Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2008/CT-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 24 tháng 7 năm 2008 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Qua hai năm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2005, công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp và có chiều sâu. Đã cơ bản kiểm soát được vấn đề ô nhiễm trên địa bàn tỉnh, qua đó hạn chế bớt tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm thiểu các nguy cơ gây sự cố môi trường, suy thoái môi trường, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Tuy nhiên, công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, việc phòng ngừa ô nhiễm trong quá trình thẩm định xem xét dự án đầu tư, thẩm định đánh giá tác động môi trường, xác nhận cam kết bảo vệ môi trường chưa được chú trọng đúng mức. Vẫn còn tình trạng các dự án có nguy cơ ô nhiễm cao được hình thành mới trong các khu dân cư hoặc đan xen trong các khu vực đông dân cư.
Công tác kiểm tra kiểm soát ô nhiễm chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, chủ yếu vẫn chạy theo sự vụ, chưa có kế hoạch thanh kiểm tra ngay khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động để uốn nắn kịp thời, do đó vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường, vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Công tác quản lý chất thải rắn còn nhiều hạn chế, chưa thu gom kịp thời và triệt để rác thải sinh hoạt, chưa quản lý tốt việc thu gom các loại chất thải công nghiệp nhất là chất thải nguy hại…
Để tăng cường hơn nữa công tác quản lý môi trường, nhằm đảm bảo kiểm soát tốt tình hình môi trường, đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã; các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Trong quá trình xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư phải tuân thủ đúng theo Quyết định số 181/2006/QĐ-UBND ngày 26/7/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về quy định bố trí các ngành nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đối với các dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp, phải xem xét Danh mục ngành nghề được phép thu hút đầu tư vào từng cụm công nghiệp theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc của Uỷ ban nhân dân tỉnh để cấp phép cho phù hợp.
2. Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore khi cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án phải xem xét Danh mục ngành nghề được phép thu hút đầu tư vào từng khu công nghiệp theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc của Uỷ ban nhân dân tỉnh để cấp phép cho các dự án đầu tư vào khu công nghiệp đúng theo đúng Danh mục quy định.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý hoặc kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.
b) Chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức rà soát các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động nhưng chưa thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường để xử lý vi phạm và buộc thực hiện đề án bảo vệ môi trường. Đảm bảo đến 30/6/2009, tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường/cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường.
c) Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý môi trường cho các Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị xã theo các nội dung quản lý môi trường ở cấp huyện như: công tác xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường; công tác quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; công tác sử dụng trang thiết bị lấy mẫu, thử nghiệm về môi trường; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn theo phân cấp.
4. Sở Xây dựng:
a) Trong quá trình thẩm định thiết kế cơ sở hoặc cấp giấy phép xây dựng cho các công trình, dự án phải xem xét đến các hạng mục công trình về môi trường đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường/cam kết bảo vệ môi trường, đặc biệt phải tách riêng hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải kể cả nước thải sinh hoạt của công nhân. Khi thực hiện nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng phải xem xét việc thực hiện quy định về xác nhận hoàn thành các công trình về môi trường của chủ dự án.
b) Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất thải rắn và quy chế phối hợp giữa các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh; căn cứ vào Đề án “Kiện toàn hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tại Bình Dương” được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, xây dựng các quy định pháp lý và kinh tế kỹ thuật về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Nội vụ:
a) Xem xét bố trí biên chế cán bộ, công chức, viên chức làm công tác chuyên môn về bảo vệ môi trường tại các cơ quan quản lý về môi trường cho phù hợp để đảm bảo có đủ nhân lực thực hiện tốt công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh.
Xem xét, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã phải bố trí từ 02 đến 03 công chức làm công tác chuyên môn về bảo vệ môi trường theo đúng quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
b) Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và khoản 2 Điều 8 Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ, Sở Nội vụ hướng dẫn việc ký thêm hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường tại cấp huyện, cấp xã từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường. Đảm bảo các huyện, thị xã có mức độ phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá cao có từ 4 – 6 cán bộ chuyên môn về bảo vệ môi trường; các xã, phường, thị trấn có công nghiệp, đô thị phát triển phải có tối thiểu 01 cán bộ làm công tác chuyên trách về bảo vệ môi trường.
6. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã:
a) Tăng cường công tác quản lý môi trường tại địa phương và phải chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc để các cơ sở, doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn.
b) Chỉ đạo các phòng chuyên môn khi xem xét, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã có ý kiến về địa điểm các dự án đầu tư mới nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp phải tuân thủ đúng theo Quyết định số 181/2006/QĐ-UBND ngày 26/7/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về quy định bố trí các ngành nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
c) Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường:
- Khi xác nhận cam kết bảo vệ môi trường cho các dự án đầu tư phải xem xét ngành nghề, quy mô, công suất theo đúng quy định tại Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Định kỳ 3 tháng/lần báo cáo kết quả xác nhận cam kết bảo vệ môi trường cho các cơ sở trên địa bàn huyện, thị xã kèm Phiếu xác nhận cam kết về Sở Tài nguyên và Môi trường để nắm tình hình và tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Có kế hoạch tổ chức và duy trì thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường tại các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Việc thanh, kiểm tra phải tránh sự chồng chéo giữa các cấp quản lý, chỉ thực hiện thanh, kiểm tra đối với các cơ sở, doanh nghiệp đã được Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường/đề án bảo vệ môi trường và các cơ sở, doanh nghiệp đã được cấp Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển giao. Kế hoạch thanh, kiểm tra phải thực hiện ngay từ khi dự án đi vào hoạt động, để chủ động kiểm soát tình hình môi trường và uốn nắn kịp thời các vi phạm, không để tình trạng các cơ sở, doanh nghiệp đi vào sản xuất gây ô nhiễm mới kiểm tra xử lý. Đồng thời, phải kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, vi phạm về xả chất thải vượt tiêu chuẩn ra môi trường.
- Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, căn cứ vào tiêu chí phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã lập danh sách các cơ sở, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, thị và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, tổ chức thanh kiểm tra, đánh giá phân loại, lập danh sách và đề xuất biện pháp xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn toàn tỉnh để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
d) Căn cứ đề án kiện toàn hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tại Bình Dương, các quy định pháp luật và kinh tế kỹ thuật về quản lý chất thải rắn, tổ chức rà soát, các hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện, thị xã để kiện toàn lại hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn. Hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp thực hiện công tác thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý và đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với các cơ sở, doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
e) Về kinh phí hoạt động: hàng năm, căn cứ tình hình thực tế và nhiệm vụ của từng huyện, thị xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường và dự toán chi sự nghiệp môi trường theo Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29/12/2006 về hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường, Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29/4/2008 về hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên Môi trường và văn bản hướng dẫn số 1515/LN-STC-TNMT ngày 13/9/2007 của liên ngành Sở Tài chính – Sở Tài nguyên và Môi trường về quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
f) Về tổ chức, biên chế làm công tác chuyên môn về bảo vệ môi trường: Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ nhu cầu cần thiết về nhân lực làm công tác chuyên môn về bảo vệ môi trường, chủ động xây dựng kế hoạch để bố trí cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cấp huyện, thị, xã, phường, thị trấn theo đúng quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
7. Đài Phát thanh Truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương, Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức đoàn thể và các Sở, ban, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị cần tăng cường công tác phối hợp thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho các tầng lớp nhân dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành đoàn thể và các đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 139/2007/QĐ-UBND ban hành mức thu nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2Quyết định 06/2007/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 3Chỉ thị 02/2007/CT-UBND tăng cường công tác quản lý và chấn chỉnh môi trường du lịch tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 4Quyết định 11/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 5Quyết định 351/QĐ-UBND năm 2018 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành đã hết hiệu lực năm 2017
- 6Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 11/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 351/QĐ-UBND năm 2018 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành đã hết hiệu lực năm 2017
- 3Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Thông tư liên tịch 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Nghị định 81/2007/NĐ-CP về tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
- 4Thông tư 07/2007/TT-BTNMT hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- 5Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 6Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 139/2007/QĐ-UBND ban hành mức thu nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 8Quyết định 181/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định bố trí các ngành nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 9Quyết định 06/2007/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 10Chỉ thị 02/2007/CT-UBND tăng cường công tác quản lý và chấn chỉnh môi trường du lịch tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Nghị quyết 08/2008/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 08/2008/CT-UBND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 24/07/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Nguyễn Hoàng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/08/2008
- Ngày hết hiệu lực: 15/05/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra