Mục 1 Chương 2 Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng
Mục 1. HÌNH THỨC, NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM TRONG TỔ CHỨC THI ĐUA
Điều 4. Hình thức tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau.
Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc theo cụm, khối thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua. Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng các cụm, khối thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.
Điều 5. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua; trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải khoa học, phù hợp với thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương và có tính khả thi.
2. Căn cứ đặc điểm, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua để đề ra nội dung, hình thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp. Coi trọng việc tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của quần chúng.
3. Triển khai các biện pháp tổ chức vận động quần chúng tham gia phong trào thi đua và theo dõi quá trình tổ chức thực hiện. Tổ chức chỉ đạo điểm để đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và đề ra các biện pháp khắc phục để chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả trong thời gian tiếp theo.
4. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả phong trào thi đua và lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để biểu dương, tôn vinh các gương điển hình tiên tiến đã lập thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.
Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai tổ chức phong trào thi đua
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo ban, ngành, cơ quan, tổ chức ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì, phối hợp với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cùng cấp để tổ chức phát động, chỉ đạo tổ chức triển khai phong trào thi đua trong phạm vi quản lý; chủ động phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; tuyên truyền, tôn vinh các điển hình tiên tiến và tạo điều kiện để tập thể, cá nhân được khen thưởng huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được trao đổi, giao lưu, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng những sáng kiến, mô hình hay, cách làm hiệu quả.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước để phát động, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến;
b) Phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên; tham gia với các cơ quan chức năng tuyên truyền, động viên đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng;
c) Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; kịp thời phản ánh, đề xuất các giải pháp để thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng
1. Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp, các ngành căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và nhiệm vụ chính trị được giao để tham mưu, đề xuất với cấp ủy đảng, chính quyền về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp thi đua; đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua; chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện; tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến; đề xuất khen thưởng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.
2. Hội đồng thi đua, khen thưởng trung ương có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ tổ chức phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc.
Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng
Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; thường xuyên tuyên truyền chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; phát hiện các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; biểu dương, tôn vinh, nêu gương các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng
- Số hiệu: 91/2017/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 31/07/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 583 đến số 584
- Ngày hiệu lực: 01/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Hình thức tổ chức thi đua
- Điều 5. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
- Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong triển khai tổ chức phong trào thi đua
- Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng
- Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng
- Điều 9. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua
- Điều 10. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”
- Điều 11. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”
- Điều 12. Danh hiệu Cờ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương
- Điều 14. “Huân chương Sao vàng”
- Điều 15. “Huân chương Hồ Chí Minh”
- Điều 16. “Huân chương Độc lập” hạng nhất
- Điều 17. “Huân chương Độc lập” hạng nhì
- Điều 18. “Huân chương Độc lập” hạng ba
- Điều 19. “Huân chương Quân công” hạng nhất
- Điều 20. “Huân chương Quân công” hạng nhì
- Điều 21. “Huân chương Quân công” hạng ba
- Điều 22. “Huân chương Lao động” hạng nhất
- Điều 23. “Huân chương Lao động” hạng nhì
- Điều 24. “Huân chương Lao động” hạng ba
- Điều 25. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất
- Điều 26. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì
- Điều 27. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba
- Điều 28. “Huân chương Chiến công” hạng nhất
- Điều 29. “Huân chương Chiến công” hạng nhì
- Điều 30. “Huân chương Chiến công” hạng ba
- Điều 31. “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”
- Điều 32. “Huân chương Dũng cảm”
- Điều 33. “Huân chương Hữu nghị”
- Điều 34. “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”, “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”, “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”
- Điều 35. “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” đối với cá nhân có thời gian làm nhiệm vụ ở vùng biển, đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- Điều 36. “Huy chương Hữu nghị”
- Điều 38. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”
- Điều 39. Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương
- Điều 40. Giấy khen
- Điều 41. Khen thưởng quá trình cống hiến
- Điều 42. Quy định chức danh tương đương để xét khen thưởng quá trình cống hiến
- Điều 43. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”
- Điều 44. Trao tặng các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua
- Điều 45. Quy định chung về thủ tục, hồ sơ
- Điều 46. Tuyến trình khen thưởng
- Điều 47. Quy định về hiệp y khen thưởng
- Điều 48. Quy định thời điểm nhận hồ sơ, thời gian thẩm định, thời gian thông báo kết quả khen thưởng
- Điều 49. Thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
- Điều 50. Thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp và danh hiệu thi đua khác
- Điều 51. Thủ tục, hồ sơ xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”
- Điều 52. Thủ tục, hồ sơ xét tặng Huân chương các loại
- Điều 53. Thủ tục xét tặng “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”
- Điều 54. Thủ tục, hồ sơ xét tặng Huy chương
- Điều 55. Thủ tục, hồ sơ đơn giản
- Điều 56. Thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Tỉnh anh hùng”, “Thành phố anh hùng”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”
- Điều 57. Hồ sơ xét tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”
- Điều 58. Tuyên truyền, phổ biến nhân rộng điển hình tiên tiến
- Điều 59. Đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 60. Thanh tra, kiểm tra
- Điều 61. Hội đồng thi đua, khen thưởng trung ương
- Điều 62. Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp bộ
- Điều 63. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh
- Điều 64. Quỹ thi đua, khen thưởng
- Điều 65. Nguồn và mức trích quỹ
- Điều 66. Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng
- Điều 67. Quản lý quỹ thi đua, khen thưởng
- Điều 68. Nguyên tắc tính tiền thưởng
- Điều 69. Mức tiền thưởng danh hiệu thi đua
- Điều 70. Mức tiền thưởng huân chương các loại
- Điều 71. Mức tiền thưởng danh hiệu vinh dự nhà nước
- Điều 72. Mức tiền thưởng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và “Giải thưởng Nhà nước”
- Điều 73. Mức tiền thưởng Bằng khen, Giấy khen
- Điều 74. Mức tiền thưởng Huy chương
- Điều 75. Các quyền lợi khác