suất 2.852.695MW nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và sinh hoạt của dân cư, đảm bảo phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội.

(chi tiết có Phụ lục số 03 kèm theo)

6.5. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang:

a) Thoát nước thải: Các khu vực đô thị cũ: Cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước chung (đối với thành phố Buôn Ma Thuột có hệ thống thoát nước thải riêng), đấu nối với hệ thống cống bao để đưa nước thải về trạm xử lý; các khu vực đô thị mới, các khu công nghiệp phải xây dựng hệ thống cống thoát nước và trạm xử lý nước thải riêng.

b) Chất thải rắn: Các khu xử lý chất thải rắn phân theo các cấp. Rác thải tại các huyện, thị xã, thành phố đều có khu xử lý riêng để phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

c) Nghĩa trang: Sử dụng nghĩa trang cho từng đô thị, mỗi đô thị xây một khu công viên nghĩa trang hỗn hợp, có nhà tang lễ, nhà hỏa táng.

7. Định hướng về bảo vệ môi trường

- Bảo vệ rừng: Tăng cường quản lý bảo vệ và phát triển rùng, bảo vệ nghiêm ngặt các vườn quốc gia Yốk Đôn, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin.

- Công nghiệp thủy điện: Các dự án phát triển thủy điện trên hệ thống sông Sêrêpốk đảm bảo giảm thiểu tối đa các rủi ro môi trường và các tác động về xã hội, hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học.

- Bảo vệ tài nguyên nước: Xây dựng, cải tạo nâng cấp công trình thủy lợi (chủ yếu là các hồ chứa nước) để tích nước; khôi phục và phát triển các diện tích rừng, thảm thực vật... để bảo vệ bề mặt phủ của đất.

- Công nghiệp khai thác khoáng sản: Khai thác khoáng sản đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường.

- Bảo vệ môi trường khu vực đô thị, các cơ sở công nghiệp và trung tâm du lịch: Ưu tiên xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật (xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thu gom xử lý chất thải rắn).

- Giảm thiểu rủi ro, thiên tai và sự cố môi trường: Quản lý và phát triển trồng rừng đầu nguồn để chống xói lở và lũ quét, cải tạo đất trồng đồi núi trọc, tăng độ che phủ rừng.

8. Về quốc phòng, an ninh

Xây dựng, nâng cao sức mạnh của cả ba tiềm lực trong khu vực phòng thủ của tỉnh. Triển khai có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; phát động sâu rộng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo số lượng, chất lượng, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc làm cơ sở cho xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân. Thực hiện tốt công tác đối ngoại về quốc phòng, an ninh, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị.

9. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

(chi tiết có Phụ lục số 04 kèm theo)

10. Dự báo nguồn vốn thực hiện

Nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn tín dụng phát triển của nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước khoảng 40%; vốn doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư đầu tư khoảng 50%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tổ chức phi chính phủ (NGO) và các nguồn vốn khác khoảng 10%.

11. Tổ chức thực hiện theo cơ chế quản lý phát triển vùng

- Các cơ chế ưu đãi khuyến khích: Phát huy nội lực, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài.

- Về quản lý nhà nước: Lồng ghép các quy hoạch phát triển ngành, thống nhất trong tổng thể không gian để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, đất đai. Quản lý phát triển đô thị theo phân cấp và có sự tham gia của các cơ quan quản lý chuyên ngành để lựa chọn đầu tư, đặc biệt đối với các khu đặc thù hoặc có quy mô lớn.

- Lập kế hoạch để triển khai thực hiện quy hoạch vùng, gồm các chương trình quảng bá, giới thiệu quy hoạch, kêu gọi đầu tư. Các hoạt động đầu tư cần có sự thống nhất, tuân thủ các vùng chức năng đã được xác lập trong quy hoạch vùng,

- Lập quy chế quản lý vùng để quản lý phát triển theo quy hoạch vùng, trong đó xác lập những yêu cầu về quy hoạch không gian và hạ tầng kỹ thuật để quản lý các quy hoạch xây dựng đô thị và các dự án đầu tư xây dựng.

12. Các giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng vùng

- Tổ chức triển khai các chương trình trọng điểm, gồm: Chương trình về phát triển hệ thống đô thị tỉnh Đắk Lắk đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; chương trình bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đô thị và trước mắt ưu tiên lập quy hoạch đô thị Buôn Ma Thuột.

- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng tỉnh: Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến nông sản, trang trại chăn nuôi đại gia súc...; thực hiện tốt tín dụng ưu đãi để trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.

- Các huyện chủ động kiểm soát phân bố dân cư trên toàn lãnh thổ, kiểm soát việc hình thành và phát triển các khu đô thị, cụm công nghiệp, du lịch, dịch vụ... đảm bảo phù hợp với quy hoạch đã lập; chính sách kiểm soát đất đai, kiểm soát đầu tư xây dựng; chính sách ưu đãi đầu tư cho từng khu vực đặc thù, tạo điều kiện xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và xã hội.

- Tăng cường huy động nguồn vốn ODA cho các công trình trọng điểm; huy động tối đa các nguồn vốn ngoài ngân sách của các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch; tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (cả trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

- Chủ động chuẩn bị quỹ đất sạch, làm tốt công tác tái định cư phục vụ thu hút đầu tư, phát triển các dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, trang trại chăn nuôi; xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ, coi trọng việc phát triển kết cấu hạ tầng diện rộng gắn kết với đô thị Buôn Ma Thuột, các vùng lân cận và cả nước.

- Tăng cường phát triển các mối quan hệ liên vùng, đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế, đặc biệt với vùng Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và cả nước, khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, nhằm huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển vùng.

- Xây dựng cơ chế phát triển đặc thù cho đô thị Buôn Ma Thuột.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp.

Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VIII, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2014./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- UBTV Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Xây dựng; Bộ KH-ĐT;
- Cục KTVB - Bộ Tư pháp;
- Ban công tác đại biểu;
- TT. Tỉnh ủy;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban của Tỉnh ủy;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Sở Xây dựng; Sở KH-ĐT; Sở Tư pháp:
- TT HĐND các huyện, TX, TP;
- Báo Đắk Lắk, Đài PTTH tỉnh, Công báo tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh:
- Lưu: VT. Ct.HĐND

CHỦ TỊCH




Niê Thuật

 

PHỤ LỤC SỐ 01

DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND ngày 13/12/2014 của HĐND tỉnh)

STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2013 (ha)

Giai đoạn đến năm 2020 (ha)

Giai đoạn đến năm 2030 (ha)

I

Chỉ tiêu sử dụng đất chủ yếu

38.803,00

45.078,00

63.236,00

1

Đất xây dựng đô thị

20.328,00

29.015,00

49.193,00

1.1

Đất dân dụng

10.142,00

14.076,00

24.648,00

1.1.1

Đất ở

m2/người

55 ÷ 65

2.772,00

4.002,00

6.676,00

1.1.2

Đất công trình công cộng

7÷ 9

374,00

483,00

924,00

1.1.3

Đất cây xanh đô thị

15 ÷ 20

902,00

1.139,00

2.054,00

1.1.4

Đất giao thông đô thị

28 ÷ 32

1.364,00

2.001,00

3.286,00

1.1.3

Đất khác trong đô thị

81 ÷ 114

4.730,00

6.451,00

11.708,00

1.2

Đất ngoài dân dụng

10.186,00

14.939,00

24.545,00

1.2.1

Đất Xây dựng công nghiệp

m2/người

125 ÷ 135

5.808,00

8.763,00

13.865,00

1.2.2

Đất giao thông đối ngoại

28 ÷ 32

1.364.00

2.001,00

3.286,00

1.2.3

Đất chuyên dùng khác

55 ÷ 72

3,014,00

4.175.00

7.394,00

2

Đất xây dựng khu dân cư nông thôn

18.475,00

16.063,00

14.043,00

2.1

Đất nhà ở

m2/người

70 ÷ 80

10.542,00

9.359,00

8.172,00

2.2

Đất công trình công cộng

6 ÷ 8

1.040.00

833,00

806,00

2.3

Đất cây xanh

3 ÷ 4

513,00

423,00

403,00

2.4

Đất giao thông

6 ÷ 8

1,040,00

833,00

806,00

2.5

Đất xây dựng công trình sản xuất, phục vụ sản xuất

m2/ha canh tác

35 ÷ 40

5.340,00

4.615,00

3.856,00

II

Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật

1

Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt

lít/người-ngđ

80 ÷ 180

2

Chỉ tiêu về cấp điện sinh hoạt

KWh/người-ngđ

400 ÷ 2.100

3

Chỉ tiêu về thu gom rác thải

Kg/người-ngđ

0,8 ÷ 1,3

4

Chỉ tiêu về thu gom và xử lý nước bẩn

%

80 ÷ 100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 02

BẢNG TỔNG HỢP HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND ngày 13/12/2014 của HĐND tỉnh)

STT

Tên đô thị

Cấp quản lý hành chính

Tính chất, chức năng

Đất xây dựng đô thị (ha)

Tổng dân số (nghìn người)

Loại đô thị

I

Giai đoạn đầu năm 2020

1

Buôn Ma Thuột

Thành phố trực tỉnh

Trung tâm vùng Tây Nguyên

7.100

500

I

2

Buôn Hồ

Thị xã thuộc tỉnh

Đô thị cấp vùng tỉnh, trung tâm công nghiệp phía Bắc tỉnh

4.200

115

III

3

Ea Kar

Thị xã thuộc tỉnh

Đô thị cấp vùng phía Đông tỉnh

2.160

108

IV

4

Phước An

Thị trấn trung tâm huyện Krông Pắk

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

1.100

95

IV

5

Buôn Trấp

Thị trấn trung tâm huyện Krông Ana

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

1.700

83

IV

6

Ea Drăng

Thị trấn trung tâm huyện Ea H’leo

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

1.800

95

IV

7

Quảng Phú

Thị trấn trung tâm huyện Cư M’gar

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

1.550

92

IV

8

Ea Pốk

Thị trấn thuộc huyện Cư M’gar

Trung tâm kinh tế, văn hóa và dịch vụ phía Nam của huyện

900

90

V

9

Ea Súp

Thị trấn trung tâm huyện Ea Súp

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

1.210

90

V

10

M’Đrắk

Thị trấn trung tâm huyện M’Đrắk

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

450

85

V

11

Krông Năng

Thị trấn trung tâm huyện Krông Năng

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

900

90

V

12

Krông Kmar

Thị trấn trung tâm huyện Krông Bông

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

500

85

V

13

Liên Sơn

Thị trấn trung tâm huyện Lắk

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

500

85

V

14

Buôn Đôn

Thị trấn trung tâm huyện Buôn Đôn

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

1.000

70

V

15

Ea Knốp

Thị trấn trung tâm huyện Ea Kar mới

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

450

85

V

16

Dray Bhăng

Thị trấn trung tâm huyện Cư Kuin

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

450

58

V

17

Pơng Drang

Thị trấn thuộc huyện Krông Búk

Đô thị kinh tế phía Nam huyện

700

56

V

18

Cư Né

Thị trấn thuộc huyện Krông Búk

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

400

20

V

19

Ea Phê

Thị trấn thuộc huyện Krông Pắk

Đô thị kinh tế, văn hóa phía Bắc huyện

550

20

V

20

Ea Na

Thị trấn thuộc huyện Krông Ana

Đô thị kinh tế, văn hóa phía Bắc huyện

350

15

V

21

Trung Hòa

Thị trấn thuộc huyện Cư Kuin

Trung tâm thương mại, dịch vụ phía Bắc huyện

630

20

V

22

Phú Xuân

Thị trấn thuộc huyện Krông Năng

Trung tâm thương mại, dịch vụ phía Nam huyện

400

15

V

Cộng:

29.000

1.972

II

Giai đoạn đến năm 2030

1

Buôn Ma Thuột

Thành phố trực tỉnh

Trung tâm vùng Tây Nguyên

9.600

560

I

2

Buôn Hồ

Thị xã thuộc tỉnh

Đô thị cấp vùng tỉnh, trung tâm công nghiệp phía Bắc tỉnh

5.650

125

III

3

Ea Kar

Thị xã thuộc tỉnh

Đô thị cấp vùng phía Đông tỉnh

3.650

115

IV

4

Phước An

Thị xã thuộc tỉnh

Đô thị dịch vụ, thương mại tiểu vùng phía Đông tỉnh

3.150

98

IV

5

Buôn Trấp

Thị xã thuộc tỉnh

Trung tâm tiểu vùng Nam tỉnh

2.950

87

IV

6

Ea Drăng

Thi trấn trung tâm huyện Ea H‘leo

Trung tâm tiểu vùng Bắc tỉnh

2.250

97

IV

7

Quảng Phú

Thị trấn trung tâm huyện Cư M’gar

Đô thị hỗ trợ trung tâm tỉnh

2.150

96

IV

8

Ea Pốk

Thị trấn thuộc huyện Cư M’gar

Trung tâm kinh tế, văn hóa và dịch vụ phía Nam của huyện

1.050

93

IV

9

Ea Súp

Thị trấn trung tâm huyện Ea Súp

Trung tâm tiểu vùng Tây Bắc tỉnh

1.250

93

V

10

M’Đrắk

Thị trấn trung tâm huyện M-Đrắk

Trung tâm tiểu vùng Đông tỉnh

650

87

V

11

Krông Năng

Thị trấn trung tâm huyện Krông Năng

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

1.200

92

V

12

Krông Kmar

Thị trấn trung tâm huyện Krông Bông

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

750

87

V

13

Liên Sơn

Thị trấn trung tâm huyện Lắk

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

700

87

V

14

Buôn Đôn

Thị trấn trung tâm huyện Buôn Đôn

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

1.100

72

V

15

Ea Knốp

Thị trấn trung tâm huyện Ea Kar mới

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

1.300

87

V

16

Dray Bhăng

Thị trấn trung tâm huyện Cư Kuin

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

600

62

V

17

Pong Drang

Thị trấn thuộc huyện Krông Búk

Trung tâm kinh tế phía Nam huyện

950

60

V

18

Cư Né

Thị trấn trung tâm huyện Krông Búk

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

900

25

V

19

Ea Phê

Thị trấn trung tâm huyện Krông Pắk mới

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

1.050

22

V

20

Ea Na

Thị trấn trung tâm huyện Krông Ana mới

Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa huyện

650

17

V

21

Trung Hòa

Thị trấn thuộc huyện Cư Kuin

Trung tâm thương mại, dịch vụ phía Bắc huyện

1.150

22

V

22

Phú Xuân

Thị trấn thuộc huyện Krông Năng

Trung tâm thương mại, dịch vụ phía Nam huyện

600

17

V

23

Ea Wy

Thị trấn thuộc huyện Ea H’leo

Đô thị sản xuất nông nghiệp huyện

550

6

V

24

Ea Rốk

Thị trấn thuộc huyện Ea Súp

Đô thị sản xuất nông nghiệp huyện

350

8

V

25

Ea M'Doal

Thị trấn thuộc huyện M’Đrắk

Đô thị sản xuất nông nghiệp huyện

500

6

V

26

Ea Bar

Thị trấn thuộc huyện Buôn Đôn

Đô thị dịch vụ, thương mại huyện

600

10

V

27

Đliê Ya

Thị trấn thuộc huyện Krông Năng

Đô thị sản xuất nông nghiệp huyện

500

5

V

28

Cư Ni

Thị trấn thuộc huyện Ea Kar

Đô thị sản xuất nông nghiệp huyện

450

6

V

29

Krông Na

Thị trấn thuộc huyện Buôn Đôn

Trung tâm du lịch, dịch vụ huyện

350

7

V

30

Ea Ral

Thị trấn thuộc huyện Ea H’leo

Đô thị dân cư, thương mại dịch vụ huyện

750

6

V

31

Cuôr Đăng

Thị trấn thuộc huyện Cư M’gar

Đô thị dân cư, thương mại dịch vụ huyện

750

8

V

32

Cư Drăm

Thị trấn thuộc huyện Krông Bông

Đô thị sản xuất nông nghiệp huyện

500

7

V

33

Khu kinh tế Cửa khẩu Đắk Ruê

Thị trấn thuộc huyện Ea Súp

Trung lâm thương mại dịch vụ cửa khẩu Đắk Ruê, huyện Ea Súp

400

8

V

Cộng:

49.000

2.178

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 03

BẢNG TỔNG HỢP HỆ THỐNG TRẠM BIẾN ÁP VÀ LƯỚI ĐIỆN 220KV VÀ 110KV
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND ngày 13/12/2014 của HĐND tỉnh)

Hệ thống trạm biến áp và lưới điện

Giai đoạn

Trạm và lưới điện 220kV

Trạm và lưới điện 110kV

Trạm biến áp

Đường dây

Trạm biến áp

Đường dây

Đến năm 2020

- Xây dựng mới trạm biến áp 220kV Krông Ana, điện áp 220/110/22kV quy mô công suất (2x125)MVA, lắp trước máy T1; cải tạo, mở rộng trạm biến áp 220kV Krông Buk, thay máy biến áp T1, nâng quy mô công suất trạm từ (2x125)MVA lên (250+ 125)MVA, với tổng công suất 375MVA.

Xây dựng mới đường dây mạch kép đấu nối TBA 220kV Krông Ana trên một mạch đường đây 220kV Krông Búk

- Buôn Kuốp, chiều dài 2x22Km.

- Xây dựng mới 03 trạm biến áp với tổng công suất 90MVA và cải tạo, mở rộng 11 trạm biến áp với tổng công suất tăng thêm 290MVA.

- Xây dựng mới 153,5Km đường dây 110kV và cải tạo 39Km tuyến đường dây 110kV.

- Bổ sung Nhà máy điện gió trang trại phong điện Tây Nguyên.

 

- Xây dựng 01 trạm biến áp với công suất 40MVA.

- Xây dựng mới 2,6Km đường dây 110kV, đấu nối chuyển tiếp trên đường dây 110kV Krông Búk - Ea H’leo.

Đến năm 2030

Được phân làm 03 vùng như sau:

- Vùng phụ tải 1: Khu vực phía Tây Nam của tỉnh Đắk Lắk, bao gồm: thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện: Cư Kuin, Krông Ana, Krông Bông và Lắk, có công suất 793.881MW.

- Vùng phụ tải 2: Khu vực phía Đông tỉnh Đắk Lắk, bao gồm: thị xã Buôn Hồ và các huyện: Krông Búk, Krông Năng, Ea Kar, Krông Pắk và M'Đrắk, có công suất 1.165.443 MW.

- Vùng phụ tải 3: Khu vực phía Tây Bắc tỉnh Đắk Lắk, bao gồm: các huyện Cư M'gar, Buôn Đôn, Ea Súp và Ea H’leo có công suất 893.371 MW.

 

PHỤ LỤC SỐ 04

BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND ngày 13/12/2014 của HĐND tỉnh)

Giai đoạn

Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

Đến năm 2020

- Xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

- Nâng cấp đô thị Buôn Hồ từ loại IV lên loại III, đảm bảo vai trò đô thị hạt nhân, trung tâm công nghiệp của vùng phía Bắc tỉnh.

- Nâng cấp 01 đô thị loại IV - Ea Kar thành thị xã thuộc tỉnh và thành lập huyện Ea Kar mới với trung tâm huyện là thị trấn Ea Knốp.

- Nâng cấp 03 đô thị: Buôn Trấp, Quảng Phú, Ea Drăng từ loại V lên loại IV.

- Nâng cấp đô thị loại V - Buôn Đôn thành thị trấn trung tâm huyện.

- Nâng cấp xã Dray Bhăng thành đô thị loại V - thị trấn trung tâm huyện Cư Kuin.

- Nâng cấp xã Cư Né thành đô thị loại V - thị trấn thuộc huyện Krông Búk.

- Nâng cấp 04 xã: Ea Phê, Ea Na, Trung Hòa, Phú Xuân thành đô thị loại V - thị trấn trung tâm một số tiểu vùng phát triển của tỉnh.

- Về đầu tư phát triển du lịch:

+ Đầu tư phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch gắn với Voi, gắn với không gian văn hóa cồng chiêng và sử thi Tây Nguyên;

+ Đầu tư phát triển các điểm du lịch Buôn Đôn - du lịch Voi; hồ Lắk - điểm du lịch nghỉ dưỡng: các điểm tham quan, tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc như Bảo tàng tỉnh, buôn Akô Dhông. buôn M’Liêng, buôn Triết;

+ Khuyến khích phát triển các khách sạn từ (01 ÷ 03) sao và hạng đạt tiêu chuẩn khoảng từ (500 ÷ 600) buồng; đồng thời xem xét, phát triển hình thức nhà ở có phòng cho thuê (homestay) ở các khu, điểm du lịch, nhất là một số buôn, làng đồng bào dân tộc.

Phấn đấu đến 2020, có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Đến năm 2030

- Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột để xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

- Nâng cấp 02 đô thị loại IV - thị trấn thuộc huyện thành thị xã thuộc tỉnh: Phước An, Buôn Trấp.

- Nâng cấp đô thị loại V - Ea Pốk thành đô thị loại IV, thị trấn thuộc huyện.

- Nâng cấp 10 xã và 01 Khu kinh tế thành đô thị loại V - thị trấn trung tâm một số tiểu vùng phát triển của tỉnh: Ea Wy, Ea Rốk, Ea M'Doal, Ea Bar, Đliê Ya, Cư Ni, Krông Na, Ea Ral, Cuôr Đăng, Cư Drăm, Khu kinh tế Cửa khẩu Đắk Ruê.

- Về đầu tư phát triển du lịch;

- Phát triển thêm các sản phẩm, loại hình du lịch gắn với phát huy hệ thống di tích lịch sử và di tích lịch sử cách mạng của tỉnh; ưu tiên phát triển mô hình du lịch cộng đồng;

+ Phát triển thêm không gian phía Nam với sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp; không gian phía Đông với thế mạnh về trang trại, đồng cỏ trên cao nguyên M’Đắk;

+ Phát triển thêm các điểm du lịch Vườn quốc gia Yôk Đôn, Vườn quốc gia Chư Yang Sin, các khu bảo tồn thiên nhiên với loại hình du lịch dã ngoại, nghiên cứu khoa học;

+ Phát triển thêm hệ thống khách sạn từ (4 ÷ 5 )sao để phục vụ nghiên cứu của loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo (MICE).

- Phấn đấu đến 2030, có 30% số xã còn lại đại tiêu chuẩn nông thôn mới.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 140/2014/NQ-HĐND về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 140/2014/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 13/12/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
  • Người ký: Niê Thuật
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/12/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản