Điều 14 Nghị định 77/2008/NĐ-CP về việc tư vấn pháp luật
Điều 14. Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp trung ương, cấp ngành, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật được đặt Chi nhánh trong phạm vi cả nước.
Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp tỉnh được đặt Chi nhánh trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của tổ chức chủ quản.
2. Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật (sau đây gọi tắt là Chi nhánh) là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm. Chi nhánh được thực hiện tư vấn pháp luật trong phạm vi hoạt động của Trung tâm. Trung tâm tư vấn pháp luật phải chịu trách nhiệm về hoạt động của Chi nhánh.
3. Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật có con dấu để giao dịch.
Việc khắc và sử dụng con dấu của Chi nhánh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
4. Chi nhánh phải có ít nhất một tư vấn viên pháp luật hoặc một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Chi nhánh. Trung tâm tư vấn pháp luật cử một tư vấn viên pháp luật hoặc một luật sư làm Trưởng Chi nhánh.
5. Chi nhánh thực hiện đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Chi nhánh.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Trung tâm tư vấn pháp luật phải thông báo bằng văn bản về việc đặt Chi nhánh cho Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động của Trung tâm.
Nghị định 77/2008/NĐ-CP về việc tư vấn pháp luật
- Số hiệu: 77/2008/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/07/2008
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 423 đến số 424
- Ngày hiệu lực: 11/08/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chủ quản trong hoạt động tư vấn pháp luật
- Điều 3. Hình thức tổ chức tư vấn pháp luật
- Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 5. Điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật
- Điều 6. Địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật
- Điều 7. Phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
- Điều 8. Quyền, nghĩa vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật
- Điều 9. Kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
- Điều 10. Tư vấn pháp luật miễn phí
- Điều 11. Tư vấn pháp luật có thu thù lao
- Điều 12. Thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật
- Điều 13. Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
- Điều 14. Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật
- Điều 15. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh
- Điều 16. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh
- Điều 17. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh
- Điều 18. Người thực hiện tư vấn pháp luật
- Điều 19. Tư vấn viên pháp luật
- Điều 20. Cấp, thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật
- Điều 21. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh
- Điều 22. Cộng tác viên tư vấn pháp luật
- Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện tư vấn pháp luật
- Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong quản lý hoạt động tư vấn pháp luật
- Điều 25. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý hoạt động tư vấn pháp luật
- Điều 26. Trách nhiệm của tổ chức chủ quản trong quản lý hoạt động tư vấn pháp luật
- Điều 27. Xử lý vi phạm đối với người thực hiện tư vấn pháp luật, Trung tâm tư vấn pháp luật và Chi nhánh