Điều 19 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc
Điều 19. Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc
1. Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc đánh giá, xếp hạng các phương án dự thi, giúp chủ đầu tư chọn ra phương án kiến trúc tối ưu, đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường để thiết kế xây dựng công trình.
2. Thành phần Hội đồng:
a) Hội đồng thi tuyển có số lượng thành viên là số lẻ, tối thiểu 09 người.
b) Gồm có 01 Chủ tịch và thành viên.
c) Hội đồng có tối thiểu 2/3 số thành viên là kiến trúc sư có kiến thức, kinh nghiệm về thể loại công trình thi tuyển. Có 01 đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc và 01 đại diện của tổ chức xã hội, nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc.
d) Chủ tịch Hội đồng phải là chuyên gia có kinh nghiệm đã thiết kế kiến trúc nhiều công trình đã xây dựng, có uy tín nghề nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc. Chủ tịch Hội đồng do Hội đồng bầu ra hoặc chủ đầu tư mời.
đ) Các thành viên Hội đồng là những người có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, xây dựng và các lĩnh vực liên quan; khách quan, công tâm. Đơn vị tổ chức cuộc thi có thể mời chuyên gia nước ngoài tham gia (nếu cần thiết).
3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng:
a) Hội đồng làm việc theo Quy chế do Hội đồng quy định (sau đây gọi tắt là Quy chế Hội đồng). Quy chế Hội đồng thể hiện nguyên tắc, phương pháp đánh giá, tiêu chí xếp hạng các phương án dự thi; chế độ làm việc và nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng. Quy chế Hội đồng phải được các thành viên thống nhất. Chủ tịch Hội đồng thay mặt Hội đồng phê duyệt Quy chế Hội đồng.
b) Hội đồng chỉ tiến hành đánh giá, xếp hạng các phương án dự thi khi có tối thiểu 3/4 số thành viên có mặt.
c) Chủ tịch Hội đồng và các thành viên, thư ký không được công bố, cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác ngoài Hội đồng thi tuyển các thông tin về nội dung thảo luận, ý kiến kết luận của Hội đồng thi tuyển trong thời gian đánh giá, xếp hạng các phương án dự thi.
d) Chậm nhất là 03 ngày sau ngày tổ chức chấm thi xong, Hội đồng thi tuyển phải gửi kết quả chấm thi tới chủ đầu tư để xem xét công nhận kết quả thi tuyển.
4. Trách nhiệm của Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo xây dựng Quy chế Hội đồng; chủ trì trong suốt thời gian Hội đồng làm việc.
b) Các thành viên Hội đồng tuân thủ nguyên tắc làm việc của Hội đồng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về đảm bảo bí mật, khách quan, trung thực và không có hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến kết quả đánh giá, xếp hạng.
Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc
- Số hiệu: 85/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 17/07/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 733 đến số 734
- Ngày hiệu lực: 07/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị
- Điều 4. Phân loại công trình kiến trúc có giá trị
- Điều 5. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị
- Điều 6. Trình tự lập, thẩm định, ban hành quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 7. Thời gian lập, thẩm định, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 8. Lập quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 9. Thẩm định, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 10. Lấy ý kiến về quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 11. Công bố quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 12. Nội dung quy chế quản lý kiến trúc đô thị
- Điều 13. Nội dung quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn
- Điều 14. Rà soát, đánh giá việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 15. Biện pháp tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 16. Hình thức thi tuyển
- Điều 17. Yêu cầu đối với việc tổ chức thi tuyển
- Điều 18. Tổ chức thi tuyển
- Điều 19. Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc
- Điều 20. Đánh giá, xếp hạng phương án dự thi và công bố kết quả
- Điều 21. Chi phí thi tuyển
- Điều 22. Quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia thi tuyển phương án kiến trúc
- Điều 23. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề
- Điều 24. Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề
- Điều 25. Chương trình, nội dung, hình thức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 26. Điều kiện thực hiện sát hạch đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc
- Điều 27. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 28. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 29. Xác định thời gian tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam
- Điều 30. Hồ sơ công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài hành nghề kiến trúc ở Việt Nam
- Điều 31. Trình tự, thủ tục công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài hành nghề kiến trúc ở Việt Nam