CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75/1998/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 1998 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ như sau:
1.
"2. Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng kỹ thuật các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cấp Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo định kỳ.
4. Quản lý việc đào tạo, cấp Giấy phép lái xe và Chứng chỉ học luật giao thông cho những người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
5. Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hệ thống thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trong toàn quốc. Xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với những vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị".
2.
"3. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc soạn thảo tài liệu và tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về trật tự an toàn giao thông".
Điều 2.- Sửa đổi, bổ sung một số điều của "Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị" ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ như sau:
1. Bổ sung
"4. Người điều khiển phương tiện và chủ sở hữu phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về phương tiện tham gia giao thông".
2.
"2. Phương tiện tham gia giao thông là các loại xe cơ giới, xe thô sơ và các thiết bị chuyên dùng lưu thông trên đường bộ, đường đô thị".
3.
"3. Người điều khiển các xe khác khi qua nơi xẩy ra tai nạn có trách nhiệm chở người bị thương đến nơi cấp cứu gần nhất. Các xe ưu tiên không bắt buộc phải chở người bị thương đến nơi cấp cứu".
4.
5.
"1. Người tham gia giao thông khi phát hiện công trình giao thông đường bộ có biểu hiện không đảm bảo an toàn giao thông, phải có nghĩa vụ đặt báo hiệu tạm thời và tìm cách báo cho đơn vị quản lý giao thông đường bộ hoặc cơ quan nhà nước có trụ sở gần nhất; các cơ quan nhà nước khi nhận được tin báo phải có trách nhiệm thông báo ngay đến cơ quan quản lý giao thông đường bộ để khắc phục kịp thời".
6. Điểm 1
"1. Đối với các loại xe cơ giới (kể cả moóc kéo theo xe cơ giới):
a. Có đủ hệ thống hãm (chân và tay) có hiệu lực theo quy định.
b. Có đủ đèn chiếu sáng (gần và xa), đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu các loại theo tiêu chuẩn quy định.
c. Có đủ còi với âm lượng tiêu chuẩn.
d. Có bộ phận giảm thanh, giảm khói theo tiêu chuẩn quy định.
đ. Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển. Kính chắn gió phải trong suốt, có gương chiếu hậu, có gạt nước mưa.
e. Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực.
g. Có bánh lốp đúng kích cỡ, tiêu chuẩn kỹ thuật và áp lực hơi theo quy định cho từng loại xe.
h. Kính cửa ôtô khách phải là loại kính an toàn".
7.
"2. Người đứng đầu cơ sở kiểm định kỹ thuật xe và cán bộ trực tiếp kiểm định kỹ thuật chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm định".
8. Bổ sung
"3. Tín hiệu đèn, còi, cờ, màu sơn của các phương tiện cơ giới đường bộ ưu tiên quy định như sau:
a. Xe chữa cháy: xe sơn màu đỏ, đèn quay trên nóc xe phát sáng màu đỏ.
b. Xe cứu thương: đèn quay trên nóc xe phát sáng màu đỏ, trên thành xe có dấu chữ thập màu đỏ.
c. Xe công an: đèn quay trên nóc xe phát sáng màu xanh, đỏ, cờ hiệu công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.
d. Xe quân sự: Cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe phía bên phải người lái.
Âm lượng còi của từng loại xe nêu trên do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định.
4. Cấm các loại phương tiện cơ giới đường bộ không phải loại xe ưu tiên sử dụng còi, đèn ưu tiên quy định ở khoản 3 của điều này".
9.
"3. Cấm chở trên xe khách cùng với hành khách các chất độc hại, dễ nổ, dễ bắt cháy, các chất nguy hiểm khác, súc vật và vật có mùi hôi thối hoặc những chất có ảnh hưởng đến sức khoẻ của hành khách".
10. Điểm 1
"1. Trong trường hợp cần thiết phải được Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) cho phép".
11.
"1. Hàng hoá xếp trên xe cơ giới phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê trên mặt đường và không gây cản trở cho việc điều khiển xe. Không được xếp hàng quá bề rộng thùng xe, chiều dài hàng không được xếp thừa ra sau thùng xe trên 10% chiều dài toàn bộ xe.
Mô tô, xe máy và xe đạp không được xếp hàng hoá hành lý vượt quá bề rộng đèo hàng về mỗi bên 0,30 mét, vượt quá chiều cao tính từ mặt đất là 2 mét, vượt quá phía sau đèo hàng là 0,50 mét; khi chuyên chở các loại bình khí nén, bình gas bằng mô tô, xe máy và xe đạp phải chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn".
12.
"c. Không có đủ các loại giấy tờ quy định như:
- Giấy chứng nhận đăng ký xe.
- Giấy phép lái xe (nếu điều khiển xe quy định phải có Giấy phép lái xe).
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu loại xe yêu cầu phải có)".
13.
"Điều 30.- Trường hợp làm mất hoặc hư hỏng Giấy phép lái xe mà có đủ chứng cứ là bị mất, bị hư hỏng, không bị tước, không bị tạm giữ sẽ được xét cấp lại".
14.
"a. Điều kiện xe chạy sau vượt xe chạy trước.
Xe chạy sau chỉ được phép vượt xe chạy trước khi:
- Không có chướng ngại vật ở phía trước;
- Không có xe chạy ngược chiều đến;
- Xe chạy trước không có báo hiệu định vượt xe khác;
- Người lái xe phải báo hiệu bằng còi hoặc đèn khi xin vượt xe chạy trước. Khi xe chạy trước đã tránh về bên phải và làm hiệu cho phép vượt thì người lái xe chạy sau mới được cho xe mình vượt lên về phía bên trái của xe chạy trước".
15. Điều 38 được sửa đổi một điểm sau (các quy định khác của Điều này vẫn giữ nguyên):
"Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc".
16.
"k. Khi xe bị hỏng hoặc để rơi hàng hoá xuống đường ảnh hưởng đến đường giao thông thì người điều khiển phải tìm mọi biện pháp đưa xe vào sát lề đường bên phải và thu dọn ngay hàng hoá rơi vãi".
17.
"a. Những xe ô tô sau đây là xe ưu tiên và được quyền ưu tiên đi trước các loại xe khác khi qua đường giao nhau theo thứ tự:
1. Xe chữa cháy đi đến nơi cháy để làm nhiệm vụ.
2. Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.
3. Xe cứu thương đang chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu.
4. Xe hộ đê, xe thực hiện nhiệm vụ chống lụt bão khẩn cấp.
5. Đoàn xe có cảnh sát đi trước dẫn đường.
6. Xe đảm bảo giao thông khẩn cấp.
7. Đoàn xe tang".
18.
"b. Khi lên, xuống phà và đang ở trên phà mọi người trên xe phải xuống xe trừ người điều khiển xe và người mắc bệnh không thể đi được".
19. Bổ sung
"i. Đối với xe kéo moóc thì tổng trọng tải của xe phải lớn hơn tổng trọng tải của moóc, phải có hệ thống hãm có hiệu lực cho moóc".
20.
"Điều 56.
1. Cấm xe đạp, xe máy, xe mô tô lạng lách, đánh võng gây nguy hiểm cho người đi đường.
2. Cấm đua xe khi chưa được phép của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Cấm sử dụng ô dù che mưa, che nắng hoặc sử dụng điện thoại di động khi điều khiển xe đạp, mô tô, xe máy.
4. Mô tô, xe máy, xe đạp khi chạy từ trong ngõ, hẻm, đường hẹp, trong nhà ra đường chính, từ phà lên phải nhường đường cho các loại phương tiện và người đi bộ từ bất kỳ hướng nào".
22. Điều 57 được sửa đổi như sau:
"Điều 57.- Người điều khiển xe đạp phải chấp hành các quy định sau đây:
1. Không được đi xe ở những khu vực và đường có biển cấm xe đạp;
2. Khi điều khiển xe đạp trên đường: không được buông cả hai tay hoặc kéo xe khác, không được phóng nhanh vượt ẩu hoặc có hành động khác gây nguy hiểm, không được đi hàng ngang từ 3 xe trở lên, cấm rẽ trái hoặc phải trước đầu xe cơ giới;
3. Chỉ được dừng hoặc đỗ xe sát lề đường hay vỉa hè, ở những nơi quy định phải dừng lại, không được đỗ hoặc dừng xe ở những nơi làm cản trở giao thông;
4. Chỉ được chở một người phía sau và một trẻ em dưới 7 tuổi (do người lớn bế hoặc có ghế ngồi riêng) hoặc hai người lớn khi một người lớn không có khả năng ngồi một mình do điều kiện sức khoẻ;
5. Người điều khiển xe, người được chở trên xe không được mang vác vật cồng kềnh, không được kéo theo vật gì, không được dắt súc vật chạy theo;
6. Trẻ em dưới 12 tuổi không được điều khiển xe đạp có đường kính bánh xe từ 650 mm trở lên;
7. Không được bám vào các xe khác (kể cả xe đạp khác);
8. Cấm đi xe đạp trên hè phố, trong vườn hoa, công viên."
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Nghị định 78/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 49/CP về xử phạt hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 2Nghị định 36/2001/NĐ-CP về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 3Chỉ thị 25/2002/CT-BGTVT về tăng cường kiểm tra và chấn chỉnh công tác kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Nghị định 78/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 49/CP về xử phạt hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 3Thông tư 15/2000/TT-BCA(C11) hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ đăng ký, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Công an ban hành
- 4Chỉ thị 25/2002/CT-BGTVT về tăng cường kiểm tra và chấn chỉnh công tác kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Thông tư 02/1999/TT-BCA(C11) hướng dẫn Quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông do Bộ Công an ban hành
Nghị định 75/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 36/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đô thị
- Số hiệu: 75/1998/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/09/1998
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 32
- Ngày hiệu lực: 11/10/1998
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực