Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2012/NQ-HĐND | Kon Tum, ngày 12 tháng 7 năm 2012 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ THÔNG QUA ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ ĐẨY NHANH CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015;
Căn cứ Nghị quyết số 30ª/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 375/QĐ-LĐTBXH ngày 28/3/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2011;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 35/TTr-UBND ngày 01/6/2012 về việc đề nghị thông qua Đề án nâng cao chất lượng và đẩy nhanh công tác giảm nghèo tỉnh Kon Tum đến năm 2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến tham gia của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án nâng cao chất lượng và đẩy nhanh công tác giảm nghèo tỉnh Kon Tum đến năm 2015 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu tổng quát:
- Thúc đẩy giảm nghèo nhanh, toàn diện và bền vững, bảo vệ thành quả giảm nghèo, hạn chế tái nghèo nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người nghèo, nhất là về ăn, mặc, ở, chữa bệnh và học hành, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ.
- Thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống của dân cư giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn.
- Cơ bản giải quyết vấn đề nhà ở tạm bợ cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hướng đến mục tiêu xây dựng tỉnh Kon Tum thoát nghèo vào năm 2015.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4-5%/năm, trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 3,6- 4,5%. Các thôn đặc biệt khó khăn, xã nghèo (bao gồm 51 xã đặc biệt khó khăn, trong đó có 20 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn của tỉnh; 10 xã biên giới; 05 xã CT 229), huyện nghèo giảm tỷ lệ hộ nghèo 10%/năm và có 50% thôn đặc biệt khó khăn vượt qua tình trạng khó khăn hiện tại; 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới về tỷ lệ hộ nghèo vào cuối năm 2015.
- Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng ít nhất là 1,75 lần so với thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo đầu năm 2011.
- Giải quyết cho 100% hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn được vay vốn để sản xuất, kinh doanh.
- Tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho 1.955 lao động nghèo/năm, trong đó dạy nghề phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 35%.
- Các thôn đặc biệt khó khăn, các xã nghèo, huyện nghèo cơ bản có đủ kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sản xuất và dân sinh.
2. Nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án: 2.090.669 triệu đồng (Hai ngàn không trăm chín mươi tỷ, sáu trăm sáu mươi chín triệu đồng).
2.1. Vốn từ ngân sách Trung ương (từ nguồn kinh phí các Chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ): 950.719 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 45,48% so với tổng dự toán kinh phí Đề án.
2.2. Vốn từ ngân sách địa phương : 194.906 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 9,32% so với tổng dự toán kinh phí Đề án, trong đó:
- Ngân sách tỉnh: 194.295 triệu đồng.
- Ngân sách huyện, thành phố: 611 triệu đồng.
2.3. Vốn lồng ghép các dự án, chính sách, hoạt động khác: 14.400 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,69% so với tổng dự toán kinh phí Đề án.
2.4. Vốn huy động cộng đồng, doanh nghiệp: 347.894 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 16,64% so với tổng dự toán kinh phí Đề án.
2.5. Vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: 582.750 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 27,87% so với tổng dự toán kinh phí Đề án.
3. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện:
3.1. Nhiệm vụ:
(1) Tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo nhất, thôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trước hết là kết cấu hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước sinh hoạt.
(2) Lựa chọn, giới thiệu và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả để hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực thị trường (thị trường vốn, lao động, đất đai, khoa học kỹ thuật - công nghệ và thị trường hàng hoá đầu vào, đầu ra...) ở các vùng đặc thù, khu kinh tế - quốc phòng, gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với xã, hộ nghèo để phát triển vùng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm cho người nghèo nhằm phát triển sản xuất và dịch vụ để giảm nghèo nhanh và bền vững.
(3) Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực giảm nghèo nhằm nâng cao nhận thức giảm nghèo, nhất là ở cơ sở (xã, thôn), giúp người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo, tổ chức thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo có hiệu quả tới đối tượng thụ hưởng.
(4) Theo dõi, giám sát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện các chính sách và dự án giảm nghèo, đánh giá tác động của các chính sách và dự án giảm nghèo theo chuỗi kết quả cuối cùng tới đối tượng thụ hưởng.
3.2. Giải pháp:
(1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ kinh phí đầu tư hộ nghèo.
(2) Thực hiện các hình thức hỗ trợ phù hợp đối với từng nhóm hộ nghèo.
(3) Triển khai lồng ghép chương trình giảm nghèo để nâng cao hiệu quả các dự án chính sách; thường xuyên đánh giá kết quả sau khi triển khai từng chương trình, dự án tham gia giảm nghèo để chấn chỉnh kịp thời những sai sót, bất cập.
(4) Cơ chế huy động vốn: Thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia được Trung ương giao kinh phí thực hiện cho tỉnh và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, vốn huy động cộng đồng và doanh nghiệp, quốc phòng và vốn từ nguồn ODA, viện trợ.
(5) Cơ chế thực hiện: Thực hiện cơ chế phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở. Mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của Đề án.
(6) Nguồn nhân lực thực hiện: Bố trí công chức chuyên trách lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc tăng cường, luân chuyển cán bộ cho các xã.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện; Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khoá X, kỳ họp thứ 4 thông qua./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 05/2009/NQ-HĐND thông qua đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Vân Canh, giai đoạn 2009 - 2020 do tỉnh Bình Định ban hành
- 2Quyết định 97/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2014 thuộc kỳ công bố trước nhưng chưa được công bố; Danh mục văn bản pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2015 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 1581/QĐ-TTg về việc tặng thưởng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Sở y tế tỉnh Thanh Hóa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 581/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 80/NQ-CP năm 2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020
- 6Quyết định 2406/QĐ-TTg năm 2011 về Danh mục Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 375/QĐ-LĐTBXH năm 2012 phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2011 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Nghị quyết 05/2009/NQ-HĐND thông qua đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Vân Canh, giai đoạn 2009 - 2020 do tỉnh Bình Định ban hành
Nghị quyết 23/2012/NQ-HĐND thông qua Đề án nâng cao chất lượng và đẩy nhanh công tác giảm nghèo tỉnh Kon Tum đến năm 2015
- Số hiệu: 23/2012/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 12/07/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Hà Ban
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra