Điều 6 Nghị định 79/2010/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công
Điều 6. Kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ
1. Nội dung kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ, bao gồm:
a) Kế hoạch vay trong nước: bao gồm kế hoạch huy động vốn cho ngân sách nhà nước và kế hoạch huy động vốn cho đầu tư phát triển;
b) Kế hoạch vay nước ngoài: được thực hiện thông qua các hình thức huy động, gồm vay ODA, vay ưu đãi, vay thương mại và được chi tiết theo chủ nợ nước ngoài;
c) Kế hoạch trả nợ: được chi tiết theo chủ nợ, có phân định trả nợ gốc và trả nợ lãi; trả nợ trong nước và trả nợ nước ngoài.
2. Căn cứ xây dựng kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ:
a) Mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ Chính phủ đã được Quốc hội quyết định;
b) Chiến lược nợ dài hạn về nợ công và chương trình quản lý nợ trung hạn;
c) Yêu cầu nhiệm vụ huy động vốn để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển năm kế hoạch;
d) Dự kiến rút vốn theo các thỏa thuận vay và phát hành mới trái phiếu chính phủ trong năm kế hoạch;
đ) Nghĩa vụ trả nợ đến hạn trong năm kế hoạch của Chính phủ (bao gồm cả dự báo nghĩa vụ nợ dự phòng phát sinh do bảo lãnh chính phủ phải thực hiện);
e) Dự kiến lãi suất, tỷ giá bình quân trong năm kế hoạch và nhu cầu thực hiện các nghiệp vụ cơ cấu lại các Khoản nợ Chính phủ.
3. Quy trình lập và phê duyệt kế hoạch vay được quy định như sau:
a) Hàng năm, phù hợp với thời gian lập dự toán Ngân sách nhà nước, Cơ quan chủ quản chỉ đạo các chủ dự án trực thuộc báo cáo tình hình thực hiện và lập kế hoạch vay theo các chương trình, dự án phù hợp với tiến độ thực hiện gửi cơ quan chủ quản để tổng hợp;
b) Cơ quan chủ quản tổng hợp kế hoạch sử dụng vốn vay của Chính phủ gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung;
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ vào dự toán ngân sách nhà nước báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn;
d) Căn cứ vào tổng mức vay, trả nợ của Chính phủ đã được Quốc hội phê chuẩn cùng với dự toán ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính tiến hành xây dựng kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ chi tiết theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này đồng thời với việc xây dựng hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ đã được phê duyệt.
Nghị định 79/2010/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công
- Số hiệu: 79/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/07/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 434 đến số 435
- Ngày hiệu lực: 30/08/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Các loại công cụ quản lý nợ công
- Điều 4. Chiến lược dài hạn về nợ công
- Điều 5. Chương trình quản lý nợ trung hạn
- Điều 6. Kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ
- Điều 7. Hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia
- Điều 8. Tổ chức giám sát về nợ công
- Điều 9. Quản lý huy động qua phát hành các công cụ nợ và thỏa thuận vay:
- Điều 10. Trình tự, thủ tục ký kết và phê duyệt thỏa thuận vay nước ngoài
- Điều 11. Sửa đổi, bổ sung thỏa thuận vay nước ngoài cụ thể:
- Điều 12. Sử dụng vốn vay trong nước của Chính phủ
- Điều 13. Cơ chế tài chính sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ
- Điều 14. Vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ
- Điều 15. Quỹ tích lũy trả nợ
- Điều 16. Quản lý danh Mục nợ và rủi ro danh Mục nợ của Chính phủ
- Điều 17. Cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ của Chính phủ
- Điều 18. Xây dựng hạn mức vay của chính quyền địa phương
- Điều 19. Kế hoạch vay, trả nợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 20. Thực hiện vay, trả nợ của Chính quyền địa phương
- Điều 21. Quản lý, giám sát nợ chính quyền địa phương
- Điều 22. Tổ chức hạch toán kế toán và kiểm toán về nợ công
- Điều 23. Kiểm toán chương trình, dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ và của chính quyền địa phương