Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2009/NQ-HĐND

Quy Nhơn, ngày 15 tháng 7 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NHẰM GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG HUYỆN VÂN CANH, GIAI ĐOẠN 2009 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 15

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Sau khi xem xét Tờ trình số 61/TTr-UBND ngày 06/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Vân Canh; Báo cáo thẩm tra số 10/BCTT-BDT ngày 09/7/2009 của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Vân Canh, giai đoạn 2009-2020 theo Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ (Có Đề án kèm theo).

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 15 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Vũ Hoàng Hà

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NHẰM GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG HUYỆN VÂN CANH, GIAI ĐOẠN 2009 – 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2009/NQ-HĐND ngày 15/7/2009 của HĐND tỉnh)

I. TÊN ĐỀ ÁN: Đề án phát triển Kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Vân Canh, giai đoạn 2009 – 2020.

II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN: Trên địa bàn huyện Vân Canh.

III. CHỦ QUẢN ĐỀ ÁN: UBND tỉnh

IV. CHỦ ĐẦU TƯ ĐỀ ÁN: UBND huyện Vân Canh.

V. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN:

1. Mục tiêu chung:

- Phát triển nền kinh tế của huyện bền vững theo cơ cấu “Nông nghiệp - Công nghiệp - Thương mại, dịch vụ”.

- Phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người gấp trên 6 lần so với hiện nay, khoảng 15 - 18 triệu đồng/người/năm.

- Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, đảm bảo đến năm 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống ngang bằng mức trung bình của tỉnh.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của Vân Canh. Xây dựng kết cấu hạ tầng Kinh tế - Xã hội phù hợp với đặc điểm của địa phương.

- Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 40% theo chuẩn hiện nay, bình quân mỗi năm giảm từ 7 - 8% (hiện tại 55,25%).

- Thu nhập bình quân đầu người 5 triệu đồng/năm, tăng gấp 2 lần hiện nay (hiện tại 2,4 triệu đồng/năm)

- Số trường học đạt chuẩn Quốc gia về giáo dục 7/23 trường, đạt 30,4% (hiện tại 4/23 trường, đạt 17,4%)

- Số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia 4/7 trạm, đạt 57,1% (hiện tại 2/7 trạm, đạt 28,6%) .

- Số trạm y tế có bác sĩ 6/7 trạm, đạt 85,7% (hiện tại 5/7 trạm, đạt 71,4%)

- Tỷ lệ lao động ở nông thôn qua đào tạo, tập huấn đạt trên 25% ( hiện tại đạt 20%).

- Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã và thông suốt 4 mùa đạt 85,7% (hiện tại đạt 85,7%).

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ≤ 25% (hiện tại 26%).

- Giảm tỷ lệ lao động sản xuất nông nghiệp xuống còn 70% trong tổng số lao động xã hội (hiện tại 75%).

- Nâng độ che phủ rừng đạt 60% (hiện tại 58%).

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống ngang bằng mức trung bình các huyện trung du của tỉnh.

- Thu nhập bình quân đầu người từ 8-10 triệu đồng/năm.

- Số trường học đạt chuẩn Quốc gia về giáo dục 16/23 trường, đạt 69,6%

- Số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, đạt 100%.

- Số trạm y tế có bác sĩ đạt 100%.

- Tỷ lệ lao động ở nông thôn qua đào tạo, tập huấn, đạt trên 40%.

- Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã và thông suốt 4 mùa, đạt 100%.

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ≤ 20%.

- Giảm tỷ lệ lao động sản xuất nông nghiệp xuống còn 60% trong tổng số lao động xã hội.

- Nâng độ che phủ rừng đạt 65%.

2.3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống ngang bằng mức trung bình của tỉnh.

- Thu nhập bình quân đầu người từ 15-18 triệu đồng/năm.

- Số trường học đạt chuẩn Quốc gia về giáo dục 23/23 trường, đạt 100%.

- Tỷ lệ lao động ở nông thôn qua đào tạo, tập huấn đạt trên 50%.

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ≤ 15%.

- Giảm tỷ lệ lao động sản xuất nông nghiệp xuống còn 50% trong tổng số lao động xã hội.

- Nâng độ che phủ rừng đạt 70%.

VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC:

1. Định hướng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp:

- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu cây trồng vật nuôi trên cơ sở phân tích, đánh giá lợi thế về tiềm năng sẵn có của từng vùng. Từng bước cơ giới hóa sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. Phát triển các mô hình kinh tế trang trại gắn với giao đất, giao rừng, quản lý bảo vệ rừng, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tăng thêm nông, lâm sản có giá trị, có sức cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nâng tỷ lệ chăn nuôi có chuồng trại đạt trên 70% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020. Chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên trách nông nghiệp tại cơ sở để phục vụ tốt công tác khuyến nông, lâm trên địa bàn.

- Thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có. Tuyên truyền phổ biến rộng rãi pháp luật về quản lý bảo vệ rừng đến cộng đồng dân cư bằng nhiều hình thức.

- Nâng tỷ lệ người dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 70% lên 75% năm 2010, 90% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020. Tiếp tục nâng cấp, sửa chữa những công trình hiện có đang bị hư hỏng và xây mới những công trình có quy mô tương đối lớn, cung cấp nước sinh hoạt cho liên thôn, liên xã, cả vùng.

2. Định hướng phát triển ngành Công nghiệp - TTCN và xây dựng:

- Phát triển công nghiệp - TTCN theo hướng sử dụng hợp lý tài nguyên sẵn có, khai thác triệt để thế mạnh của địa phương, xây dựng hoàn chỉnh các cụm Công nghiệp Thị trấn Vân Canh, cụm công nghiệp Canh Vinh, đồng thời khôi phục một số làng nghề, mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết lao động tại chỗ, nâng cao thu nhập vùng nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững.

- Phát triển một số ngành công nghiệp ở nông thôn nhằm giải quyết lao động tại chỗ, nâng cao thu nhập vùng nông thôn, đồng thời khôi phục một số làng nghề, mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.

- Định hướng phát triển các làng nghề chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí phục vụ nông nghiệp, sản xuất thủy điện, ngoài ra cần tập trung phát triển các vùng nguyên liệu nông, lâm sản, trồng rừng, trồng cây công nghiệp nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy công nghiệp chế biến. Tiếp tục điều tra và đánh giá trữ lượng các khoáng sản như đá granit... làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển.

- Tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 25%/năm, mức tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2010 là 14,2%/năm, mức tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 là 26,4%/năm, mức tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 là 23,4%/năm

- Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh mạng lưới phân phối điện cho các xã, thôn còn lại, gồm 08 thôn của xã Canh Liên, 01 thôn của xã Canh Hiệp. Đến năm 2011 cung cấp điện sinh hoạt đủ cho 100% hộ dân cư.

- Đến năm 2015 quy hoạch 1 - 2 thị tứ (khu vực xã Canh Vinh).

Giai đoạn

Vân Canh

Bình Định

So toàn tỉnh

2001-2005

25,6%/năm

14,5%/năm

0,2%

2006-2010

14,2%/năm

25,2%/năm

0,13%

2011-2015

26,4%/năm

17,1%/năm

0,2%

2016-2020

23,4%/năm

20,4%/năm

0,26%

3. Định hướng phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch:

- Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch dựa trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng của địa phương. Trong đó du lịch sinh thái môi trường, gắn với di tích lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc là tiềm năng phát triển lâu dài cho nền kinh tế huyện nhà. Vì vậy, trong những năm đến cần phải quán triệt cho toàn dân kiên quyết giữ vững, bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên. Chọn và quy hoạch từ 02 đến 03 điểm du lịch như suối Cầu, suối Một, Quy hoạch làng người Chăm H’roi – làng Hòn Mẻ xã Canh Thuận trở thành mô hình làng Chăm H’ro tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch, quy hoạch làng nghề dệt thổ cẩm ở làng Hà Văn Trên xã Canh Thuận, kêu gọi hợp tác đầu tư xây dựng những công trình hạ tầng thiết yếu như nhà hàng, khách sạn, các điểm vui chơi nghỉ mát… đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ nhằm thu hút khách vãng lai. Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia mở rộng kinh doanh một cách lành mạnh theo đúng pháp luật, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, đồng thời làm tốt chức năng hỗ trợ sản xuất thông qua việc tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư nông nghiệp.

- Xây dựng trung tâm thương mại tại Thị trấn, xây dựng mới chợ Vân Canh theo hướng văn minh hiện đại. Khẩn trương xây dựng các chợ khu vực ở vùng cao (xã Canh Liên), vùng trung (xã Canh Hiệp, Canh Thuận, Canh Hòa) và vùng thấp chợ Canh Hiển và chợ Canh Vinh 1, Canh Vinh 2 (xã Canh Vinh) để sớm tổ chức các buổi chợ phiên. Phát triển mạng lưới cửa hàng bán lẻ, mua gom nông sản tại các xã, thôn để giúp nhân dân vừa tiêu thụ được sản phẩm vừa mua hàng hóa tiêu dùng được thuận lợi nhất. Tiếp tục thực hiện các chính sách trợ cước trợ giá đối với các mặt hàng chính sách theo quy định của Chính phủ.

- Tiếp tục phát triển mạng lưới bưu chính và viễn thông phục vụ cho liên lạc của các xã vùng cao, đến năm 2012 hoàn thành việc phủ sóng viễn thông đến tất cả các xã trong huyện.

- Đối với dịch vụ Bảo hiểm, Ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển hệ thống chi nhánh đến tận cơ sở đảm bảo phục vụ tốt nhất các yêu cầu của nhân dân, nhất là ở các xã, thôn vùng cao.

4. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội:

4.1. Về dân số:

- Tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Hạ tỷ suất sinh thô từ 21,7%, xuống còn 19%, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,17% xuống còn 1,1% vào năm 2010, 0,8% năm 2015 và 0,6% năm 2020. Thực hiện việc điều hòa dân cư, dự kiến tổng dân số toàn huyện năm 2010 là 26.143 người, năm 2015 là 27.496 người, năm 2020 là 28.331 người (tính cả tăng dân số cơ học). Tích cực bồi dưỡng cải thiện thể chất, nhất là trong độ tuổi lao động. Đồng thời tăng cường vai trò, vị trí của gia đình, thực hiện bình đẳng giới trong cộng đồng dân cư. Chăm lo đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần cho trẻ em tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, nhằm phục vụ mục tiêu "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài".

4.2. Về giáo dục:

- Phát triển sự nghiệp giáo dục trong những năm đến phải hướng đến mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả đào tạo ở các cấp học, ngành học. Đi đôi với giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục pháp luật gắn với giáo dục truyền thống của địa phương, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa giáo dục, vận động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Tiếp tục phát triển quy mô mạng lưới trường lớp các ngành học, cấp học vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới vừa phù hợp với yêu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương trong từng giai đoạn cụ thể. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đủ về số lượng theo hướng kiên cố hóa và chuẩn hóa. Tiếp tục xây dựng trường chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2020, 100% các trường đều đạt chuẩn.

- Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, chú trọng việc đào tạo và sử dụng giáo viên người dân tộc thiểu số ở địa phương.

- Tiếp tục xây dựng trường chuẩn quốc gia, duy trì và tiếp tục hoàn thành công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Từng bước xây dựng đề án, kế hoạch và lộ trình phổ cập THPT, đặc biệt chú trọng các xã có điều kiện thuận lợi.

4.3. Về Y tế:

- Nâng cao năng lực khám và điều trị bệnh ở các tuyến, đặc biệt là tuyến xã. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 100% xã có bác sỹ. Nâng cao trình độ chuyên môn cũng như y đức của đội ngũ y, bác sỹ. Nâng cấp toàn diện trung tâm y tế huyện, trang bị thêm máy móc, thiết bị y tế hiện đại để tạo điều kiện khám chữa bệnh tại chỗ đạt kết quả cao. Tiếp tục củng cố, tăng cường thêm trang bị cơ sở vật chất cho các trạm y tế cơ sở. Tích cực đề phòng và ngăn ngừa dịch bệnh lan truyền diện rộng trong cộng đồng, nhất là về mùa hè. Tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiên quyết không để xảy ra ngộ độc thức ăn gây chết người. Thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền phòng chống các loại dịch bệnh.

4.4. Về văn hóa thông tin - thể dục thể thao:

- Đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng và thể dục thể thao ở cơ sở. Triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt chất lượng, đem lại hiệu quả thiết thực. Tiếp tục đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, sưu tầm và khôi phục các giá trị văn hóa cổ truyền gắn xây dựng văn hóa với phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế bền vững, bảo tồn và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng, thời lượng và diện phủ sóng phát thanh - truyền hình nhằm đáp ứng nhu cầu nghe nhìn của nhân dân.

4.5. Về phát triển nguồn nhân lực:

- Tích cực nâng cao dân trí cho cộng đồng dân cư. Đồng thời đẩy mạnh đào tạo kỹ thuật, kiến thức cơ bản cho lực lượng lao động phổ thông, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó có chính sách khuyến khích, thu hút đối với những người có trình độ chuyên môn cao, cán bộ giỏi khoa học kỹ thuật nơi khác về công tác tại địa phương. Tuyển chọn để sử dụng đúng ngành nghề, theo quy hoạch, đúng quy trình, nhằm đáp ứng kịp thời nguồn lực về con người cho công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội huyện nhà.

- Tiếp tục quán triệt và thực hiện các nghị quyết của Trung ương và Tỉnh ủy về công tác cán bộ và tổ chức cán bộ, trong đó trọng tâm và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức từ huyện đến cơ sở có năng lực thực tiễn, đủ số lượng đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu phù hợp với điều kiện của miền núi. Phát huy vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý từ huyện đến cơ sở. Tập trung sắp xếp, bố trí, nâng cao năng lực công tác của cán bộ, ưu tiên cán bộ người dân tộc thiểu số và cán bộ nữ, xây dựng đội ngũ công chức dự bị, cán bộ kế cận, dự nguồn để chủ động bổ sung khi cần thiết.

- Tăng cường công tác đào tạo về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức theo quy định. Ưu tiên đào tạo cán bộ nguồn là đồng bào dân tộc thiểu số cho các xã theo hình thức cử tuyển. Thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ huyện về xã, đảm nhận các chức vụ chủ chốt ở những xã đang gặp khó khăn về công tác cán bộ. Bố trí cán bộ trẻ có trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành ở một số lĩnh vực công tác, nhằm phát huy được năng lực thực tiễn của cán bộ chuyên môn đã qua đào tạo. Giải quyết kịp thời các chế độ chính sách cho cán bộ công chức các cấp. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức Quản lý hành chính nhà nước, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở xã, thôn, nhằm thực hiện chức năng quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án ở cơ sở.

5. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường:

- Hoàn chỉnh công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện. Lập quy hoạch bố trí tái định cư và thành lập khu dân cư mới cho phù hợp với quy mô phát triển theo tình hình thực tế. Đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng gắn với chính sách hỗ trợ. Tiếp tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 60, 64, 163/CP của Chính phủ. Điều tra, khảo sát, khoanh vùng các điểm khoáng sản kim loại và không kim loại đưa vào quản lý, khai thác có tổ chức. Tăng cường kiểm tra chặt chẽ các điểm khai thác khoáng sản được cấp giấy phép, để hướng dẫn thực hiện đúng quy trình theo phương án được phê duyệt, trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái thật nghiêm chặt. Thường xuyên kiểm tra xử lý các hoạt động khai thác tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản trái phép. Xây dựng quy chế quản lý môi trường sản xuất, môi trường sinh hoạt, đặc biệt là môi trường nước. Kiên quyết xử lý đúng luật những hoạt động gây tổn hại đến môi trường sinh thái, nhằm đảm bảo môi trường sống thật bền vững cho cộng đồng dân cư. Xây dựng bãi xử lý chất thải sinh hoạt tập trung của huyện và 7 điểm tập kết rác thải ở các xã.

6. Quốc phòng, an ninh:

- Tăng cường củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng tốt phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc và trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện ổn định để tập trung phát triển kinh tế.

- Phối hợp với Cơ quan Quân sự huyện duy trì thường xuyên công tác phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến an ninh trật tự. Tổ chức, phát động phong trào "Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc" đến tận thôn, bản và vùng sâu, vùng xa...

VII. NỘI DUNG HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO:

1. Tiếp tục thực hiện các chính sách hiện hành về hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo ở các huyện nghèo có sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng và nâng mức hỗ trợ, mức đầu tư thuộc các chương trình dự án: Quyết định 135 giai đoạn II, Quyết định 134, Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, chương trình kiên cố hóa trường học, Dự án 5 triệu ha rừng, Quyết định 193 về hỗ trợ sắp xếp lại dân cư, Quyết định 167 về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo...

2. Về cơ chế chính sách sử dụng kinh phí sự nghiệp:

2.1. Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập

2.1.1 Hỗ trợ khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao đất, giao rừng để trồng rừng sản xuất:

a. Kinh phí khoán chăm sóc rừng, bảo vệ rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ):

Diện tích rừng cần khoán chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ là : 20.253,3 ha. Trong đó, đến năm 2008 đã giao khoán là 12.161,9 ha, năm 2009 dự kiến giao khoán 191,4 ha, các năm tiếp theo mỗi năm giao khoán 760 ha. Với tổng kinh phí là 38.672 triệu đồng, cụ thể :

Năm 2009: 12.353,3ha x 200.000đ/ha = 2.471 triệu đồng

Năm 2010: 12.653,3ha x 200.000đ/ha = 2.531 triệu đồng

- Giai đoạn 2011-2015: Tổng kinh phí 14.935 triệu đồng:

Năm 2011: 13.413,3 ha x 200.000đ/ha = 2.683 triệu đồng

Năm 2012: 14.173,3 ha x 200.000đ/ha = 2.835 triệu đồng

Năm 2013: 14.933,3 ha x 200.000đ/ha = 2.987 triệu đồng

Năm 2014: 15.693,3 ha x 200.000đ/ha = 3.139 triệu đồng

Năm 2015: 16.453,3 ha x 200.000đ/ha = 3.291 triệu đồng

- Giai đoạn 2016-2020: Tổng kinh phí 18.735 triệu đồng:

Năm 2016: 17.213,3 ha x 200.000đ/ha = 3.443 triệu đồng

Năm 2017: 17.973,3 ha x 200.000đ/ha = 3.595 triệu đồng

Năm 2018: 18.733,3 ha x 200.000đ/ha = 3.747 triệu đồng

Năm 2019: 19.493,3 ha x 200.000đ/ha = 3.899 triệu đồng

Năm 2020: 20.253,3 ha x 200.000đ/ha = 4.051 triệu đồng

b. Kinh phí hỗ trợ giống cây lâm nghiệp lần đầu đối với hộ gia đình được giao rừng sản xuất (không thuộc loại rừng khoán chăm sóc, bảo vệ nêu trên) và giao đất để trồng rừng sản xuất theo quy hoạch. Đến năm 2020 là 9.980 ha. Tổng nhu cầu vốn hỗ trợ trồng rừng sản xuất là 50.425 triệu đồng, cụ thể:

Năm 2009 : 105 ha x 5 triệu đồng/ha = 525 triệu đồng

Năm 2010 : 3.980 ha x 5 triệu đồng/ha = 19.900 triệu đồng

Giai đoạn 2011-2015: 3.000 ha x 5 triệu đồng/ha = 15.000 triệu đồng

Giai đoạn 2016-2020: 3.000 ha x 5 triệu đồng/ha = 15.000 triệu đồng

c. Hỗ trợ hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất, ngoài chính sách được hưởng theo các quy định tại điểm a và b, mục 2.1.1 nêu trên, được hỗ trợ thêm 15 kg gạo/tháng/khẩu, thời gian tối đa là 6 năm, mỗi hộ được nhận 1 ha để trồng rừng sản xuất.

Năm

Số hộ

Khẩu

Số gạo (kg)

Đơn giá (đồng)

Số tháng

Thành tiền

(triệu đồng)

2009

100

420

15

8000

6

302,4

2010

1600

6720

15

8000

12

9.676,8

2011

1900

7980

15

8000

12

11.491,2

2012

2200

9240

15

8000

12

13.305,6

2013

2500

10500

15

8000

12

15.120,0

2014

2800

11760

15

8000

12

16.934,4

2015

2700

11340

15

8000

12

16.329,6

2016

1200

5040

15

8000

12

7.257,6

2017

900

3780

15

8000

12

5.443,2

2018

600

2520

15

8000

12

3.628,8

2019

300

1260

15

8000

12

1.814,4

Tổng cộng

101.304,0

d. Hỗ trợ hộ nghèo 05 triệu đồng/ha để tận dụng tạo đất sản xuất lương thực trong khu vực diện tích rừng nhận khoán, chăm sóc, bảo vệ, rừng và đất được giao để trồng rừng sản xuất, trung bình mỗi hộ được hỗ trợ 1 ha. Tổng số hộ được hỗ trợ là 2.700 hộ. Tổng kinh phí là 13.500 triệu đồng, cụ thể :

Năm 2009 : 100 ha x 5 triệu đồng/ha = 500 triệu đồng

Năm 2010 : 600 ha x 5 triệu đồng/ha = 3.000 triệu đồng

Năm 2011-2015 : 2.000 ha x 5 triệu đồng/ha = 10.000 triệu đồng

2.1.2. Chính sách hỗ trợ sản xuất:

a. Bố trí kinh phí rà soát, xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho các xã, thị trấn. Tổng kinh phí là 2.100 triệu đồng, cụ thể :

- Năm 2010 : 3 xã x 300 triệu đồng = 900 triệu đồng

- Năm 2011-2015 : 4 xã, thị trấn x 300 triệu đồng = 1.200 triệu đồng

b. Hỗ trợ kinh phí khai hoang, phục hóa và tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp, khai thác có hiệu quả nguồn nước tưới từ các hồ, đập để sản xuất lúa nước :

- Tổng kinh phí khai hoang là 750 triệu đồng, cụ thể :

 Năm 2009 : 10 ha x 10 triệu đồng/ha = 100 triệu đồng

 Năm 2010 : 20 ha x 10 triệu đồng/ha = 200 triệu đồng

 Năm 2011- 2015: 45 ha x 10 triệu đồng/ha = 450 triệu đồng

- Tổng kinh phí tạo ruộng bậc thang là 2.100 triệu đồng, cụ thể :

 Năm 2009 : 10 ha x 10 triệu đồng/ha = 100 triệu đồng

 Năm 2010 : 50 ha x 10 triệu đồng/ha = 500 triệu đồng

 Năm 2011- 2015: 150 ha x 10 triệu đồng/ha = 1.500 triệu đồng

- Tổng kinh phí phục hóa là 345 triệu đồng, cụ thể :

 Năm 2009 : 10 ha x 5 triệu đồng/ha = 50 triệu đồng

 Năm 2010 : 20 ha x 5 triệu đồng/ha = 100 triệu đồng

 Năm 2011- 2015: 39 ha x 5 triệu đồng/ha = 195 triệu đồng

c. Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao:

* Chuyển đổi vật nuôi: Các loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho thị trường hiện nay, áp dụng phù hợp với điều kiện tại địa phương, khai thác nguồn thức ăn tại chỗ như: bò lai, lợn hướng nạc, heo đen (heo địa phương của đồng bào dân tộc thiểu số nuôi). Các xã vùng thấp sẽ chuyển sang nuôi bò lai, lợn hướng nạc.

+ Lợn hướng nạc : hỗ trợ mỗi hộ 3 con giống và thức ăn đến khi cho ra sản phẩm (lợn con xuất chuồng), bình quân 14 triệu đồng/hộ. Hộ chăn nuôi lợn hướng nạc là những hộ ở khu vực các xã vùng thấp chủ yếu là đồng bào dân tộc kinh.

+ Hộ chăn nuôi heo đen, mỗi hộ sẽ được hỗ trợ 3 con heo giống và thức ăn, bình quân là 14 triệu đồng/hộ. Đây là những hộ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chăn nuôi theo hình thức khoanh nuôi tập trung.

+ Hộ chăn nuôi bò lai : hỗ trợ mỗi hộ 1 con giống (con giống 15 tháng tuổi), chủ yếu là các hộ vùng thấp và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có diện tích đất sản xuất nông nghiệp có thể chuyển qua trồng cỏ chăn nuôi.

Năm

Vật nuôi

Số hộ

Mức hỗ trợ (triệu đồng)

Kinh phí

a

b

c

d

e = c * d

Tổng cộng

44.884

2009

13.650

 

Heo hướng nạc

445

14

6.230

 

Heo lai rừng hoặc heo rừng

440

14

6.160

 

Bò lai

90

14

1.260

2010

31.234

 

Heo hướng nạc

1.523

14

21.322

 

Heo lai rừng hoặc heo rừng

430

14

6.020

 

Bò lai

278

14

3.892

* Hỗ trợ kinh phí mua bò đực giống cấp cho các xã vùng cao có đồng bào dân tộc thiẻu số để phối giống bò trực tiếp, tổng kinh phí 336 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2010: 12 triệu đồng/con x 07 con/xã x 2 xã = 168 triệu đồng

+ Năm 2011: 12 triệu đồng/con x 07 con/xã x 2 xã = 168 triệu đồng

* Hỗ trợ phát triển đàn bò lai, lợn hướng nạc (cho 3 xã vùng thấp) : mua tinh đông viên, bình nitơ, dụng cụ thụ tinh nhân tạo,... tổng kinh phí 300 triệu đồng

+ Năm 2009 : 20 triệu đồng/xã/năm x 3 xã = 60 triệu đồng

+ Năm 2010 : 20 triệu đồng/xã/năm x 3 xã = 60 triệu đồng

+ Giai đoạn 2011-2015 : 30 triệu đồng/xã/năm x 3 xã = 90 triệu đồng

+ Giai đoạn 2016-2020 : 30 triệu đồng/xã/năm x 3 xã = 90 triệu đồng

d. Đối với hộ nghèo, ngoài các chính sách được hưởng như trên, còn được hỗ trợ một lần để phát triển chăn nuôi và phát triển ngành nghề:

- Kinh phí làm chuồng trại 3.206 triệu đồng, cụ thể :

 Năm 2009 : 1.068 chuồng x 1 triệu đồng/chuồng = 1.068 triệu đồng

 Năm 2010 : 2.138 chuồng x 1 triệu đồng/chuồng = 2.138 triệu đồng

- Kinh phí tạo diện tích nuôi trồng thủy sản là 36 triệu đồng, cụ thể

 Năm 2009 : 4 ha x 2 triệu đồng/ha = 8 triệu đồng

 Năm 2010 : 5 ha x 2 triệu đồng/ha = 10 triệu đồng

 Năm 2011-2015 : 9 ha x 2 triệu đồng/ha = 18 triệu đồng

- Kinh phí hỗ trợ giống cỏ nuôi bò là 152 triệu đồng, cụ thể :

 Năm 2009 : 10 ha x 2 triệu đồng/ha = 20 triệu đồng

 Năm 2010 : 20 ha x 2 triệu đồng/ha = 40 triệu đồng

 Năm 2011-2015 : 46 ha x 2 triệu đồng/ha = 92 triệu đồng

2.1.3. Bố trí kinh phí khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư:

a. Kinh phí khuyến nông, ngư cao gấp 2 lần so với mức bình quân chung của các huyện khác. Tuyên truyền vận động, in ấn tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật. Dự kiến là 25 triệu đồng/hoạt động.

- Kinh phí khuyến nông : hoạt động x chi phí bình quân huyện khác x 200%. Tổng kinh phí là 4.200 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 7 hoạt động x 25 triệu đồng/hoạt động x 200% = 350 triệu đồng

+ Năm 2010 : 7 hoạt động x 25 triệu đồng/hoạt động x 200% = 350 triệu đồng

+ Giai đoạn 2011-2015 : 7 hoạt động x (25 triệu đồng/hoạt động x 200%) x 5 năm = 1.750 triệu đồng

+ Giai đoạn 2016 – 2020: 7 hoạt động x (25 triệu đồng/hoạt động x 200%) x 5 năm = 1.750 triệu đồng

- Kinh phí khuyến ngư : hoạt động x chi phí bình quân huyện khác x 200%. Tổng kinh phí 3.000 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 5 hoạt động x 25 triệu đồng/hoạt động x 200% = 250 triệu đồng

+ Năm 2010 : 5 hoạt động x 25 triệu đồng/hoạt động x 200% = 250 triệu đồng

+ Giai đoạn 2011-2015 : 5 hoạt động x 25 triệu đồng/hoạt động x 200% x 5 năm = 1.250 triệu đồng

+ Giai đoạn 2016 – 2020 : 5 hoạt động x 25 triệu đồng/hoạt động x 200% x 5 năm = 1.250 triệu đồng

- Kinh phí khuyến công : hoạt động x chi phí bình quân huyện khác x 200%. Tổng kinh phí 2.950 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 4 hoạt động x 25 triệu đồng/hoạt động x 200% = 200 triệu đồng

+ Năm 2010 : 5 hoạt động x 25 triệu đồng/hoạt động x 200% = 250 triệu đồng

+ Giai đoạn 2011-2015 : 5 hoạt động x 25 triệu đồng/hoạt động x 200% x 5 năm = 1.250 triệu đồng

+ Giai đoạn 2016 – 2020 : 5 hoạt động x 25 triệu đồng/hoạt động x 200% x 5 năm = 1.250 triệu đồng

b. Hỗ trợ 100% giống, vật tư cho xây dựng mô hình khuyến nông, ngư. Tổng kinh phí là 2.520 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 7 mô hình x 30 triệu đồng/mô hình = 210 triệu đồng

+ Năm 2010 : 7 mô hình x 30 triệu đồng/mô hình = 210 triệu đồng

+ Giai đoạn 2011-2015 : 35 mô hình x 30 triệuđồng/mô hình= 1.050 triệu đồng

+ Giai đoạn 2016-2020 : 35 mô hình x 30 triệuđồng/mô hình= 1.050 triệu đồng

c. Hỗ trợ tiền ăn, đi lại, tài liệu cho người dân tham gia mô hình (thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2007/TTLT-BTC-BNN-NTS). Tổng kinh phí là 2.292 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 7 lớp x 60 người/lớp x 15.000 đồng/người/ngày x 7 ngày = 44 triệu đồng

+ Năm 2010 : 7 lớp x 60 người/lớp x 15.000đồng/người/ngày x 7 ngày = 44 triệu đồng

+ Giai đoạn 2011-2015: 35 lớp x 60 người/lớp x 15.000đồng/người/ngày x 35 ngày = 1.102 triệu đồng

+ Giai đoạn 2016-2020: 35 lớp x 60 người/lớp x 15.000đồng/người/ngày x 35 ngày = 1.102 triệu đồng

d. Hỗ trợ 10.000 đ/ngày/người cho người dân tham gia tập huấn, đào tạo, huấn luyện. Tổng kinh phí là 1.158 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009: 7 lớp x 60 người/lớp x 10.000đồng/ngày x 7ngày = 29 triệu đồng

+ Năm 2010: 7 lớp x 60 người/lớp x 10.000đồng/ngày x 7ngày = 29 triệu đồng

+ GĐ 2011-2015: 35 lớp x 60 người/lớp x 10.000đồng/ngày x 35ngày = 735 triệu đồng

+ GĐ 2016-2020: 35 lớp x 60người/lớp x 10.000đồng/ngày x 35ngày = 735 triệu đồng

đ. Hỗ trợ suất trợ cấp khuyến nông cơ sở thôn (gồm cả khuyến nông, khuyến ngư). Mạng lưới khuyến nông thôn, bản : 48 thôn bản, bố trí 48 cán bộ khuyến nông, khuyến ngư tổng kinh phí là 2.319 triệu đồng, cụ thể như sau :

Hỗ trợ suất trợ cấp khuyến nông, lâm, ngư cơ sở thôn, bản:

+Năm 2009 : 48 suất x 350.000 đ/tháng x 06 tháng = 101 triệu đồng

+Năm 2010 : 48 suất x 350.000 đ/tháng x 12 tháng = 202 triệu đồng

+Giai đoạn 2011-2015: 48 suất x 350.000đ/tháng x 60tháng = 1.008 triệu đồng

+Giai đoạn 2016-2020: 48 suất x 350.000đ/tháng x 60tháng = 1.008 triệu đồng

e. Hỗ trợ kinh phí để mua vắc xin tiêm phòng và phòng chống các dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm (không tính nguồn vacxin phòng trừ các bệnh lở mồm, long móng và dịch cúm gia cầm), hàng năm mỗi xã được hỗ trợ 10 triệu đồng/xã/năm. Tổng kinh phí 840 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 10 triệu đồng/xã x 7 xã = 70 triệu đồng

+ Năm 2010 : 10 triệu đồng/xã x 7 xã = 70 triệu đồng

+ Giai đoạn 2011-2015 : 10 triệu đồng/xã x 7 xã x 5 năm = 350 triệu đồng

+ Giai đoạn 2016-2020 : 10 triệu đồng/xã x 7 xã x 5 năm = 350 triệu đồng

g. Hỗ trợ cán bộ thú y thôn, cán bộ dẫn tinh viên (theo Quyết định số 76/2006/QĐ-UBND ngày 10/8/2006 về phê duyệt kiện toàn tổ chức mạng lưới thú y cơ sở và hướng dẫn liên sở số 752/SNV-SNN). Với số cán bộ là 48 người. Tổng kinh phí là 1.326 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 48 suất x 200.000đ/tháng x 06 tháng = 58 triệu đồng

+ Năm 2010 : 48 suất x 200.000đ/tháng x 12 tháng = 116 triệu đồng

+ Giai đoạn 2011-2015: 48 suất x 200.000đ/tháng x 60 tháng = 576 triệu đồng

+ Giai đoạn 2016-2020: 48suất x 200.000đ/tháng x 60tháng = 576 triệu đồng

2.1.4. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, trang trại sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn huyện nghèo: Được hưởng các điều kiện thuận lợi và ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Đối với các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản đầu tư trên địa bàn huyện được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại Ngân hàng thương mại Nhà nước.

- Đối với các trang trại nông nghiệp, miễn không thu tiền sử dụng đất trong vòng 5 năm kể từ ngày đăng ký sản xuất.

2.1.5. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp (dệt thổ cẩm), các địa danh du lịch sinh thái, làng nghề truyền thống,...thông qua hệ thống thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình), in tờ rơi và hội thảo,...Tổng kinh phí là 1.200 triệu đồng, cụ thể :

- Năm 2009 : 100 triệu đồng/năm

- Năm 2010 : 100 triệu đồng/năm

- Giai đoạn 2011 - 2015 : 100 triệu đồng/năm x 5 năm = 500 triệu đồng

- Giai đoạn 2016 - 2020 : 100 triệu đồng/năm x 5 năm = 500 triệu đồng

2.1.6. Chính sách khuyến khích, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ, tuyển chọn giống cây, con… Tổng kinh phí là 1.440 triệu đồng, cụ thể :

- Năm 2009 : 150 triệu đồng x 80% = 120 triệu đồng

- Năm 2010 : 150 triệu đồng x 80% = 120 triệu đồng

- Giai đoạn 2011-2015: 150 triệu đồng/năm x 80% x 5năm = 600 triệu đồng

- Giai đoạn 2016-2020: 150 triệu đồng/năm x 80% x 5năm = 600 triệu đồng

2.1.7. Chính sách xuất khẩu lao động và tạo việc làm:

- UBND huyện phối hợp với Sở Lao động – TB& XH xây dựng mới Trung tâm đào tạo nghề tổng hợp, nhằm tổ chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp, dạy nghề tập trung để đưa lao động nông thôn đi làm việc tại các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động.

- Tổ chức và phối hợp với một số trường, trung tâm đào tạo, dạy nghề của tỉnh để liên kết đào tạo lao động địa phương tham gia đi xuất khẩu lao động.

- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực nông thôn giai đoạn 2010 - 2020 theo văn bản hướng dẫn xây dựng đề án số 609/LĐTBXH-TCDN ngày 03/3/2009 của Bộ Lao động TB&XH. Với cách tổ chức phù hợp với thực tế của người dân địa phương là đào tạo, hướng dẫn, tập làm, làm cho người lao động tại chỗ có nhận thức, có kinh nghiệm để lao động có khoa học, tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Đào tạo, tập huấn tại chỗ để người dân biết trồng trọt, biết chăn nuôi, biết áp dụng khoa học kỹ thuật để thâm canh tăng năng suất, tăng thu nhập…

- Tăng cường dạy nghề gắn với giải quyết việc làm: dạy nghề tập trung để đưa lao động nông thôn đi làm việc tại các doanh nghiệp và đi xuất khẩu lao động.

+ Đến năm 2010: tạo bước đột phá về đào tạo nguồn nhân lực, tiến hành rà soát, củng cố tập trung đào tạo, nâng cao tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn đạt trên 25%.

+ Đến năm 2015: tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, nông thôn còn dưới 60% trong tổng số lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%.

+ Đến năm 2020: lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn khoảng 50% trong tổng số lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt 50%.

a. Kinh phí hỗ trợ cho người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ để tham gia xuất khẩu lao động (theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009): Chi phí ăn, ở đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nghề 1 người cho 1 khóa học từ 12 tháng. Dự kiến mỗi năm mỗi xã có 10 người được đào tạo nghề, ngoại ngữ để đi xuất khẩu lao động. Mức hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ cho một khóa học 12 tháng là 20,5 triệu đồng/người. Mỗi người đi xuất khẩu lao động được vay 30 triệu đồng/người (bao gồm chi phí đi lại và mua vé máy bay).

+ Tổng kinh phí đào tạo xuất khẩu lao động 16.810 triệu đồng.

TT

Giai đoạn

Số người

Số tiền

(triệu đồng)

Kinh phí

(Triệu đồng)

a

b

c

d

e= c * d

1

2009

50

20,5

1.025

2

2010

70

20,5

1.435

3

2011 - 2015

350

20,5

7.175

4

2016 - 2020

350

20,5

7.175

 

Tổng cộng

16.810

+ Tổng kinh phí vay đi xuất khẩu lao động 24.600 triệu đồng.

TT

Giai đoạn

Số người

Số tiền

(triệu đồng)

Kinh phí

(Triệu đồng)

a

b

c

d

e= c * d

1

2009

50

30

1.500

2

2010

70

30

2.100

3

2011 – 2015

350

30

10.500

4

2016 - 2020

350

30

10.500

 

Tổng cộng

24.600

b. Kinh phí đào tạo nghề, tạo nguồn nhân lực có khoa học, kỹ thuật ở nông thôn:

- Đến năm 2020 ước tính có khoảng 70% dân số được đào tạo tập huấn, huấn luyện, độ tuổi, trình độ đầu vào không giới hạn; dự tính số lượng tham gia khoảng 19.832 người, trong đó có 3.966 người được học nghề để làm công ăn lương.

+ Năm 2009 : 432 người x 700.000 đồng/người/khóa = 302 triệu đồng

+ Năm 2010 : 434 người x 700.000 đồng/người/khóa = 304 triệu đồng

+ GĐ 2011-2015: 7.500 người x 700.000 đồng/người/khóa = 5.250 triệu đồng

+ GĐ 2011-2015: 7.500 người x 700.000 đồng/người/khóa = 5.250 triệu đồng

c. Học nghề để làm công ăn lương với độ tuổi quy định từ 18 đến 35 tuổi, trình độ phải tốt nghiệp tiểu học, với số lượng dự kiến: 3.966 người. Với kinh phí để đào tạo 2.776 triệu đồng (Hỗ trợ tiền ăn, ở cho học viên), cụ thể :

+ Năm 2009 : 330 người x 700.000 đồng/người/khóa = 231 triệu đồng

+ Năm 2010 : 636 người x 700.000 đồng/người/khóa = 445 triệu đồng

+ GĐ 2011-2015 : 1.500 người x 700.000 đồng/người/khóa = 1.050 triệu đồng

+ GĐ 2016-2020 : 1.500 người x 700.000 đồng/người/khóa = 1.050 triệu đồng

2.2. Y tế, giáo dục đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí, đời sống nhân dân:

2.2.1. Chính sách giáo dục đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí:

a. Kinh phí tăng mức phụ cấp cho giáo viên mầm non, mẫu giáo thôn bằng 50% theo QĐ số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng cộng 7.867 triệu đồng, trong đó:

+ Năm 2009 : 58 GV x 2,06x 650.000 đồng/tháng x 50% x 06tháng = 233 triệu đồng

+ Năm 2010 : 58 GV x 2,06 x 650.000 đồng/tháng x 50% x 12tháng = 466 triệu đồng

+ GĐ 2011-2015: 58GV x 2,06 x 1.000.000 đồng/tháng x 50% x 60tháng = 3.584 triệu đồng

+ GĐ 2011-2015: 58GV x 2,06 x 1.000.000 đồng/tháng x 50% x 60tháng = 3.584 triệu đồng

b. Bố trí đủ giáo viên cho 2 trường mẫu giáo Canh Vinh và Thị trấn Vân Canh, với số lượng cụ thể là 30 giáo viên. Tổng kinh phí là 8.139 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 30 GV x 2,06 x 650.000 đồng/tháng x 06 tháng = 241 triệu đồng

+ Năm 2010 : 30 GV x 2,06 x 650.000 đồng/tháng x 12 tháng = 482 triệu đồng

+ GĐ 2011-2015: 30GV x 2,06 x 1.000.000 đồng/tháng x 60tháng = 3.708 triệu đồng

+ GĐ 2011-2015: 30GV x 2,06 x 1.000.000 đồng/tháng x 60tháng = 3.708 triệu đồng

c. Chính sách hỗ trợ cho học sinh (theo Quyết định 112)

Giai đoạn

Danh mục

Số người (học sinh)

Mức hỗ trợ (đồng)

Số tháng

Số năm

Kinh phí

(triệu đồng)

a

b

c

d

e

f

g=c*d*e*f

Tổng cộng

23.530

2009

860

 

Mầm non

1.120

70.000

4

1

314

 

Tiểu học

505

140.000

4

1

283

 

THCS

469

140.000

4

1

263

2010

1.955

 

Mầm non

1.133

70.000

9

1

714

 

Tiểu học

511

140.000

9

1

644

 

THCS

474

140.000

9

1

597

2011 - 2015

10.200

 

Mầm non

1.182

70.000

9

5

3.723

 

Tiểu học

533

140.000

9

5

3.358

 

THCS

495

140.000

9

5

3.119

2016 - 2020

10.515

 

Mầm non

1.218

70.000

9

5

3.837

 

Tiểu học

550

140.000

9

5

3.465

 

THCS

510

140.000

9

5

3.213

2.2.2. Các chính sách về y tế:

a. Hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo:

+ Từ năm 2009 – 2010: số tiền/thẻ bảo biểm y tế là: 468.000 đồng/thẻ/năm (tính theo 6% mức lương tối thiểu ở thời điểm hiện tại là 650.000 đồng/tháng).

+ Từ năm 2011 – 2020 : là 720.000 đồng/thẻ/năm (tính theo 6% mức lương tối thiểu là 1.000.000 đồng/tháng).

+ Thành phần được mua thẻ bảo hiểm y tế là dân cư các xã thuộc Chương trình 135 và hộ nghèo của thị trấn.

- Tổng kinh phí là 55.675 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009: 20.580 người x 468.000 đồng/năm = 9.631 triệu đồng

+ Năm 2010 : 22.860 người x 468.000đồng/năm = 10.698 triệu đồng

+ GĐ 2011-2015: 23.860 người x 720.000đồng/năm = 17.179 triệu đồng

+ GĐ 2016-2020: 25.232 người x 720.000đồng/năm = 18.167 triệu đồng

b. Nâng phụ cấp cho nhân viên y tế thôn bằng 50% so với mức lương cấp bậc tại các vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng kinh phí 3.807 triệu đồng:

+ Tổng số kinh phí = ( số nhân viên) x (1/2 lương cấp bậc) x (số tháng)

 Năm 2009: 56 người x 325.000 đồng/tháng x 06 tháng = 109 triệu đồng

 Năm 2010: 56 người x 325.000 đồng/tháng x 12 tháng = 218 triệu đồng

 GĐ 2011-2015: 58 người x 500.000 đồng/tháng x 60 tháng = 1.740 triệu đồng

 GĐ 2016-2020: 58 người x 500.000 đồng/tháng x 60 tháng = 1.740 triệu đồng

 c. Hỗ trợ tiền thuốc và tiêu hao vật tư thông dụng cho 7 trạm y tế xã. Tổng kinh phí 1.680 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 20 triệu đồng/trạm/năm x 7 trạm = 140 triệu đồng

+ Năm 2010 : 20 triệu đồng/trạm/năm x 7 trạm = 140 triệu đồng

+ GĐ 2011-2015: 20 triệu đồng/trạm/năm x 7 trạm x 5 năm = 700 triệu đồng

+ GĐ 2016-2020: 20 triệu đồng/trạm/năm x 7 trạm x 5 năm = 700 triệu đồng

d. Hỗ trợ chi phí tiền ăn và đi lại cho bệnh nhân điều trị nội trú: ước tính là 3.000 lượt bệnh nhân/năm. Điều trị nội trú trong thời gian 7 ngày. Mỗi ngày được hỗ trợ 25.000 đồng/ngày. Tổng kinh phí là 27.300 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009: 3.000 người x 25.000 đồng/người/ngày x 7 ngày = 525 triệu đồng

+ Năm 2010: 3.000 người x 25.000 đồng/người/ngày x 7 ngày = 525 triệu đồng

+ GĐ 2011-2015: 15.000 người x 25.000 đồng/người/ngày x 35 ngày = 13.125 triệu đồng

+ GĐ 2016-2020: 15.000 người x 25.000 đồng/người/ngày x 35 ngày = 13.125 triệu đồng

2.2.3. Chính sách về đào tạo nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ, chính trị cho cán bộ lãnh đạo tại các xã, thị trấn ưu tiên là người của địa phương để đào tạo, bổ sung cho địa phương: Dự kiến mỗi năm có 28 người được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ để bổ sung đội ngũ cán bộ cho địa phương. Trong đó trung bình mỗi xã, thị trấn có 04 người, mức hỗ trợ 18 triệu đồng/người/năm. Tổng kinh phí là 6.048 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 28 người x 18 triệu đồng/người/năm = 504 triệu đồng

+ Năm 2010 : 28 người x 18 triệu đồng/người/năm = 504 triệu đồng

+ GĐ 2011-2015: 28 người x 18triệu đồng/người/năm x 5năm = 2.520 triệu đồng

+ GĐ 2016-2020: 28 người x 18triệu đồng/người/năm x 5năm = 2.520 triệu đồng

2.2.4. Chính sách đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ: ước tính mỗi xã, thị trấn là 02 người, đến năm 2020 là 168 người, thời gian đào tạo 6 tháng/khóa. Tổng kinh phí 6.552 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 14 người x 1,5 triệu đồng/người/tháng x 6 tháng = 126 triệu đồng

+ Năm 2010 : 14 người x 1,5 triệu đồng/người/tháng x 6 tháng = 126 triệu đồng

+ GĐ 2011-2015: 70 người x 1,5 triệu đồng/người/tháng x 30 tháng = 3.150 triệu đồng

+ GĐ 2016-2020: 70 người x 1,5 triệu đồng/người/tháng x 30 tháng = 3.150 triệu đồng

2.2.5. Tăng cường nguồn lực để thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình: Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động kết hợp với việc cung cấp các dịch vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình để giảm tỷ lệ sinh, thực hiện nuôi dạy con tốt để nâng cao chất lượng dân số.

Ước tính mỗi thôn, bản bố trí 1 cán bộ làm công tác dân số kế hoạch hóa gia đình mức phụ cấp dự kiến là 200.000đồng/người/tháng. Định kỳ tổ chức tập huấn công tác kế hoạch hóa gia đình, hỗ trợ kinh phí tập huấn, đào tạo chuyên môn cho cán bộ kế hoạch hóa gia đình thôn dự kiến mức hỗ trợ 1.000.00 đồng/người/năm. Kinh phí hỗ trợ cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình dự kiến 20 triệu đồng/xã/năm. Số thôn của huyện Vân Canh là 48 thôn.

a. Kinh phí phụ cấp cho cán bộ thôn là 1.382 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 48 người x 2,4 triệu đồng/người/năm = 115 triệu đồng

+ Năm 2010 : 48 người x 2,4 triệu đồng/người/năm = 115 triệu đồng

+ GĐ 2011 - 2015: 48 người x 2,4 triệu đồng/người/năm x 5 năm=576 triệu đồng

+ GĐ 2016 - 2020: 48 người x 2,4 triệu đồng/người/năm x 5năm=576 triệu đồng

b. Kinh phí đào tạo chuyên môn cho cán bộ kế hoạch hóa gia đình. Tổng kinh phí là 1.152 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 48 người x 2 triệu đồng/người/năm = 96 triệu đồng

+ Năm 2010 : 48 người x 2 triệu đồng/người/năm = 96 triệu đồng

+ GĐ 2011- 2015: 48 người x 2 triệu đồng/người/năm x 5 năm= 480 triệu đồng

+ GĐ 2016 - 2020: 48 người x 2 triệu đồng/người/năm x 5 năm= 480 triệu đồng

c. Kinh phí hỗ trợ cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình dự kiến 20 triệu đồng/xã, thị trấn/năm. Tổng kinh phí 840 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 7 xã x 10 triệu đồng/xã/năm = 70 triệu đồng

+ Năm 2010 : 7 xã x 10 triệu đồng/xã/năm = 70 triệu đồng

+ Giai đoạn 2011- 2015: 7 xã x 10 triệu đồng/xã/năm x 5 năm= 350 triệu đồng

+ Giai đoạn 2016 - 2020: 7 xã x 10 triệu đồng/xã/năm x 5 năm= 350 triệu đồng

2.2.6. Hỗ trợ pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật:

a. Thành lập mỗi xã 1 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý : Hỗ trợ kinh phí sinh hoạt, tài liệu, báo chí (bình quân mỗi tháng 500.000 đồng). Tổng kinh phí là 483 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 7 xã, thị trấn x 500.000 đồng/tháng x 06 tháng = 21 triệu đồng

+ Năm 2010 : 7 xã, thị trấn x 500.000 đồng/tháng x 12 tháng = 42 triệu đồng

+ GĐ 2011 - 2015: 7 xã, thị trấn x 500.000đồng/tháng x 60 tháng = 210 triệu đồng

+ GĐ 2016 - 2020: 7 xã,thị trấn x 500.000đồng/tháng x 60 tháng = 210 triệu đồng

b. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật kết hợp với trợ giúp pháp lý lưu động ở mỗi thôn mỗi năm ít nhất 01 lần. Tổng kinh phí là 1.656 triệu đồng, cụ thể:

+ Năm 2009 : 48 thôn x 1.500.000 đồng/năm = 72 triệu đồng

+ Năm 2010 : 48 thôn x 3.000.000 đồng/năm = 144 triệu đồng

+ GĐ 2011-2015: 48 thôn x 3.000.000 đồng/năm x 5 năm = 720 triệu đồng

+ GĐ 2016-2020: 48 thôn x 3.000.000 đồng/năm x 5 năm = 720 triệu đồng

c. Xây dựng tại mỗi thôn 1 cụm pa nô về nội dung pháp luật: Tổng kinh phí là 1.920 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2010 : 48 thôn x 10 triệu đồng/cụm panô = 480 triệu đồng

+ GĐ 2011-2020: 48 thôn x 10 triệu đồng/cụm panô x 2 cụm= 960 triệu đồng

+ GĐ 2016-2020: 48 thôn x 10 triệu đồng/cụm panô x 1 cụm= 480 triệu đồng

d. Đặt bảng trợ giúp pháp lý tại các xã. Tổng kinh phí là 210 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2010 : 7 xã, thị trấn x 10 triệu đồng/bảng x 1 bảng = 70 triệu đồng

+ GĐ 2011-2015: 7 xã, thị trấn x 10 triệu đồng/bảng x 1bảng = 70 triệu đồng

+ GĐ 2016–2020: 7 xã, thị trấn x 10 triệu đồng/bảng x 1bảng = 70 triệu đồng

đ. In và phát tờ gấp pháp luật cho người dân ở huyện. Tổng kinh phí là 540 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 15.000 tờ x 3.000 đồng/tờ = 45 triệu đồng

+ Năm 2010 : 15.000 tờ x 3.000 đồng/tờ = 45 triệu đồng

+ Giai đoạn 2011-2015 : 15.000 tờ x 3.000 đồng/tờ x 5 năm= 225 triệu đồng

+ Giai đoạn 2016-2020 : 15.000 tờ x 3.000 đồng/tờ x 5 năm= 225 triệu đồng

e. Thực hiện tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cho tất cả những người có hộ khẩu thường trú tại huyện khi liên quan đến lĩnh vực pháp luật. Trung bình hàng năm huyện có từ 100-150 vụ án hình sự, dân sự. Bình quân mỗi vụ án có luật sư, cộng tác viên hoặc trợ giúp viên tham gia bào chữa hoặc bảo vệ bị can, bị cáo, người bị hại:

+ Tiền bào chữa mỗi vụ : 120.000 đồng (theo quy định)

+ Tiền công tác phí đi lại, xác minh, hướng dẫn,...: 1.000.000 đồng

Tổng kinh phí là 1.344 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 100 vụ/năm x 1.120.000 đồng/vụ = 112 triệu đồng

+ Năm 2010 : 100 vụ/năm x 1.120.000 đồng/vụ = 112 triệu đồng

+ GĐ 2011-2015 : 100 vụ/năm x 1.120.000đồng/vụ x 5năm = 560 triệu đồng

+ GĐ 2016-2020 : 100 vụ/năm x 1.120.000đồng/vụ x 5năm = 560 triệu đồng

g. Thực hiện tư vấn pháp luật của các cộng tác viên cho những người có yêu cầu tư vấn pháp luật ở thôn, xã, bình quân hàng năm có khoảng 150 vụ. Tổng kinh phí là 144 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 150 vụ/năm x 80.000 đồng/vụ = 12 triệu đồng

+ Năm 2010 : 150 vụ/năm x 80.000 đồng/vụ = 12 triệu đồng

+ GĐ 2011-2015 : 150 vụ/năm x 80.000 đồng/vụ x 5 năm = 60 triệu đồng

+ GĐ 2016-2020 : 150 vụ/năm x 80.000 đồng/vụ x 5 năm = 60 triệu đồng

h. Tổ chức tập huấn cho các cộng tác viên, cán bộ, viên chức các chi nhánh trợ giúp pháp lý, các cán bộ hòa giải ở cơ sở mỗi năm ít nhất 1 lần. Tổng kinh phí là 288 triệu đồng, cụ thể :

+ Năm 2009 : 60 người/năm x 200.000 đ/ngày x 2 ngày = 24 triệu đồng

+ Năm 2010 : 60 người/năm x 200.000 đ/ngày x 2 ngày = 24 triệu đồng

+ GĐ 2011-2015: 60người/năm x 200.000 đ/ngày x 10ngày =120 triệu đồng

+ GĐ 2016-2020: 60người/năm x 200.000 đ/ngày x 10ngày =120 triệu đồng

2.3. Chính sách cán bộ:

2.3.1. Thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ từ huyện về xã:

- Khi luân chuyển cán bộ cần thực hiện đầy đủ chế độ chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ. Các quy định về cơ chế chính sách luân chuyển và thu hút cán bộ.

- Thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ tỉnh, huyện về xã nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt để tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đối với các huyện nghèo, thực hiện chế độ trợ cấp ban đầu đối với cán bộ thuộc diện luân chuyển, có chế độ tiền lương, phụ cấp và chính sách bổ nhiệm, bố trí công tác sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Dự tính trung bình số cán bộ luân chuyển của mỗi xã, thị trấn là 2 cán bộ, chu kỳ luân chuyển là 3 năm. Số cán bộ luân chuyển ước tính đến năm 2020 là 56 lượt cán bộ. Số tiền hỗ trợ ban đầu là 10 triệu đồng/cán bộ, 2 năm tiếp theo mỗi năm hỗ trợ 7 triệu đồng/cán bộ.

Giai đoạn

Số người tăng cường

Mức hỗ trợ theo năm

(triệu đồng)

Tổng kinh phí hỗ trợ

(triệu đồng)

Hỗ trợ ban đầu

2 năm tiếp theo

2009

14

10

 

140

 

14 người x 7 x 2 năm

196

2011-2015

28

10

 

280

 

28 người x 7 x 2 năm

392

2016-2020

14

10

 

140

 

14 người x 7 x 2 năm

196

 

Tổng cộng

1.344

2.3.2. Thực hiện chế độ thu hút cán bộ, trí thức trẻ:

a. Các chính sách hỗ trợ cho giáo viên, y bác sĩ làm việc lâu dài tại các xã, thị trấn ước tính là 1 người/xã, thị trấn/năm. Hỗ trợ ban đầu là 10 triệu đồng/người, 3 năm tiếp theo mỗi năm hỗ trợ 5 triệu đồng/người.

Giai đoạn

Số người

Mức hỗ trợ theo năm (triệu đồng)

Tổng kinh phí hỗ trợ (triệu đồng)

Hỗ trợ ban đầu

3 năm tiếp theo

2009

7

10

 

70

 

7 người x 5 x 3 năm

105

2010

7

10

 

70

 

7 người x 5 x 3 năm

105

2011-2015

35

10

 

350

 

35 người x 5 x 3 năm

525

2016-2020

35

10

 

350

 

35 người x 5 x 3 năm

525

 

Tổng cộng

2.100

b. Giáo viên, thầy thuốc đến làm việc lâu dài tại các thôn, bản ở các xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ giải quyết nhà ở, những người xây dựng gia đình hoặc đưa gia đình đến sinh sống tại chỗ bằng nghề nông thì được cấp đất sản xuất, đất ở, hỗ trợ nhà ở. Dự kiến mức hỗ trợ là 15 triệu đồng/người, dự kiến là 48 người.

Kinh phí hỗ trợ nhà ở cho thầy thuốc, giáo viên. Tổng kinh phí 720 triệu đồng

+ Năm 2009 : 4 người/năm x 15 triệu đồng/người = 60 triệu đồng

+ Năm 2010 : 5 người/năm x 15 triệu đồng/người = 75 triệu đồng

+ Giai đoạn 2011-2015: 20 người x 15 triệu đồng/người = 300 triệu đồng

+ Giai đoạn 2016-2020: 19 người x 15 triệu đồng/người = 285 triệu đồng

2.4. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo:

- Hỗ trợ nhà ở cho 1.783 hộ nghèo hiện chưa có nhà hoặc nhà ở tạm bợ xuống cấp. Các nguồn vốn để xây dựng nhà ở mới.

+ Nguồn vốn ngân sách Trung ương : 7 triệu đồng/nhà

+ Nguồn vốn các doanh nghiệp, cộng đồng : 10 triệu đồng/nhà

+ Nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội : 8 triệu đồng/nhà

- Tổng kinh phí để xóa nhà tạm bợ, xuống cấp là 36.315 triệu đồng, cụ thể :

Nguồn vốn Ngân sách trung ương:

+ Năm 2009 : 957 nhà x 7 triệu đồng/nhà = 6.699 triệu đồng

+ Năm 2010 : 826 nhà x 7 triệu đồng/nhà = 5.782 triệu đồng

Nguồn vốn các doanh nghiệp và cộng đồng:

+ Năm 2009 : 957 nhà x 10 triệu đồng/nhà = 9.570 triệu đồng

Nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội:

+ Năm 2009 : 957 nhà x 8 triệu đồng/nhà = 7.656 triệu đồng

+ Năm 2010 : 826 nhà x 8 triệu đồng/nhà = 6.608 triệu đồng

3. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở huyện, xã và thôn bản:

3.1. Các hạng mục công trình cần được đầu tư:

ĐVT: triệu đồng

TT

Loại công trình

Số lượng công trình

Tổng số kinh phí

Năm 2009

Năm 2010

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

 

TỔNG SỐ

 

1.118.658

183.222

132.023

439.355

364.058

1

Giao thông

65

468.545

97.560

39.860

179.340

151.785

2

Thủy lợi

46

400.840

24.090

31.850

167.200

177.700

3

Công trình Điện

18

28.906

14.410

4.000

8.643

1.853

4

Công trình nước

16

10.950

1.035

6.285

3.345

285

5

Trường học

24

58.327

7.422

20.043

27.327

3.535

6

Y tế

7

71.790

13.805

11.985

21.000

25.000

7

Truyền thanh

1

3.700

0

0

0

3.700

8

Các công trình nhà văn hóa, nhà rông, môi trường ….

33

75.600

24.900

18.000

32.500

200

 

Bảng tổng hợp nhu cầu vốn cho giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Vân Canh, giai đoạn 2009-2020

ĐVT: triệu đồng

TT

Chỉ tiêu

Tổng số

Năm 2009

Năm 2010

G. đoạn 2011 - 2015

G. đoạn 2016-2020

 

TỔNG SỐ

1.585.796

218.841

222.980

641.746

502.229

A

Nhu cầu kinh phí sự nghiệp

467.138

35.619

90.957

202.391

138.171

1

Sản xuất tạo việc làm tăng thu nhập

312.417

22.112

74.383

140.307

75.615

2

Y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí

150.557

12.936

16.324

60.237

61.060

3

Chính sách hỗ trợ cán bộ

4.164

571

250

1.847

1.496

B

Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng

1.118.658

183.222

132.023

439.355

364.058

1

Giao thông

468.545

97.560

39.860

179.340

151.785

2

Thủy lợi

400.840

24.090

31.850

167.200

177.700

3

Công trình Điện

28.906

14.410

4.000

8.643

1.853

4

Công trình nước

10.950

1.035

6.285

3.345

285

5

Trường học

58.327

7.422

20.043

27.327

3.535

6

Y tế

71.790

13.805

11.985

21.000

25.000

7

Truyền thanh

3.700

0

0

0

3.700

8

Các công trình nhà văn hóa, nhà rông, môi trường ….

75.600

24.900

18.000

32.500

200

3.2. Nguồn vốn đầu tư

+ Huy động nguồn vốn hỗ trợ theo mục tiêu từ ngân sách Trung ương: Quyết định 134/TTg, Quyết định 135/TTg, Quyết định 167/TTg, Quyết định 33/TTg, Quyết định 193/TTg, Nghị quyết 39/CP, Nghị quyết 30a/CP.

+ Nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án 5 triệu ha rừng và các chương trình khác.

+ Nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.

VIII. NHU CẦU VỐN:

1. Tổng nhu cầu vốn:

Chi tiết

nguồn vốn

Nhu cầu

(2009-2020)

Chia ra

2009-2010

2011-2015

2016-2020

1. Chia theo nguồn vốn

2.146.810

630.585

792.496

723.729

- Vốn hỗ trợ ngân sách TW

1.622.726

483.945

630.285

508.496

- Ngân sách địa phương

106.150

30.956

41.461

33.733

- Vốn huy động

15.000

15.000

0

0

- Vốn tín dụng

402.934

100.684

122.750

181.500

2. Chia theo chương trình dự án

2.146.810

630.585

792.496

723.729

- Chương trình, dự án hiện hành

953.888

188.508

307.380

458.000

- Vốn theo Nghị quyết 30a

1.192.922

442.077

485.116

265.729

2. Dự kiến nhu cầu đầu tư cho các ngành:

2.1. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển: 1.118.658 triệu đồng.

2.2. Nguồn vốn sự nghiệp:

- Vốn các chính sách hỗ trợ đặc thù:: 467.139.000.000 đồng;

- Chính sách áp dụng các xã ngoài Chương trình 135 như xã 135: 14.843.000.000 đồng.

IX. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Giải pháp quản lý và sử dụng vốn đầu tư:

- Trong những năm tới để đạt được các mục tiêu như đã nêu trên, suất đầu tư sẽ rất lớn, bình quân gần 180 tỷ đồng mỗi năm. Để phát huy hiệu quả vốn hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình điện, giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, cấp nước sinh hoạt ... cần thiết phải lồng ghép nhiều nguồn vốn cùng thực hiện chương trình.

- Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn phải hết sức chặt chẽ, đúng các quy định của pháp luật và các chế độ, chính sách hiện hành.

- Tăng cường chế độ kiểm tra, báo cáo định kỳ, thường xuyên thực hiện công tác quản lý của Nhà nước và giám sát của nhân dân thông qua Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thành viên để xử lý kịp thời những tồn tại, vướng mắc, đảm bảo tiến độ và tránh mọi trường hợp lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.

2. Giải pháp phát triển và nâng cao trình độ cán bộ, nâng cao dân trí:

- Tập trung nâng cao dân trí cho cộng đồng dân cư thông qua các chương trình phổ cập. Tăng cường đầu tư công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhất là lực lượng cán bộ chủ chốt ở cơ sở.

- Đẩy mạnh đào tạo kỹ thuật, kiến thức cơ bản cho lực lượng lao động phổ thông theo hình thức vừa học vừa làm ở tại trung tâm đào tạo nghề tổng hợp của huyện và liên kết gửi đi đào tạo các trường dạy nghề của tỉnh.

3. Quy hoạch chuẩn bị đầu tư và khoa học, công nghệ:

- Tiếp tục điều tra đánh giá lại một cách cụ thể, chính xác hiện trạng đất đai và tài nguyên trên địa bàn. Xúc tiến triển khai nghiên cứu và lập các quy hoạch chi tiết chuyên ngành như: Quy hoạch sử dụng đất, giao thông, thủy lợi, các vùng nguyên liệu, đồng cỏ chăn nuôi, các khu dân cư... Lập và triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư trên địa bàn.

- Chỉ đạo áp dụng nhanh các thành tựu và tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất theo hướng dẫn của Trung ương và của Tỉnh. Khuyến khích nhân rộng các mô hình sản xuất, các điển hình tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

4. Củng cố tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện cải cách hành chính:

- Phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cấp cơ sở xã. Phân công cán bộ chuyên sâu đảm bảo hoạt động có hiệu quả trên cơ sở khoán biên chế, quỹ lương, khoán chi hành chính, sự nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính nhằm rút ngắn thời gian giải quyết công việc gắn với việc tăng cường trách nhiệm cá nhân nhất là người đứng đầu.

5. Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh:

- Không ngừng củng cố chính quyền và các tổ chức chính trị ở cơ sở, nâng cao năng lực mọi mặt cho các xã yếu, tăng cường đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm thực hiện giúp cơ sở chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, làm tốt công tác vận động quần chúng, đoàn kết dân tộc, phát huy hiệu quả giám sát của nhân dân và các tổ chức liên quan.

- Tăng cường công tác quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 05/2009/NQ-HĐND thông qua đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Vân Canh, giai đoạn 2009 - 2020 do tỉnh Bình Định ban hành

  • Số hiệu: 05/2009/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 15/07/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Vũ Hoàng Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/07/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản