Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2012/NQ-HĐND | Thái Nguyên, ngày 19 tháng 7 năm 2012 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;
Căn cứ Luật Dạy nghề năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2006/NĐ- CP việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 53/TTr-UBND ngày 26/6/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2020; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2012 - 2020, gồm những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm: Phát triển kinh tế gắn với phát triển nhân lực và lấy phát triển nhân lực là động lực cho tăng trưởng kinh tế, góp phần xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020. Phát triển nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Mở rộng quan hệ, hợp tác trong nước và quốc tế trong đào tạo phát triển nhân lực, đặc biệt coi trọng xây dựng, phát triển nhân lực có trình độ cao của các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
- Xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực trong từng giai đoạn phát triển đối với ngành, lĩnh vực mà tỉnh Thái Nguyên có lợi thế so sánh. Nâng cao chất lượng nhân lực, phát huy vai trò quyết định của yếu tố con người để cải thiện chất lượng tăng trưởng, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, đưa nhân lực trở thành lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo đảm yêu cầu nhân lực để tỉnh Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020.
- Tạo nguồn nhân lực có thể lực tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, có năng lực tự học cao, có khả năng thích ứng trong các môi trường làm việc; từng bước xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng chuẩn khu vực và từng bước đạt chuẩn quốc tế.
- Giữ vững vai trò Thái Nguyên là một trong ba trung tâm đào tạo nhân lực có chất lượng cao của cả nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao trình độ học vấn làm tiền đề cho đào tạo nhân lực. Trước năm 2020, dân số trong độ tuổi từ 15 tuổi đến 21 tuổi đạt tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học là 90% ở khu vực thành phố, thị xã và 80% ở khu vực nông thôn.
- Về đào tạo nhân lực:
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt mức 55% và đến năm 2020 đạt 70%.
+ Xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật theo 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Tăng quy mô số người tuyển mới dạy nghề và tham gia học nghề hàng năm khoảng trên 8% để nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 70%. Đảm bảo đào tạo cho 100% người lao động thất nghiệp có nhu cầu đào tạo nghề mới hoặc đào tạo nâng cao để tìm kiếm việc làm mới.
+ Tăng số sinh viên đại học, cao đẳng là người dân Thái Nguyên lên khoảng 400 sinh viên/10.000 dân vào năm 2020. Tổ chức đào tạo kỹ sư thực hành với cơ cấu ngành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp và sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh.
- Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở có đủ số lượng và cơ cấu hợp lý, có tính kế thừa và phát triển; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Cụ thể:
+ Đến 2015: toàn tỉnh có 31.300 cán bộ, công chức, viên chức; trong đó, khoảng 15.000 người có trình độ từ đại học trở lên, chiếm khoảng 48% so với tổng số. Đến 2020: toàn tỉnh có 38.500 cán bộ, công chức, viên chức; trong đó, khoảng 22.000 người có trình độ từ đại học trở lên, chiếm khoảng 57% so với tổng số.
+ Giai đoạn 2012 - 2015 có khoảng 20% cán bộ công chức, viên chức cần bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Giai đoạn 2016 - 2020 có khoảng 15% cán bộ công chức, viên chức cần bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
- Về xây dựng mạng lưới đào tạo nhân lực.
+ Xây dựng mạng lưới cơ sở đào tạo nhân lực theo hướng hiện đại, đa trình độ, đa ngành nghề, đa hình thức sở hữu và phân bố hợp lý trên địa bàn tỉnh.
+ Tổ chức điều tra, cập nhật nhu cầu đào tạo của xã hội, đào tạo theo địa chỉ, hợp tác, liên kết đào tạo nhân lực có chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của tỉnh.
3. Giải pháp thực hiện
a) Tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nhân lực
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về giáo dục, đào tạo và phát triển nhân lực.
- Đổi mới tổ chức và phương pháp quản lý nhà nước về phát triển nhân lực.
- Hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý phát triển nhân lực.
b) Cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo, thu hút, sử dụng nhân lực
- Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nhân lực.
- Chính sách trọng dụng và thu hút nhân tài.
- Chính sách ưu tiên phát triển nhân lực các dân tộc thiểu số, vùng cao và vùng sâu, vùng xa.
- Chính sách xã hội hoá phát triển nhân lực.
- Chính sách xây dựng và phát triển hệ thống công cụ thông tin và thị trường lao động.
- Mở rộng, tăng cường hợp tác để phát triển nhân lực.
c) Đào tạo, nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng lao động
- Tăng cường cơ sở vật chất, đồng bộ hoá, chuẩn hoá theo hướng hiện đại mạng lưới giáo dục để tiếp tục nâng cao trình độ học vấn và chất lượng giáo dục làm cơ sở vững chắc cho phát triển đào tạo nhân lực.
- Xây dựng và phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo nhân lực.
d) Nhu cầu vốn và giải pháp huy động vốn cho phát triển nhân lực
Nhu cầu vốn cho phát triển nhân lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2020 bao gồm nhu cầu vốn cho đào tạo nhân lực và nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo nhân lực.
- Nhu cầu vốn đào tạo nhân lực giai đoạn 2012 - 2015 là 1.345 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 1.990 tỷ đồng.
- Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo nhân lực giai đoạn 2012 - 2015 là 1.685 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 2.130 tỷ đồng.
- Tiến hành xây dựng và thực hiện các đề án, dự án.
(có danh mục 29 đề án, dự án kèm theo)
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể và triển khai thực hiện nghị quyết.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XII kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2012./.
| CHỦ TỊCH |
DANH MỤC
CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 04/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
STT | Tên đề án, dự án |
01 | Đề án mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá Đại học Thái Nguyên thành đại học vùng trọng điểm của cả nước |
02 | Đề án thành lập Trường đại học Văn hoá - Nghệ thuật Việt Bắc trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Văn hoá - Nghệ thuật Việt Bắc |
03 | Đề án nâng cấp, hiện đại hoá Trường cao đẳng sư phạm Thái Nguyên |
04 | Đề án nâng cấp, hiện đại hoá Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Đức |
05 | Đề án nâng cấp, thành lập trường Đại học Kinh tế kỹ thuật trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật |
06 | Đề án nâng cấp, hiện đại hoá Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp |
07 | Đề án nâng cấp, hiện đại hoá Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Bắc TKV |
08 | Đề án nâng cấp, hiện đại hoá phân hiệu Trường Đại học Công nghệ GTVT miền núi |
09 | Đề án thành lập trường Đại học điều dưỡng trên cơ sở nâng cấp, hiện đại hoá Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên |
10 | Đề án thành lập trường Đại học Tài chính kế toán trên cơ sở nâng cấp, hiện đại hoá Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên |
11 | Nâng cấp hiện đại hoá Trường trung cấp Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin Miền núi thành phân hiệu Học viện Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin |
12 | Nâng cấp, hiện đại hoá Trường Cao đẳng cơ khí-luyện kim |
13 | Nâng cấp hiện đại hoá Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên |
14 | Nâng cấp hiện đại hoá Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch |
15 | Dự án xây dựng “Công viên thể thao” (Khu liên hợp thể thao cao cấp) |
16 | Xây dựng y tế Thái Nguyên trở thành trung tâm y tế khu vực các tỉnh vùng Đông Bắc |
17 | Dự án Trung tâm văn hoá vùng Việt Bắc |
18 | Đề án xây dựng Trung tâm Thông tin thị trường lao động - Mạng lưới giới thiệu việc làm vùng Trung du - Miền núi Bắc Bộ tại Thái Nguyên |
19 | Dự án xây dựng trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên |
20 | Đầu tư xây dựng hoàn thiện Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú tỉnh. |
21 | Dự án xây dựng khu đô thị sinh viên tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên |
22 | Thành lập trường Đại học Việt Bắc |
23 | Thành lập mới Trường Đại học Quốc tế |
24 | Xây dựng và phát triển CNTT&TT Thái Nguyên trở thành trung tâm vùng Đông Bắc |
25 | Dự án xây dựng Khu công nghệ cao và phần mềm Quyết Thắng tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên; Dự án Khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm dữ liệu quốc gia, Trường Đại học Thông tin và Truyền thông quốc gia tại Khu tổ hợp công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và đô thị Yên Bình, Thái Nguyên |
26 | Dự án Trường Phổ thông Trung học Chuyên Thái Nguyên |
27 | Xây dựng cơ sở đào tạo nghề chơi golf |
28 | Tái thành lập Trung tâm dạy nghề huyện Phổ Yên |
29 | Thành lập mới Trường Trung cấp nghề Cienco 8 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
- 1Quyết định 3724/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020
- 2Quyết định 531/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020
- 3Nghị quyết 29/2012/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011 - 2020
- 4Quyết định 204/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2021
- 5Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 204/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2021
- 2Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Luật Dạy nghề 2006
- 4Quyết định 58/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 7Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 8Quyết định 3724/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020
- 9Quyết định 531/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020
- 10Nghị quyết 29/2012/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011 - 2020
Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2012 - 2020
- Số hiệu: 04/2012/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 19/07/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Vũ Hồng Bắc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/07/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra