Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2009/NQ-HĐND | Đông Hà, ngày 24 tháng 4 năm 2009 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về Chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị Quyết 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng (Khóa IX) về Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 08/2008/NQ-HĐND ngày 8 tháng 4 năm 2008 của HĐND tỉnh về Quy hoạch tổng thể hệ thống y tế tỉnh Quảng Trị đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 613/TTr-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2009 của UBND tỉnh kèm theo Đề án: "Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 9e/NQ-HĐND, ngày 18 tháng 01 năm 2003 của HĐND tỉnh khóa IV về một số chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng cán bộ"; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa- Xã hội và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án "Sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích đào tạo, thu hút và sử dụng cán bộ; Chính sách thu hút, đào tạo, đãi ngộ, đối với bác sỹ, dược sỹ đại học và cán bộ y tế cơ sở” với các nội dung cụ thể như sau:
I. VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐÀO TẠO, THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ
- Cán bộ Lãnh đạo, cán bộ quản lý từ Trưởng phòng cấp huyện; Trưởng, Phó phòng cấp tỉnh trở lên; cán bộ thuộc diện quy hoạch lãnh đạo, quản lý các cơ quan Đảng, đoàn thể, cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước hạng II trở lên; công chức cơ quan hành chính, công chức và viên chức ngành Y tế;
- Viên chức các đơn vị sự nghiệp, cán bộ quản lý ngành Giáo dục, giáo viên trực tiếp giảng dạy từ Trung học Phổ thông trở lên; cán bộ lực lượng vũ trang nhân dân.
Các đối tượng trên đi học thạc sĩ, tiến sĩ được hưởng nguyên lương và các phụ cấp chức vụ, được ngân sách của tỉnh hỗ trợ tiền chuẩn bị và bảo vệ luận văn tốt nghiệp với mức:
+ Tiến sĩ, Bác sỹ chuyên khoa II: 15 triệu đồng/người;
+ Thạc sĩ, Bác sỹ chuyên khoa I , Bác sỹ nội trú: 10 triệu đồng/người;
2. Sửa đổi, bổ sung chính sách đào tạo cán bộ nữ (Phần III, mục 2):
- Cán bộ, công chức nữ cấp xã đi học được hỗ trợ 150.000 đồng/người/tháng;
- Cán bộ, công chức nữ cấp huyện, cấp tỉnh đi học được hỗ trợ 100.000đ/ người/tháng; Cán bộ nữ cấp tỉnh, cấp huyện người dân tộc thiểu số được hỗ trợ 150.000đ/người/tháng;
- Cán bộ nữ đi học có con nhỏ dưới 24 tháng tuổi, ngoài chế độ quy định trên được hỗ trợ thêm 100.000đ/người/tháng.
3. Bãi bỏ 2 nội dung được quy định tại Nghị quyết 9e/NQ-HĐND ngày 18/01/2003 của HĐND tỉnh khóa IV về một số chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng cán bộ:
- Khuyến khích đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp đối với cán bộ, công chức cơ sở.
- Đào tạo văn hóa đối với cán bộ cơ sở.
4. Bổ sung, sửa đổi toàn bộ mục 2, 3 (Phần III chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài và và bồi dưỡng tài năng).
- Sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực tỉnh đang thiếu nhân lực được tuyển thẳng vào công chức nhà nước, được bố trí đúng chuyên ngành đã học và được hỗ trợ một lần với mức 07 triệu đồng/người;
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học chính quy loại khá, giỏi, học tiếp cao học, nghiên cứu sinh, có bằng thạc sĩ, tiến sĩ về công tác tại tỉnh, thuộc các ngành, nghề, các lĩnh vực tỉnh đang thiếu nhân lực được tuyển thẳng vào công chức, viên chức nhà nước, được hỗ trợ một lần với mức:
+ Tiến sĩ, Bác sỹ CK II: 30 triệu đồng/người;
+ Thạc sĩ, Bác sỹ CK I, bác sĩ nội trú: 20 triệu đồng/người.
- Sinh viên các chuyên ngành khác, tốt nghiệp Đại học chính quy loại giỏi, được tuyển thắng vào công chức nhà nước và được hỗ trợ một lần với mức 3 triệu đồng/người;
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học chính quy loại khá, giỏi học tiếp cao học, nghiên cứu sinh, có bằng thạc sĩ, tiến sĩ về công tác tại tỉnh, thuộc các ngành, nghề, các lĩnh vực khác, được tuyển thẳng vào công chức, viên chức nhà nước, được hỗ trợ một lần với mức:
+ Tiến sĩ: 30 triệu đồng/người;
+ Thạc sĩ: 10 triệu đồng/người.
Hàng năm, UBND tỉnh quy định và công khai danh mục các ngành, nghề, các lĩnh vực tỉnh đang thiếu nhân lực để làm cơ sở thực hiện chính sách thu hút và tuyển dụng cán bộ, công chức.
- Cán bộ khoa học, cán bộ quản lý có học hàm, học vị, các nhà quản lý kinh tế giỏi ở Trung ương, các tỉnh khác đến (Trừ các hợp đồng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh) có nhu cầu, nguyện vọng về công tác tại tỉnh, được tạo điều kiện chuyển công tác và hỗ trợ một lần với mức:
+ Giáo sư : 50 triệu đồng/người;
+ Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sĩ CK II: 40 triệu đồng/người;
+ Thạc sĩ, Bác sỹ CKI, Bác sĩ nội trú: 30 triệu đồng/người.
5. Bổ sung chính sách sử dụng cán bộ sau thu hút ban đầu, cán bộ có trình độ sau đại học:
- Các đối tượng về công tác tại tỉnh theo chính sách thu hút được bố trí công tác đúng chuyên môn, nghiệp vụ và phù hợp với yêu cầu nguyện vọng chính đáng của cá nhân;
- Cán bộ công chức, viên chức có trình độ sau đại học được ưu tiên trong việc xem xét, cân nhắc đề bạt, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Trường hợp các cán bộ, công chức được cân nhắc đều có trình độ sau đại học thì ưu tiên người có trình độ cao hơn.
II. CHÍNH SÁCH THU HÚT, ĐÀO TẠO, ĐÃI NGỘ, ĐỐI VỚI BÁC SỸ, DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC VÀ CÁN BỘ Y TẾ CƠ SỞ
1. Chính sách đào tạo, thu hút, đãi ngộ đối với bác sĩ, dược sĩ đại học và cán bộ y tế cơ sở.
a) Chính sách đào tạo:
Tập trung khai thác nguồn lực tại chỗ để đào tạo bác sĩ và dược sĩ đại học bằng nhiều hình thức khác nhau:
- Đào tạo bác sĩ, dược sĩ cử tuyển theo địa chỉ, hệ chính quy, bằng ngân sách của tỉnh:
Đối tượng: Là con em có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Trị, tốt nghiệp Trung học phổ thông dự thi vào các trường Đại học Y, Dược hoặc khối B nhưng không đỗ chính thức, đạt điểm trên điểm sàn, dưới điểm chuẩn, có nguyện vọng theo học bác sỹ, dược sỹ.
Chính sách: Trong thời gian học được tỉnh đầu tư trả toàn bộ kinh phí đào tạo (Dự tính mỗi năm 7 triệu/người), những khoản chi phí khác gia đình tự lo (Thời gian học bác sĩ 6 năm, dược sĩ 5 năm); nếu lưu ban thì năm đó bản thân tự trả kinh phí đào tạo; nếu bỏ học gia đình phải bồi thường kinh phí; sau khi học xong nếu không thực hiện cam kết của tỉnh thì gia đình phải bồi thường kinh phí (UBND tỉnh quy định cụ thể). Sau khi tốt nghiệp về công tác sẽ được xem xét quy hoạch đào tạo bồi dưỡng trở thành cán bộ nguồn của tỉnh nếu bản thân có ý chí và phấn đấu tốt.
- Đào tạo bác sĩ, dược sĩ cử tuyển hệ chuyên tu (Có dự thi đầu vào) bằng ngân sách của tỉnh:
Đối tượng: Là y sĩ, dược sĩ Trung học đang công tác trong ngành Y tế đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định. Dự thi đạt điểm thấp hơn điểm chuẩn (Không có điểm liệt).
Chính sách: Trong thời gian đi học được hưởng nguyên lương, phụ cấp các loại, được bình xét thi đua và hưởng các quyền lợi tại đơn vị hàng năm như cán bộ đang công tác.
- Đào tạo cử tuyển theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục- Đào tạo (Cử tuyển chính quy miền núi).
Tiếp tục thực hiện kế hoạch đào tạo hoàn chỉnh lớp bác sĩ cử tuyển của tỉnh (Người dân tộc) đang học năm thứ 4 tại Đại học Y- Dược Huế cho đến khi tốt nghiệp (Đủ 7 năm).
- Đào tạo sau đại học:
Thực hiện theo chính sách chung của tỉnh.
b) Chính sách thu hút:
Đối tượng: Là sinh viên tốt nghiệp bác sĩ và dược đại học hệ chính quy ở các trường đại học nếu cam kết về công tác tại tỉnh Quảng Trị từ 10 năm trở lên.
Chính sách: Được hỗ trợ một lần 12 triệu đồng, ngay khi nhận công tác kể cả những người có hộ khẩu tại tỉnh Quảng Trị (Sinh viên đang học năm cuối đại học Y, Dược, nếu có nguyện vọng và cam kết về công tác tại tỉnh thì được tạm ứng 50% số tiền thu hút).
c) Chính sách sử dụng, đãi ngộ cán bộ y tế đang công tác:
- Đối với nhân viên y tế thôn bản
+ Khu vực miền núi: Hưởng phụ cấp 160.000đ/tháng;
+ Khu vực đồng bằng: Hưởng phụ cấp 110.000đ/tháng;
(Sửa đổi phần thứ III, mục II, điểm 2.2 về mức phụ cấp cho y tế thôn, bản tại Nghị quyết 2d/2004/NQ-HĐND ngày 15/7/2004)
+ Được hỗ trợ 100% kinh phí mua BHYT hàng năm.
- Đối với bác sỹ, dược sỹ đại học: Cán bộ y tế là bác sĩ, dược sĩ đại học trực tiếp công tác ở tuyến điều trị và dự phòng được hỗ trợ phụ cấp ưu đãi như sau:
+ Bác sĩ, dược sỹ đại học trở lên công tác ở tuyến xã được hưởng phụ cấp ưu đãi 400.000 đồng/tháng;
+ Bác sĩ và dược sĩ đại học trở lên công tác ở tuyến huyện: Phục vụ trong lĩnh vực điều trị được hưởng phụ cấp ưu đãi 250.000 đồng/tháng; phục vụ trong lĩnh vực y tế dự phòng được hưởng 300.000 đồng/tháng;
+ Bác sĩ, dược sĩ đại học trở lên công tác ở tuyến tỉnh: Phục vụ trong lĩnh vực điều trị thì được hưởng 100.000 đồng/tháng; phục vụ trong lĩnh vực Y tế dự phòng được hưởng 150.000 đồng/tháng;
Tất cả các đối tượng được hưởng chính sách thu hút và đào tạo phải có phẩm chất đạo đức tốt, bản thân và gia đình có lý lịch rõ ràng, có đủ sức khoẻ; phải đảm bảo và cam kết tham gia phục vụ tại tỉnh ít nhất là 10 năm; nếu không thực hiện cam kết phải hoàn lại tiền hỗ trợ trong vòng một năm. Đối với chính sách hỗ trợ đào tạo, nếu cán bộ không chấp hành sự bố trí của cơ quan, đơn vị, bỏ nhiệm sở hoặc chuyển công tác đi địa phương khác thì phải bồi thường chi phí đào tạo theo giá trị tại thời điểm bỏ việc theo Nghị định số 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức.
1. Giải pháp chung:
a) Chú trọng công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và chiến lược phát triển nguồn nhân lực, từ khâu lập kế hoạch, cử cán bộ đi học, sử dụng cán bộ sau đào tạo. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực bền vững, toàn diện, lâu dài;
b) Thực hiện đồng bộ các chính sách đào tạo, thu hút, đãi ngộ và sử dụng. Ngoài việc tăng thu nhập, cần tạo cơ hội, môi trường làm việc thuận lợi, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch để cán bộ cống hiến, có chính sách đối với sự đóng góp của cán bộ;
c) Quảng bá, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức có trình độ cao nơi khác và sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc về công tác tại tỉnh. Hợp tác với các trường Đại học, thông qua nhà trường tuyên truyền các chủ trương chính sách của tỉnh đồng thời tuyển chọn sinh viên có nguyện vọng về công tác phục vụ lâu dài tại tỉnh;
d) Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 02/2007/NQ-HĐND ngày 12/4/2007 của HĐND tỉnh về xã hội hóa các hoạt động giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao giai đoạn 2007- 2010;
e) Cho phép các cơ quan, đơn vị sự nghiệp hợp đồng cán bộ và sử dụng kinh phí để trả lương theo hợp đồng thỏa thuận trong điều kiện đơn vị thiếu cán bộ nhưng tỉnh chưa sắp xếp được biên chế theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 24/4/2006 của Chính phủ;
f) Điều chỉnh Quy chế xét tuyển cán bộ, công chức của tỉnh nhằm đảm bảo thu hút sinh viên khá, giỏi về tỉnh làm việc, hoàn thành trong năm 2009;
h) Bổ sung danh mục ngành nghề, lĩnh vực hiện đang thiếu nhân lực cần ưu tiên thu hút, đãi ngộ bằng số liệu quy hoạch, kế hoạch thống kê cụ thể như công nghiệp, dịch vụ, du lịch, huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao.....
2. Giải pháp về kinh phí:
a) Các cơ quan, đơn vị, địa phương hàng năm trích một phần kinh phí được cấp, một phần ngân sách địa phương để chi trả cho việc thực hiện đề án thuộc cơ quan, đơn vị mình;
b) Kinh phí đào tạo đối với cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, cán bộ thuộc đối tượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, kinh phí hỗ trợ làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương, kinh phí thu hút cán bộ, kinh phí đãi ngộ đối với bác sĩ, dược sĩ đại học và cán bộ y tế cơ sở được UBND tỉnh xem xét, phê duyệt chi trả từ nguồn ngân sách của tỉnh;
c) Các doanh nghiệp Nhà nước trích một phần lợi nhuận thu được hàng năm để thực hiện đề án đối với đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp quản lý.
(Các phụ lục kèm theo)
Giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Thường trực HĐND, các Ban HDND, đại biểu HĐND phối hợp UBMTTQ Việt Nam tỉnh vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2009. Các chính sách đào tạo, thu hút và sử dụng cán bộ được HĐND tỉnh quy định trước đây trái với Nghị quyết này đều bị bãi bỏ.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh Quảng Trị khóa V kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 24 tháng 4 năm 2009./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KINH PHÍ ĐÀO TẠO VÀ THU HÚT (PHẦN NGÂN SÁCH TỈNH CHI TRẢ)
(Kèm theo Nghị quyết số 04/2009/NQ-HĐND ngày 24/4/2009)
1. Kinh phí đào tạo: 399.000.000 đồng.
Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ quy hoạch, cán bộ lãnh đạo, quản lý trình độ thạc sỹ, tiến sỹ: 10 người x 650.000 đồng x 6 tháng = 39.000.000 đồng
- Các chi phí khác: 10 người x 3.000.000 đồng = 30.000.000 đồng
- Hỗ trợ làm luận văn:
Thạc sĩ: 30 người x 10.000.000 đồng = 300.000.000 đồng
Tiến sĩ: 02 người x 15.000.000 đồng = 30.000.000 đồng
2. Kinh phí thu hút: 175.000.000 đồng
- Thu hút sinh viên giỏi các ngành tỉnh đang cần:
05 người x 7.000.000 đồng = 35.000.000 đồng
- Sinh viên các ngành khác:
10 người x 3.000.000 đồng = 30.000.000 đồng
- Thu hút thạc sĩ các ngành tỉnh còn thiếu nhân lực:
02 người x 20.000.000 đồng = 40.000.000 đồng
Thu hút thạc sĩ các ngành khác:
04 người x 10.000.000 đồng = 40.000.000 đồng
- Thu hút tiến sĩ:
01 người x 30.000.000 đồng = 30.000.000 đồng
Tổng cộng (Mục 1+2): 574.000.000 đồng (Năm trăm bảy mươi bốn triệu đồng)./.
PHẦN KINH PHÍ CHO NGÀNH Y TẾ
(Kèm theo Nghị quyết số 04/2009/NQ-HĐND ngày 24/4/2009)
Kinh phí Đào tạo:
1. Đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học:
(Tính tại thời điểm 2008, hàng năm có trượt giá thì căn cứ số liệu thực tế để điều chỉnh).
- Đào tạo chính quy: 300 bác sĩ và 50 dược sĩ
300 bác sĩ x 7 triệu đồng/người/năm x 6 năm = 12,6 tỷ đồng
50 dược sĩ x 7 triệu đồng/người/năm x 5 năm = 1,75 tỷ đồng
(Chi tiết tại biểu số 1, thời gian thực hiện từ năm 2009 đến 2020).
- Đào tạo chuyên tu: 150 người
150 bác sĩ x 5 triệu đồng/người/năm x 4 năm = 3 tỷ đồng
(Thời gian thực hiện như trên)
- Đào tạo dược sĩ chuyên tu:
50 dược sĩ đại học x 5 triệu đồng/người/năm x 4 năm = 1,0 tỷ
(Chi tiết tại biểu số 2, thời gian thực hiện 2009- 2020).
Tổng kinh phí đầu tư cho đào tạo bác sĩ, dược sĩ cử tuyển chính quy và chuyên tu là 18,35 tỷ đồng. Thực hiện trong 12 năm bình quân 1,5 tỷ đồng/năm.
2. Đào tạo cán bộ trên đại học:
Đối tượng là bác sĩ, dược sĩ đại học đang công tác trong ngành có triển vọng, có nhu cầu chuyên ngành được đơn vị bình chọn cử đi học.
Chính sách hỗ trợ đào tạo đối tượng này thực hiện như đối tượng đào tạo cán bộ thuộc diện quy hoạch của tỉnh./.
KINH PHÍ PHỤ CẤP ƯU ĐÃI CHO CÁN BỘ Y TẾ LÀ BÁC SỸ, DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC CÔNG TÁC TRONG TỈNH
(Kèm theo Nghị quyết số 04/2009/NQ-HĐND ngày 24/4/2009)
Số liệu tính tại thời điểm tháng 02/2009:
Toàn tỉnh có 389 bác sĩ và 28 dược sĩ đại học, trong đó:
A. TUYẾN TỈNH
172 bác sĩ và 17 dược sĩ đại học có hệ số lương bình quân là 3,81, trong đó:
- Hệ điều trị : 137 bác sĩ và 10 dược sĩ = 147 người;
Phụ cấp 100.000 đồng/người/tháng thì kinh phí hỗ trợ là 14.700.000 đồng /tháng x 12 tháng = 176.400.000 đồng/năm;
- Hệ dự phòng: 35 bác sĩ và 7 dược sĩ = 42 người;
Phụ cấp 150.000 đồng/người/tháng thì kinh phí hỗ trợ là: 6,3 triệu đồng/tháng x 12 tháng = 75.600.000 đồng/năm.;
Tổng cộng: 252.000.000 đồng/năm.
B. TUYẾN HUYỆN
Bao gồm 136 bác sĩ và 11 dược sĩ đại học, có hệ số lương bình quân là 3,44.
- Hệ điều trị: 84 bác sĩ và 11 dược sĩ = 95 người
250.000 đồng/người/tháng x 95 người x 12 tháng = 285.000.000 đồng/năm
- Hệ dự phòng: 52 bác sĩ
300.000 đồng/người/tháng x 52 người x 1 2 tháng = 187.200.000 đồng/năm
Tổng cộng: 472.200.000 đồng/năm.
C. TUYẾN XÃ
Có 73 bác sĩ:
400.000đ/người/tháng x 73 x 12 tháng = 350.400.000 triệu đồng/năm.
Cộng (A+B+C): 1 .074.600.000 đồng/năm./.
KINH PHÍ TRẢ PHỤ CẤP Y TẾ THÔN BẢN
(Kèm theo Nghị quyết số 04/2009/NQ-HĐND ngày 24/4/2009)
(Tính tại thời điểm mức lương khởi điểm là 540.000 đồng/tháng)
Toàn tỉnh có 1.107 nhân viên y tế thôn bản trong đó:
- Miền núi: 423 nhân viên
- đồng bằng, trung du: 684 nhân viên
a) Phụ cấp cho miền núi: Hệ số 0,3 trên mức lương tối thiểu:
423 người x 160.000 đồng = 67.680.000 đồng/tháng x 12 tháng = 812.160.000 đồng.
b) Phụ cấp cho đồng bằng và trung du: Hệ số 0,2 trên mức lương tối thiểu:
684 người x 110.000 đồng = 75.240.000 đồng/tháng x 12 tháng= 902.880.000 đồng.
Tổng cộng (a+b): 1.715.040.000 đồng/năm.
Bình quân: 142.920.000 đồng/tháng.
Hiện nay đã được cấp trong kế hoạch hàng năm là 90.180.000 đồng/tháng, do vậy phải cấp bù 52.740.000 đồng/tháng.
Kinh phí chi trả bảo hiểm y tế thôn bản:
Toàn tỉnh có 1.107 nhân viên y tế thôn bản.
Về mức bảo hiểm y tế bình quân:
- Đối với vùng nông thôn: 240.000 đồng/thẻ;
- Đối với vùng thành phố thị xã là: 320.000 đồng/thẻ
(Mức bảo hiểm y tế tại thời điểm tháng 01 năm 2009)
- Vùng thành phố, thị xã có: 120 x 320.000 đồng = 38.400.000 đồng
- Vùng nông thôn có: 987 x 240.000 đồng = 236.880.000 đồng
Tổng cộng: 275.280.000 đồng
KÉ HOẠCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ, DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC CỬ TUYỂN CHÍNH QUY TỪ NĂM 2009 2020
(Kèm theo Nghị quyết sổ 04/2009/NQ-HĐND ngày 24/4/2009)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||||||||||||
Số lượng | BS | DS | BS | DS | BS | DS | BS | DS | BS | DS | BS | DS | BS | DS | BS | DS | BS | DS | BS | DS | BS | DS | BS | DS |
50 | 8 | 50 | 8 | 50 | 8 | 50 | 8 | 50 | 8 | 50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
| 50 | 8 | 50 | 8 | 50 | 8 | 50 | 8 | 50 | 8 | 50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
| 50 | 8 | 50 | 8 | 50 | 8 | 50 | 8 | 50 | 8 | 50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
| 50 | 8 | 50 | 8 | 50 | 8 | 50 | 8 | 50 | 8 | 50 |
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| 50 | 8 | 50 | 8 | 50 | 8 | 50 | 8 | 50 | 8 | 50 |
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 50 | 10 | 50 | 10 | 50 | 10 | 50 | 10 | 50 | 10 | 50 |
|
|
| |
TC | 50 | 8 | 100 | 16 | 150 | 24 | 200 | 32 | 250 | 40 | 300 | 42 | 250 | 34 | 200 | 26 | 150 | 18 | 100 | 10 | 50 |
|
|
|
Thành tiền | 406 | 812 | 1.218 | 1.624 | 2.030 | 2.394 | 1.988 | 1.582 | 1.176 | 770 | 350 |
|
Tổng kinh phí là: 14.350 triệu đồng/12 năm
KÉ HOẠCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ, DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC CỬ TUYỂN HỆ CHUYÊN TU TỪ NĂM 2009 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 04/2009/NQ-HĐND ngày 24/4/2009)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||||||||||||
Số lượng | BS | DS | BS | DS | BS | DS | BS | DS | BS | DS | BS | DS | BS | DS | BS | DS | BS | DS | BS | DS | BS | DS | BS | DS |
15 | 5 | 15 | 5 | 15 | 5 | 15 | 5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
| 15 | 5 | 15 | 5 | 15 | 5 | 15 | 5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
| 20 | 5 | 20 | 5 | 20 | 5 | 20 | 5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
| 20 | 5 | 20 | 5 | 20 | 5 | 20 | 5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| 20 | 5 | 20 | 5 | 20 | 5 | 20 | 5 |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 20 | 5 | 20 | 5 | 20 | 5 | 20 | 5 |
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 20 | 5 | 20 | 5 | 20 | 5 | 20 | 5 |
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 20 | 5 | 20 | 5 | 20 | 5 | 20 | 5 |
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 10 |
| 10 |
| 10 |
| 10 | |
TC | 15 | 5 | 30 | 10 | 50 | 15 | 70 | 20 | 75 | 20 | 80 | 20 | 80 | 20 | 80 | 20 | 60 | 25 | 40 | 20 | 20 | 15 |
| 10 |
Thành tiền | 100 | 200 | 325 | 450 | 475 | 500 | 500 | 500 | 425 | 300 | 175 | 50 |
Tổng kinh phí là: 4.000 triệu đồng/12 năm
Tổng kinh phí đào tạo của 2 nhóm là: 18.350 triệu đồng/12 năm
- 1Nghị quyết 25/2011/NQ-HĐND Quy định xét tuyển đi đào tạo theo địa chỉ, hỗ trợ đào tạo và thu hút bác sỹ, dược sỹ đại học về công tác tại các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến xã thuộc tỉnh Hải Dương
- 2Nghị quyết 05/2007/NQ-HĐND phê duyệt chế độ khuyến khích cán bộ Y tế giai đoạn 2007 - 2010 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 3Nghị quyết 16/2009/NQ-HĐND về chế độ đãi ngộ cho bác sỹ đang công tác tại Trạm Y tế trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4Nghị quyết 26/2009/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 31/2008/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non; đào tạo cán bộ y tế; phụ cấp cán bộ, công chức bộ phận “một cửa”; cán bộ thú y cơ sở; bổ sung đối tượng, nội dung hưởng chính sách hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên do Tỉnh Bắc Giang ban hành
- 5Quyết định 408/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế, giai đoạn 2010 - 2015 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6Nghị quyết 111/2013/NQ-HĐND về chế độ hỗ trợ, khuyến khích đối với cán bộ, công, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh Lạng Sơn
- 7Quyết định 3116/QĐ-UBND năm 2013 Quy định tạm thời chính sách thu hút đối với bác sỹ, bác sỹ nội trú, bác sỹ có trình độ sau đại học về làm việc tại cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh Quảng Nam
- 8Nghị quyết 12/2013/NQ-HĐND về một số chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút và tạo nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2020
- 9Quyết định 04/2014/QĐ-UBND về chính sách thu hút bác sỹ, bác sỹ có trình độ sau đại học về làm việc tại cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2015
- 10Nghị quyết 08/2014/NQ-HĐND về Chính sách đãi ngộ đối với bác sĩ, dược sĩ đại học và những người có trình độ sau đại học chuyên ngành y dược đang công tác tại cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Quảng Ngãi
- 11Nghị quyết 12/2014/NQ-HĐND về Chính sách thu hút, đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý; hỗ trợ đào tạo cán bộ, học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2014-2016
- 12Quyết định 163/1999/QĐ-UB về Quy chế luân chuyển cán bộ các chế độ, chính sách khuyến khích cán bộ y tế đi tăng cường công tác tại các huyện miền núi do tỉnh Nghệ An ban hành
- 13Quyết định 48/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 12/2011/QĐ-UBND về việc điều chỉnh 235/2007/QĐ-UBND chế độ khuyến khích cán bộ y tế giai đoạn 2007 - 2010 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 14Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích bác sĩ, dược sĩ đại học về công tác tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2020
- 15Nghị quyết 131/2014/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 110/2014/NQ-HĐND về Chính sách thu hút, đào tạo, đãi ngộ bác sĩ trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2014-2020
- 16Quyết định 06/2015/QĐ-UBND Quy định Chính sách đãi ngộ đối với bác sĩ, dược sĩ đại học và những người có trình độ sau đại học chuyên ngành y, dược đang công tác tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Quảng Ngãi
- 17Kế hoạch 426/KH-UBND năm 2015 thực hiện Quyết định 2151/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng người bệnh” trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 18Quyết định 120/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị năm 2018
- 19Quyết định 245/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị
- 1Nghị quyết 13/2010/NQ-HĐND sửa đổi nội dung một số Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng trị khóa V
- 2Nghị quyết 12/2013/NQ-HĐND về một số chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút và tạo nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2020
- 3Quyết định 120/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị năm 2018
- 4Quyết định 245/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị
- 1Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức
- 5Nghị quyết 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành
- 6Nghị quyết 25/2011/NQ-HĐND Quy định xét tuyển đi đào tạo theo địa chỉ, hỗ trợ đào tạo và thu hút bác sỹ, dược sỹ đại học về công tác tại các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến xã thuộc tỉnh Hải Dương
- 7Nghị quyết 05/2007/NQ-HĐND phê duyệt chế độ khuyến khích cán bộ Y tế giai đoạn 2007 - 2010 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 8Nghị quyết 16/2009/NQ-HĐND về chế độ đãi ngộ cho bác sỹ đang công tác tại Trạm Y tế trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 9Nghị quyết 26/2009/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 31/2008/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non; đào tạo cán bộ y tế; phụ cấp cán bộ, công chức bộ phận “một cửa”; cán bộ thú y cơ sở; bổ sung đối tượng, nội dung hưởng chính sách hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên do Tỉnh Bắc Giang ban hành
- 10Nghị quyết 08/2008/NQ-HĐND về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế đến năm 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 11Nghị quyết 02/2007/NQ-HĐND về xã hội hóa các hoạt động giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007 - 2010
- 12Quyết định 408/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế, giai đoạn 2010 - 2015 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 13Nghị quyết 111/2013/NQ-HĐND về chế độ hỗ trợ, khuyến khích đối với cán bộ, công, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh Lạng Sơn
- 14Quyết định 3116/QĐ-UBND năm 2013 Quy định tạm thời chính sách thu hút đối với bác sỹ, bác sỹ nội trú, bác sỹ có trình độ sau đại học về làm việc tại cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh Quảng Nam
- 15Quyết định 04/2014/QĐ-UBND về chính sách thu hút bác sỹ, bác sỹ có trình độ sau đại học về làm việc tại cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2015
- 16Nghị quyết 08/2014/NQ-HĐND về Chính sách đãi ngộ đối với bác sĩ, dược sĩ đại học và những người có trình độ sau đại học chuyên ngành y dược đang công tác tại cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Quảng Ngãi
- 17Nghị quyết 12/2014/NQ-HĐND về Chính sách thu hút, đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý; hỗ trợ đào tạo cán bộ, học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2014-2016
- 18Quyết định 163/1999/QĐ-UB về Quy chế luân chuyển cán bộ các chế độ, chính sách khuyến khích cán bộ y tế đi tăng cường công tác tại các huyện miền núi do tỉnh Nghệ An ban hành
- 19Quyết định 48/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 12/2011/QĐ-UBND về việc điều chỉnh 235/2007/QĐ-UBND chế độ khuyến khích cán bộ y tế giai đoạn 2007 - 2010 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 20Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích bác sĩ, dược sĩ đại học về công tác tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2020
- 21Nghị quyết 131/2014/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 110/2014/NQ-HĐND về Chính sách thu hút, đào tạo, đãi ngộ bác sĩ trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2014-2020
- 22Quyết định 06/2015/QĐ-UBND Quy định Chính sách đãi ngộ đối với bác sĩ, dược sĩ đại học và những người có trình độ sau đại học chuyên ngành y, dược đang công tác tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Quảng Ngãi
- 23Kế hoạch 426/KH-UBND năm 2015 thực hiện Quyết định 2151/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng người bệnh” trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Nghị quyết 04/2009/NQ-HĐND sửa đổi chính sách khuyến khích đào tạo, thu hút và sử dụng cán bộ; chính sách thu hút, đào tạo, đãi ngộ đối với bác sỹ, dược sỹ đại học và cán bộ y tế cơ sở do tỉnh Quảng Trị ban hành
- Số hiệu: 04/2009/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 24/04/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Lê Bá Nguyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra