Hệ thống pháp luật

HỘI ĐNG NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/NQ-HĐND

Yên Bái, ngày 22 tháng 6 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC GIAO KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022 THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XIX - KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 517/NQ-UBTVQH15 ngày 22 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân b ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 1017/QĐ-BTC ngày 10 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán bổ sung có mục tiêu kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm 2022 đ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Quyết định số 1065/QĐ-BTC ngày 10 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán bổ sung có mục tiêu kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm 2022 đ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đng bào dân tộc thiu số và min núi;

Căn cứ Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND ngày 30 ngày 3 tháng 2022 của Hội đng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và vốn đối ng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Nghị quyết s 07/2022/NQ-HĐND ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân b vn ngân sách trung ương và vốn đi ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết s 11/2022/NQ-HĐND ngày 22 tháng 6 năm 2022 của Hội đng nhân dân tỉnh quy định nguyên tc, tiêu chí, định mức phân b vn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;

Xét Tờ trình số 37/TTr-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện các chương trình mục tiêu quc gia; Báo cáo thm tra s 49/BC-KTNS ngày 20 tháng 6 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYT NGHỊ:

Điều 1. Giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025

Tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 2.502.114 triệu đồng, trong đó:

1. Vốn ngân sách trung ương là 2.452.114 triệu đồng, gồm:

1.1. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi là 1.369.759 triệu đồng.

a) Giao kế hoạch vốn cho các cơ quan cấp tỉnh và các địa phương là 1.304.650 triệu đồng, gồm:

- Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt là 109.936 triệu đồng

- Dự án 4, tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc là 871.450 triệu đồng.

- Dự án 5, tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 224.910 triệu đồng.

- Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch là 70.500 triệu đồng.

- Dự án 10, tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 27.854 triệu đồng.

b) Số vốn chưa giao kế hoạch cho các cơ quan cấp tỉnh và các địa phương là 65.109 triệu đồng, gồm:

- Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết là 35.385 triệu đồng.

- Dự án 3, tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 29.724 triệu đồng.

1.2. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 499.635 triệu đồng.

a) Giao kế hoạch vốn cho các cơ quan cấp tỉnh và các địa phương: 407.996 triệu đồng, gồm:

- Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo là 403.067 triệu đồng.

- Dự án 4, tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững là 4.929 triệu đồng.

b) Số vốn chưa giao kế hoạch cho các cơ quan cấp tỉnh và các địa phương: 91.639 triệu đồng thực hiện Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững là 91.639 triệu đồng, trong đó: Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn là 84.246 triệu đồng; Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững là 7.393 triệu đồng.

1.3. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 582.720 triệu đồng, trong đó:

a) Kế hoạch vốn năm 2021 chuyển nguồn sang năm 2022 là 148.840 triệu đồng.

b) Kế hoạch vốn giai đoạn 2022 - 2025 là 433.880 triệu đồng.

2. Vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh là 50.000 triệu đồng, trong đó:

- Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi: 17.595 triệu đồng.

- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 10.909 triệu đồng.

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 21.496 triệu đồng.

Điều 2. Giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2022

Tổng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia là 919.196 triệu đồng, trong đó:

1. Vốn ngân sách trung ương là 897.196 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển là 635.428 triệu đồng; vốn sự nghiệp là 261.768 triệu đồng, gồm:

1.1. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi: 422.750 triệu đồng.

a) Vốn đầu tư phát triển là 259.623 triệu đồng (giao 100% kế hoạch vốn cho các cơ quan cấp tỉnh và các địa phương), gồm:

- Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt là 20.838 triệu đồng.

- Dự án 4, tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 176.046 triệu đồng.

- Dự án 5, tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 43.630 triệu đồng.

- Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch là 13.830 triệu đồng.

- Dự án 10, tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 5.279 triệu đồng.

b) Vốn sự nghiệp là 163.127 triệu đồng.

- Giao kế hoạch vốn cho các cơ quan cấp tỉnh và các địa phương là 140.999 triệu đồng, gồm: Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt 12.557 triệu đồng; Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị 65.952 triệu đồng; Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc 7.421 triệu đồng; Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 42.651 triệu đồng; Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch 3.029 triệu đồng; Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em 5.847 triệu đồng; Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn 898 triệu đồng; Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình 2.644 triệu đồng.

- Số vốn chưa giao cho các cơ quan cấp tỉnh và các địa phương là 22.128 triệu đồng, gồm: Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị 366 triệu đồng; Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch 757 triệu đồng; Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng tầm vóc, người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em 3.651 triệu đồng; Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em 1.462 triệu đồng;

Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn 13.246 triệu đồng; Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình 2.646 triệu đồng.

1.2. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 224.986 triệu đồng, trong đó:

a) Vốn đầu tư phát triển là 164.985 triệu đồng.

- Giao kế hoạch vốn cho các cơ quan cấp tỉnh và các địa phương: 138.643 triệu đồng thực hiện Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo là 138.643 triệu đồng.

- Số vốn chưa giao kế hoạch cho các cơ quan cấp tỉnh và các địa phương là 26.342 triệu đồng thực hiện Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững là 26.342 triệu đồng.

b) Vốn sự nghiệp là 60.001 triệu đồng.

- Giao kế hoạch vốn cho các cơ quan cấp tỉnh và các địa phương: 44.159 triệu đồng, gồm:

Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo là 4.039 triệu đồng.

Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo là 17.664 triệu đồng.

Dự án 3, tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp là 7.642 triệu đồng.

Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững là 10.077 triệu đồng, trong đó: Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn 8.044 triệu đồng; Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 537 triệu đồng; Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững 1.496 triệu đồng;

Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin là 698 triệu đồng, trong đó: Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin 352 triệu đồng; Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều 346 triệu đồng.

Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình là 4.039 triệu đồng, trong đó: Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình 2.638 triệu đồng; Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá 1.401 triệu đồng.

- Số vốn chưa giao kế hoạch cho các sở, ban, ngành và các đơn vị: 15.842 triệu đồng, gồm:

Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững là 13.236 triệu đồng, trong đó: Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn 12.066 triệu đồng; Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững 1.170 triệu đồng.

Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin là 433 triệu đồng, trong đó: Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin 151 triệu đồng; Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều 282 triệu đồng.

Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình là 2.173 triệu đồng, trong đó: Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình 1.420 triệu đồng; Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá 753 triệu đồng.

1.3. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 249.460 triệu đồng.

a) Giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển là 210.820 triệu đồng.

b) Vốn sự nghiệp là 38.640 triệu đồng.

- Giao kế hoạch vốn hỗ trợ kinh phí hoạt động của các cơ quan chỉ đạo chương trình các cấp là 3.740 triệu đồng.

- Số vốn chưa giao cho các cơ quan cấp tỉnh và các địa phương là 34.900 triệu đồng.

2. Vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh là 22.000 triệu đồng, gồm:

- Vốn đầu tư phát triển: 10.000 triệu đồng (vốn từ nguồn thu tiền thuê đất trả tiền một lần).

- Vốn sự nghiệp: 12.000 triệu đồng.

(Nội dung chi tiết tại các phụ lục kèm theo)

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, giao Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 theo quy định tại khoản 3 Điều 6, khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ; giao dự toán ngân sách nhà nước hằng năm (bao gồm vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp chi tiết theo dự án thành phần), mục tiêu, nhiệm vụ và danh mục dự án đầu tư cho các cơ quan, đơn vị theo từng chương trình mục tiêu quốc gia.

2. Thống nhất danh mục dự án dự kiến triển khai thực hiện thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022, giao Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ vốn cho các dự án sau khi hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định.

3. Đối với kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 chưa giao kế hoạch cho các đơn vị, giao Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, trình Hội đồng nhân dân tỉnh giao sau khi đủ điều kiện.

4. Đối với dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 (bao gồm vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp) được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết này nhưng chưa phân bổ cho các đơn vị, các cấp sử dụng ngân sách, giao Ủy ban nhân dân tỉnh giao dự toán cho các đơn vị, các cấp sử dụng ngân sách theo quy định sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố thực hiện phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu tư, tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm theo đúng các quy định hiện hành.

6. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XIX - Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22 tháng 6 năm 2022./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Ủy ban Dân tộc;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh (đăng Công báo);
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




T Văn Long

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 13/NQ-HĐND về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do tỉnh Yên Bái ban hành

  • Số hiệu: 13/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 22/06/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
  • Người ký: Tạ Văn Long
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản