Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/NQ-HĐND | Yên Bái, ngày 10 tháng 4 năm 2017 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XVIII - KỲ HỌP THỨ 5 (CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét Tờ trình số 22/TTr-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
1. Quan điểm phát triển
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn, chất lượng, hiệu quả, bền vững gắn với phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới; gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; hình thành và phát triển mối liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và kinh tế hộ để xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ; ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, nhân lực; thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phương.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng xác định sản phẩm chủ lực, có lợi thế để tập trung đầu tư về khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng, tổ chức lại sản xuất, hình thành chuỗi giá trị các ngành hàng để tạo bước đột phá về sức cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới; Quy hoạch phát triển sản xuất theo hướng xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện; xây dựng vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống nông dân, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm toàn ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (giá so sánh 2010) giai đoạn 2016 - 2020 là 4,6%.
- Cơ cấu sản xuất năm 2020: Nông nghiệp 67%; lâm nghiệp 28%; thủy sản 5%.
- Sản lượng lương thực có hạt bình quân giai đoạn 2016-2020 là 320.000 tấn/năm.
- Sản lượng chè búp tươi năm 2020 đạt 85.000 tấn.
- Sản lượng quả (cây ăn quả) năm 2020 đạt 50.000 tấn.
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại năm 2020 đạt 51.000 tấn.
- Sản lượng thủy sản năm 2020 đạt 12.300 tấn.
- Giá trị sản sản xuất nông nghiệp bình quân 1 ha năm 2020 đạt 80 triệu đồng.
- Diện tích trồng rừng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 15.000 ha/năm.
- Tỷ lệ các xã đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2020 là 40% (64/157 xã), tỷ lệ các huyện đạt tiêu chí nông thôn mới là 14,3% (1/7 huyện).
- Tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt khoảng 63%.
- Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh năm 2020 đạt khoảng 90%.
c) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm toàn ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (giá so sánh 2010) giai đoạn 2021 - 2030 là 4,7%.
- Cơ cấu sản xuất năm 2030: Nông nghiệp 66,5%, lâm nghiệp 27,7%, thủy sản 5,8%.
- Sản lượng lương thực có hạt bình quân giai đoạn 2021 - 2030 là 320.000 tấn/năm.
- Sản lượng chè búp tươi năm 2030 là 90.000 tấn.
- Sản lượng quả năm 2030 là 80.000 tấn.
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại năm 2030 là 70.000 tấn.
- Sản lượng thủy sản năm 2030 là 12.800 tấn.
- Giá trị sản sản xuất nông nghiệp bình quân 1 ha năm 2030 là 100 triệu đồng.
- Trồng rừng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 là 15.000 ha/năm.
- Tỷ lệ che phủ rừng giai đoạn 2021 - 2030 duy trì từ 63% trở lên.
- Tỷ lệ các xã đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2030 khoảng 70% (khoảng 110 xã).
- Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh năm 2030 đạt 98%.
II. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020
1. Phát triển trồng trọt
- Cây lương thực (lúa, ngô): Diện tích gieo trồng lúa cả năm 42.810 ha, sản lượng 221.000 tấn; diện tích gieo trồng ngô cả năm 30.000 ha, sản lượng 99.000 tấn.
- Cây rau, đậu thực phẩm: Diện tích gieo trồng khoảng 9.400 ha; sản lượng 111.870 tấn.
- Cây hàng năm khác (sắn, khoai các loại, đậu tương, lạc, mía, hoa): Tổng diện tích gieo trồng 18.385 ha.
- Cây lâu năm:
+ Cây chè: Diện tích khoảng 10.400 ha, sản lượng chè búp tươi 85.000 tấn.
+ Cây ăn quả (không bao gồm cây Sơn tra): Diện tích 9.500 ha, sản lượng khoảng 50.000 tấn.
2. Phát triển chăn nuôi
- Tổng đàn gia súc chính 761.000 con (đàn lợn 608.000 con, đàn bò 39.800 con, đàn trâu 113.200 con); đàn gia cầm 4,5 triệu con; đàn dê 39.000 con.
- Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại 51.000 tấn.
3. Phát triển lâm nghiệp
- Quy hoạch 3 loại rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp 469.858 ha (rừng đặc dụng 36.147 ha, rừng phòng hộ 152.794 ha, rừng sản xuất 280.917 ha).
- Các vùng sản xuất lâm nghiệp: Rừng gỗ lớn 23.500 ha, rừng gỗ nhỏ 39.800 ha. Sản lượng khai thác bình quân là 600.000 m3/năm.
- Cây Quế: Diện tích 76.000 ha; sản lượng quế vỏ 20.000 tấn/năm, tinh dầu 600 tấn/năm; trồng mới 20.000 ha.
- Sơn tra: Diện tích 10.000 ha; sản lượng quả 7.500 tấn/năm; trồng mới 6.200 ha.
- Tre măng Bát độ: Diện tích 10.000 ha; sản lượng măng tươi 115.000 tấn/năm; trồng mới 7.500 ha.
- Phát triển lâm sản ngoài gỗ (tre, nứa, vầu, song, mây...): Sản lượng khai thác hằng năm tre, nứa, vầu khoảng 100.000 tấn.
- Phát triển cây dược liệu: Trồng, khai thác có hiệu quả và bền vững các loại cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên.
4. Phát triển thủy sản
- Tổng diện tích nuôi thủy sản là 3.590 ha (nuôi ao hồ 2.230 ha; nuôi eo ngách 475 ha; nuôi cá ruộng 885 ha) và 1.300 lồng cá.
- Sản lượng thủy sản 12.300 tấn, trong đó sản lượng khai thác 4.000 tấn; sản lượng nuôi trồng 8.300 tấn.
5. Vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao
Xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung vào các đối tượng: Vùng sản xuất hoa 100 ha; vùng sản xuất rau an toàn 200 ha; vùng chăn nuôi lợn nái 10.000 con; vùng chăn nuôi bò sữa 1.500 con; vùng cây ăn quả lâu năm 600 ha; vùng sản xuất giống lúa 300 ha; vùng sản xuất chè 900 ha; vùng nuôi trồng thủy sản 200 ha.
6. Xây dựng nông thôn mới
- Toàn tỉnh có 64 xã đạt tiêu chí nông thôn mới. Phấn đấu xây dựng huyện Trấn Yên đạt huyện nông thôn mới.
- Tỷ lệ lao động được qua đào tạo trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 20%. Bình quân mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo 4,0%.
7. Nhu cầu vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 3.000 tỷ đồng.
8. Danh mục các chương trình, đề án, dự án ưu tiên đầu tư
a) Các chương trình
- Xây dựng nông thôn mới.
- Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
b) Các đề án:
- Xây dựng cánh đồng một giống.
- Phát triển chăn nuôi.
- Phát triển cây ăn quả có múi; phát triển cây quế; phát triển cây sơn tra; phát triển cây tre măng Bát độ.
- Phát triển thủy sản.
- Sản xuất chè, lợn, gà, rau sạch theo chuỗi khép kín.
- Phát triển rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng (FSC).
c) Các dự án:
- Bảo tồn và phát triển nguồn giống quế chất lượng cao.
- Cải tạo đàn trâu, bò bằng phương pháp truyền tinh nhân tạo.
- Các dự án chế biến nông, lâm sản.
- Các dự án xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi, các công trình giao thông nội đồng.
III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; đổi mới cơ cấu đầu tư đảm bảo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chú trọng đến tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; có chính sách phù hợp khuyến khích các thành phần kinh tế tự bỏ vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sau đó trực tiếp vận hành khai thác đáp ứng nhu cầu sản xuất và dịch vụ.
2. Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp
Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; hỗ trợ các hộ có khả năng về vốn và kinh nghiệm sản xuất mở rộng quy mô đất đai phát triển sản xuất; khuyến khích các trang trại lớn làm ăn hiệu quả chuyển sang thành lập công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp để tăng tính pháp lý trong giao dịch phát triển sản xuất kinh doanh và hỗ trợ các hộ xung quanh; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp.
3. Tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ
Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch sản xuất vùng nguyên liệu với thực hiện quy hoạch chế biến, bảo quản sản phẩm nông lâm thủy sản, đảm bảo nguyên liệu sản xuất ra có sản lượng, chất lượng phù hợp với quy mô, công nghệ chế biến và sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng.
4. Huy động vốn đầu tư
Thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Lựa chọn, đầu tư có trọng điểm. Từng bước giảm dần đầu tư hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, tăng cường đầu tư hỗ trợ cho các dự án gắn với từng sản phẩm cụ thể để phát triển hàng hóa.
5. Nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa nông nghiệp, đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Phát huy nguồn lực về trí tuệ của các tổ chức và đội ngũ cán bộ khoa học trong tỉnh. Khuyến khích tạo Điều kiện để các tổ chức, các cá nhân nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp nông thôn.
6. Phát triển thị trường và xúc tiến thương mại
Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, từng bước chuyển đổi cơ cấu thị trường, tạo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với nông dân nhằm nâng cao nội lực, hướng tới mục tiêu liên kết. Qua đó, khai thác tốt lợi thế về tiềm năng, thế mạnh, góp phần tiêu thụ các sản phẩm nông sản, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân trong tỉnh. Hỗ trợ các tổ chức, cơ sở đăng ký nhãn hiệu, quảng bá sản phẩm. Tăng cường công tác quản lý kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm nông sản; khuyến khích nhân rộng mô hình kiểm soát, quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi, áp dụng triệt để các tiêu chuẩn VietGAP, ISO.
7. Chính sách đất đai
Khuyến khích tích tụ đất đai với quy mô hợp lý (tùy vào đối tượng và công nghệ sản xuất) để làm cơ sở cho quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nhất là cơ giới hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng công nghệ cao, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền nông nghiệp hàng hóa hướng ra xuất khẩu.
8. Tăng cường hiệu lực và củng cố bộ máy quản lý nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị ở nông thôn
Sắp xếp hợp lý tổ chức bộ máy, cán bộ ở các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn; nâng cao trình độ chính trị, quản lý, trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức. Các tổ chức trong hệ thống chính trị căn cứ chức năng nhiệm vụ, xây dựng chương trình hành động và tổ chức các hoạt động nhằm thực hiện tốt các nội dung quy hoạch.
9. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cho các cấp chính quyền và các ngành chức năng về việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và lâm nghiệp; Xây dựng mới, nâng cấp các công trình thủy lợi, phục vụ tốt cho việc phòng chống thiên tai và đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Trong sản xuất, thực hiện các kỹ thuật trồng rừng, canh tác trên đất dốc hạn chế dòng chảy nước mặt, xói mòn đất. Làm tốt công tác bảo vệ nuôi dưỡng rừng, phòng chống cháy rừng. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giống cây trồng phù hợp vùng khô hạn; hướng dẫn người sản xuất các biện pháp chống hạn cho cây.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh, quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch và tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XVIII - Kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) thông qua ngày 10 tháng 4 năm 2017./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 24/2010/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011- 2020
- 2Quyết định 1527/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 1744/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh Khoản 4, Khoản 5 Điều 1 của Quyết định 110/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015–2020”
- 4Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2017 thực hiện phong trào thi đua Đổi mới, phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới do tỉnh Phú Yên ban hành
- 5Quyết định 1357/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Luật bảo vệ môi trường 2014
- 7Luật Doanh nghiệp 2014
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Nghị quyết 24/2010/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011- 2020
- 10Quyết định 1527/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 11Quyết định 1744/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh Khoản 4, Khoản 5 Điều 1 của Quyết định 110/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015–2020”
- 12Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2017 thực hiện phong trào thi đua Đổi mới, phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới do tỉnh Phú Yên ban hành
- 13Quyết định 1357/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
Nghị quyết 10/NQ-HĐND năm 2017 điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 10/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 10/04/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Phạm Thị Thanh Trà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra