Điều 15 Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc
Điều 15. Biện pháp tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc
1. Biện pháp tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc bao gồm:
a) Ban hành các văn bản và kế hoạch triển khai thực hiện quy chế;
b) Phổ biến, tuyên truyền về quy chế;
c) Đôn đốc, theo dõi tình hình thực hiện, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm quy chế;
d) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân giám sát việc thực hiện quy chế;
đ) Bảo đảm nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí lập và tổ chức thực hiện quy chế.
2. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này bảo đảm kịp thời, hiệu quả.
3. Kinh phí lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc:
a) Kinh phí phục vụ công tác lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
b) Bộ Xây dựng công bố phương pháp xác định chi phí cho công tác lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc.
c) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm cân đối nguồn kinh phí ngân sách địa phương hàng năm để thực hiện công tác lập và thực hiện quy chế quản lý kiến trúc tại địa phương.
d) Thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm quản lý kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác lập và tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc; kiểm soát việc tạm ứng, thanh toán, quyết toán theo quy định hiện hành. Các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, giám sát.
đ) Trường hợp thuê đơn vị tư vấn lập quy chế quản lý kiến trúc phải đảm bảo quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật liên quan.
Nghị định 85/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kiến trúc
- Số hiệu: 85/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 17/07/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 733 đến số 734
- Ngày hiệu lực: 07/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị
- Điều 4. Phân loại công trình kiến trúc có giá trị
- Điều 5. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị
- Điều 6. Trình tự lập, thẩm định, ban hành quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 7. Thời gian lập, thẩm định, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 8. Lập quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 9. Thẩm định, phê duyệt, ban hành quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 10. Lấy ý kiến về quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 11. Công bố quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 12. Nội dung quy chế quản lý kiến trúc đô thị
- Điều 13. Nội dung quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn
- Điều 14. Rà soát, đánh giá việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 15. Biện pháp tổ chức thực hiện quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 16. Hình thức thi tuyển
- Điều 17. Yêu cầu đối với việc tổ chức thi tuyển
- Điều 18. Tổ chức thi tuyển
- Điều 19. Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc
- Điều 20. Đánh giá, xếp hạng phương án dự thi và công bố kết quả
- Điều 21. Chi phí thi tuyển
- Điều 22. Quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia thi tuyển phương án kiến trúc
- Điều 23. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề
- Điều 24. Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề
- Điều 25. Chương trình, nội dung, hình thức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 26. Điều kiện thực hiện sát hạch đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc
- Điều 27. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 28. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi chứng chỉ hành nghề kiến trúc
- Điều 29. Xác định thời gian tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam
- Điều 30. Hồ sơ công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài hành nghề kiến trúc ở Việt Nam
- Điều 31. Trình tự, thủ tục công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài hành nghề kiến trúc ở Việt Nam