Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2015/NQ-HĐND | Phú Thọ, ngày 14 tháng 12 năm 2015 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN; DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG; PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NĂM 2016
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI MỘT
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
Căn cứ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số 2100/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 2502/QĐ-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2016;
Sau khi xem xét Tờ trình số 4855/TTr-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2016:
I. DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NĂM 2016
1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 3.941.050 triệu đồng, bao gồm:
- Thu nội địa: 3.700.050 triệu đồng;
- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu: 220.000 triệu đồng;
- Thu xổ số kiến thiết: 21.000 triệu đồng.
2. Tổng thu ngân sách địa phương: 9.708.842 triệu đồng, bao gồm:
- Các khoản thu ngân sách được hưởng theo phân cấp: 3.646.920 triệu đồng;
- Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: 5.737.878 triệu đồng;
- Thu chuyển nguồn từ năm trước sang để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định: 24.044 triệu đồng;
- Dự kiến huy động đầu tư theo Khoản 3 điều 8 Luật Ngân sách Nhà nước: 300.000 triệu đồng.
3. Thu phản ánh qua NSNN (Thu xổ số): 21.000 triệu đồng.
4. Tổng chi ngân sách địa phương: 9.708.842 triệu đồng,
Bao gồm:
a. Chi cân đối NSđP: 8.153.739 triệu đồng:
- Chi đầu tư phát triển: 786.200 triệu đồng;
- Chi thường xuyên: 6.923.854 triệu đồng;
- Chi dự phòng ngân sách: 140.960 triệu đồng;
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1.200 triệu đồng;
- Chi thực hiện cải cách tiền lương từ nguồn thu do Hội đồng nhân dân tỉnh giao tăng so dự toán Trung ương giao: 1.525 triệu đồng;
- Dự kiến chi từ nguồn huy động đầu tư theo Khoản 3 điều 8 Luật Ngân sách
Nhà nước: 300.000 triệu đồng.
b. Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu của NSTW: 1.555.103 triệu đồng.
5. Phương án phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh: 8.591.563 triệu đồng
a. Chi cân đối ngân sách cấp tỉnh: 3.594.913 triệu đồng, gồm:
- Chi đầu tư phát triển: 567.900 triệu đồng;
- Chi thường xuyên: 2.634.758 triệu đồng;
- Chi thực hiện cải cách tiền lương từ nguồn thu do Hội đồng nhân dân tỉnh giao tăng so dự toán Trung ương giao: 1.525 triệu đồng;
- Chi dự phòng ngân sách: 89.530 triệu đồng;
- Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính: 1.200 triệu đồng;
- Chi từ nguồn dự kiến huy động đầu tư theo Khoản 3 điều 8 Luật Ngân sách nhà nước: 300.000 triệu đồng.
b. Chi bổ sung cân đối cho ngân sách huyện: 3.441.547 triệu đồng.
c. Chi thực hiện chương trình mục tiêu: 1.555.103 triệu đồng.
6. Chi từ nguồn thu phản ánh qua Ngân sách nhà nước (Thu xổ số): 21.000 triệu đồng.
(Có các Phụ biểu chi tiết kèm theo).
II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Về thu ngân sách
(1) Tổ chức triển khai thực hiện tốt các Luật thuế sửa đổi, bổ sung và nhiệm vụ thu NSNN theo Nghị quyết của Quốc hội. Tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển nền kinh tế. Hoàn thiện cơ sở pháp lý để thu hút các nguồn vốn đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài, tạo nguồn thu mới vững chắc và ổn định cho ngân sách.
(2) Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ; tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng; thúc đẩy tăng trưởng cao và bền vững, tạo nguồn thu ngân sách ổn định, vững chắc.
- Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. đẩy mạnh xây dựng mô hình sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ giữa kinh tế hộ gia đình với doanh nghiệp, với thị trường để đưa nông nghiệp lên sản xuất quy mô lớn, giá trị tăng cao. Tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội theo hướng tạo thuận lợi, giảm thiểu tối đa thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
- Rà soát, sửa đổi bổ sung, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là ưu đãi về đất đai, tiếp cận vốn, tín dụng đầu tư.
(3) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý nợ đọng thuế, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN. Các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ trong quản lý thu, chống thất thu, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế; phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, gian lận thuế. Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế GTGT, thực hiện kiểm tra trước khi hoàn thuế đối với 100% các trường hợp có rủi ro cao, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lợi dụng chính sách hoàn thuế, chiếm đoạt tiền từ NSNN.
(4) Tiếp tục duy trì và tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương về giải quyết các nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành có liên quan tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình giai đoạn 2011 - 2015 về mục tiêu, nhiệm vụ, hiệu quả sử dụng vốn, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị Bộ, ngành Trung ương cho giai đoạn 2016 - 2020.
2. Về chi ngân sách:
(1) Tiếp tục thực hiện quan điểm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, phù hợp khả năng cân đối nguồn lực năm 2016 và kế hoạch trung hạn 2016 - 2020, nhất là các khoản chi mua sắm trang thiết bị, tài sản công, chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, sách báo, tạp chí, xăng dầu, chi phí khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, lễ kỷ niệm, động thổ, khởi công, khánh thành công trình, công tác phí trong nước và đi công tác nước ngoài từ ngân sách nhà nước;
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về NSNN, từng bước cơ cấu lại chi NSNN, bố trí tỷ lệ chi đầu tư hợp lý, đảm bảo chi cho các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, các chính sách an sinh xã hội. Rà soát tổng thể các chính sách an sinh xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án đã triển khai giai đoạn 2011 - 2015 để cắt giảm, lồng ghép các chính sách; xây dựng lộ trình, quy mô phù hợp đối với từng nhóm chính sách để thực hiện cho giai đoạn 2016 - 2020; chỉ ban hành các chính sách làm tăng chi NSNN khi thật sự cần thiết và bố trí được kinh phí để thực hiện.
Ưu tiên phân bổ vốn đầu tư phát triển để thu hồi vốn ứng, thanh toán nợ đọng XDCB, vốn cho các công trình chuyển tiếp, phần còn lại mới bố trí vốn cho các dự án mới. Lồng ghép, cắt giảm các chương trình hỗ trợ để đảm bảo việc thực hiện tập trung, hiệu quả, phù hợp với khả năng cân đối NSNN.
Rà soát giá các sản phẩm, dịch vụ được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh thực tế hợp lý, phù hợp với mặt bằng giá thị trường, thu hút các thành phần kinh tế khác cùng tham gia cung ứng dịch vụ công.
(2) Tiếp tục triển khai cơ chế hoạt động tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập gắn với thúc đẩy lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình đã đề ra tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ. Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện lộ trình thực hiện giá dịch vụ công (ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN thuộc lĩnh vực quản lý; quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước quản lý,…) làm cơ sở để giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công. Từng bước chuyển phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế đặt hàng.
(3) Các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính NSNN, tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí. Hạn chế tối đa việc đề xuất ứng trước dự toán. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, chỉ thực hiện chuyển nguồn đối với một số khoản chi thực sự cần thiết theo đúng quy định của pháp luật. Kiên quyết không thực hiện chuyển nguồn đối với các nhiệm vụ do chủ quan các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện chậm.
(4) Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Yêu cầu các ngành, các cấp và các đơn vị ngoài 10% tiết kiệm chi thường xuyên dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2016, tiếp tục tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) ngay từ khâu dự toán (ngân sách các cấp giữ lại phần tiết kiệm ngân sách trước khi giao dự toán cho các cơ quan, đơn vị ở địa phương) để bố trí thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN, bảo đảm đúng dự toán được giao. Chỉ đạo thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị của các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
- Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết;
- Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVII, kỳ họp thứ Mười một thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016./.
| CHỦ TỊCH |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Quyết định 567/QĐ-UBND công bố, công khai số liệu dự toán ngân sách năm 2015 tỉnh Phú Thọ
- 2Nghị quyết 10/2015/NQ-HĐND phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương năm 2014 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3Nghị quyết 123/2015/NQ-HĐND dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh Hòa Bình năm 2016
- 4Nghị quyết 29/2016/NQ-HĐND về quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách tỉnh và kế hoạch đầu tư công tỉnh Nam Định năm 2017
- 5Quyết định 416/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hết hiệu lực toàn bộ và một phần năm 2016
- 1Thông tư 60/2003/TT-BTC quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn do Bộ Tài chính ban hành
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 4Nghị định 73/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương
- 5Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Chỉ thị 30/CT-TTg năm 2012 tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 21-CT/TW năm 2012 đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 10Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2015 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016 do Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 567/QĐ-UBND công bố, công khai số liệu dự toán ngân sách năm 2015 tỉnh Phú Thọ
- 12Quyết định 2100/QĐ-TTg năm 2015 về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Nghị quyết 10/2015/NQ-HĐND phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương năm 2014 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 14Nghị quyết 123/2015/NQ-HĐND dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh Hòa Bình năm 2016
- 15Nghị quyết 29/2016/NQ-HĐND về quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách tỉnh và kế hoạch đầu tư công tỉnh Nam Định năm 2017
Nghị quyết 13/2015/NQ-HĐND về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2016 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- Số hiệu: 13/2015/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 14/12/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Hoàng Dân Mạc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra