Hệ thống pháp luật

Chương 3 Nghị định 79/2010/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công

Chương 3.

QUẢN LÝ HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG, TRẢ NỢ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO, CƠ CẤU LẠI NỢ

Điều 9. Quản lý huy động qua phát hành các công cụ nợ và thỏa thuận vay:

1. Việc phát hành các công cụ nợ và thỏa thuận vay được quản lý chặt chẽ theo trình tự thủ tục quy định tại Luật Quản lý nợ công và các văn bản pháp luật có liên quan, đảm bảo trong giới hạn nợ cho phép, trong kế hoạch vay và trả nợ hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

2. Việc phát hành trái phiếu chính phủ trong nước và trái phiếu quốc tế của Chính phủ bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về phát hành chứng khoán và Nghị định về phát hành trái phiếu chính phủ.

3. Việc vay trả nợ nước ngoài thông qua thỏa thuận vay đảm bảo tuân thủ quy định về vay và trả nợ nước ngoài, quy định về quản lý ngoại hối. Trình tự thủ tục đàm phán, ký kết và phê duyệt thỏa thuận vay cụ thể thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

4. Các Khoản vay từ các nguồn tài chính hợp pháp thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước trên cơ sở thỏa thuận hoặc hợp đồng vay cụ thể, đảm bảo rõ ràng, minh bạch về các Điều kiện vay, như: mức tiền vay, thời hạn, lãi suất và Điều kiện thanh toán trả nợ.

Điều 10. Trình tự, thủ tục ký kết và phê duyệt thỏa thuận vay nước ngoài

1. Đối với các thỏa thuận khung về vay ODA, thỏa thuận vay cụ thể nhân danh Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế.

2. Đối với các thỏa thuận vay cụ thể khác thực hiện theo quy định sau:

a) Cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì đàm phán chủ động thảo luận và thống nhất với bên cho vay nước ngoài về dự thảo thỏa thuận vay;

b) Sau khi thống nhất với bên cho vay nước ngoài, cơ quan chủ trì đàm phán tổng hợp kết quả đàm phán để gửi các cơ quan liên quan xin ý kiến, trong đó có xin ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Các cơ quan được xin ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến;

c) Trên cơ sở tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan, cơ quan chủ trì đàm phán trao đổi lại với bên cho vay nước ngoài để hoàn chỉnh dự thảo thỏa thuận vay và trình Thủ tướng Chính phủ việc ký kết;

d) Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép ký kết, Thủ trưởng cơ quan chủ trì đàm phán tiến hành ký kết hoặc ủy quyền ký kết thỏa thuận vay cụ thể với bên cho vay nước ngoài;

đ) Trường hợp nội dung dự thảo thỏa thuận vay cụ thể tương tự thỏa thuận vay mẫu hoặc thỏa thuận vay khung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan chủ trì đàm phán trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ký kết sau khi đã đàm phán và thống nhất với bên cho vay nước ngoài. Đối với các nội dung khác với thỏa thuận vay mẫu hoặc thỏa thuận vay khung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các Điều kiện tài chính cụ thể, cơ chế tài chính chưa được nêu trong thỏa thuận vay mẫu hoặc thỏa thuận vay khung, cơ quan chủ trì đàm phán phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi ký kết.

Điều 11. Sửa đổi, bổ sung thỏa thuận vay nước ngoài cụ thể:

1. Đối với các sửa đổi, bổ sung thỏa thuận vay nước ngoài cụ thể làm tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ so với trước đó (như lãi suất, thời hạn vay, mức tiền vay, các Khoản phí), cơ quan chủ trì đàm phán trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Đối với các sửa đổi, bổ sung thỏa thuận vay nước ngoài cụ thể không thuộc Khoản 1 Điều này: Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cơ quan chủ trì đàm phán thống nhất và ký kết với bên cho vay nước ngoài.

Điều 12. Sử dụng vốn vay trong nước của Chính phủ

1. Vốn vay trong nước dùng để cấp phát cho chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và chương trình dự án thuộc các lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước đã được Quốc hội phê chuẩn hàng năm.

2. Vốn vay trong nước dùng để cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước và được sử dụng theo kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ, các đề án cơ cấu lại nợ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 13. Cơ chế tài chính sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ

1. Đối với vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi gắn với chương trình, dự án:

a) Áp dụng cơ chế cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và các dự án thuộc lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và là đối tượng chi của ngân sách nhà nước, bao gồm cả trường hợp ngân sách địa phương được vay lại vốn vay nước ngoài từ ngân sách trung ương để cấp phát cho chương trình, dự án;

b) Áp dụng cơ chế cho vay lại toàn bộ hoặc cho vay lại một phần và cấp phát một phần từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án đầu tư phát triển có khả năng thu hồi vốn toàn bộ hoặc một phần, tùy theo khả năng hoàn vốn.

2. Đối với vốn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ:

a) Áp dụng cơ chế cho vay lại đối với chương trình, dự án đầu tư phát triển trọng Điểm của Nhà nước có nhu cầu nhập khẩu thiết bị, công nghệ, có khả năng hoàn vốn trực tiếp và trả được nợ vay;

b) Sử dụng cho Mục đích cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ nước ngoài của Chính phủ theo kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ hoặc theo đề án cơ cấu lại nợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Căn cứ vào kết quả thẩm định dự án đầu tư của các cơ quan có thẩm quyền, kết quả thẩm định của các cơ quan cho vay lại, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định cơ chế tài chính áp dụng cho chương trình, dự án trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Đối với Khoản vay bằng ngoại tệ hoặc vay bằng hàng hóa không trực tiếp gắn với chương trình, dự án:

a) Vay nước ngoài bằng ngoại tệ:

- Các Khoản vay hỗ trợ ngân sách, vay hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế (thuộc phạm vi nợ Chính phủ) được cân đối vào ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Việc sử dụng ngoại tệ vay nước ngoài được thực hiện theo quyết định cụ thể của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với các cam kết trong các thỏa thuận vay.

b) Vay nước ngoài bằng hàng hóa:

- Trường hợp thỏa thuận vay có xác định đối tượng trong nước sử dụng hàng hóa bằng hiện vật: Bộ Tài chính quy đổi giá trị Khoản vay ra đồng Việt Nam để cân đối vào ngân sách nhà nước và thực hiện cấp phát hoặc cho vay lại đối với đối tượng sử dụng hàng hóa. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ áp dụng tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố vào thời Điểm quy đổi;

- Trường hợp thỏa thuận vay có xác định đối tượng trong nước sử dụng tiền thu được từ bán hàng: Bộ Tài chính chủ trì tổ chức việc nhập hàng, bán đấu giá và nộp tiền vào ngân sách nhà nước để sử dụng theo quy định của thỏa thuận vay và theo cơ chế tài chính được Thủ tướng Chính phủ quyết định;

- Trường hợp thỏa thuận vay không xác định đối tượng sử dụng tiền thu được từ bán hàng: Bộ Tài chính chủ trì tổ chức việc nhập hàng, bán đấu giá và nộp tiền vào ngân sách nhà nước để sử dụng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 14. Vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ

1. Các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ đều phải lập kế hoạch tài chính hàng năm. Nội dung của kế hoạch tài chính bao gồm kế hoạch vốn vay nước ngoài (phân theo từng nước hoặc tổ chức tài trợ) và kế hoạch vốn đối ứng trong nước (vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn tín dụng trong nước, vốn tự có của chủ đầu tư, các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật).

2. Đối với chương trình, dự án vay nước ngoài được áp dụng cơ chế cấp phát toàn bộ từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ:

a) Ngân sách trung ương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng cho các dự án hoặc hợp phần dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và do cơ quan trung ương là chủ dự án trực tiếp quản lý và thực hiện;

b) Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng cho các dự án hoặc hợp phần dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương và do các cơ quan địa phương là chủ dự án trực tiếp quản lý và thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước;

c) Các chủ đầu tư, cơ quan chủ quản phải tính toán đầy đủ nhu cầu về vối đối ứng, lập kế hoạch tài chính hàng năm gửi cơ quan kế hoạch và cơ quan tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

3. Đối với chương trình, dự án được áp dụng cơ chế vay lại (toàn bộ hoặc một phần) vốn vay nước ngoài của Chính phủ: người vay lại phải tự thu xếp nguồn vốn đối ứng.

4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc lập kế hoạch tài chính đối với từng loại dự án sử dụng vốn vay Chính phủ (dự án cấp phát, dự án vay lại, dự án tín dụng, dự án hỗn hợp vừa cấp phát vừa cho vay lại) để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Điều 15. Quỹ tích lũy trả nợ

1. Thành lập Quỹ tích lũy trả nợ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của các Khoản vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại hoặc nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước phát sinh từ các Khoản bảo lãnh của Chính phủ.

2. Nội dung các nguồn thu, Khoản chi Quỹ tích lũy trả nợ thực hiện theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 29 Luật Quản lý nợ công. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết nội dung thu, chi Quỹ tích lũy trả nợ.

3. Việc quản lý quỹ được thực hiện đảm bảo nguyên tắc:

a) Tập trung đầy đủ, kịp thời các nguồn thu của Quỹ;

b) Sử dụng nguồn vốn của Quỹ đúng Mục đích theo quy định của pháp luật;

c) Bảo toàn và phát triển nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ.

4. Giao cho Bộ Tài chính thực hiện quản lý Quỹ tích lũy trả nợ. Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ; ban hành theo thẩm quyền chế độ kế toán Quỹ tích lũy trả nợ và quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Quỹ.

Điều 16. Quản lý danh Mục nợ và rủi ro danh Mục nợ của Chính phủ

1. Bộ Tài chính chủ trì quản lý danh Mục nợ của Chính phủ, tổ chức phân tích nợ bền vững, đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án xử lý rủi ro danh Mục nợ.

2. Yêu cầu và nguyên tắc quản lý danh Mục nợ và rủi ro danh Mục nợ:

a) Danh Mục nợ Chính phủ phải được đánh giá, phân loại để xác định mức độ rủi ro và chủ động xử lý để đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia;

b) Các giải pháp về xử lý rủi ro danh Mục nợ phải được thực hiện một cách hiệu quả, linh hoạt dựa trên tình hình biến động thị trường vốn trong nước và quốc tế;

c) Việc xử lý rủi ro danh Mục nợ, tái cơ cấu nợ của Chính phủ không được làm tăng nghĩa vụ nợ của Chính phủ hiện hành.

3. Quy trình xử lý rủi ro danh Mục nợ được quy định như sau:

a) Nhận dạng rủi ro đối với danh Mục nợ;

b) Xây dựng đề án xử lý rủi ro danh Mục nợ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả;

d) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ những biến động liên quan đến rủi ro danh Mục nợ trong quản lý nợ công và khuyến nghị các giải pháp thích hợp.

4. Các công cụ chủ yếu để xử lý rủi ro danh Mục nợ: Bộ Tài chính được sử dụng các công cụ tài chính trên thị trường đảm bảo tính an toàn và hiệu quả như hoàn đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ; giao dịch quyền chọn; gia hạn nợ, hoãn nợ, giảm nợ, xóa nợ, mua bán nợ, hoán đổi nợ và tái tài trợ.

Điều 17. Cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ của Chính phủ

1. Căn cứ chương trình quản lý nợ trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính chủ trì tổ chức thực hiện các giải pháp cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ của Chính phủ.

2. Đối với các giải pháp cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ của Chính phủ chưa được dự kiến trong kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm, Bộ Tài chính chủ trì xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với Khoản nợ, danh Mục nợ trước khi dự kiến tiến hành cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ;

b) Phân tích sự cần thiết tiến hành cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ;

c) Các nghiệp vụ dự kiến thực hiện để cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ, cơ sở lựa chọn các nghiệp vụ này và nguồn vốn thực hiện;

d) Dự kiến kết quả đạt được sau khi tiến hành các nghiệp vụ cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ theo hai tiêu chí cơ bản là nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và mức độ rủi ro; thu nhập tài chính do các nghiệp vụ cơ cấu lại Khoản nợ, danh Mục nợ đem lại.

Nghị định 79/2010/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công

  • Số hiệu: 79/2010/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 14/07/2010
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: 29/07/2010
  • Số công báo: Từ số 434 đến số 435
  • Ngày hiệu lực: 30/08/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH