Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 73-LB/NĐ

Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 1957

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG XẾP HẠNG THƯƠNG TẬT VÌ TAI NẠN LAO ĐỘNG

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG-BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Chiếu sắc lệnh số 77-SL ngày 22-5-1950 ban hành quy chế công nhân giúp việc Chính phủ.
Chiếu điều lệ tạm thời về việc điều chỉnh quan hệ giữa người làm công và chủ xí nghiệp tư doanh số 646 ngày 27-12-1955.
Chiếu nghị định Liên bộ Nội vụ, Lao động, Y tế, Tài chính số 111- NĐ/LB ngày 11-11-1955 quy định chế độ trợ cấp tai nạn lao động.
Theo đề nghị của các ông Giám đốc Ban Thanh tra Bộ lao động, Giám đốc Vụ Chữa bệnh Bộ Y tế.
Sau khi đã thống nhất với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Cán bộ, công nhân viên, lao động làm việc tại các cơ quan xí nghiệp Nhà nước (gồm xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường ..v..v..) bị tai nạn lao động, sau khi điều trị khỏi được cơ quan y tế điều trị đề nghị đi khám thương tật để được hưởng trợ cấp thương tật theo quy định chung của Chính phủ.

Điêu 2. Tổ chức, quyền hạn, nhiệm vụ và lề lối làm việc của Hội đồng xếp hạng thương tật quy định như sau:

- Về tổ chức:

a) Hợp đồng xếp hạng thương tật vì tai nạn lao động thàng lập ở mỗi tỉnh, thành phố và tại bệnh viện xí nghịêp than Hòn gay.

b) Thành phần Hội đồng gồm có:

Một Bác sĩ (hoặc y sĩ ở những nơi không có bác sĩ) do Ty hoặc Sở Y tế uỷ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng.

Một y sĩ (phụ trách việc khám nghiệm thương tật) làm hội viên.

Một đại diện cơ quan lao động tỉnh hay thành phố làm hội viên,

Một đại diện Liên hiệp Công đoàn tỉnh hay thành phố làm hội viên.

- Nhiệm vụ :

a) Căn cứ vào tình trạng thương tật của cán bộ, công nhân viên lao động bị tai nạn lao động đã được điều trị, đối chiếu với mức hạng thương tật đã quy định trong Nghị định 111-NĐ/LB ngày 11-11-1955 và bảng phân loại các hạng thương tật kèm theo của nghị định này.

b) Đối với những vết thương (sau khi điều trị khỏi) đã thành cố tật thì hội đồng sẽ xếp vĩnh viễn; đối với những vết thương còn có thể tăng giảm thì Hội đồng sẽ xếp theo tạm thời. Sau hai năm kể từ ngày xếp hạng thương tật tạm thời, công nhân viên lao động phải đi khám lại. Nếu vết thương cũng chưa thành cố tật thì Hội đồng lại xếp tạm thời lần thứ hai. Sau hai năm nữa kể từ ngày xếp hạng thương tật lần hai được đi khám lại . Lần này dù vết thương có thành cố tật hay chưa, Hội đồng cũng xếp vĩnh viễn.

Điều 3 .- Sau khi người bị tai nạn lao động đã được điều trị, được cơ quan y tế điều trị đề nghị đi khám thương tật thì cơ quan sử dụng phải báo cho Ty hoặc Sở Y tế và cơ quan lao động địa phương biết.

Cơ quan y tế tỉnh hoặc thành phố (kể cả bệnh viện xí nghiệp than Hồng gai) có trách nhiệm triệu tập Hội đồng để xét bình thương tật.

Điều 4. – Công nhân viên, lao động ở các xí nghiệp tư nhân thuộc phạm vi thi hành bản Điều lệ tạm thời điều chỉnh quan hệ giữa người làm công và chủ xí nghiệp số 646 ngày 27-12-1955, khi người bị thương tật vì tai nạn lao động cũng áp dụng việc xếp hạng thương tật theo nghị định này.

Điều 5.- Chi tiết thi hành nghị định này sẽ do một thông tư Liên Bộ Lao động- Y tế ấn định.

Tất cả các văn bản hoặc thủ tục tổ chức Hội đồng xếp hạng thương tật ở từng nơi trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 6. – Các ông Giám đốc Ban Thanh tra Bộ Lao động, Giám đốc Vụ Chữa bệnh Bộ Y tế, các Ông Chủ tịch Uỷ ban Hành chính các liên khu, Khu tự trị, tỉnh, thành chiếu nghị định thi hành.

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ




B.S. Hoàng Tích Trí

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG




Nguyễn Văn Tạo

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 73-LB/NĐ năm 1957 quy định việc thành lập Hội đồng xếp hạng thương tật vì tai nạn lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động- Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

  • Số hiệu: 73-LB/NĐ
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 12/07/1957
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động
  • Người ký: Nguyễn Văn Tạo
  • Ngày công báo: 14/08/1957
  • Số công báo: Số 33
  • Ngày hiệu lực: 27/07/1957
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản