Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2014/ NQ-HĐND

Quảng Trị, ngày 25 tháng 4 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

QUY HOẠCH HỆ THỐNG NGHĨA TRANG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về xây dựng quản lý và sử dụng nghĩa trang;

Xét Tờ trình số 1159/TTr-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2014 của UBND tỉnh về việc thông qua Đề án Quy hoạch hệ thống nghĩa trang nhân dân tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch hệ thống nghĩa trang nhân dân tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ và nhân dân trong việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh và thực hiện việc tang lễ;

- Góp phần xây dựng đô thị, nông thôn xanh sạch, đẹp và phát triển bền vững;

- Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hệ thống nghĩa trang nhân dân trên địa bàn tỉnh theo các quy định của Nhà nước ban hành.

2. Mục tiêu cụ thể

- Từ năm 2015 đến năm 2017 các địa phương tiến hành quy hoạch, hoàn thành quy hoạch và quản lý đất cho hệ thống nghĩa trang nhân dân, tiến tới chấm dứt việc mai táng ngoài quy hoạch;

- Năm 2015, hoàn thành việc lập quy hoạch chi tiết nghĩa trang các đô thị. Năm 2018 hoàn thành việc lập quy hoạch chi tiết nghĩa trang vùng nông thôn;

- Tiến hành từng bước cải tạo, sắp xếp, điều chỉnh, xây dựng các khu vực nghĩa trang nhân dân đã có trong quy hoạch được duyệt.

II. NỘI DUNG

1. Nguyên tắc quy hoạch hệ thống nghĩa trang nhân dân

a) Các nguyên tắc chung

- Quy hoạch hệ thống nghĩa trang nhân dân cần tuân thủ quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Quy hoạch hệ thống nghĩa trang nhân dân phải phù hợp với quy mô dân cư;

- Chấp hành các quy định chung của Nhà nước về môi trường, tiêu chí kỹ thuật, phù hợp với cảnh quan và văn hóa phong tục, tập quán truyền thống địa phương;

- Sử dụng hiệu quả quỹ đất của các nghĩa trang tránh tình trạng chiếm dụng, lấn chiếm đất gây lãng phí quỹ đất; đảm bảo tại các nghĩa trang đều có quỹ đất chôn cất cho các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, cô đơn, các đối tượng đặc biệt khác.

b) Các nguyên tắc đối với từng vùng cụ thể

- Đối với các đô thị lớn (thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và thị trấn, thị tứ của các huyện):

+ Xây dựng hệ thống nghĩa trang tập trung (01 - 03 nghĩa trang/đô thị tùy theo quy mô và diện tích phân bố);

+ Quy mô nghĩa trang phải đủ để phục vụ cho đô thị và liên vùng, đảm bảo việc chôn cất khi di dời các phần mộ từ các vùng ven đến để lấy quỹ đất cho phát triển đô thị;

+ Di dời toàn bộ nghĩa trang nhỏ lẻ và các mộ phân tán trong đô thị vào nghĩa trang tập trung;

+ Đóng cửa các nghĩa trang ven đô, cải tạo thành công viên nghĩa trang;

+ Đầu tư hạ tầng đồng bộ, từng bước áp dụng công nghệ mai táng hiện đại.

- Đối với các khu vực nông thôn (các xã):

+ Quy hoạch mới các khu vực nghĩa trang được thực hiện theo quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất cấp xã;

+ Di dời các nghĩa trang nhỏ lẻ và các phần mộ phân tán nằm xen kẽ trong đất ở và đất canh tác;

+ Xây dựng định mức mai táng mang đặc thù riêng của từng vùng, địa phương;

+ Xây dựng hệ thống nghĩa trang tại các khu đất cao ráo, xa dân cư và nguồn nước, ưu tiên sử dụng đất không có khả năng sản xuất nông nghiệp và đất không có tài nguyên khoáng sản;

- Đối với các khu vực miền núi có đồng bào dân tộc thiểu số:

+ Khoanh vùng các nghĩa trang tập trung;

+ Thực hiện việc chôn cất đảm bảo vệ sinh môi trường, tôn trọng phong tục tập quán địa phương.

2. Các nội dung quy hoạch

a) Quy hoạch hệ thống nghĩa trang nhân dân trên địa bàn tỉnh

Tiến hành di dời 86 nghĩa trang với diện tích 70,96 ha; chỉnh trang 549 nghĩa trang với diện tích 2095,3 ha; mở rộng 134 nghĩa trang với diện tích 312,86 ha; quy hoạch mới 112 nghĩa trang với diện tích 300,53 ha.

(Có các Phụ lục I, Phụ lục II kèm theo)

b) Quy hoạch các khu chức năng trong nghĩa trang

- Đối với khu vực đô thị: Khu văn phòng: phòng làm việc, kho, phòng khách, nhà vệ sinh; Khu nhà lễ tang: hành lang, phòng chờ, nơi tổ chức tang lễ, phòng lạnh, chỗ đặt quan tài, phòng khâm liệm; Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: đường đi, sân, bãi đỗ xe, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, thu gom rác;

- Đối với khu vực nông thôn: xây dựng khu vực nhà tang lễ đơn giản để đặt quan tài và thực hiện một số thủ tục trước khi chôn cất;

- Về hình thức mai táng: thực hiện hình thức chôn cất sử dụng quách hoặc huyệt mộ bê tông khép kín để đảm bảo vệ sinh môi trường. Phấn đấu sau 2020 sẽ có hình thức hỏa táng.

c) Tập trung thực hiện 27 danh mục dự án ưu tiên, trong đó từ năm 2014 - 2020 có 23 dự án, từ 2020 - 2030 có 04 dự án. Sau năm 2020 phấn đấu hoàn thành dự án xây đài hỏa táng tại thành phố Đông Hà.

Tổng kinh phí 196 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2014 - 2020 là 146 tỷ, giai đoạn sau 2020 là 50 tỷ. (Có Phụ lục III kèm theo)

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về tuyên truyền

- UBND các cấp phối hợp với các cơ quan đoàn thể, Báo Quảng Trị, Đài Phát thanh - Truyền hình đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ và nhân dân nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác quy hoạch đất nghĩa trang, thông qua đó huy động tối đa nguồn lực của toàn xã hội tham gia thực hiện quy hoạch;

- Khuyến khích nhân dân tham gia cất bốc mồ mả đơn lẻ trong các khu dân cư, trong đất canh tác vào những nghĩa trang đã quy hoạch và tham gia cất bốc mồ mả ở những nghĩa trang cần di dời;

- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, vận động nhân dân chôn cất phù hợp với phong tục tập quán, đảm bảo vệ sinh môi trường;

- Nâng cao nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân trong sử dụng nghĩa trang như đóng các loại phí, lệ phí theo quy định khi có nhu cầu khai thác đất nghĩa trang.

2. Giải pháp về sử dụng đất

- Tập trung công tác khảo sát, thống kê, đánh giá hiện trạng các nghĩa trang để có giải pháp thực hiện tốt công tác quy hoạch, nhất là đối với các nghĩa trang cần di dời, chỉnh trang nhằm sử dụng đất nghĩa trang hiệu quả, hợp lý;

- Phân định, cắm mốc ranh giới tất cả các khu vực nghĩa trang (nghĩa trang quy hoạch mới và các nghĩa trang đã có);

- Giao UBND tỉnh quy định cụ thể về tiêu chí kỹ thuật, định mức sử dụng đất nghĩa trang, kiến trúc cảnh quan môi trường, nhà tang lễ phù hợp với các quy định của Nhà nước.

3. Giải pháp quản lý, vận hành

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất nghĩa trang; thực hiện việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thống kê hiện trạng mộ chí, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, chiếm dụng đất để làm mộ gió, mộ giả, khoanh đất, chiếm đất để mua bán bất hợp pháp;

- Ban hành Quy chế quản lý nghĩa trang nhân dân trên địa bàn tỉnh; thực hiện phân cấp quản lý nhà nước đối với nghĩa trang;

- Nâng cao vai trò quản lý của các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cấp xã trong việc quản lý, sử dụng đất tại các nghĩa trang. Lồng ghép các quy định về hạn mức sử dụng đất mai táng, đất cải táng nghĩa trang vào Quy ước gia đình văn hóa, làng văn hóa để vận động nhân dân thực hiện mai táng theo đúng quy hoạch;

- Ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng đường giao thông, trồng các vành đai cây xanh, hệ thống thoát nước khu nghĩa trang tập trung. Hướng dẫn và vận động các địa phương đầu tư phương tiện vận chuyển phục vụ việc mai táng. Quy hoạch lại và nâng cấp các tuyến đường vào các nghĩa trang cũ theo quy hoạch thông qua;

- Xây dựng một số mô hình nghĩa trang đạt chuẩn và ưu tiên đầu tư để làm điểm trong toàn tỉnh.

4. Giải pháp về kinh phí

a) Tập trung huy động các nguồn vốn, trong đó:

- Vốn ngân sách địa phương: các dự án quy hoạch, điều tra cơ bản, các dự án cải tạo môi trường, cải tạo nghĩa trang cũ, thí điểm công nghệ táng mới, đầu tư nhà tang lễ, các chương trình về truyền thông và giáo dục;

- Vốn ngân sách Trung ương: hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án và lồng ghép vào trong các nguồn vốn khác để đầu tư cơ sở hạ tầng tại nghĩa trang nhân dân;

- Vốn xã hội hóa: huy động sự tham gia của mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào khai thác và quản lý nghĩa trang theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Vận động các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nghĩa trang tập trung, các dịch vụ tang lễ đi kèm theo đúng quy hoạch được duyệt. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng nghĩa trang được Nhà nước hỗ trợ, ưu đãi theo Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về xây dựng quản lý và sử dụng nghĩa trang và được khai thác các nguồn thu từ lệ phí về quản lý và sử dụng tại các nghĩa trang.

b) Giao UBND tỉnh xây dựng các mức thu phí, lệ phí thuê đất, giá dịch vụ tại các nghĩa trang ở khu vực đô thị, báo cáo thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh ban hành thực hiện để nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng, xây dựng nghĩa trang.

c) Dự kiến nguồn vốn đối với các hạng mục đầu tư

- Đối với 27 dự án ưu tiên (chủ yếu phục vụ công tác quy hoạch chung, tuyên truyền và đầu tư các nghĩa trang khu vực đô thị): tổng kinh phí là 196 tỷ, trong đó giai đoạn từ 2014 đến 2020 là 146 tỷ đồng; giai đoạn sau năm 2020 là 50 tỷ đồng. Trong 22 hạng mục đầu tư từ nhiều nguồn vốn thì cơ cấu nguồn vốn nhà nước chiếm 20%, ngân sách huy động và xã hội hóa chiếm 80%;

- Đối với nghĩa trang nhân dân ở khu vực nông thôn được đầu tư theo nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Điều 2. Giao UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Giao Thường trực HĐND, các Ban và đại biểu HĐND tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được HĐND khóa VI, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 25 tháng 4 năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

 

 

CHỦ TỊCH




Lê Hữu Phúc

 

PHỤ LỤC I

SỐ LƯỢNG CÁC KHU VỰC NGHĨA TRANG CẦN DI DỜI, CHỈNH TRANG, MỞ RỘNG VÀ QUY HOẠCH MỚI
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2014/NQ-HĐND ngày 25 tháng 4 năm 2014 của HĐND tỉnh Quảng Trị)

Số TT

Địa phương

Di dời (khu vực)

Chỉnh trang (khu vực)

Mở rộng (khu vực)

Quy hoạch mới (khu vực)

1

Thành phố Đông Hà

34

19

02

-

2

Thị xã Quảng Trị

-

15

01

01

3

Huyện Vĩnh Linh

07

124

16

17

4

Huyện Gio Linh

02

91

23

16

5

Huyện Hải Lăng

10

79

25

22

6

Huyện Triệu Phong

16

137

39

22

7

Huyện Cam Lộ

04

58

03

15

8

Huyện Đakrông

13

13

15

13

9

Huyện Hướng Hóa

-

13

10

06

 

TỔNG SỐ NGHĨA TRANG

86

549

134

112

 

PHỤ LỤC II

DIỆN TÍCH CÁC KHU VỰC NGHĨA TRANG CẦN DI DỜI, CHỈNH TRANG, MỞ RỘNG VÀ QUY HOẠCH MỚI
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2014/NQ-HĐND ngày 25 tháng 4 năm 2014 của HĐND tỉnh Quảng Trị)

Số TT

Địa phương

Di dời (diện tích ha)

Chỉnh (diện tích ha)

Mở rộng (diện tích ha)

Quy hoạch mới (diện tích ha)

1

Thành phố Đông Hà

28,01

194,12

70,0

-

2

Thị xã Quảng Trị

-

46,50

1,50

0,97

3

Huyện Vĩnh Linh

6,06

247,44

32,60

24,90

4

Huyện Gio Linh

0,40

323,69

32,75

39,00

5

Huyện Hải Lăng

3,87

485,4

79,77

86,78

6

Huyện Triệu Phong

22,90

487,16

37,51

44,50

7

Huyện Cam Lộ

7,65

223,04

22,30

74,38

8

Huyện Đakrông

2,07

12,47

15,23

19,20

9

Huyện Hướng Hóa

-

31,92

21,20

10,80

 

TỔNG SỐ DIỆN TÍCH

70,96

2.095,3

312,86

300,53

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2014/NQ-HĐND ngày 25 tháng 4 năm 2014 của HĐND tỉnh Quảng Trị)

Số TT

Tên dự án

Địa điểm thực hiện

Phạm vi phục vụ

Nhu cầu nguồn vốn (tỷ đồng)

Nguồn vốn dự kiến

A

Dự án quy hoạch, tuyên truyền (thực hiện giai đoạn 2013 - 2020)

 

 

23

 

1

Quy hoạch chi tiết nghĩa trang nhân dân tại các địa phương

Các huyện, thị xã, thành phố

Các huyện, thị xã, thành phố

15

Vốn ngân sách tỉnh và ngân sách các địa phương

2

Cắm mốc lô giới khu vực nghĩa trang nhân dân cần đóng cửa, di dời

Các huyện, thị xã, thành phố

Các huyện, thị xã, thành phố

05

Vốn ngân sách tỉnh và ngân sách các địa phương

3

Tuyên truyền, vận động nhân dân về công nghệ táng văn minh, hiện đại (hỏa táng, công viên nghĩa trang) và quyền lợi và nghĩa vụ trong việc sử dụng đất nghĩa trang

Thành phố, thị xã, thị trấn

Toàn tỉnh

03

Ngân sách địa phương

B

Các dự án đầu tư xây dựng

 

 

173

 

I

GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

 

 

123

 

1

Mở rộng nghĩa trang nhân dân thành phố Đông Hà tại phường 4 (20 ha)

Đường Quốc lộ 9, giáp Nghĩa trang liệt sỹ Đường 9

Toàn thành phố Đông Hà

07

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

2

Mở rộng nghĩa trang nhân dân thành phố Đông Hà tại phường Đông Lương (70 ha)

Đường 9D, tiếp giáp các phường 3, Đông Lễ, Đông Lương, thành phố Đông Hà

Toàn thành phố Đông Hà

09

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

3

Xây dựng nghĩa trang nhân dân tập trung tại khu phố 1, phường An Đôn, thị xã Quảng Trị (0,97)

Khu phố 1, phường An Đôn, thị xã Quảng Trị

Khu phố 1, 2 phường An Đôn

03

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

4

Xây dựng nghĩa trang nhân dân thị trấn Hải Lăng tại khóm 2 (5,882 ha)

Khóm 2, thị trấn Hải Lăng, huyện Hải Lăng

Toàn bộ thị trấn Hải Lăng

09

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

5

Mở rộng nghĩa trang nhân dân tập trung của thị trấn Hồ Xá, xã Vĩnh Tú và xã Vĩnh Nam (4,8 ha)

Địa giới xã Vĩnh Tú và xã Vĩnh Nam (4,8 ha)

Thị trấn Hồ Xá, xã Vĩnh Tú và xã Vĩnh Nam

05

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

6

Đầu tư xây dựng nghĩa trang nhân dân tập trung tại khu phố Hòa Lý, thị trấn Cửa Tùng (04 ha)

Khu phố Hòa Lý, thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Linh

Thị trấn Cửa Tùng

07

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

7

Đầu tư xây dựng nghĩa trang nhân dân tại khóm 7, thị trấn Bến Quan (02 ha)

Khóm 7, thị trấn Bến Quan, Vĩnh Linh

Thị trấn Bến Quan

04

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

8

Đầu tư xây dựng nghĩa trang nhân dân thị trấn Gio Linh tại khu phố 6 (20 ha)

Khu phố 6, thị trấn Gio Linh

Thị trấn Gio Linh

15

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

9

Đầu tư nghĩa trang nhân dân thị trấn Cửa Việt

Thị trấn Cửa Việt

Thị trấn Cửa Việt

05

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

10

Đầu tư xây dựng nghĩa trang nhân dân tại khu phố Nghĩa Hy, thị trấn Cam Lộ (22 ha)

Khu phố Nghĩa Hy, thị trấn Cam Lộ

Thị trấn Cam Lộ

15

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

11

Đầu tư xây dựng nghĩa trang nhân dân tại khóm 1, thị trấn KrôngKlang (4,5 ha)

Khóm 1, thị trấn Krông Klang

Thị trấn KrôngKlang

06

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

12

Mở rộng nghĩa trang nhân dân khóm ARồng (1,05 ha) và thôn Phú Thiềng, thị trấn KrôngKlang (0,4 ha)

Thị trấn Krông Klang

Khóm ARồng, khóm Phú Thiềng

03

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

13

Mở rộng nghĩa trang nhân dân các khóm 1, 2, 7 tại khóm 7, thị trấn Khe Sanh (07 ha)

Khóm 7,thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa

Thị trấn Khe Sanh

05

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

14

Mở rộng nghĩa trang nhân dân tại khóm 3A, thị trấn Khe Sanh (02 ha)

Khóm 3A thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa

Khóm 3A, thị trấn Khe Sanh

03

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

15

Mở rộng nghĩa trang nhân dân tại khóm 4, thị trấn Khe Sanh (1,5 ha)

Khóm 4, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa

Khóm 4, thị trấn Khe Sanh

04

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

16

Mở rộng nghĩa trang nhân dân tại Tây Chín, thị trấn Lao Bảo (02 ha)

Khóm Tây Chín, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa

Khóm Tây Chín, thị trấn Lao Bảo

05

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

17

Đầu tư xây dựng nghĩa trang nhân dân thị trấn Lao Bảo (05 ha)

Phía Bắc Quốc lộ 9, cách nghĩa trang cũ 01 km về phía Đông Bắc thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa

Toàn bộ thị trấn Lao Bảo

07

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

18

Xây dựng nhà tang lễ cho thành phố Đông Hà

Nghĩa trang nhân dân phường Đông Lương

Thành phố Đông Hà

05

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

19

Mở rộng nghĩa trang nhân dân khu vực 3, tiểu khu 1, thị trấn Ái Tử (0,4 ha)

Tiểu khu 1

Tiểu khu 1, thị trấn Ái Tử

03

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

20

Mở rộng nghĩa trang nhân dân khu vực 1, tiểu khu 3, thị trấn Ái Tử (0,3 ha)

Tiểu khu 3

Tiểu khu 3, thị trấn Ái Tử

03

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

II

GIAI ĐOẠN SAU NĂM 2020

 

 

50

 

1

Xây dựng đài hỏa táng cho thành phố Đông Hà

Thành phố Đông Hà

Toàn tỉnh Quảng Trị

06

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

2

Hỗ trợ di dời các khu mộ nhỏ lẻ trong khu dân cư vào các nghĩa trang tập trung

Toàn tỉnh

Toàn tỉnh

04

Ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn khác

3

Cải tạo, nâng cấp đường vào nghĩa trang nhân dân thị xã Quảng Trị (08 km)

Thôn Phước Môn, xã Hải Lệ

Phường 1, 2,3 và thôn Phước Môn (xã Hải Lệ)

20

Ngân sách nhà nước

4

Nâng cấp đường vào nghĩa trang nhân dân đồi Ba Gò (09 km)

Thôn Liên Phong, xã Triệu Ái

Thị trấn Ái Tử, xã Triệu Ái

20

Ngân sách nhà nước

 

Tổng mức đầu tư (A + B)

 

 

196

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 04/2014/NQ-HĐND về Quy hoạch hệ thống nghĩa trang nhân dân tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 04/2014/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 25/04/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Người ký: Lê Hữu Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản