- 1Quyết định 20/2006/QĐ-BTNMT Ban hành Bộ đơn giá dự toán các công trình địa chất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 3Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 4Chỉ thị 29/2008/CT-TTg về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 117/2009/NQ-HĐND | Vĩnh Long, ngày 10 tháng 12 năm 2009 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHOÁ VII, KỲ HỌP LẦN THỨ 17
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Khoáng sản, ngày 20 tháng 3 năm 1996; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định 160/2005/NĐ-CP , ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Sau khi xem xét Tờ trình số 40/TTr-UBND, ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và thống nhất,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (có đề án kèm theo).
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 đúng theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long khoá VII, kỳ họp lần thứ 17 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2009 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÁT LÒNG SÔNG TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 117/2009/NQ-HĐND, ngày 10/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Vĩnh Long là tỉnh đồng bằng, vì vậy tài nguyên khoáng sản trong tỉnh chủ yếu thuộc nhóm vật liệu xây dựng thông thường như cát sông, đất sét và than bùn. Trong định hướng phát triển, tỉnh Vĩnh Long luôn xác định tài nguyên cát sông là một trong những nguồn tài nguyên chiến lược cần được bảo vệ chặt chẽ, khai thác hợp lý và có hiệu quả để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.
Các cơ sở pháp lý của công tác lập quy hoạch:
Luật Khoáng sản, ngày 20 tháng 3 năm 1996; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, ngày 14 tháng 6 năm 2005.
Nghị định số 160/2005/NĐ-CP , ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.
Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg , ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông.
Thông tư số 01/2007/TT-BKH , ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH , ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Quyết định số 20/2006/QĐ-BTNMT , ngày 12/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
HIỆN TRẠNG, TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG TỈNH VĨNH LONG
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ KINH TẾ NHÂN VĂN:
Vị trí địa lý:
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
- Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh.
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ.
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG TỈNH VĨNH LONG:
Hiện trạng công tác quản lý hoạt động khoáng sản, kết quả thực hiện các mục tiêu đến năm 2008 so với quy hoạch năm 2000.
Lịch sử điều tra, thăm dò, khai thác cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long:
- Từ năm 1975 đến năm 1997 tỉnh Vĩnh Long nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung, trong lĩnh vực địa chất đã có nhiều công trình nghiên cứu. Các công trình này rất ít hoặc không đề cập tới loại hình tài nguyên khoáng sản cát lòng sông, chính là đối tượng nghiên cứu của báo cáo Quy hoạch này.
- Năm 2000 Sở Công nghiệp Vĩnh Long đã phối hợp với Công ty Địa chất và Khoáng sản (nay là Công ty Cổ phần Địa chất và Khoáng sản) tiến hành lập quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát trên các lòng sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Pang Tra, sông Hậu.
Kết quả đạt được các mục tiêu đến năm 2008 so với quy hoạch năm 2000:
- Công tác xây dựng hệ thống văn bản quản lý nhà nước về khoáng sản cát sông trên địa bàn tỉnh.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn pháp luật về khoáng sản.
- Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
- Công tác lập quy hoạch phát triển công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cát sông.
- Chính sách bảo hộ quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.
- Trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản cát sông.
Bên cạnh những mặt đạt được nêu trên, một số tồn tại cần được khắc phục là:
- Hoạt động khai thác cát sông liên quan đến nhiều ngành nên trong một số trường hợp còn chậm và thiếu cụ thể so với quy định, gây kéo dài thời gian chờ đợi việc cấp giấy phép đối với một số doanh nghiệp.
- Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong việc nghiên cứu để đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản còn chậm và chưa toàn diện.
Mặc dù còn một số hạn chế, nhưng những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản cát sông trong thời gian qua là rất đáng khích lệ.
III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG:
A. CÔNG TÁC LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT VÀ MÔI TRƯỜNG TỶ LỆ 1: 50.000:
Khối lượng và các phương pháp tiến hành:
- Công tác khảo sát địa chất, môi trường biên hội lập bản đồ hiện trạng địa hình, địa chất và môi trường tỷ lệ 1: 50.000:
Lộ trình địa chất, môi trường và lấy mẫu đất nguyên dạng dọc theo 2 bờ sông thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Long. Tổng chiều dài hành trình 320,4 km, lấy 61 mẫu cơ lý đất.
- Khảo sát bổ sung và đánh giá lại tài nguyên cát lòng sông:
+ Khoan thăm dò:
Tổng số lỗ khoan thực hiện là 193 lỗ, tổng số mét khoan là 587,3m. Lấy và phân tích 211 mẫu lõi khoan. Trong đó:
+ Đo hồi âm địa hình đáy sông.
+ Tổng khối lượng thực hiện:
Quan trắc mực nước sông: 17 trạm.
Định vị dẫn đường tuyến đo hồi âm: 1.576km.
Đo hồi âm mặt cắt ngang sông: 1.576km.
B. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐỊA CHẤT, THUỶ VĂN, ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH, MÔI TRƯỜNG VÀ TRIỂN VỌNG TÀI NGUYÊN CÁT LÒNG SÔNG TỈNH VĨNH LONG:
1. Địa tầng:
Các phân vị địa tầng trong khu vực từ già đến trẻ như sau:
- Holocen giữa. Hệ tầng Hậu Giang - Trầm tích biển (mQ22hg).
- Holocen trung - thượng (Q22-31).
- Holocen thượng (Q23).
- Thống Holocen thượng phần trên - hiện đại.
Trầm tích lòng sông (aQ233): Phân bố trên lòng sông tạo dạng giải kéo dài. Thành phần trầm gồm bùn lỏng và mùn thực vật, cát mịn màu đen, xám nâu.
Chiều dày lớp này thay đổi từ 1,0 mét đến 10,0 mét, trung bình 4 - 5 mét.
- Đặc điểm tân kiến tạo.
Trên phạm vi khu vực chưa gặp các biểu hiện khác của hoạt động tân kiến tạo như đứt gãy, nứt đất, động đất…
2. Đặc điểm thuỷ văn - địa chất công trình:
Đặc điểm thuỷ văn:
a) Đặc điểm dòng chảy trong mùa nước lũ:
- Dòng chảy vào mùa lũ phân bố từ tháng 7 đến tháng 12.
- Dòng chảy vào mùa kiệt phân bố từ tháng 02 đến tháng 5.
- Tháng 01 và tháng 6 là 2 tháng dòng chảy chuyển tiếp.
Những năm lũ nhỏ chiều cao mực nước H = 1,5 m.
Những năm lũ trung bình chiều cao mực nước H = 1,5 - 1,6 m.
b) Đặc điểm dòng chảy trong mùa kiệt:
Vào mùa kiệt từ tháng 02 đến tháng 5 dòng chảy sông giảm đáng kể. Mực nước sông hạ thấp đến -1m lúc nước ròng thấp nhất, lúc nước đứng lớn nhất thường 1m.
Đặc điểm địa chất công trình:
Tính chất cơ lý các lớp đất:
* Thân cát phân bố dọc đáy sông: Đây là đối tượng của công tác quy hoạch chiều dày tầng thay đổi từ 1,0 - 10m. Thành phần độ hạt: Cát hạt nhỏ lẫn ít sét, bột. Thân cát đa phần không bị phủ, chúng nằm trực tiếp lên thành tạo cổ hơn phía dưới.
Theo kết quả phân tích xác định góc nghỉ của cát ở trạng thái khô trung bình 32,010 và ở trong nước tĩnh trung bình 27,810. Dung trọng ước trung bình 1,86g/cm3.
* Lớp đất bờ sông:
Bờ sông đa phần được cấu tạo bởi sét pha, cát pha, theo kết quả phân tích mẫu cơ lý đất cho thấy đất ở trạng thái chảy và dẻo chảy.
* Lớp đất đáy thân cát:
Lớp đất đáy thân cát được cấu thành bởi sét, sét pha trạng thái dẻo, dẻo mềm, có kết cấu khá chặt, đôi nơi bị laterit hoá nhẹ, đây là lớp đất có tính chất cơ lý bền hơn nhiều lần so với tầng cát sông và tầng trầm tích tại vách bờ sông phủ trên nó.
3. Kết quả công tác khảo sát đánh giá và tiềm năng cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long:
Với khối lượng thực hiện các dạng công tác khảo sát trên đã khoanh nối được vị trí phân bố các thân cát, chất lượng các thân cát trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long như sau:
* Sông Tiền:
Trên lòng sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Long kết quả khảo sát gặp 2 thân cát:
Thân cát ST-TQ.1:
Từ ranh giới xã Tân Hoà, Tân Ngãi tới đầu cù lao xã An Bình. Tổng trữ lượng và tài nguyên có trong thân cát: 14.354.964m3. Chất lượng cát: Thành phần hạt của cát chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1)mm, chiếm 84,4%.
Thân cát ST-TQ.2:
Từ ấp Phước Lợi tới ấp Hoà Thạnh 2 thuộc địa phận xã Đồng Phú huyện Long Hồ. Tổng trữ lượng và tài nguyên có trong thân cát: 4.444.457m3. Chất lượng cát: Thành phần hạt của cát chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1)mm, chiếm 84,7%.
* Sông Cổ Chiên:
Trên lòng sông Cổ Chiên đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Long kết quả khảo sát khoanh nối được 6 thân cát:
Thân cát CC-TQ.1:
Thân cát CC-TQ.1 thuộc địa phận xã An Bình, huyện Long Hồ; các xã Tân Ngãi, Trường An, phường 9 thành phố Vĩnh Long. Tổng trữ lượng và tài nguyên có trong thân cát: 9.929.561m3. Chất lượng cát: Thành phần hạt của cát chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1)mm, chiếm 87,6%.
Thân cát CC-TQ.2:
Thân cát CC-TQ.2 thuộc địa phận xã Hoà Ninh, Bình Hoà Phước, Thanh Đức huyện Long Hồ; xã Mỹ An huyện Mang Thít. Tổng trữ lượng và tài nguyên có trong thân cát: 18.850.643m3. Chất lượng cát: Thành phần hạt của cát chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1)mm, chiếm 80,8%.
Thân cát CC-TQ.3:
Thân cát CC-TQ.3 thuộc địa phận xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít. Tổng trữ lượng và tài nguyên có trong thân cát: 1.139.220m3. Chất lượng cát: Thành phần hạt của cát chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1)mm, chiếm 88,5%.
Thân cát CC-TQ.4:
Thân cát CC-TQ.4 thuộc địa phận xã An Phước huyện Mang Thít. Tổng trữ lượng và tài nguyên có trong thân cát: 581.970m3. Chất lượng cát: Thành phần hạt của cát chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1)mm, chiếm 88,5%.
Thân cát CC-TQ.5:
Thân cát CC-TQ.5 thuộc địa phận xã An Phước huyện Mang Thít. Tổng trữ lượng và tài nguyên có trong thân cát: 6.583.079m3. Chất lượng cát: Thành phần hạt của các chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1)mm, chiếm 86,6%.
Thân cát CC-TQ.6:
Thân cát CC-TQ.6 thuộc địa phận xã Chánh An huyện Mang Thít; các xã Quới Thiện, Thanh Bình, Quới An, Trung Thành Tây, Trung Thành Đông huyện Vũng Liêm. Tổng trữ lượng và tài nguyên có trong thân cát: 26.249.148m3. Chất lượng cát: Thành phần hạt của cát chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1)mm, chiếm 89,4%.
* Sông Pang Tra:
Trên lòng sông Pang Tra đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Long kết quả khảo sát khoanh nối được 3 thân cát:
Thân cát PT-TQ.1:
Thân cát PT-TQ.1 thuộc địa phận xã Quới Thiện huyện Vũng Liêm. Tổng trữ lượng và tài nguyên có trong thân cát: 1.222.927m3. Chất lượng cát: Thành phần hạt của cát chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1)mm, chiếm 93,1%.
Thân cát PT-TQ.2:
Thân cát PT-TQ.2 thuộc địa phận xã Thanh Bình, Quới Thiện huyện Vũng Liêm. Tổng trữ lượng và tài nguyên có trong thân cát: 5.565.596m3. Chất lượng cát: Thành phần hạt của cát chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1)mm, chiếm 92,6%.
Thân cát PT-TQ.3:
Thân cát PT-TQ.3 thuộc địa phận xã Thanh Bình, huyện Vũng Liêm. Tổng trữ lượng và tài nguyên có trong thân cát: 488.077m3. Chất lượng cát: Thành phần hạt của cát chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1)mm, chiếm 89,8%.
* Sông Hậu:
Trên lòng sông Hậu đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh Long kết quả khảo sát khoanh nối được 6 thân cát:
Thân cát SH-TQ.1:
Thân cát SH-TQ.1 thuộc địa phận xã Tân An Thạnh, Tân Bình, Tân Quới, huyện Bình Minh. Tổng trữ lượng và tài nguyên có trong thân cát: 8.666.419m3. Chất lượng cát: Thành phần hạt của cát chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1)mm, chiếm 74,8%.
Thân cát SH-TQ.2:
Thân cát SH-TQ.2 thuộc địa phận xã Tân Quới, Thành Lợi huyện Bình Minh. Tổng trữ lượng và tài nguyên có trong thân cát: 338.396m3. Chất lượng cát: Thành phần hạt của cát chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1)mm, chiếm 87,4%.
Thân cát SH-TQ.3:
Thân cát SH-TQ.3 thuộc địa phận xã Thành Lợi, Mỹ Hoà, huyện Bình Minh. Tổng trữ lượng và tài nguyên có trong thân cát: 1.473.240m3. Chất lượng cát: Thành phần hạt của cát chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1)mm, chiếm 85,7%.
Thân cát SH-TQ.4:
Thân cát SH-TQ.4 thuộc địa phận Phú Thành, huyện Trà Ôn. Tổng trữ lượng và tài nguyên có trong thân cát: 3.482.369m3. Chất lượng cát: Thành phần hạt của cát chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1)mm, chiếm 82,7%.
Thân cát SH-TQ.5:
Thân cát SH-TQ.5 thuộc địa phận xã Phú Thành huyện Trà Ôn. Tổng trữ lượng và tài nguyên có trong thân cát: 444.743m3. Chất lượng cát: Thành phần hạt của cát chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1)mm, chiếm 89,6%.
Thân cát SH-TQ.6:
Thân cát SH-TQ.6 thuộc địa phận xã Phú Thành, Lục Sỹ Thành huyện Trà Ôn. Tổng trữ lượng và tài nguyên có trong thân cát: 2.493.216m3. Chất lượng cát: Thành phần hạt của cát chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1)mm, chiếm 80,4%.
* Nhánh trái sông Hậu và sông Trà Ôn:
Thân cát TO-TQ.1:
Thân cát TO-TQ.1 thuộc địa phận xã Mỹ Hoà huyện Bình Minh; xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình; xã Thiện Mỹ, Tích Thiện, Phú Thành, Lục Sỹ Thành huyện Trà Ôn. Tổng trữ lượng và tài nguyên có trong thân cát: 23.525.797m3. Chất lượng cát: Thành phần hạt của cát chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,25-0,1)mm, chiếm 78,5%.
* Tài nguyên trữ lượng cát lòng sông:
Dự báo tổng tài nguyên trữ lượng cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh là: 129.833.822 m3. Trong đó: Phần đã thăm dò: 54.744.876 m3. Trữ lượng có thể huy động vào khai thác sau khi trừ đi phần trữ lượng lọt vào vùng cấm: 125.297.690 m3. Trong đó tổng trữ lượng và tài nguyên cát phân bố trên các sông như sau:
Sông Tiền: 18.799.421 m3.
Sông Cổ Chiên: 63.333.621 m3.
Sông Pang Tra: 7.276.600 m3.
Sông Hậu: 16.898.383 m3.
Sông Hậu nhánh Trà Ôn và sông Trà Ôn (sông Hậu và nhánh sông Hậu): 23.525.797 m3.
Phương hướng và mục tiêu phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long:
Dự báo đến 2010 và 2020, cơ cấu kinh tế của cả nước sẽ tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của dịch vụ và công nghiệp. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm xuống còn 14% năm 2010 và 9% năm 2020; tỷ trọng công nghiệp tăng tương ứng lên 42% và 45%; dịch vụ tăng lên 44% và 46%.
Nhu cầu cát sông làm vật liệu san lấp trong tỉnh:
Trên cơ sở phân tích nhu cầu cát san lấp đến năm 2020 có thể dự báo mức độ tăng trưởng và nhu cầu cát san lấp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long qua các năm từ 2009 đến 2020 là 74.055.839m3.
Phân khúc thị trường:
Về vị trí có thể khai thác và tiêu thụ cát theo khu vực như sau:
- Cát ở thân cát ST-TQ.1, ST-TQ.2, CC-TQ.1, CC-TQ.2 cung cấp cho thị trường thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ.
- Thân cát CC-TQ.3, CC-TQ.4, CC-TQ.5 cung cấp cho các thị trường huyện Mang Thít, huyện Long Hồ.
- Thân cát CC-TQ.6, PT-TQ.1, PT-TQ.2, PT-TQ.3 cung cấp cho thị trường huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Tam Bình.
- Thân cát SH-TQ.1, SH-TQ.2, SH-TQ.3 cung cấp cho thị trường huyện Bình Tân, Bình Minh, Tam Bình.
- Thân cát SH-TQ.4, SH-TQ.5, SH-TQ.6 cung cấp cho thị trường các huyện Trà Ôn, Tam Bình, Bình Minh.
Khả năng khai thác đáp ứng nhu cầu nguyên liệu khoáng:
Với công nghệ khai thác cát truyền thống: Xáng gàu, xáng guồng, bơm hút như đã sử dụng từ trước đến nay theo mức độ đầu tư tăng trưởng như thời gian vừa qua thì khả năng khai thác hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu.
IV. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ TÀI NGUYÊN CÁT LÒNG SÔNG TỈNH VĨNH LONG:
1. Chỉ tiêu công nghiệp đối với cát san lấp:
Chỉ tiêu công nghiệp đối với cát san lấp được áp dụng cho các mỏ cát đã được thăm dò như sau:
- 0,5m.Chiều dày cát tham gia tính trữ lượng tối thiểu
- 70-150m cho200m cho các sông lớn và sâu; Khoảng cách tham gia trữ lượng xa bờ các sông nhỏ và cạn.
- 15 - 20%. 0,05m) Hàm lượng sét bột (d
2. Trữ lượng cát san lấp trên các lòng sông tỉnh Vĩnh Long:
Như đã biết trữ lượng được tính ở các phần trước trong phạm vi riêng cho tỉnh Vĩnh Long như sau:
- Trữ lượng và tài nguyên tổng cộng: 129.833.822 m3.
- Trữ lượng và tài nguyên có thể huy động vào thăm dò, khai thác: 125.297.690 m3 (đã trừ 4 khu vực cấm).
3. Điều kiện khai thác:
Đối với loại hình khoáng sản cát san lấp trên lòng sông đều nằm chìm dưới nước việc khai thác bằng các phương pháp: Gàu guồng, hút thổi xáng múc đều được. Các phương pháp này có ưu việt là chiều sâu khai thác không sâu, đơn giản, linh động quy mô nhỏ, ít ảnh hưởng đến môi trường.
4. Giá trị kinh tế - địa chất mỏ khoáng:
Giá thành cát san lấp trên thị trường Vĩnh Long đã đóng thuế tài nguyên vào tháng 8 năm 2009 như sau:
- Cát đổ nền tại khu vực mỏ khai thác: 6.000đ/m3.
Giá trị kinh tế - địa chất mỏ khoáng được tính đơn giản theo công thức:
Tổng tài nguyên cát x đơn giá cát san lấp (theo đơn giá đã đóng thuế tài nguyên).
129.833.822 m3 x 6.000 đ = 779,003 tỷ đồng.
Giá trị kinh tế tiềm năng tài nguyên cát sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long dự báo: Bảy trăm bảy mươi chín tỷ đồng.
Theo dự đoán nhu cầu cát san lấp đến năm 2020 thì sản lượng khai thác đáp ứng đủ cho nhu cầu là 74.055.839 m3 sẽ mang lại doanh thu cho tỉnh Vĩnh Long là:
74.055.839 x 6.000 đ = 444,335 tỷ đồng.
QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG TỈNH VĨNH LONG
1. Nguyên tắc xây dựng quy hoạch:
Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
a) Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản phục vụ cho nhu cầu trước mắt, đồng thời có tính đến sự phát triển của khoa học, công nghệ, nâng cao giá trị tài nguyên khoáng sản và nhu cầu khoáng sản trong tương lai.
b) Bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường, cầu đường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác.
c) Khai thác khoáng sản cát sông phải tạo điều kiện cơ sở hạ tầng cho nhân dân địa phương nơi có khoáng sản, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
d) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản cát sông của địa phương phải phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của cả nước.
2. Căn cứ lập quy hoạch:
Việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh Vĩnh Long và khu vực.
b) Kết quả khảo sát đánh giá về tài nguyên khoáng sản về tài nguyên cát sông.
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại vùng có khoáng sản và nhu cầu của thị trường.
d) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.
e) Kết quả thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2000.
f) Phù hợp với quy hoạch của các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang là các tỉnh có ranh giới chung. Ranh giới quy hoạch các thân cát cách ranh giới các tỉnh trên là 50 mét.
- Tài nguyên cát lòng sông là nguồn lợi vật chất đặc thù có tính tái tạo thuộc sở hữu nhà nước phải được thống nhất quản lý. Do đó việc thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông phải có quy hoạch, kế hoạch khai thác đạt hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm. Khi chưa khai thác phải bảo vệ để dự trữ lâu dài; các hoạt động thăm dò, khai thác cát sông phải theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư khảo sát, thăm dò đánh giá toàn diện chất lượng, trữ lượng cát sông và các vấn đề môi trường liên quan đến khai thác cát sông hướng tới đầu tư phát triển bền vững.
- Việc khai thác cát sông phải đảm bảo đồng thời các lợi ích trước mắt cũng như lâu dài.
- Hoạt động khai thác phải thường xuyên được giám sát và điều chỉnh cho phù hợp điều kiện tự nhiên.
- Thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng cát lòng sông phải kết hợp chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường, phù hợp với việc sử dụng tài nguyên đất đai, lãnh thổ.
Khai thác cát sông phải đảm bảo tính phục hồi tài nguyên, góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
- Gia tăng vị trí ngành công nghiệp khoáng sản cát lòng sông trong bối cảnh kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long, thúc đẩy sự phát triển có định hướng công nghiệp khai thác cát, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh.
- Phát triển công nghiệp khoáng sản của tỉnh phải có quan hệ chặt chẽ và phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển ngành công nghiệp của trung ương và địa phương cũng như các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, xây dựng cơ bản, đô thị hoá và du lịch dịch vụ... trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tạo cơ sở thực hiện tốt công tác quản lý các hoạt động khai thác khoáng sản cát lòng sông.
- Tạo điều kiện thực hiện đa dạng hoá các hình thức đầu tư cho công nghệ khai thác sử dụng cát lòng sông.
- Bảo đảm mục tiêu tăng trưởng trong lĩnh vực khai thác cát từ 12% trở lên, phù hợp với mục tiêu phát triển chung của tỉnh.
1. Nhận định chung về mối quan hệ giữa các yếu tố: Tiềm năng cát, thị trường, môi trường đến vấn đề quy hoạch:
Tài nguyên cát san lấp trên lòng sông phạm vi tỉnh Vĩnh Long là 129.833.822 m3. Trữ lượng có thể huy động vào khai thác là: 125,297.690 triệu m3. Nhu cầu về cát sông từ nay đến năm 2020 khoảng 74,055.839 triệu m3; trung bình nhu cầu hàng năm khoảng 6,171 triệu m3 như vậy tài nguyên cát sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đáp ứng được nhu cầu đến năm 2020.
2. Phương án quy hoạch:
Từ mối quan hệ giữa các yếu tố: Tiềm năng cát, thị trường, môi trường có thể đưa ra 2 phương án quy hoạch thăm dò, khai thác cát sông tỉnh Vĩnh Long:
Phương án 1. Dựa theo các nhu cầu thị trường, khai thác mang lợi nhuận nhanh có thể đầu tư thăm dò, khai thác với công suất lớn, khai thác triệt để hết tầng khoáng sản tại các thân cát gần nơi tiêu thụ, điều kiện khai thác thuận lợi.
Phương án 2. Tổ chức thăm dò khai thác dạng dàn trải ở các khu vực có tiềm năng cát sông, ưu tiên các chỗ nông, gần thị trường tiêu thụ. Chỉ khai thác ở phạm vi an toàn về độ sâu cũng như khoảng cách xa bờ. Phương tiện khai thác phải có ít nhất ½ số lượng phương tiện do tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép làm chủ sở hữu.
Phương án 1:
Ưu điểm: Chi phí vận chuyển thấp do cự ly vận chuyển ngắn.
Khuyết điểm:
- Khai thác cát với công suất lớn làm giảm tuổi thọ mỏ dẫn đến hiệu quả kinh tế rất thấp.
- Khai thác triệt để hết tầng khoáng sản cát sẽ làm cạn kiệt tài nguyên gây tác động xấu đến sự phát triển bền vững.
- Khai thác tập trung sẽ dễ gây ra những biến động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội.
Phương án 2:
Khuyết điểm: Chi phí vận chuyển cao do cự ly vận chuyển xa.
Ưu điểm:
- Khai thác cát dạng dàn trải tận dụng được quá trình bổ cập cát hàng năm làm tăng tuổi thọ mỏ đồng thời làm tăng hiệu quả kinh tế.
- Khai thác ở phạm vi an toàn về độ sâu và dàn trải sẽ không làm cạn kiệt tài nguyên làm tăng sự phát triển bền vững.
- Khai thác ở phạm vi an toàn về độ sâu cũng như khoảng cách xa bờ sẽ tránh được các biến động lớn về môi trường tự nhiên và xã hội như: Sạt lở bờ sông, xâm thực sâu cục bộ lòng sông.
- Số lượng phương tiện khai thác cho 01 mỏ phải có ít nhất ½ phương tiện do tổ chức, cá nhân đó làm chủ sở hữu nhằm hạn chế: Việc cho "thuê" mỏ làm ảnh hưởng đến công tác quản lý trong hoạt động khoáng sản; tránh hiện tượng "bóc lột" mỏ làm cạn kiệt tài nguyên vì nếu số lượng phương tiện tham gia khai thác vượt quá số lượng đăng ký khó kiểm soát được vị trí khai thác, sản lượng khai thác thực tế gây ra những tác động xấu làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên và xã hội.
Với điều kiện thực tế của tỉnh Vĩnh Long và vì sự phát triển bền vững nên chọn phương án 2.
Quy hoạch chung cho công tác thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long, được chia thành các nhóm quy hoạch như sau:
a) Khu vực đã thăm dò và cấp phép khai thác, tiếp tục đưa vào quy hoạch khai thác.
b) Khu vực đã và đang thăm dò tiếp tục cấp phép khai thác đến 2015.
c) Khu vực cấp phép thăm dò khai thác mới giai đoạn 2010 đến 2015 và giai đoạn 2016 đến 2020.
d) Khu vực tài nguyên dự trữ có thể sẽ cấp phép thăm dò khai thác sau năm 2020.
đ) Khu vực cấm, tạm cấm khai thác.
e) Khu vực hạn chế công suất khai thác.
IV. QUY HOẠCH THĂM DÒ KHAI THÁC:
1. Khu vực đã thăm dò và cấp phép khai thác, tiếp tục đưa vào quy hoạch khai thác.
2. Các khu vực quy hoạch thăm dò khai thác mới:
Trên cơ sở phân tích nhu cầu, các khu vực thăm dò mới được quy hoạch theo giai đoạn từ 2010 đến 2015 và từ 2016 đến 2020 có thêm 12 khu vực được thăm dò, khai thác mới. Trong đó có 8 khu vực (TMT.1; TMT.2; TMC.3; TMC.4; TMC.7; TMH.9; TMH.10 và TMH.11) được quy hoạch thăm dò khai thác từ nay đến năm 2015 và 4 khu vực (TMC.5; TMC.6; TMP.8 và TMO.12) quy hoạch thăm dò khai thác từ 2016 đến 2020. Bảng 3.3
3. Các khu vực tài nguyên cát dự trữ thăm dò, khai thác sau năm 2020:
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có các khu vực sau:
- CC.2A: Một phần thân cát CC-TQ.2 đoạn dưới cùng, sông thắt nhỏ, có vực sâu. Tài nguyên dự trữ: 237.269m3.
- CC.4: Thân cát CC-TQ.4 quy mô nhỏ. Tài nguyên dự trữ: 581.970m3.
- PT.3: Thân cát PT-TQ.3 trên sông Pang Tra, quy mô nhỏ, phân bố gần bờ. Tài nguyên dự trữ: 488.077m3.
- SH.1A: Một phần thân cát SH-TQ.1 trên sông Hậu phân bố gần bờ, bờ sông bị sạt lở. Tài nguyên dự trữ: 1.928.240 m3.
- SH.2: Thân cát SH-TQ.2 trên sông Hậu, quy mô nhỏ, khu vực có vực sâu. Tài nguyên dự trữ: 338.396 m3.
- SH.5: Thân cát SH-TQ.5 trên sông Hậu quy mô nhỏ, có vực sâu. Tài nguyên dự trữ: 336.083 m3.
- TO.1A: Một phần thân cát TO-TQ.1 trên nhánh sông Trà Ôn, sông rất nhỏ, trữ lượng cát không nhiều. Tài nguyên dự trữ: 2.866.674 m3.
A. CÁC KHU VỰC CẤM KHAI THÁC:
Các khu vực cấm khai thác bao gồm:
Sông Tiền:
- KVCT.1: Khu vực cấm nằm trên cầu Mỹ Thuận là vực sâu nguy hiểm, có đường dây điện cao thế vắt qua (không nằm trên diện tích thân cát).
- KVCT.2: Khu vực cầu Mỹ Thuận diện tích ranh giới bảo vệ 1,3 km2, được giới hạn bởi 4 điểm A, B, C, D (ranh giới bảo vệ cầu Mỹ Thuận đã chiếm một phần tài nguyên của thân cát ST-TQ.1: 506.502 m3).
- KVCT.3: Khu vực cấm liên quan đến vực sâu nguy hiểm đoạn ấp Phú Mỹ, xã Đồng Phú, huyện Long Hồ (không nằm trên diện tích thân cát).
Sông Cổ Chiên:
- KVCC.4: Khu vực cấm trên sông Cổ Chiên khu vực thành phố Vĩnh Long. Khu có vực sâu nguy hiểm. Diện tích ranh giới bảo vệ 2,1 km2, được giới hạn bởi 4 điểm E, F, G, H (ranh giới bảo vệ thành phố Vĩnh Long đã chiếm một phần tài nguyên của hai thân cát CC-TQ.1: 1.227.124 m3 và thân cát CC-TQ.2: 991.656 m3).
- KVCC.5: Khu vực bến phà Đình Khao, diện tích ranh giới bảo vệ 0,63 km2, được giới hạn bởi 4 điểm I, J, K, L, (ranh giới bảo vệ phà Đình Khao đã chiếm một phần tài nguyên của thân cát CC-TQ.2: 1.495.800 m3).
- KVCC.6, khu vực cấm trong giới hạn bảo vệ phà Cổ Chiên (không nằm trên diện tích thân cát).
Sông Hậu:
- KVCH.7: Khu vực tạm cấm khai thác khi bến phà Cần Thơ đang hoạt động. Diện tích ranh giới bảo vệ 0,7 km2, được giới hạn bởi 4 điểm M, N, O, P (ranh giới bảo vệ phà Cần Thơ đã chiếm một phần tài nguyên của thân cát SH-TQ.3: 315.050 m3).
- KVCH.8: Khu vực cấm trong hành lang bảo vệ cầu Cần Thơ (không nằm trên diện tích thân cát).
Như vậy tổng tài nguyên cát nằm lọt vào trong 4 khu vực cấm (cầu Mỹ Thuận, thành phố Vĩnh Long, phà Đình Khao và phà Cần Thơ) là 4.536.132 m3.
B. CÁC KHU VỰC HẠN CHẾ CÔNG SUẤT KHAI THÁC:
Thân cát SH-TQ.3 nằm trên sông Hậu đây là khu vực bờ sông bị sạt lở, đáy sông có hiện 100.000m3/ năm.tượng xâm thực sâu, hạn chế công suất khai thác
V. CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG CÁT LÒNG SÔNG:
1. Chế biến:
Cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long theo kết quả phân tích mới nhất có thành phần hạt chủ yếu là hạt nhỏ cấp hạt 0,25-0,1mm chiếm tỷ lệ 80 - 90%, tỷ lệ bột sét cấp hạt <0,1mm chiếm tỷ lệ 10 - 20%. Chất lượng cát trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói chung chỉ đạt tiêu chuẩn sử dụng cho công tác san lấp mặt bằng. Muốn áp dụng khoa học công nghệ chế biến sâu nhằm mục đích sử dụng cát cho các mục đích khác cần có công trình nghiên cứu công nghệ và ứng dụng.
2 Tình hình sử dụng cát sông tỉnh Vĩnh Long:
Như đã nêu ở trên cát sông tỉnh Vĩnh Long mục đích chủ yếu chỉ có thể sử dụng vào san lấp. Trong những năm gần đây cát đã được sử dụng vào san lấp các công trình: Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và các công trình xây dựng dân dụng khác trên địa bàn tỉnh.
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG
I. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHI KHAI THÁC CÁT:
1. Tác động tích cực:
1.1. Góp phần mở rộng và phát triển hệ thống giao thông qua khơi thông luồng lạch, tăng tải trọng tàu, ổn định độ sâu luồng; tạo điều kiện lưu thông hàng hoá thúc đẩy kinh tế phát triển.
1.2. Khai thác tài nguyên khoáng sản mang lại lợi ích kinh tế - xã hội.
1.3. Góp phần ngăn chặn xâm nhập mặn, giảm tải ô nhiễm nguồn nước, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thuỷ lợi.
2. Tác động tiêu cực:
2.1. Tác động đến dòng chảy làm mất ổn định đến đáy và hai bên bờ sông.
2.2. Tác động đến hoạt động vận tải đường thuỷ.
2.3. Tác động đến nguồn nước.
2.4. Tác động đến không khí và tiếng ồn.
2.5. Tác động đến tài nguyên khoáng sản, thuỷ sản và hệ sinh thái.
II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:
1. Thực hiện các biện pháp đồng bộ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác cát:
a) Xác định độ sâu khai thác cho phép của từng khu vực và từng thân cát.
b) Xác định khoảng cách xa bờ, cầu, phà khi khai thác.
c) Tính trữ lượng cát và sản lượng có thể khai thác.
d) Tổ chức quản lý khai thác cát: Để tránh hiện tượng khai thác trái phép, cần quy định đối với các nhà thầu san lấp bắt buộc phải có giấy phép khai thác cát (chứng minh tính hợp pháp nguồn vật liệu).
e) Thực hiện các quy định an toàn trên sông đối với các máy móc, thiết bị.
f) Xử lý và khống chế chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, nước thải xuống khu vực khai thác.
g) Kiểm tra, giám sát môi trường khi khai thác: Đặc biệt đề nghị phân cấp kiểm tra giám sát hoạt động khai thác cho các địa phương huyện, xã nơi có khoáng sản cát sông.
Nội dung giám sát:
+ Quy trình công nghệ, vị trí, độ sâu khai thác, số lượng thiết bị.
+ Sản lượng khai thác của các doanh nghiệp, giá sản phẩm, ảnh hưởng đến luồng giao thông thuỷ.
+ Diễn biến đường bờ, đáy sông quanh khu vực khai thác. Ý kiến của nhân dân ven bờ nơi có hoạt động khai thác.
+ Định kỳ đo vẽ địa hình đáy sông để điều chỉnh khai thác cho phù hợp, đánh giá lượng cát bổ cập. Đối với các khu vực nhạy cảm tầng suất giám sát 01 năm/lần; các khu vực khác bắt buộc 02 năm/lần.
+ Giám sát môi trường nước và chất thải.
2. Các giải pháp quy hoạch nhằm giảm thiểu tác động môi trường:
* Biên giới khai trường:
Chiều sâu khai thác và khoảng cách xa bờ là hai thông số khai trường cần được tính đến trong việc xác định biên giới của khai trường. Các thông số này được tính theo từng mỏ cụ thể.
- Đối với sông lớn và sâu: Khoảng cách 200m tính từ bờ sông; đối với các sông nhỏ và cạn: Sông Pang Tra khoảng cách 100m; sông Hậu nhánh Trà Ôn, khoảng cách từ 70-100m tuỳ từng khu vực; sông Trà Ôn khoảng cách là 70m, tính từ bờ sông. Khoảng cách khai thác xa bờ này đáp ứng được giới hạn ảnh hưởng đến vùng quy hoạch nuôi cá lồng, cá bè tại Quyết định số 44/QĐ-UBND, ngày 05 tháng 01 năm 2007 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
- Chiều sâu khai thác tối đa: Hiện nay các nhà chuyên môn đều lấy độ sâu xâm thực cơ sở của đáy sông hiện có làm mức cao chuẩn để khống chế chiều sâu khai thác. Chiều sâu khai thác cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long trên các sông lớn: Sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hậu là: -18m giải cách bờ 200 - 400m và -20m đới giữa sông cách bờ >400m. Các sông nhỏ: Sông Pang Tra, sông Hậu nhánh Trà Ôn và sông Trà Ôn độ sâu khai thác đến -15m.
- Sản lượng khai thác.
Được tính toán dựa trên các yếu tố:
- Trữ lượng cát hiệu dụng của mỏ có thể huy động vào khai thác.
- Không tác động xấu đến môi trường; có thể điều tiết dòng chảy theo hướng có lợi.
- Đáp ứng nhu cầu thực tế thị trường, đem lại lợi nhuận.
- Phân tích xác định các khu vực không thể khai thác, hạn chế khai thác khoáng sản do các nguyên nhân khác nhau.
CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên cát lòng sông:
- Ban hành và hoàn thiện các quy định về khai thác cát sông phù hợp với các quy định của Luật Khoáng sản, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản và đặc thù hoạt động khoáng sản tại địa phương.
- Thực hiện tham vấn, lấy ý kiến chính quyền và nhân dân địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản. Sau khi chủ đầu tư được cấp phép khai thác phải công bố với chính quyền và nhân dân địa phương về vị trí khai thác, khoảng cách khai thác xa bờ và số lượng phương tiện khai thác.
- Phối hợp trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch.
- Phối hợp trong xây dựng, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác dự báo giữa tỉnh và trung ương, giữa các ngành trong tỉnh và các tỉnh khác.
2. Các giải pháp về kỹ thuật:
- Nội dung giấy phép khai thác quy định vị trí, độ sâu, số lượng thiết bị khai thác cho từng khu vực cụ thể.
- Định kỳ kiểm tra diễn biến đường bờ, đáy sông, chất lượng và trữ lượng cát để điều chỉnh vị trí, độ sâu, số lượng thiết bị khai thác cho phù hợp.
- Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật, đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ đi đôi với bảo vệ môi trường.
3. Giải pháp đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
- Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, công chức các ngành tài nguyên và môi trường, các cấp cơ sở về pháp luật, quản lý và điều hành hoạt động khai thác cát sông.
- Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp hoạt động khai thác cát sông tiếp cận những tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới khai thác cát sông.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý trung ương, viện, trường, các cơ quan tư vấn trao đổi học hỏi kinh nghiệm quản lý hoạt động khai thác cát sông.
- Thường xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.
4. Cơ chế, chính sách:
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư khảo sát, thăm dò, đánh giá tài nguyên cát và cát môi trường. Sau khi "Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long, đến năm 2020" được phê duyệt thì cơ quan chủ quản sẽ được thu phí tài liệu "Quy hoạch" và sẽ tiến hành các hình thức đấu thầu và chỉ định thầu đối với các doanh nghiệp, cá nhân xin đầu tư khảo sát, thăm dò, đánh giá trữ lượng cát lòng sông trong tỉnh Vĩnh Long.
- Việc khai thác cát sông chỉ mang tính tận dụng tài nguyên thiên nhiên, cố gắng tận dụng tài nguyên do sông đem lại, phần nào điều tiết dòng chảy.
- Quan tâm đến việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về công nghệ, thông tin thị trường cát.
- Chính sách bảo hộ quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản cát sông được khai thác, chế biến.
- Nhằm hạn chế việc khai thác không đúng quy định, gây khó khăn cho công tác quản lý cần có quy định bắt buộc khi dự thầu san lấp phải có xuất xứ rõ ràng về nguồn cát (có giấy phép khai thác mỏ).
5. Các vấn đề về thị trường:
So với các nước trong khu vực tài nguyên cát sông của tỉnh Vĩnh Long đảm bảo đáp ứng đủ cho nhu cầu, chất lượng cát đạt tiêu chuẩn sử dụng cho san lấp. Các doanh nghiệp hoạt động khai thác cát sông phải coi trọng định hướng thị trường trong tương lai để đầu tư khai thác đúng mức không gây lãng phí tài nguyên.
6. Vấn đề vốn đầu tư:
a) Nhu cầu tổng thể vốn đầu tư:
Để thực hiện các nhiệm vụ sản lượng khai thác cát theo kế hoạch hàng năm hiện nay khoảng 3 triệu m3/năm và đến 2020 khoảng 10,8 triệu m3/năm, trung bình 6,171 triệu m3/năm theo kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp trên khu vực có điều kiện tương tự thì tổng nhu cầu vốn đầu tư trong thời kỳ 2010-2020 khoảng 50-60 tỷ đồng (theo giá hiện hành).
b) Các giải pháp huy động vốn:
Tình hình phát triển như hiện nay nhu cầu vốn của tỉnh Vĩnh Long còn đang thiếu trầm trọng. Để tiết kiệm cần huy động các nguồn của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác.
- Đa dạng hoá các hình thức huy động và tạo vốn trong đầu tư khai thác cát. Phải huy động và thu hút vốn trong nước.
- Sử dụng nguồn vốn theo hướng tập trung nâng cao năng lực sản xuất, đầu tư thiết bị khai thác năng suất cao, gọn nhẹ, an toàn, ít ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ và ít ô nhiễm môi trường.
7. Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch:
Các hoạt động khai thác cát sông phải có sự giám sát của chính quyền địa phương cũng như ý kiến cộng đồng dân cư nơi có khoáng sản. Định kỳ giám sát trên các mỏ 02 năm/lần, thường xuyên nghiên cứu, cứ 02 năm một lần tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.
Tại mỗi khu vực khai thác khi có hiện tượng sạt lở bờ nghiêm trọng cần dừng ngay hoạt động khai thác, để xác định nguyên nhân quyết định phương án xử lý thích hợp.
Triển khai quy hoạch qua các kế hoạch thăm dò khai thác cát sông ngắn hạn và trung hạn. Kế hoạch hàng năm phải bám vào các mục tiêu quy hoạch đã được duyệt và tiến độ phải thực hiện trong từng thời kỳ.
Xây dựng chương trình hành động và các chương trình phát triển theo từng thời kỳ theo định hướng của quy hoạch. Rà soát việc ban hành các chủ trương, chính sách về hoạt động khoáng sản tài nguyên cát sông.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Quy hoạch, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 là một bộ phận của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long, nhằm xác định về nhu cầu cát san lấp và khả năng cung cấp nhu cầu tại chỗ, đồng thời điều kiện khai thác phải phù hợp với các yếu tố bắt buộc khác như: Môi trường, an toàn giao thông đường thuỷ, cảnh quan văn hoá lịch sử và trật tự an toàn xã hội.
Nội dung bản quy hoạch đã đạt được:
1. Đánh giá tổng thể điều kiện địa lý, tài nguyên, kinh tế xã hội và tiềm năng tài nguyên cát trên các lòng sông tỉnh Vĩnh Long với tổng tài nguyên, trữ lượng (tính riêng cho tỉnh Vĩnh Long) là: 129.833.822 m3.
2. Trên cơ sở đo đạc thực tế và ứng dụng Hệ thông tin địa lý (GIS) đã tổng hợp được bản đồ hiện trạng tài nguyên cát và địa chất môi trường các sông thuộc tỉnh Vĩnh Long. Đây là cơ sở ban đầu quan trọng để lập quy hoạch thăm dò khai thác cát có khoa học và thực hiện công tác giám sát, điều chỉnh quy hoạch cho các năm tiếp theo phù hợp với điều kiện tự nhiên theo hướng có lợi. Phản ánh đúng thực trạng của công tác đầu tư khảo sát, thăm dò, khai thác và quản lý hoạt động khoáng sản cát tại các sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
3. Thu thập, dự báo được các số liệu về nhu cầu cát san lấp trong phạm vi trong tỉnh. Tổng nhu cầu cát san lấp phục vụ cho nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp, hệ thống giao thông, các khu đô thị và nhà ở từ 2010 đến 2020 khoảng 74,055.839 m3.
4. Lập được quy hoạch khung và kế hoạch chi tiết cho công tác thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long, cụ thể:
Toàn bộ phạm vi các con sông thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Long được quy hoạch: Khu vực đủ cơ sở đầu tư thăm dò khai thác công nghiệp từ năm 2010 bao gồm: 19 khu đã và đang cấp phép khai thác, 07 khu đã và đang thăm dò tiếp tục cấp phép khai thác đến 2015, 07 khu quy hoạch thăm dò khai thác mới giai đoạn 2010 đến 2015 và 04 khu thăm dò khai thác mới giai đoạn 2016 đến 2020, 07 khu vực tài nguyên dự trữ có thể cấp phép thăm dò khai thác sau 2020.
- Thời hạn giấy phép 05 năm.
- Định kỳ kiểm tra hiện trạng mỏ 02 năm/ lần (đo hồi âm địa hình đáy sông tại khu vực mỏ).
* Sản lượng khai thác theo từng thời kỳ như sau:
- Từ năm 2009 - năm 2012 công suất 3 - 4 triệu m3/năm.
- Từ năm 2013 - năm 2016 công suất 4 - 6 triệu m3/năm.
- Từ năm 2017 - năm 2020 công suất 6 - 10 triệu m3/năm.
* Các khu vực cấm khai thác bao gồm:
- Trên phà Mỹ Thuận 1.330m; dưới cầu 1.000m.
- Trên và dưới phà Đình Khao: 300m.
- Trên dưới phà Cổ Chiên: 500m.
- Trên dưới phà Cần Thơ: 500m (tạm cấm đến năm 2011).
- Vực sâu khu vực thành phố Vĩnh Long (từ dưới chợ Vĩnh Long lên đến trên khách sạn Cửu Long).
- Vực sâu đoạn thuộc ấp Phú Mỹ, xã Đồng Phú, huyện Long Hồ.
5. Đồng thời đưa ra các giải pháp để thực hiện và quản lý quy hoạch:
- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên cát lòng sông.
- Các giải pháp về kỹ thuật.
- Giải pháp đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Cơ chế, chính sách đặc biệt quan tâm đến địa phương có hoạt động khai thác cát sông.
- Các vấn đề về thị trường.
- Vấn đề vốn đầu tư và các giải pháp huy động vốn.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.
Để Quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng cát sông đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, kiến nghị như sau:
a) Tiềm năng cát trên các lòng sông tỉnh Vĩnh Long là yếu tố động, thường xuyên được bổ cập đây là nguồn lợi kinh tế đáng kể. Để đánh giá nguồn tiềm năng bổ cập này chúng tôi kiến nghị Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long xét và cấp kinh phí cho các nghiên cứu chuyên đề khảo sát lượng cát bổ cập hàng năm.
b) Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong hoạt động giám sát, hậu kiểm hoạt động khai thác cát sông. Từng bước phân quyền giám sát, hậu kiểm hoạt động khoáng sản cát sông cho các địa phương huyện, xã.
c) Về chế độ chính sách liên quan đến hoạt động khoáng sản cát lòng sông:
- Bảo hộ quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến.
- Ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới về khai thác, chế biến nâng cao giá trị sử dụng của tài nguyên cát sông.
d) Để nghiên cứu tổng quan về trữ lượng, sạt lở - bồi tụ của dòng sông và tiết kiệm ngân sách cũng như chi phí cho các doanh nghiệp giao Uỷ ban nhân dân tỉnh có giải pháp thích hợp nhằm tăng cường công tác đánh giá hiện trạng khoáng sản và môi trường hai năm một lần và từng thời kỳ để điều chỉnh kế hoạch thăm dò khai thác cho phù hợp. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng các chương trình nghiên cứu hiện tượng sạt lở bờ sông xác định nguyên nhân, dự báo biến hình lòng sông, dự báo xoáy lở. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, giao thông khu vực ven sông; tổ chức tuyên truyền đến các địa phương ven sông về các quy luật và diễn biến lòng sông, tránh những thiệt hại, lợi dụng tối đa nguồn lợi của sông đem lại.
Tiềm năng cát sông tỉnh Vĩnh Long thật đa dạng và quan trọng, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nhu cầu san lấp rất lớn, khoáng sản cát cũng chiếm một vị trí trong đó. Việc sử dụng bản Quy hoạch này là cơ sở để quản lý cho công tác thăm dò, khai thác cát trên các sông thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Long sẽ mang tính khoa học và thực tiễn cao./.
- 1Nghị quyết 72/NQ-HĐND năm 2012 thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2Nghị quyết 135/2009/NQ-HĐND16 về Quy hoạch thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 3Nghị quyết 62/2013/NQ-HĐND điều chỉnh Nghị quyết 101/2006/NQ-HĐND thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông Tiền, tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
- 4Quyết định 3586/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
- 1Luật Khoáng sản sửa đổi 2005
- 2Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi
- 3Quyết định 20/2006/QĐ-BTNMT Ban hành Bộ đơn giá dự toán các công trình địa chất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 5Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 6Luật Khoáng sản 1996
- 7Chỉ thị 29/2008/CT-TTg về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 72/NQ-HĐND năm 2012 thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 9Nghị quyết 135/2009/NQ-HĐND16 về Quy hoạch thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 10Nghị quyết 62/2013/NQ-HĐND điều chỉnh Nghị quyết 101/2006/NQ-HĐND thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông Tiền, tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
- 11Quyết định 3586/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
Nghị quyết 117/2009/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long khóa VII, kỳ họp thứ 17 ban hành
- Số hiệu: 117/2009/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 10/12/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Phan Đức Hưởng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/12/2009
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực