Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2018/NQ-HĐND | Lào Cai, ngày 21 tháng 6 năm 2018 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Xét Tờ trình số: 02/TTr-TTHĐND ngày 11 tháng 6 năm 2018 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; báo cáo thẩm tra số 84/BC-BPC ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của Đại biểu tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy chế tổ chức, thực hiện hoạt động giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Lào Cai khoá XV thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2018 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018./.
| CHỦ TỊCH |
TỔ CHỨC, THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, CÁC BAN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, TỔ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2018/NQ-HĐND ngày 21 tháng 6 năm 2018 của HĐND tỉnh Lào Cai)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định chi tiết cách thức tổ chức thực hiện hoạt động giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân (HĐND), Thường trực HĐND, Ban HĐND các cấp tỉnh Lào Cai, Tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng với HĐND; Thường trực HĐND; các Ban HĐND các cấp tỉnh Lào Cai; Tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện; các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giám sát theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (viết tắt là Luật Hoạt động giám sát).
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Đoàn giám sát chuyên đề
1. Hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch và hiệu quả; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng chịu sự giám sát; đảm bảo tuân thủ theo đúng chương trình, kế hoạch đã được cấp thẩm quyền ban hành và sự điều hòa của Thường trực HĐND.
2. Đoàn giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ; Đoàn giám sát tổ chức các Đoàn công tác để thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn.
3. Các Ban của HĐND phụ trách lĩnh vực có liên quan đến chuyên đề giám sát giúp Đoàn giám sát thực hiện các công việc về nội dung giám sát, phối hợp xây dựng và hoàn thiện báo cáo Kết quả giám sát, dự thảo Nghị quyết giám sát theo quy định. Văn phòng HĐND (cấp tỉnh là Văn phòng HĐND tỉnh; cấp huyện là Văn phòng HĐND&UBND; cấp xã là Công chức tham mưu công tác Văn phòng HĐND, sau đây gọi chung là Văn phòng HĐND) phục vụ Đoàn giám sát về chương trình, kế hoạch, công tác đảm bảo; tổng hợp, đánh giá rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn giám sát.
4. Cuộc họp, làm việc toàn thể của Đoàn giám sát do Trưởng Đoàn giám sát hoặc Phó Trưởng Đoàn giám sát chủ trì, bảo đảm ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Đoàn giám sát tham dự; trường hợp Đoàn giám sát yêu cầu cơ quan chịu sự giám sát báo cáo thì cơ quan này phải bố trí đúng thành phần tham dự và báo cáo theo quy định của pháp luật. Người chủ trì cuộc họp, cuộc làm việc của Đoàn giám sát có thể dừng cuộc họp, cuộc làm việc nếu không bảo đảm yêu cầu quy định tại khoản này.
5. Thành viên Đoàn giám sát có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Đoàn giám sát; trường hợp không tham gia phải báo cáo Trưởng Đoàn giám sát. Các cơ quan có người tham gia làm thành viên hoặc được mời tham gia Đoàn giám sát phải tạo điều kiện để người đó tham gia đầy đủ các hoạt động của Đoàn. Văn phòng HĐND có trách nhiệm tổng hợp việc tham gia của các thành viên, người được mời tham gia Đoàn giám sát để báo cáo Trưởng Đoàn.
6. Việc tổ chức các hoạt động của Đoàn giám sát bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng chức năng, nhiệm vụ, tránh phô trương, hình thức.
7. Nghị quyết giám sát của HĐND, báo cáo kết quả giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND là văn bản pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng chịu sự giám sát có trách nhiệm thực hiện (trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 23 Quy chế này), báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị sau giám sát theo yêu cầu của Đoàn giám sát.
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA HĐND, THƯỜNG TRỰC HĐND, BAN CỦA HĐND, TỔ ĐẠI BIỂU HĐND
Mục 1: GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA HĐND
Điều 3. Đề xuất, lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề
1. Chậm nhất ngày 01 tháng 3 của năm trước, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND, Ban thường trực UBMTTQ Việt Nam cùng cấp và cử tri ở địa phương gửi đề nghị kiến nghị giám sát chuyên đề của HĐND đến Thường trực HĐND để đưa vào Chương trình giám sát của năm sau.
2. Chuyên đề giám sát được lựa chọn căn cứ vào các tiêu chí như sau:
a) Là những vấn đề bức xúc ở địa phương hoặc ảnh hưởng đến đời sống an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng, kinh tế - xã hội, được HĐND, cử tri và nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành pháp luật.
b) Không trùng với các nội dung giám sát chuyên đề của HĐND cấp trên, các cơ quan HĐND cấp trên, HĐND cấp mình (đối với giám sát chuyên đề của HĐND cấp tỉnh không trùng với nội dung giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của các cơ quan Quốc hội) tiến hành tại địa phương trong khoảng 02 năm tính đến thời điểm đề xuất.
3. Trên cơ sở nội dung đề xuất của đại biểu, Tổ đại biểu, các Ban HĐND, UBMTTQ; Thường trực HĐND quyết định lựa chọn từ 03 đến 05 chuyên đề trình kỳ họp HĐND quyết định từ 01 đến 02 chuyên đề giám sát của năm sau.
Thường trực HĐND xây dựng Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về Chương trình giám sát năm sau; Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề trình kỳ họp giữa năm thông qua, gồm:
1. Nghị quyết về chương trình giám sát của HĐND theo Điều 58, Luật Hoạt động giám sát.
2. Nghị quyết về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn giám sát được thực hiện theo Khoản 1, Khoản 2, Điều 62, Luật Hoạt động giám sát. Danh sách Đoàn giám sát có thể điều chỉnh do yêu cầu nhưng phải đảm bảo thành phần theo quy định. Kế hoạch giám sát gồm các nội dung chủ yếu: Mục đích yêu cầu; căn cứ giám sát; nội dung giám sát; thành phần đoàn giám sát; phạm vi, đối tượng; thời gian, phương pháp và tổ chức thực hiện. Phân công các cơ quan thực hiện, tiến độ, công tác tổ chức, phối hợp thực hiện; trường hợp báo cáo của đối tượng chịu sự giám sát liên quan đến lĩnh vực phụ trách của nhiều cơ quan khác nhau thì Kế hoạch phải nêu rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
Điều 5. Thực hiện chương trình giám sát chuyên đề
Căn cứ Chương trình giám sát và Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát đã được kỳ họp thông qua, Đoàn giám sát thực hiện nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Xây dựng đề cương báo cáo gồm các nội dung chủ yếu: Đánh giá chung thực trạng; kết quả triển khai, thực hiện; những hạn chế, bất cập; nguyên nhân; giải pháp; trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan; kiến nghị và đề xuất.
2. Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất 15 ngày kể từ ngày HĐND ra Nghị quyết thành lập đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất 10 ngày trước ngày đoàn tiến hành làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
3. Trước khi giám sát, Trưởng đoàn giám sát tổ chức họp để phổ biến, thống nhất nội dung, chương trình, thời gian và phương pháp giám sát; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
4. Thu thập, nghiên cứu tài liệu:
a) Thu thập các tài liệu, văn bản liên quan và báo cáo của đơn vị thuộc đối tượng giám sát để gửi cho thành viên đoàn giám sát trước 05 ngày đoàn tiến hành giám sát trực tiếp.
b) Thành viên Đoàn giám sát có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát và báo cáo của các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng giám sát; chuẩn bị ý kiến trao đổi, yêu cầu giải trình làm rõ; kết thúc cuộc giám sát có trách nhiệm tổng hợp, nhận định đánh giá kết quả giám sát.
c) Thư ký Đoàn giám sát chịu trách nhiệm chuẩn bị các tài liệu, điều kiện cần thiết phục vụ cho Đoàn giám sát; tổng hợp đầy đủ nội dung xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát theo yêu cầu của Trưởng đoàn.
Điều 6. Giám sát trực tiếp tại các địa phương, đơn vị và UBND cùng cấp
1. Đoàn giám sát tổ chức các buổi làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng chịu sự giám sát có liên quan tại địa điểm do Thường trực HĐND quyết định. Quá trình giám sát trực tiếp, Đoàn giám sát có thể tiến hành khảo sát thực tế để nắm bắt, thu thập các thông tin cần thiết.
2. Đoàn giám sát làm việc với đơn vị thuộc đối tượng chịu sự giám sát theo trình tự như sau:
a) Lãnh đạo Văn phòng HĐND hoặc thư ký Đoàn giám sát phối hợp với cơ quan chịu sự giám sát tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần tham dự.
b) Trưởng Đoàn giám sát hoặc Trưởng đoàn công tác nêu cách thức, phương pháp và điều hành cuộc làm việc.
c) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát trực tiếp trình bày báo cáo những nội dung theo yêu cầu của Đoàn giám sát; trường hợp không thể trực tiếp báo cáo thì có thể ủy quyền cho cấp phó sau khi đã báo cáo và được sự đồng ý của Trưởng Đoàn giám sát.
d) Thành viên Đoàn giám sát, đại biểu tham dự làm việc phát biểu, đặt câu hỏi, đề nghị giải trình làm rõ các nội dung liên quan.
e) Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát bổ sung các thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình những vấn đề theo yêu cầu của Đoàn giám sát.
g) Lãnh đạo Đoàn giám sát phát biểu kết thúc cuộc làm việc về các nội dung: Đánh giá công tác chuẩn bị báo cáo của cơ quan chịu sự giám sát; kết quả thực hiện chuyên đề giám sát; những nội dung đã thảo luận; kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế; những vấn đề cần khắc phục; những nội dung cần báo cáo bổ sung, làm rõ...
g) Thư ký giúp Đoàn giám sát tổng hợp ý kiến của các đại biểu tham gia và kết luận của Trưởng Đoàn; Trường hợp cần thiết đối với từng cuộc khảo sát phục vụ giám sát Trưởng Đoàn có thể yêu cầu ghi biên bản làm việc.
3. Thời gian giám sát thực tế 01 cuộc không quá 10 ngày đối với cấp tỉnh, không quá 07 ngày đối với cấp huyện và không quá 05 ngày đối với cấp xã.
Điều 7. Tổng hợp báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết về vấn đề được giám sát
1. Báo cáo kết quả giám sát:
a) Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày kết thúc giám sát thực tế, thành viên Đoàn giám sát gửi báo cáo kết quả tổng hợp, nhận định đánh giá về Thư ký và Trưởng Đoàn giám sát.
b) Thư ký đoàn giám sát có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát; Dự thảo báo cáo cần nêu rõ những nội dung: Đánh giá chung; kết quả thực hiện; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; các ý kiến kiến nghị.
c) Trưởng Đoàn quyết định tổ chức họp hoặc gửi dự thảo báo cáo để xin ý kiến thành viên Đoàn giám sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Chỉ đạo chỉnh lý, hoàn thiện báo cáo trình Thường trực HĐND cho ý kiến tại phiên họp thường kỳ trong tháng.
d) Sau khi kết thúc giám sát chuyên đề Báo cáo kết quả giám sát được trình tại kỳ họp HĐND gần nhất.
2. Dự thảo Nghị quyết giám sát về vấn đề được giám sát:
Nội dung dự thảo Nghị quyết giám sát thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 16, Luật Hoạt động giám sát.
Dự thảo Nghị quyết được gửi xin ý kiến thành viên Đoàn giám sát, có thể gửi xin ý kiến cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng chịu sự giám sát, hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan lấy ý kiến tham gia trước khi trình phiên họp Thường trực HĐND, kỳ họp HĐND thông qua.
Điều 8. Trình kỳ họp thông qua Nghị quyết về báo cáo kết quả giám sát
HĐND xem xét, thông qua báo cáo kết quả giám sát, nghị quyết giám sát chuyên đề: Thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 62, Luật Hoạt động giám sát.
Mục 2: GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA THƯỜNG TRỰC HĐND Điều 9. Xây dựng Chương trình giám sát chuyên đề
1. Thường trực HĐND quyết định chương trình giám sát hàng năm căn cứ vào chương trình giám sát của HĐND và ý kiến của Thành viên Thường trực HĐND, đề nghị của các Ban HĐND, đại biểu HĐND, Uỷ ban MTTQ cùng cấp và ý kiến kiến nghị của cử tri ở địa phương; chậm nhất trước ngày 15/10 của năm trước, Thành viên Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND, Uỷ ban MTTQ cùng cấp gửi đề nghị nội dung chương trình giám sát chuyên đề năm sau đến Văn phòng HĐND; chương trình giám sát xác định sự cần thiết, nội dung, phạm vi, đối tượng giám sát trực tiếp; thời gian giám sát trong từng tháng để tổng hợp, phục vụ công tác điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát; chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp cuối năm của HĐND, Văn phòng HĐND tổng hợp đề nghị giám sát trình Thường trực HĐND theo các tiêu chí sau:
a) Là những vấn đề bức xúc ở địa phương hoặc ảnh hưởng đến đời sống an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng, kinh tế - xã hội, được HĐND, cử tri và nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành pháp luật.
b) Giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND không trùng với các chuyên đề giám sát đã được HĐND cấp mình tiến hành giám sát trong khoảng 02 năm tính đến thời điểm đề xuất.
2. Chương trình giám sát hàng năm được Thường trực HĐND xem xét, quyết định chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bế mạc kỳ họp cuối năm trước của HĐND.
3. Căn cứ chương trình giám sát đã được Thường trực HĐND thông qua, Thường trực HĐND phân công thành viên Thường trực HĐND thực hiện các nội dung trong chương trình; giao các Ban HĐND thực hiện một số nội dung thuộc chương trình và báo cáo kết quả với Thường trực HĐND khi cần thiết.
4. Thường trực HĐND báo cáo kết quả thực hiện chương trình giám sát hằng năm của HĐND tại kỳ họp giữa năm sau của HĐND.
Điều 10. Thực hiện chương trình giám sát chuyên đề
Căn cứ chương trình giám sát, Thường trực HĐND quyết định thành lập Đoàn giám sát, xây dựng kế hoạch, đề cương báo cáo và một số nội dung khác cụ thể:
1. Quyết định thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát theo quy định tại Khoản 1, Điều 70, Luật Hoạt động giám sát. Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần đoàn giám sát chậm nhất 10 ngày trước ngày đoàn làm việc trực tiếp với cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát; nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn giám sát thực hiện theo Khoản 2, Điều 70 Luật Hoạt động giám sát.
2. Xây dựng Kế hoạch chi tiết để tổ chức giám sát chuyên đề gồm nội dung chủ yếu: Mục đích yêu cầu; căn cứ giám sát; nội dung, thành phần đoàn giám sát; phạm vi, đối tượng, thời gian phương pháp giám sát và tổ chức thực hiện; thông qua Kế hoạch giám sát vào kỳ họp cuối năm.
3. Đề cương báo cáo gồm các nội dung: Đánh giá đặc điểm chung; kết quả triển khai, thực hiện; những hạn chế, bất cập, nguyên nhân; giải pháp; kiến nghị và đề xuất.
Điều 11. Giám sát trực tiếp tại địa phương, đơn vị và UBND cùng cấp
1. Đoàn giám sát bố trí thời gian đi khảo sát thực tế để nắm bắt, thu thập các thông tin cần thiết.
2. Làm việc với đơn vị chịu sự giám sát, trình tự buổi làm việc thực hiện như Khoản 2, Điều 6 Quy chế này.
3. Thời gian giám sát trực tiếp 01 cuộc không quá 07 ngày đối với cấp tỉnh, không quá 05 ngày đối với cấp huyện và không quá 03 ngày đối với cấp xã.
Điều 12. Tổng hợp, thông qua báo cáo kết quả giám sát chuyên đề
1. Tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả giám sát
a) Thư ký đoàn giám sát tổng hợp và hoàn thiện dự thảo báo cáo kết quả giám sát chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát thực tế.
b) Dự thảo báo cáo kết quả giám sát cần nêu rõ nội dung sau: Đánh giá chung; kết quả thực hiện; những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân; các ý kiến kiến nghị.
c) Dự thảo báo cáo kết quả giám sát được xin ý kiến thành viên Đoàn giám sát; có thể gửi cơ quan, đơn vị, cá nhân chịu sự giám sát, hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan lấy ý kiến tham gia trước khi trình phiên họp Thường trực HĐND.
2. Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát thực hiện theo quy định tại Điều 71, Luật Hoạt động giám sát.
Mục 3: GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA BAN HĐND
Điều 13. Xây dựng Chương trình giám sát chuyên đề
Căn cứ chương trình giám sát của HĐND, Thường trực HĐND và ý kiến thành viên của Ban HĐND; chậm nhất trước ngày 15/10 năm trước, Ban HĐND gửi đăng ký nội dung chương trình giám sát chuyên đề năm sau đến Thường trực HĐND qua Văn phòng HĐND; chương trình giám sát xác định sự cần thiết, nội dung, phạm vi, đối tượng giám sát trực tiếp; thời gian giám sát trong từng tháng để tổng hợp, phục vụ công tác điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát; chương trình giám sát hàng năm được Ban HĐND xem xét quyết định chậm nhất 20 ngày sau ngày kết thúc kỳ họp cuối năm trước theo các tiêu chí sau:
1. Vấn đề bức xúc được cử tri và dư luận quan tâm, kết quả triển khai, thực hiện chính sách pháp luật và Nghị quyết của HĐND thuộc lĩnh vực được phân công, phụ trách.
2. Không trùng với các chuyên đề giám sát đã được HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND đã tiến hành giám sát trong khoảng 02 năm tính đến thời điểm đề xuất.
Điều 14. Thực hiện chương trình giám sát chuyên đề
Căn cứ chương trình giám sát của Ban hoặc do Thường trực HĐND giao Ban HĐND xây dựng, ban hành quyết định thành lập Đoàn giám sát, kế hoạch giám sát, đề cương báo cáo và một số nội dung khác như sau:
1. Quyết định thành lập Đoàn giám sát, nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 80, Luật Hoạt động giám sát. Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho đơn vị chịu sự giám sát chậm nhất 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày Đoàn giám sát làm việc với cơ quan, tổ chức cá nhân chịu sự giám sát.
2. Xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề gồm các nội dung chủ yếu theo Khoản 1, Điều 5 Quy chế này.
3. Đề cương gợi ý báo cáo gồm các nội dung chủ yếu sau: Đặc điểm tình hình chung; kết quả thực hiện; hạn chế, bất cập, nguyên nhân; các ý kiến kiến nghị.
Điều 15. Giám sát trực tiếp tại địa phương, đơn vị thuộc đối tượng chịu sự giám sát
1. Đoàn giám sát tổ chức các buổi làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng chịu sự giám sát tại địa điểm do Ban HĐND quyết định. Quá trình giám sát trực tiếp, Đoàn giám sát có thể tiến hành khảo sát thực tế để nắm bắt, thu thập các thông tin cần thiết.
2. Làm việc với đơn vị chịu sự giám sát. Trình tự buổi làm việc theo Khoản 2, Điều 6 Quy chế này.
3. Thời gian giám sát trực tiếp 01 cuộc không quá 07 ngày đối với cấp tỉnh, không quá 05 ngày đối với cấp huyện và không quá 03 ngày đối với cấp xã.
Điều 16. Tổng hợp, thông qua báo cáo kết quả giám sát chuyên đề
1. Tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả giám sát
a) Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát thực tế, Đoàn giám sát tổng hợp dự thảo báo cáo kết quả giám sát.
b) Dự thảo báo cáo kết quả giám sát cần nêu rõ những nội dung sau: Đánh giá chung; kết quả thực hiện; tồn tại, hạn chế; các ý kiến kiến nghị.
c) Dự thảo báo cáo kết quả giám sát được xin ý kiến thành viên Đoàn giám sát; có thể gửi cơ quan, đơn vị, cá nhân chịu sự giám sát, hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan lấy ý kiến tham gia trước khi hoàn thiện, ban hành.
2. Xem xét báo cáo của Đoàn giám sát thực hiện theo quy định tại Điều 81, Luật Hoạt động giám sát.
Mục 4: GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA TỔ ĐẠI BIỂU HĐND CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN
Điều 17. Xây dựng Chương trình giám sát chuyên đề
Tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện hoạt động giám sát theo sự phân công của HĐND hoặc Thường trực HĐND hoặc chủ động thực hiện quyền giám sát theo thẩm quyền của Tổ đại biểu HĐND và báo cáo với HĐND. Căn cứ chương trình giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và ý kiến thành viên của Tổ đại biểu, chậm nhất trước ngày 15/10 năm trước, Tổ đại biểu gửi đăng ký nội dung chương trình giám sát chuyên đề năm sau đến Thường trực HĐND qua Văn phòng HĐND; chương trình giám sát xác định sự cần thiết, nội dung, phạm vi, đối tượng giám sát trực tiếp; thời gian giám sát trong từng tháng để tổng hợp, phục vụ công tác điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát.
Chương trình giám sát hàng năm được Tổ đại biểu HĐND xem xét quyết định chậm nhất 03 ngày sau khi kết thúc kỳ họp cuối năm trước theo tiêu chí sau:
1. Vấn đề nổi cộm, bức xúc được cử tri và dư luận quan tâm; việc chỉ đạo, triển khai thực hiện chính sách pháp luật thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội tại địa phương.
2. Không trùng với các chuyên đề giám sát đã được HĐND, Thường trực, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND tiến hành giám sát trong khoảng 02 năm tính đến thời điểm đề xuất.
Điều 18. Thực hiện chương trình giám sát chuyên đề
Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND hoặc ủy quyền cho Tổ phó Tổ đại biểu có thẩm quyền thành lập Đoàn giám sát, kế hoạch giám sát, đề cương báo cáo và một số nội dung khác liên quan như sau:
1. Quyết định thành lập Đoàn giám sát: Áp dụng tương tự việc thành lập Đoàn giám sát của Ban HĐND. Hoạt động giám sát thực hiện theo quy định tại Mục 4, Chương 3, Luật Hoạt động giám sát.
2. Xây dựng Kế hoạch chi tiết để tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề gồm các nội dung chủ yếu như Khoản 1, Điều 5 Quy chế này.
3. Đề cương gợi ý báo cáo gồm các nội dung chủ yếu: Đặc điểm tình hình chung; kết quả triển khai, thực hiện; những hạn chế, bất cập, nguyên nhân; những kiến nghị và đề xuất.
Điều 19. Giám sát trực tiếp tại địa phương, đơn vị thuộc đối tượng chịu sự giám sát
1. Đoàn giám sát bố trí thời gian đi giám sát, khảo sát thực tế để nắm bắt, thu thập các thông tin cần thiết.
2. Làm việc với đơn vị chịu sự giám sát, trình tự buổi làm việc như Khoản 2, Điều 6 Quy chế này.
3. Thời gian giám sát thực tế 01 cuộc giám sát không quá 05 ngày đối với cấp tỉnh và không quá 03 ngày đối với cấp huyện.
Điều 20. Tổng hợp, thông qua báo cáo kết quả giám sát chuyên đề
1. Chậm nhất 07 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát thực tế, Thư ký Đoàn giám sát xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát.
2. Dự thảo báo cáo kết quả giám sát cần nêu rõ những nội dung sau: Đánh giá chung; những thuận lợi, khó khăn; kết quả thực hiện; những tồn tại, hạn chế; những kiến nghị, đề xuất.
3. Dự thảo báo cáo kết quả giám sát được xin ý kiến tất cả thành viên Đoàn giám sát; có thể gửi xin ý kiến cơ quan, đơn vị, cá nhân chịu sự giám sát, hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trước khi hoàn thiện, ban hành.
4. Xem xét báo cáo của Đoàn giám sát thực hiện theo quy định tại Điều 81, Luật Hoạt động giám sát.
TRÁCH NHIỆM CỦA UBND CÙNG CẤP, CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÁ NHÂN THUỘC ĐỐI TƯỢNG CHỊU SỰ GIÁM SÁT
Điều 21. Trách nhiệm của cơ quan thuộc đối tượng chịu sự giám sát
1. Báo cáo của cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng chịu sự giám sát được xây dựng trên cơ sở kế hoạch, đề cương, yêu cầu của Đoàn giám sát và đặc thù của cơ quan đơn vị trong lĩnh vực được giám sát do người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng giám sát hoặc người được ủy quyền ký, gửi đến Đoàn giám sát theo thời gian quy định trong kế hoạch giám sát; cung cấp đầy đủ tài liệu, hồ sơ liên quan đến nội dung giám sát theo yêu cầu.
2. Trường hợp Đoàn công tác yêu cầu báo cáo bổ sung, chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày được yêu cầu, cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng giám sát có trách nhiệm báo cáo bổ sung bằng văn bản.
3. Khi nhận được yêu cầu của Đoàn giám sát, cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng giám sát có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, sắp xếp thời gian, địa điểm, thành phần làm việc với Đoàn giám sát theo kế hoạch.
Điều 22. Thực hiện các kiến nghị, kết luận sau giám sát
1. Kết thúc cuộc giám sát, ngay sau khi Nghị quyết các vấn đề được giám sát, báo cáo kết quả giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và Tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện được ban hành; UBND cùng cấp, các cơ quan, đơn vị địa phương thuộc đối tượng chịu sự giám sát có trách nhiệm thực hiện ý kiến kiến nghị sau giám sát và báo cáo kết quả nêu rõ: Những việc đã khắc phục, thời gian khắc phục tồn tại, hạn chế; giải pháp trong thời gian tới; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện.
2. Các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng chịu sự giám sát thực hiện kiến nghị sau giám sát; báo cáo kết quả thực hiện hàng năm theo yêu cầu của báo cáo giám sát. Đối với Báo cáo thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát của HĐND năm trước báo cáo trình kỳ họp HĐND giữa năm sau.
3. Trường hợp các kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND và Tổ đại biểu HĐND còn nội dung vướng mắc do cơ chế chính sách hoặc nguyên nhân chủ quan, khách quan khó hoặc chưa thực hiện được, trong thời gian 07 ngày tính từ thời điểm nhận được báo cáo kết quả giám sát, cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng chịu sự giám sát có trách nhiệm báo cáo giải trình cụ thể căn cứ, lý do, nguyên nhân và cung cấp tài liệu có liên quan đối với nội dung đó.
ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ SAU GIÁM SÁT
1. Trước ngày 31/10 năm trước, Văn phòng HĐND tổng hợp dự kiến nội dung, chương trình giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và Tổ đại biểu HĐND cấp mình của năm sau gửi Ủy ban kiểm tra của cấp ủy cùng cấp để thống nhất điều hòa hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra chung trong phạm vi của địa phương.
2. Điều hòa về số lượng chuyên đề và đối tượng giám sát hằng năm:
a) HĐND mỗi năm thực hiện tối thiểu 01 cuộc giám sát chuyên đề; mỗi Đoàn giám sát tổ chức không quá 02 Đoàn công tác đến làm việc trực tiếp tại không quá 5 địa phương, 5 cơ quan, đơn vị; việc giám sát trực tiếp tại các đơn vị trực thuộc đối tượng giám sát do Trưởng Đoàn giám sát quyết định.
b) Thường trực HĐND mỗi năm thực hiện tối thiểu 01 cuộc giám sát chuyên đề; mỗi Đoàn giám sát chuyên đề làm việc trực tiếp không quá 04 địa phương, 05 cơ quan, đơn vị; việc giám sát trực tiếp tại các đơn vị trực thuộc đối tượng giám sát do Trưởng Đoàn giám sát quyết định.
c) Ban HĐND mỗi năm thực hiện tối thiểu 02 cuộc giám sát chuyên đề; mỗi Đoàn giám sát chuyên đề làm việc trực tiếp không quá 03 địa phương, 05 cơ quan, đơn vị; việc giám sát trực tiếp tại các đơn vị trực thuộc đối tượng giám sát do Trưởng Đoàn giám sát quyết định.
d) Tổ đại biểu HĐND mỗi năm thực hiện tối thiểu 01 cuộc giám sát chuyên đề; mỗi Đoàn giám sát chuyên đề làm việc trực tiếp không quá 05 đơn vị, địa phương; giám sát trực tiếp tại các đơn vị trực thuộc đối tượng giám sát do Trưởng Đoàn giám sát quyết định.
3. Nguyên tắc điều hòa hoạt động giám sát:
a) Mỗi đơn vị, địa phương trong 01 tháng không quá 01 đoàn giám sát trực tiếp làm việc; 01 năm không quá 05 đoàn công tác đến giám sát.
b) Các cuộc giám sát thực hiện theo đúng Chương trình hoạt động giám sát do Thường trực HĐND ban hành. Trường hợp cần phải điều chỉnh về nội dung, phạm vi, đối tượng, thời gian giám sát thì báo cáo và được sự đồng ý của Thường trực HĐND.
c) Trường hợp cùng một thời điểm có nhiều cuộc giám sát của nhiều cấp khác nhau thì việc sắp xếp các đoàn công tác làm việc tại địa phương được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: Đoàn giám sát của Quốc hội, các cơ quan thuộc Quốc hội; Đoàn giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và Tổ đại biểu HĐND theo thứ tự từ trên xuống; nếu ngang cấp thì được sắp xếp theo thời gian nhận được Kế hoạch. Trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND chỉ đạo các đoàn phối hợp cùng tham gia hoạt động giám sát đảm bảo phù hợp thực tế.
Điều 24. Giám sát việc thực hiện kiến nghị sau giám sát
1. Trước tháng 6 và tháng 11 hằng năm, các Ban HĐND và Tổ đại biểu HĐND tổng hợp các kiến nghị sau giám sát đã được giải quyết, chưa giải quyết hoặc giải quyết chưa dứt điểm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng giám sát, gửi đến Văn phòng HĐND để tổng hợp, báo cáo Thường trực HĐND.
2. Thường trực HĐND xem xét thực hiện kiến nghị giám sát theo trình tự:
a) Thường trực HĐND, các ban HDND, Tổ đại biểu HĐND hoặc ủy quyền cho Văn phòng HĐND trình bày báo cáo về việc cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát;
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo, giải trình;
c) Thường trực HĐND thảo luận;
d) Thường trực HĐND ra nghị quyết kết quả thực hiện ý kiến kiến nghị sau giám sát.
3. Trên cơ sở đề nghị của các Ban HĐND, Thường trực HĐND xem xét ra nghị quyết về vấn đề được kiến nghị sau giám sát. Nghị quyết gồm nội dung sau: a) Đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, nguyên nhân hạn chế bất cập liên quan đến chuyên đề giám sát; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan.
b) Thời gian khắc phục hạn chế, bất cập;
c) Trách nhiệm thi hành của cơ quan, tổ chức, cá nhân; chế tài nếu tiếp tục không hoàn thành đối với những vấn đề đã kiến nghị;
d) Trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện Nghị Quyết.
4. Thường trực HĐND tổng hợp báo cáo kết quả giám sát thực hiện kiến nghị sau giám sát trình HĐND xem xét tại kỳ họp trong trường hợp cần thiết.
Điều 25. Công tác tham mưu, phục vụ hoạt động giám sát
1. HĐND tỉnh giao Thường trực HĐND tỉnh ban hành Quy trình tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề kèm theo các biểu mẫu liên quan.
2. Thường trực HĐND, các Ban HĐND và Tổ đại biểu HĐND được thuê chuyên gia tham gia các cuộc giám sát chuyên đề có tính chất phức tạp. Mức hỗ trợ thuê chuyên gia thực hiện theo khoản 3, Điều 13 Nghị quyết 72/2017/NQ- HĐND của HĐND tỉnh Lào Cai và các quy định hiện hành của pháp luật.
Văn phòng HĐND các cấp có nhiệm vụ tham mưu cho Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu HĐND đảm bảo kinh phí phục vụ cho hoạt động giám sát kịp thời, đúng quy định.
3. Văn phòng HĐND giúp việc cho Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu HĐND theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát của các đơn vị chịu sự giám sát.
4. Văn phòng HĐND tham mưu cho Thường trực HĐND cùng cấp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giám sát, hướng dẫn đại biểu HĐND các cấp khai thác các tài liệu, văn bản có liên quan đến hoạt động giám sát của HĐND trên cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai thông qua địa chỉ: laocai.gov.vn - Người đại biểu nhân dân.
Điều 26. Công tác truyền thông phục vụ hoạt động giám sát
1. Công tác truyền thông đối với các hoạt động giám sát do Thường trực HĐND quyết định. Văn phòng HĐND đảm bảo công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ hoạt động của các đoàn giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và Tổ đại biểu HĐND.
2. Cơ quan Thông tấn báo chí được mời tham dự, đưa tin một số phiên họp về hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và Tổ đại biểu HĐND bảo đảm việc đưa tin chính xác, khách quan theo quy định của pháp luật về báo chí.
Điều 27. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Việc thực hiện các nội dung của Quy chế này là một trong những tiêu chí để đánh giá, phân xếp loại và khen thưởng hằng năm đối với tập thể, cơ quan đơn vị và cá nhân người đứng đầu cơ quan, đơn vị giám sát và cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng chịu sự giám sát; là cơ sở để xem xét đánh giá qua việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
2. Các cơ quan đơn vị và cá nhân người đứng đầu thuộc đối tượng giám sát vi phạm các quy định tại Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ chịu các hình thức xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Thường trực HĐND cùng cấp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện Quy chế.
2. Văn phòng HĐND có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp; định kỳ hàng năm báo cáo với Thường trực HĐND cùng cấp và cấp trên trực tiếp việc thực hiện Quy chế này.
3. Các nội dung không quy định trong Quy chế này được thực hiện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND và các văn bản pháp luật có liên quan.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, cần điều chỉnh, bổ sung, giao Văn phòng HĐND tỉnh tổng hợp, báo cáo Thường trực HĐND tỉnh xem xét trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung Quy chế này phù hợp tình hình thực tế./.
- 1Nghị quyết 22/NQ-HĐND năm 2017 về chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An năm 2018
- 2Nghị quyết 05/NQ-HĐND năm 2017 về Chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ năm 2018
- 3Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2017 về Chương trình giám sát năm 2018 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận
- 4Quyết định 07/QĐ-HĐND về Chương trình công tác năm 2018 của Ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình
- 5Nghị quyết 21/2004/NQ-HĐND về Quy chế hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai
- 6Quyết định 256/QĐ-HĐND năm 2019 về Quy chế hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021
- 7Nghị quyết 58/NQ-HĐND năm 2021 về Quy chế hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
- 8Nghị quyết 09/NQ-HĐND năm 2021 về Quy chế giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 trong thực hiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang
- 9Nghị quyết 14/2004/NQ-HĐND13 về Quy chế hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Quy chế hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân và Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khoá XIII, nhiệm kỳ 2004-2009
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 4Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 5Nghị quyết 72/2016/NQ-HĐND Quy định chế độ chi đảm bảo hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Lào Cai
- 6Nghị quyết 22/NQ-HĐND năm 2017 về chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An năm 2018
- 7Nghị quyết 05/NQ-HĐND năm 2017 về Chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ năm 2018
- 8Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2017 về Chương trình giám sát năm 2018 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận
- 9Quyết định 07/QĐ-HĐND về Chương trình công tác năm 2018 của Ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình
- 10Nghị quyết 21/2004/NQ-HĐND về Quy chế hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai
- 11Quyết định 256/QĐ-HĐND năm 2019 về Quy chế hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021
- 12Nghị quyết 58/NQ-HĐND năm 2021 về Quy chế hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
- 13Nghị quyết 09/NQ-HĐND năm 2021 về Quy chế giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 trong thực hiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang
- 14Nghị quyết 14/2004/NQ-HĐND13 về Quy chế hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Quy chế hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân và Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khoá XIII, nhiệm kỳ 2004-2009
Nghị quyết 06/2018/NQ-HĐND về Quy chế tổ chức, thực hiện hoạt động giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Lào Cai
- Số hiệu: 06/2018/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 21/06/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Nguyễn Văn Vịnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra