Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 123/2014/NQ-HĐND | Đà Lạt, ngày 10 tháng 12 năm 2014 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC CHI HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG CỦA HÒA GIẢI VIÊN VÀ TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở;
Sau khi xem xét Tờ trình số 6497/TTr-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc quy định mức chi hỗ trợ cho hoạt động của hòa giải viên và tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định mức chi hỗ trợ cho hoạt động của hòa giải viên và tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như sau:
1. Chi thù lao cho hòa giải viên (đối với các hòa giải viên trực tiếp tham gia vụ, việc hòa giải):
a) Chi thù lao hòa giải thành: 200.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải;
b) Chi thù lao hòa giải không thành: 100.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải.
2. Chi hoạt động của tổ hòa giải (chi mua văn phòng phẩm, sao chụp tài liệu, nước uống phục vụ các cuộc họp của tổ hòa giải): 100.000 đồng/tổ hòa giải/tháng.
3. Chi bồi dưỡng thành viên Ban tổ chức bầu hòa giải viên tham gia họp chuẩn bị cho việc bầu hòa giải viên: 70.000 đồng/người/buổi.
4. Chi tiền nước uống cho người tham dự cuộc họp bầu hòa giải viên: 10.000 đồng/người/buổi.
5. Hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc bị giảm sút đối với hòa giải viên bị tai nạn trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở (bao gồm cả trường hợp hòa giải viên bị tai nạn được cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc trước khi chết):
a) Đối với hòa giải viên bị tai nạn có tham gia bảo hiểm y tế, việc thanh toán chi phí y tế cho cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
b) Đối với hòa giải viên bị tai nạn không tham gia bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc bị giảm sút bằng mức hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế.
6. Hỗ trợ thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đối với hòa giải viên bị tai nạn trong thời gian cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút:
a) Nếu hòa giải viên bị tai nạn có tham gia bảo hiểm xã hội, mức hỗ trợ tính theo mức lương, tiền công đang tham gia bảo hiểm xã hội và thu nhập thực tế ổn định khác được cơ quan chi trả xác nhận (nếu có) của tháng liền kề chia theo ngày (số ngày trong tháng tính theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội) trước khi bị tai nạn nhân với thời gian (số ngày) cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút.
b) Nếu hòa giải viên bị tai nạn có thu nhập xác định nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội, mức hỗ trợ tính theo thu nhập bình quân hàng tháng của 03 (ba) tháng liền kề (nếu chưa đủ 03 tháng thì tính bình quân của các tháng thực tế) trước khi bị tai nạn chia theo ngày (số ngày trong tháng là 26 ngày) nhân với thời gian (số ngày) cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút.
c) Nếu hòa giải viên bị tai nạn không xác định được thu nhập hoặc thu nhập không ổn định, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại. Trường hợp không tính được mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại thì áp dụng cách tính theo thu nhập bình quân hàng tháng của người làm công ăn lương chia theo khu vực thành thị, nông thôn, loại hình kinh tế ngoài nhà nước chia theo ngày (số ngày trong tháng là 26 ngày) nhân với thời gian (số ngày) cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút.
d) Mức hỗ trợ một lần bằng mức thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) lần mức thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của hòa giải viên bị tai nạn.
7. Hỗ trợ chi phí mai táng cho người tổ chức mai táng hòa giải viên bị thiệt hại về tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở: Mức chi bằng 05 (năm) tháng lương cơ sở.
Điều 2. Kinh phí chi hỗ trợ cho hoạt động của hòa giải viên và tổ hòa giải ở cơ sở được cân đối trong dự toán hàng năm của ngân sách xã, phường, thị trấn theo phân cấp hiện hành.
Riêng kinh phí hỗ trợ cho hòa giải viên khi gặp tai nạn hoặc rủi ro bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở được cân đối trong dự toán hàng năm của ngân sách huyện, thành phố và thực hiện phân bổ cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để chi trả tiền hỗ trợ theo quyết định của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng Khoá VIII, Kỳ họp thứ 12 biểu quyết thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2014 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 45/2008/QĐ-UBND về chi thù lao báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 1138/2008/QĐ-UBND ban hành quy chế hoạt động của Hòa giải viên ở cơ sở do tỉnh Phú Yên ban hành
- 3Quyết định 65/2006/QĐ-UBND về quy chế hòa giải viên ở cơ sở do tỉnh Bình Định ban hành
- 4Nghị quyết 173/2015/NQ-HĐND về mức chi hỗ trợ cho Tổ hòa giải, hòa giải viên và tổ chức bầu hòa giải viên ở cơ sở tỉnh Nghệ An
- 5Quyết định 18/2016/QĐ-UBND Quy chế tổ chức hoạt động của Hòa giải viên lao động do tỉnh Bình Dương ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật bảo hiểm y tế 2008
- 4Quyết định 45/2008/QĐ-UBND về chi thù lao báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 5Quyết định 1138/2008/QĐ-UBND ban hành quy chế hoạt động của Hòa giải viên ở cơ sở do tỉnh Phú Yên ban hành
- 6Quyết định 65/2006/QĐ-UBND về quy chế hòa giải viên ở cơ sở do tỉnh Bình Định ban hành
- 7Thông tư liên tịch 100/2014/TTLT-BTC-BTP về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở do Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp ban hành
- 8Nghị quyết 173/2015/NQ-HĐND về mức chi hỗ trợ cho Tổ hòa giải, hòa giải viên và tổ chức bầu hòa giải viên ở cơ sở tỉnh Nghệ An
- 9Quyết định 18/2016/QĐ-UBND Quy chế tổ chức hoạt động của Hòa giải viên lao động do tỉnh Bình Dương ban hành
Nghị quyết 123/2014/NQ-HĐND về mức chi hỗ trợ cho hoạt động của hòa giải viên và tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 123/2014/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 10/12/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Nguyễn Xuân Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra