Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72-CP | Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 1995 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội;
NGHỊ ĐỊNH:
Xây dựng chương trình phải bảo đảm được tính hệ thống, phải gắn bó giữa mục tiêu và điều kiện thực hiện mục tiêu.
2. Trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của các cấp, các ngành, các chương trình - mục tiêu nhất thiết phải có chỉ tiêu tạo việc làm mới.
Bộ lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo Chính phủ kết quả việc thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm mới hàng năm và 5 năm.
2. Bộ lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra và báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện chương trình việc làm quốc gia.
1. Quỹ quốc gia về việc làm theo khoản 1, Điều 15 của bộ luật lao động được thành lập từ các nguồn sau:
a) Dành một khoản chi từ ngân sách Nhà nước hàng năm;
b) Các nguồn khác ngoài ngân sách Nhà nước gồm: trợ giúp của các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài; của các đơn vị và cá nhân trong nước hỗ trợ giải quyết việc làm.
2. Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng vào các mục đích sau:
a) Hỗ trợ các tổ chức dịch vụ việc làm;
b) Hỗ trợ các đơn vị gặp khó khăn tạm thời để tránh cho nhiều người lao động không bị mất việc làm;
c) Hỗ trợ các đơn vị nhận người lao động đang bị mất việc làm theo đề nghị của cơ quan lao động Thương binh và Xã hội địa phương.
d) Cho vay với lãi suất thấp để hỗ trợ giải quyết việc làm cho một số đối tượng thuộc diện chính sách xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
đ) Hỗ trợ quỹ việc làm cho người tàn tật.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước xây dựng và ban hành Quy chế quản lý quỹ quốc gia về việc làm, hướng dẫn các địa phương xây dựng và thực hiện quy chế quản lý quỹ giải quyết việc làm của địa phương.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện quy chế quản lý quỹ quốc gia về việc làm.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định hướng, hỗ trợ, kiểm tra chương trình việc làm của cấp huyện, cấp xã.
3. Quỹ giải quyết việc làm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Dành một khoản chi từ ngân sách địa phương, do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định;
b) Khoản hỗ trợ từ quỹ quốc gia về việc làm;
c) Các nguồn khác.
4. Quỹ giải quyết việc làm của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải sử dụng đúng mục tiêu của chương trình giải quyết việc làm của tỉnh, thành phố và hỗ trợ cho chương trình giải quyết việc làm của của cấp huyện. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở lao động Thương binh và Xã hội, Uỷ ban kế hoạch tỉnh, Sở tài chính và các tổ chức khác tổ chức hiện hiện chương trình giải quyết việc làm và quản lý quỹ giải quyết việc làm của địa phương.
Điều 8.- Tổ chức dịch vụ việc làm theo khoản 1 Điều 18 và Điều 156 của Bộ luật Lao động được gọi tên thống nhất là "Trung tâm Dịch vụ việc làm", kèm theo tên địa phương hoặc tên tổ chức.
Điều 9.- Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội, do Nhà nước hoặc các đoàn thể, hội quần chúng thành lập.
1- Trung tâm dịch vụ việc làm có nhiệm vụ:
b) Giới thiệu người lao động đến những nơi đang cần người làm việc và học nghề ở những nơi phù hợp;
2. Trung tâm Dịch vụ việc làm được quyền:
a) Tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm;
b) Tổ chức sản xuất để tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết hợp lý thuyết với thực hành, giải quyết việc làm tại chỗ theo quy định của pháp luật;
c) Thu lệ phí, học phí, phí theo quy định của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và những hướng dẫn cụ thể của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Việc thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm đặc thù ở một số Bộ do Bộ trưởng quyết định sau khi có sự nhất trí của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 12.- Hồ sơ xin thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm gồm có:
1. Đơn xin thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm;
2. Đề án thành lập Trung tâm Dịch vụ việc làm, trong đó phải nêu rõ sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ và các điều kiện để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đề ra.
Điều 13. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi có quyết định thành lập, Trung tâm Dịch vụ việc làm phải đăng trên báo địa phương 5 số liền về: tên Trung tâm, địa điểm, số điện thoại, tài khoản, giám đốc, ngày thành lập, ngày bắt đầu hoạt động, lĩnh vực hoạt động chính.
Quyết định thành lập Trung tâm phải gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, mỗi nơi một bản chính.
1. Nguồn thu, chi của Trung tâm Dịch vụ việc làm gồm có:
a) Nguồn thu:
Lệ phí, học phí, phí;
Các hợp đồng đặt hàng của Nhà nước, của các đơn vị và cá nhân;
Các nguồn hỗ trợ của Nhà nước;
Tài trợ của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước;
Các nguồn khác.
b) Nguồn chi:
Chi xây dựng, duy trì và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật;
Chi nguyên, vật liệu phục vụ cho dạy nghề;
Chi lương cho cán bộ bộ máy quản lý;
Chi khác.
2. Hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm được xét giảm, miễn thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 15.- Các Trung tâm xúc tiến việc làm đã thành lập trước ngày ban hành Nghị định này đều phải thành lập lại theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm;
2. Chấp thuận việc thành lập các Trung tâm Dịch vụ việc làm;
3. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm Dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật;
4. Nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định, các chính sách đối với các Trung tâm Dịch vụ việc làm.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng chính sách cho vay vốn để khuyến khích người lao động tự giải quyết việc làm và tạo việc làm cho nhiều người lao động.
3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích phát triển và áp dụng công nghệ mới, nghề mới, để tạo việc làm cho nhiều người lao động và khuyến khích người lao động tự tạo việc làm.
TUYỂN LAO ĐỘNG VÀ TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM DO THAY ĐỔI CƠ CẤU HOẶC CÔNG NGHỆ
Trong trường hợp người lao động chưa có sổ lao động thì phải có sơ yếu lý lịch, văn bằng chứng chỉ nghề nghiệp và các giấy tờ có liên quan khác theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
1. Phải thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm quy định tại Điều 10, Nghị định này để tuyển lao động hoặc giới thiệu theo yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
Lệ phí trả cho việc tuyển lao động hoặc giới thiệu chỉ được thu một lần do người sử dụng lao động trả theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không vượt quá:
5% mức lương một tháng đầu ghi trong hợp đồng lao động đối với mỗi trường hợp tuyển được qua giới thiệu.
8% mức lương một tháng đầu ghi trong hợp đồng lao động đối với mỗi trường hợp tuyển được theo uỷ thác.
Thủ tục, hồ sơ tuyển lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định:
Việc tuyển lao động vào làm việc cho các cơ quan đoàn ngoại giao do liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ngoại giao quy định.
2. Trong trường hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm xác nhận không đáp ứng được yêu cầu tuyển lao động hoặc giới thiệu lao động thì doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có quyền trực tiếp tuyển lao động và phải báo cho Sở lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Sau mỗi đợt tuyển lao động, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm báo cáo kết quả với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Thay mới một phần hoặc toàn bộ máy móc thiết bị có năng suất lao động cao hơn;
2. Thay một số khâu hoặc toàn bộ quy trình sản xuất tiên tiến có năng suất lao động cao hơn;
3. Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn;
4. Sử dụng công nghệ tiên tiến có năng suất, chất lượng cao hơn thay thế công nghệ lạc hậu;
5. Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị.
Nếu những thay đổi trên dẫn đến người lao động bị mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại nghề cho người lao động để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Khoản 1, Điều 17 của Bộ luật Lao động và
1. Mức lương để tính trợ cấp mất việc làm được quy định tại Nghị định số 197/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về tiền lương.
2. Thời hạn để tính trợ cấp mất việc làm là thời gian làm việc liên tục cho người sử dụng lao động đó đến khi bị mất việc làm.
Trường hợp người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước bị mất việc làm theo quy định tại khoản 1, Điều 17 của Bộ luật lao động và
3. Thời gian làm việc có tháng lẻ được quy định như sau:
a) Dưới 1 tháng không được tính.
b) Từ 1 tháng đến dưới 7 tháng được tính bằng 6 tháng làm việc.
c) Từ đủ 7 tháng đến hết 12 tháng được tính bằng 1 năm làm việc.
a) Những người lao động có đơn tự nguyện thôi việc;
b) Những người vi phạm kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức sa thải;
c) Những người trẻ, khoẻ, có tay nghề và có khả năng tìm được việc làm mới ở nơi khác;
d) Những người thuộc đối tượng chính sách ưu tiên: Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thân nhân liệt sĩ, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Việc trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động chậm nhất không quá 7 ngày kể từ ngày người lao động bị mất việc làm.
3. Trợ cấp mất việc làm được trả trực tiếp một lần cho người lao động tại nơi làm việc hoặc tại nơi thuận lợi nhất cho người lao động.
a) Nguồn hình thành quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm được trích từ lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp, sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc lập và chế độ quản lý đối với quỹ này.
b) Quỹ được chi cho các mục đích chính sau đây:
- Trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp nay bị mất việc làm;
- Chi cho việc đào tạo do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ; đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của doanh nghiệp và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề cho người lao động.
c) Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và phát triển quỹ theo quy định của pháp luật.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Bộ luật Lao động 1994
- 3Thông tư 16/LĐTBXH-TT-1996 hướng dẫn Nghị định 72/CP-1995 về tuyển dụng lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Thông tư 8-LĐTBXH/TT-1997 về tổ chức và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm theo Nghị định 72/CP-1995 hướng dẫn Bộ luật Lao động do Bộ Lao động, Thương binh và xã hội ban hành
- 5Thông tư 40-TC/HCSN-1997 về việc quản lý tài chính đối với các trung tâm dịch vụ việc làm theo Nghị định 72/CP-1995 hướng dẫn Bộ luật Lao động về việc làm do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 15/1998/TT-BLĐTBXH bổ sung Thông tư 16/LĐTBXH-TT-1996 về việc tuyển lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Công văn 122/TCT/NV4 của Tổng cục Thuế về việc thực hiện chế độ thu đối với trung tâm dịch vụ việc làm
- 8Bộ Luật lao động 2012