Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1527/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 07 tháng 7 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

1. Cập nhật các thủ tục hành chính mới được công bố vào Hệ thống thông tin thủ tục hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định.

2. Niêm yết công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở tại trụ sở cơ quan và trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.

3. Triển khai thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tư pháp; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục KSTTHC (VP Chính phủ) (gửi qua mạng);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các cơ quan thuộc UBND tỉnh (qua mạng);
- VPUB: CVP, các PCVP, các CV, CTTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, NC, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Phương

 

PHỤ LỤC

THỦ TỤC HÌNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định 1527/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

PHẦN I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

1.

Công nhận nghề truyền thống

Phát triển nông thôn

Chi cục Phát triển nông thôn

2.

Công nhận làng nghề

Phát triển nông thôn

Chi cục Phát triển nông thôn

3.

Công nhận làng nghề truyền thống

Phát triển nông thôn

Chi cục Phát triển nông thôn

4.

Kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu

Phát triển nông thôn

Chi cục Phát triển nông thôn

5.

Bố trí, ổn định dân cư ngoài tỉnh

Phát triển nông thôn

Chi cục Phát triển nông thôn

6.

Thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư

Phát triển nông thôn

Chi cục Phát triển nông thôn

PHẦN II

NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Tên thủ tục: Công nhận nghề truyền thống

Trình tự thực hiện:

Bước 1: UBND xã, phường, thị trấn có các nghề đạt tiêu chí lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống và gửi văn bản đề nghị lên UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Bước 2: UBND các huyện, thị xã, thành phố tập hợp, kiểm tra hồ sơ do UBND xã, phường, thị trấn gửi lên; thành lập Hội đồng sơ tuyển cấp huyện, thị xã, thành phố để xem xét, thẩm định; lập danh sách, tờ trình gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp.

Bước 3: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh ra quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh; tổ chức thẩm định, chọn những đơn vị có đủ tiêu chuẩn; trình UBND tỉnh xem xét, ra quyết định công nhận nghề truyền thống.

- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Phát triển nông thôn, số 53 Nguyễn Huệ, thành phố Huế.

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 00; buổi chiều từ 14 giờ 00 đến 16 giờ 30, các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Chi cục Phát hiển nông thôn, 53 Nguyễn Huệ, thành phố Huế hoặc gửi qua đường bưu điện.

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị của UBND xã (Bản chính).

- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống, có xác nhận của UBND cấp xã (Bản chính).

- Giấy chứng nhận huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh trở lên trao tặng (nếu có) Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống (Bản sao).

- Giấy công nhận Nghệ nhân của cơ quan có thẩm quyền (nếu có) (Bản sao).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định công nhận nghề truyền thống.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống ban hành kèm theo Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (Biểu mẫu 1).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc;

c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

- Thông tư số 116/2006/TT-BNN-CB ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ;

- Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 11/9/2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Biểu mẫu 1.

Bản tóm tắt quá trình hình thành Nghề truyền thống

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...
Tổ chức (cá nhân):………..
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……/……

………, ngày… tháng……năm 20…

 

BẢN TÓM TẮT

Quá trình hình thành và phát triển nghề truyền thống.

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Sở Nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên Huế;

- UBND huyện …………………………;

- UBND xã ……………………………...

Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ;

Căn cứ Quy định kèm theo Quyết định số ……/…./2012 của UBND tỉnh về việc triển khai thủ tục, trình tự công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Qua quá trình hình thành, hoạt động; tự xét thấy đã đạt được những tiêu chuẩn về nghề truyền thống:

1. Nghề ………………………………đã xuất hiện từ ………………….và gắn với đời sống văn hóa của làng…………… thuộc xã …………., huyện ………………. , tỉnh Thừa Thiên Huế tồn tại cho đến nay.

Các sản phẩm chủ yếu của nghề……………………là:…………………................................. ……………………………………………………………..…............

2. Nghề ………….đã gắn với tên tuổi của làng từ năm ………….Nghề …………đã gắn với tên tuổi của một số nghệ nhân nổi tiếng như: ………………………………………………………………................................................................

3. Nghề ……………………. sản xuất theo đúng quy định của pháp luật, có tổ chức và hoạt động xã hội về nghề …………………………………… Đảm bảo chấp hành đầy đủ các quy định, chính sách của nhà nước và vệ sinh môi trường.

Đề nghị UBND các cấp và các cơ quan có liên quan xem xét công nhận:

- Tên nghề: …………………………………………………..

- Thuộc làng………………………… xã …………………...

- Huyện: …………………………………................là nghề truyền thống./.

 

Xác nhận của UBND cấp xã

(Ký tên, *đóng dấu nếu có)

Ghi chú: (*) nếu là khu dân cư thì đại diện khu ký, nếu là xã nghề thì đại diện UBND xã ký.

Tổ chức (cá nhân)

(Ký tên, *đóng dấu nếu có)

 

 

2. Tên thủ tục: Công nhận làng nghề

Trình tự thực hiện:

Bước 1. UBND xã, phường, thị trấn có các làng nghề đạt tiêu chí lập hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề và gửi văn bản đề nghị lên UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Bước 2. UBND các huyện, thị xã, thành phố tập hợp, kiểm tra hồ sơ do UBND xã, phường, thị trấn gửi lên; thành lập Hội đồng sơ tuyển cấp huyện, thị xã, thành phố để xem xét, thẩm định; lập danh sách, tờ trình gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp.

Bước 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh ra quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh; tổ chức thẩm định, chọn những đơn vị có đủ tiêu chuẩn; trình UBND tỉnh xem xét, ra quyết định công nhận làng nghề.

- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Phát triển nông thôn, số 53 Nguyễn Huệ, thành phố Huế.

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ 07giờ30 đến 11giờ00; buổi chiều từ 14giờ00 đến 16giờ30, các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Chi cục Phát triển nông thôn, 53 Nguyễn Huệ, thành phố Huế hoặc gửi qua đường bưu điện.

Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị của UBND xã (Bản chính).

- Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn, có xác nhận của UBND cấp xã (Bản chính).

- Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất (Bản chính).

- Bản xác nhận thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, có xác nhận của UBND cấp xã (Bản chính).

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định công nhận làng nghề.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn, có xác nhận của UBND cấp xã (Biểu mẫu 1).

- Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất (Biểu mẫu 2).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;

b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

c) Đạt tiêu chuẩn, điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề;

d) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

- Thông tư số 116/2006/TT-BNN-CB ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ;

- Quyết định số 29/2012/QD-UNBD ngày 11/9/2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Biểu mẫu 2.

Danh sách các hộ (tổ chức) tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn

UBND XÃ…………….
LÀNG ……………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

DANH SÁCH
CÁC HỘ (TỔ CHỨC) THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGHỀ

STT

Họ và tên

(chủ hộ)

Số khẩu

Lao động

Làm nghề

LĐ làm chuyên


thời vụ

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng số hộ của làng:……………………..hộ.

- Tỷ lệ hộ làm nghề so với tổng số hộ của làng:…………….%.

………, ngày……tháng…năm……

XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ
(ký tên và đóng dấu)

TM. LÀNG
(ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP DANH SÁCH
(ký và ghi rõ họ tên)

 

Biểu mẫu 2.

Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn

Huyện…………………

Xã……………………..

Làng:………………….

BIỂU TÍNH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, DOANH THU, THU NHẬP CÁC NGÀNH NGHỀ 2 NĂM GẦN NHẤT

(NĂM ……….. VÀ NĂM ……….)

 

STT

Ngành nghề

Sản lượng

Giá trị sản xuất (Tr.đ)

Doanh thu (Tr.đ)

Thu nhập (Tr.đ)

ĐVT

S.phẩm

Năm…

Năm…

Giá đơn vị SP

1000đ

Năm…

Năm…

Giá bán đơn vị SP

1000đ

Năm….

Năm….

Năm….

Năm….

A

Nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trồng trọt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Ngành nghề nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nghề ………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nghề ………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Nghề ………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Nghề ………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C

Dịch vụ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

…………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ NNNT/Tổng (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…………, Ngày …….. tháng ……. năm 20…

 

ĐẠI DIỆN LÀNG…………………………………..

(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỞI LẬP BIỂU

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tên thủ tục: Công nhận làng nghề truyền thống

Trình tự thực hiện:

Bước 1. UBND xã, phường, thị trấn có các làng nghề đạt tiêu chí lập hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống và gửi văn bản đề nghị lên UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Bước 2. UBND các huyện, thị xã, thành phố tập hợp, kiểm tra hồ sơ do UBND xã, phường, thị trấn gửi lên; thành lập Hội đồng sơ tuyển cấp huyện, thị xã, thành phố để xem xét, thẩm định; lập danh sách, tờ trình gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp.

Bước 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh ra quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh; tổ chức thẩm định, chọn những đơn vị có đủ tiêu chuẩn; trình UBND tỉnh xem xét, ra quyết định công nhận làng nghề truyền thống.

- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Phát triển nông thôn, số 53 Nguyễn Huệ, thành phố Huế.

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ 07giờ30 đến 11giờ00; buổi chiều từ 14giờ00 đến 16giờ30, các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Chi cục Phát triển nông thôn, 53 Nguyễn Huệ, thành phố Huế hoặc gửi qua đường bưu điện.

Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống bao gồm các văn bản quy định tại tiết a và tiết b điểm 2 mục II phần II của Thông tư 116/2006/TT-BNNPTNT ngày 18/12/2006

Trường hợp đã được công nhận làng nghề, hồ sơ thực hiện theo quy định tại tiết a điểm 2 mục II phần II của Thông tư. Nếu chưa được công nhận làng nghề nhưng có nghề truyền thống đã được công nhận, hồ sơ thực hiện theo tiết b điểm 2 mục II phần II của Thông tư.

- Những làng chưa đạt tiêu chuẩn a, b của tiêu chí công nhận làng nghề tại điểm 2 mục I phần II, hồ sơ gồm:

+ Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống có xác nhận của UBND cấp xã;

+ Bản sao có công chứng giấy chứng nhận huy chương đã đoạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao cấp tỉnh trở lên trao tặng (nếu có)

Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.

+ Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)

+ Bản xác nhận thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, có xác nhận của UBND cấp xã.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận làng nghề truyền thống.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;

b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

c) Đạt tiêu chuẩn, điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề;

d) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

- Thông tư số 116/2006/TT-BNN-CB ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ;

- Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 11/9/2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

4. Tên thủ tục: Kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu haiphong

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Lấy mẫu và thử nghiệm chất lượng mẫu muối nhập khẩu:

Khi lô hàng về đến cửa khẩu, người nhập khẩu liên hệ với cơ quan Hải quan làm thủ tục, lấy mẫu để thử nghiệm chất lượng muối nhập khẩu và đưa hàng hóa về kho bảo quản theo quy định của Cơ quan Hải quan. Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc, người nhập khẩu muối phải giao mẫu thử nghiệm cho phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS lĩnh vực hóa có đối tượng thử là muối natri clorua.

Bước 2: Lập hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu

Người nhập khẩu lập 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu và gửi về Chi cục Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế.

Bước 3: Chi cục Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.

Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc Chi cục Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ vào “Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu”

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ: Chi cục Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế xác nhận hồ sơ đầy đủ về số lượng và kiểm tra bước tiếp theo.

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ: Chi cục Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế xác nhận các thành phần hồ sơ còn thiếu và yêu cầu tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhập khẩu muối bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc.

Bước 4: Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu, Chi cục Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế tiến hành kiểm tra và ra “Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu” xác nhận lô hàng đáp ứng yêu cầu chất lượng muối nhập khẩu hoặc xác nhận lô hàng không đáp ứng yêu cầu chất lượng muối nhập khẩu và nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu.

Bước 5: Trả kết quả kiểm tra

Trả kết quả trực tiếp tại Chi cục Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế hoặc gửi qua đường bưu điện tới người nhập khẩu theo yêu cầu của người nhập khẩu. Chi phí gửi bưu điện do người nhập khẩu trả.

- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Phát triển nông thôn, số 53 Nguyễn Huệ, thành phố Huế.

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ 07giờ30 đến 11giờ00; buổi chiều từ 14giờ00 đến 16giờ30, các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Chi cục Phát triển nông thôn, 53 Nguyễn Huệ, thành phố Huế hoặc gửi qua đường bưu điện.

Thành phần hồ sơ:

- Bản chính Giấy Đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục III hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BNNPTNT ;

- Bản sao chụp Hợp đồng (Contract) mua bán hàng hóa (là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người nhập khẩu phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch);

- Bản sao chụp Danh mục hàng hóa (Packing List);

- Bản sao chụp Hóa đơn (Invoice);

- Bản sao chụp Vận đơn (Bill of Lading);

- Bản sao chụp Tờ khai hàng hóa nhập khẩu;

- Bản sao chụp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O-Certificate of Origin);

- Bản sao chụp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan (nếu có);

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận hàng hóa lưu hành tự do CFS đối với muối ăn;

- Bản chính Biên bản lấy mẫu theo mẫu quy định tại Phụ lục IV, kèm theo mẫu đại diện lô hàng muối nhập khẩu đựng trong hộp hoặc chai nhựa kín có dán số hiệu niêm phong của cơ quan Hải quan.

- Bản chính Kết quả thử nghiệm mẫu muối nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BNNPTNT .

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ: 01 (một) ngày làm việc.

- Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ đầy đủ: 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

- Thời hạn bổ sung hồ sơ: 10 (mười) ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu (Biểu mẫu 1).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Các loại muối nhập khẩu thuộc nhóm 2501 theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành, phải đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chất lượng muối nhập khẩu tương ứng quy định tại Điều 4 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.

- Lô hàng muối nhập khẩu chỉ được phép đưa vào sản xuất hoặc lưu thông trên thị trường khi Cơ quan kiểm tra ra "Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu” xác nhận lô hàng đáp ứng được yêu cầu chất lượng muối nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 thang 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu và cơ quan Hải quan thông quan trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trượng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu.

Biểu mẫu 1

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MUỐI NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên cơ quan chủ quản
Tên tổ chức nhập khẩu
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:         /……

…….., ngày   tháng   năm 20…

 

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG MUỐI NHẬP KHẨU

Kính gửi: …………………. (Tên cơ quan kiểm tra)

Người nhập khẩu:......................................................................................................

Địa chỉ:.......................................................................................................................

Điện thoại: ……………… Fax: ……………… Email:.................................................

Địa chỉ bảo quản lô hàng (theo quy định của Cơ quan Hải quan):............................

...................................................................................................................................

Đề nghị Quý Cơ quan kiểm tra về chất lượng lô hàng muối nhập khẩu sau:

TT

Tên hàng hóa, mã HS

Đặc tính kỹ thuật và Mục đích sử dụng

Xuất xứ, Nhà sản xuất

Khối lượng/ Số lượng

Cửa khẩu nhập

Thời gian nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ kèm theo gồm:

Cơ quan kiểm tra xác nhận

1

□ Hợp đồng (Contract) số: ……… ngày ……….

2

□ Danh mục hàng hóa (Packing list) số: ……… ngày ……….

3

□ Hóa đơn (Invoice) số: ……….. ngày …………

4

□ Vận đơn (Bill of Loading) số: ……….. ngày ……..

5

□ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số: …….. ngày ……

6

□ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) số: ……….. ngày ……….

7

□ Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan (nếu có) số: ……….. ngày …………

8

□ Mẫu muối có dán số hiệu niêm phong của Hải quan số: ………. và biên bản lấy mẫu có xác nhận của Hải quan số ……….. ngày ………….

9

□ Kết quả thử nghiệm chất lượng muối nhập khẩu số: ………. ngày ………… tại: ………….

10

□ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với muối ăn số: ………… ngày …………

Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về chất lượng lô hàng muối nhập khẩu phù hợp với yêu cầu kỹ thuật chất lượng muối nhập khẩu đối với mã HS …………… quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số: ……/2014/TT-BNNPTNT ngày ….. tháng ….. năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

 

 

NGƯỜI NHẬP KHẨU
(ký tên, đóng dấu)

 

CƠ QUAN KIỂM TRA XÁC NHẬN TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ

1. Hồ sơ đầy đủ về số lượng: □ tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra các bước tiếp theo.

2. Hồ sơ không đầy đủ về số lượng: □ tiếp nhận hồ sơ nhưng cần bổ sung các mục số: …………………… trong thời gian 10 ngày làm việc. Sau khi hồ sơ đầy đủ thì kiểm tra các bước tiếp theo theo quy định.

Vào sổ số: …………/……….. ngày …. tháng …. năm 20……

 

 

Nơi nhận:
- Người nhập khẩu;
- Lưu: VT, ...

Người kiểm tra
(ký, ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

 

5. Tên thủ tục: Bố trí ổn định dân cư ngoài tỉnh

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đi gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đi.

Bước 2: Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đi, Ủy ban nhân nhân dân cấp huyện nơi đi tổ chức thẩm định hồ sơ và gửi hồ sơ đến UBND cấp tỉnh nơi đi.

Bước 3: Trong vòng 10 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đi chuyển cho cơ quan quản lý chuyên ngành bố trí dân cư cấp tỉnh kiểm tra, thực hiện. Cơ quan quản lý chuyên ngành bố trí dân cư cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đi ban hành Quyết định di dân đến vùng dự án, phương án và gửi Quyết định đến Ủy ban nhân dân tỉnh (Qua Chi cục Phát triển nông thôn - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, số 53 Nguyễn Huệ, thành phố Huế).

Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đi, căn cứ vào kế hoạch bố trí, ổn định dân cư hàng năm của tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức thẩm tra địa bàn nhân dân, xem xét tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định tiếp nhận bố trí, ổn định dân cư đến vùng dự án, phương án.

- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Phát triển nông thôn, số 53 Nguyễn Huệ, thành phố Huế.

- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ 07giờ30 đến 11giờ00; buổi chiều từ 14giờ00 đến 16giờ30, các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc bưu điện.

Thành phần hồ sơ:

* Hồ sơ UBND cấp xã gửi UBND huyện nơi đi

Thành phần:

- Đơn tự nguyện bố trí, ổn định dân cư (ban hành kèm theo Phụ lục I của Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTNT);

- Biên bản họp bình xét hộ dân được bố trí, ổn định (ban hành kèm theo Phụ lục II của Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTNT);

- Danh sách trích ngang các hộ bố trí, ổn định dân cư ban hành kèm theo Phụ lục III của Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTNT).

- Tờ trình của UBND cấp xã.

* Hồ sơ UBND cấp huyện nơi đi gửi UBND cấp tỉnh nơi đi

- Danh sách trích ngang các hộ bố trí, ổn định dân cư ban hành kèm theo Phụ lục III của Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTNT).

- Tờ trình của UBND cấp huyện.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

* Hồ sơ UBND cấp tỉnh nơi đi gửi UBND cấp tỉnh nơi đến

- Quyết định di dân đến vùng dự án, phương án bố trí, ổn định dân cư.

- Công văn đề nghị UBND tỉnh nơi đến phối hợp và ra Quyết định tiếp nhận bố trí, ổn định dân cư đến vùng dự án, phương án.

Số lượng: 01 bộ

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: 70 ngày làm việc (trong đó 40 ngày của các cơ quan có thẩm quyền tỉnh nơi đi và 30 ngày của các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Thừa Thiên Huế).

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp Tỉnh.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

Lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020.

- Điều 7, Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định Quy trình bố trí ổn định dân cư thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

6. Tên thủ tục: Thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Chi cục Phát triển nông thôn.

Bước 2: Trong thời hạn 45 ngày làm việc, Chi cục Phát triển nông thôn xử lý, tham mưu lãnh đạo Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Phát triển nông thôn có thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư.

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình của chủ đầu tư gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết;

- Các văn bản tham gia ý kiến của các cấp chính quyền (xã, huyện, tỉnh) nơi tái định cư, vùng ngập lòng hồ, mặt bằng công trình và một số văn bản pháp lý khác có liên quan;

- Báo cáo tổng hợp quy hoạch chi tiết (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2015/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2015);

- Các loại bản đồ: Bản đồ hiện trạng kinh tế - xã hội khu, điểm tái định cư, tỷ lệ 1/25.000; bản đồ quy hoạch khu, điểm tái định cư tỷ lệ 1/10.000 hoặc tỷ lệ 1/25.000; bản đồ quy hoạch chi tiết điểm tái định cư, tỷ lệ: 1/500; bản đồ quy hoạch chi tiết sử dụng đất nông nghiệp điểm tái định cư, tỷ lệ: 1/2.000.

- Các phụ lục số liệu kèm theo báo cáo (nếu có)

Số lượng hồ sơ: 20 bộ

Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

Lệ phí: Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điểm b Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện.

- Điều 4 Thông tư số 22/2015/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2015 ngày 10/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số điều quy định tại Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1527/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Số hiệu: 1527/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 07/07/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Văn Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/07/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản